(H́nh minh họa: Nguyễn Linh Quang)




Buổi chiều, khi ngồi tán dóc với Chiêu trên sân thượng, tim tôi thắt lại một cái v́ câu nói bâng quơ của con em gái: “H́nh như ve sầu Sài G̣n chết hết rồi hả chị? Chẳng c̣n nghe con nào kêu cả!”


Tôi không phải là người sống trong hoài niệm, cũng chẳng tiếc nuối ǵ cho lắm thời học tṛ với lưu bút ép hoa phượng lá me, vậy mà cứ trằn trọc cả đêm không ngủ được.


Đâu phải bởi tiếng ve! Đâu phải bởi giọng rao khàn mất hút trong bóng đêm của người đàn ông gầy g̣ cong lưng đạp xe bán bánh gị, bánh chưng cứ thỉnh thoảng lại trồi lên dội đập trong kư ức của Chiêu như lời nó kể lại.


Đâu phải bởi những thứ linh tinh, lẩm cẩm cứ lần lượt biến đi không để lại dấu vết trong cuộc sống thường nhật, nhường chỗ cho những quán hàng cửa hiệu sáng choang ồn ào, những đại siêu thị, tiệm ăn, khách sạn nguy nga tấp nập.


Như dấu ấn in hằn lên khuôn mặt thành phố, những cửa nhà nhốn nháo ấy chọc vào mắt khách văng lai, nhưng đă quen thuộc đến thành thờ ơ đối với người bản địa. Tôi quên những ngôi nhà cao tầng đă mọc lên ở trung tâm Sài G̣n như thế nào, cũng như quên anh Tư hớt tóc đầu hẻm từ lúc nào đă đổi nghề, dẹp ghế.



Anh Tư hớt tóc đầu hẻm từ lúc nào đă đổi nghề, dẹp ghế. (H́nh: Thận Nhiên)

Cuộc sống sau hơn một thập niên tù đọng, đột ngột chuyển ḿnh lao tới trước, cố chạy để mong bắt kịp thời gian đánh mất, nên vội vàng xô, đẩy, lấn, ép tất cả trên đường đua, cuốn không thương tiếc tôi và mọi người chung quanh vào cơn lên đồng tập thể.


Cứ thế, tôi sống mười hai, mười bốn tiếng đồng hồ một ngày ngoài phố, nhong nhong trên chiếc xe gắn máy chạy bán mạng từ địa chỉ bạn hàng này đến địa chỉ bạn hàng khác, trên người lúc nào cũng nhét đầy tiền. Tối mịt, lử khử dắt xe vào nhà, mệt, bẩn, nhưng hài ḷng với kết quả thu lượm được. Rồi tôi sắm vàng, sửa nhà, nâng lầu, mua đất, gây vườn. Bố mẹ nở mày nở mặt với bạn bè, họ hàng gần xa.


Chiêu nh́n tôi ngưỡng mộ, nói bên Pháp em đi làm ba đồng ba cọc, chắc cả đời cũng không mơ được cái nhà đẹp như vầy, miếng vườn cây ăn trái rộng như vầy. Mọi người, kể cả tôi, h́nh như đă quên béng mất chuyện một người đàn bà gần bốn mươi, chưa chồng con, suốt ngày cứ tênh tênh cưỡi xe ngoài đường kiếm cơm là điều không phải thường thấy.


Tôi mặc kệ cuộc đời, chỉ c̣n biết hối hả lăn theo những ṿng bánh quay của chiếc xe gắn máy tinh tươm, nhoáng đỏ.


Đùng một cái, Chiêu từ xa về, và những câu hỏi vớ vẩn của nó đột ngột phá bung hết mọi thói quen cố định từ nhiều năm nay của tôi.


——-

Tôi nh́n Hà muốn khóc, c̣n nó cười thét lên chọc tôi là đồ mít ướt, đi Tây 15 năm rồi mà chưa chữa dứt cái bệnh dầm dề. Đúng là thứ gái vô duyên, chưa nói đă cười, tôi rủa thầm Hà nhưng vẫn nắm lấy tay nó lắc lắc mà nghẹn lời không nói được.


Hồi tôi đi, Hà c̣n tóc xoă chấm vai, nón rơm rộng vành, găng tay dài kéo quá cùi chỏ, thẳng lưng đạp xe mini đi học.


Lúc tôi về, Hà tóc uốn, nhuộm vài mèche vàng, mắt xanh môi đỏ chủ một cửa tiệm áo quần thời trang bề thế trên đường Nguyễn Huệ giữa trung tâm Sài G̣n.


Hà làm tôi ngượng chín khi cứ đứng giữa tiệm của nó bô bô réo con Chiêu ăn sầu riêng Việt Nam. Mười bảy năm ăn camembert Tây mười lăm năm, thành “đầm” là cái chắc, nách mày có mùi ǵ hả mày, đậm đà “hương dân tộc” hay hăng hăng vị “thực dân đế quốc?”


Tôi đá vào chân nó một cái, kêu “con quỷ, tao đói bụng, đi ăn, tao bao.” Hà x́ một cái rơ dài, nói nh́n mày là thấy Việt kiều “mậu lúi,” để việt gian này mời một chầu cho lé mắt.


Việt kiều từ Pháp về, nổi tiếng kẹo kéo, xài có vài triệu mà cũng tiếc lên tiếc xuống, mày có vậy không Chiêu? Ờ ờ, lương tao dành dụm một năm mới mua được cái vé máy bay, c̣n đâu dư để xài vung vít hả mày? Vậy mà cũng bày đặt lên mặt chảnh đ̣i bao!


“Hương ơi, coi hàng cho mẹ đi ăn với bác Chiêu nghe con.” Tôi thấy Hương lúc lắc cái đầu, con bé đang ở tuổi của Hà ngày xưa xoă tóc, nhưng đă ra dáng con gái bà chủ lắm rồi.


Vừa ra khỏi tiệm, Hà đă gào vào tai tôi: “Ê Chiêu, mày có thằng Tây nào bảnh bảnh giới thiệu cho tao không?”


Tôi nh́n Hà ngược nắng trưa rừng rực. Mặt nó sạm đi sau làn kiếng mát.


“Nếu có, tao cũng để dành cho chị Mai, mày ngon lành như vầy, đàn ông bu theo gạt ra không hết, c̣n bày đặt thở với than…”


“Mày ngu quá Chiêu ơi, đàn bà như chị Mai với tao, tụi đàn ông xứ này kiềng mặt, tụi nó sợ bị xỏ mũi, chỉ dụ khị chơi bời cho vui vậy thôi, tiến xa hơn là găy gánh liền. Tao hai lần li dị rồi, vậy mà không hiểu sao c̣n ham lấy chồng. Bất quá tam mày, nhưng mà kỳ này quyết lấy chồng ngoại quốc, ‘dễ thở’ hơn, tao nghĩ vậy.”


Tôi nghe, mủi ḷng lại muốn khóc. Đúng một phần thôi Hà, tự do quá trớn nhiều khi cũng có cái giá phải trả của nó.


Tôi nói mà nghĩ tới quyết định trốn Paris để về đây hơn một tháng, hy vọng khoảng cách và thời gian sẽ giúp tôi đánh giá rơ ràng hơn chín năm sống chung với Alex rằng anh có thật cần sự có mặt của tôi bên cạnh không? Tôi có thật đă t́m được nơi anh một điểm tựa, một bến đỗ cho cuộc đời lênh đênh của ḿnh không?


Vẫn câu nói ơ hờ thường nhật, em cứ làm nếu em thấy thích, khi tôi ngỏ ư muốn lấy hết những ngày nghỉ thường niên để làm chuyến về thăm gia đ́nh. Đi một ḿnh. Anh không thấy đó là một thử thách, một thách thức, một lời phản đối câm của tôi hay sao? Hay v́ anh quá tôn trọng tự do của tôi, để buộc tôi phải hiểu rằng, ngược lại tôi cũng phải đối xử y hệt như vậy với anh.


“Hà ơi, đừng có đứng núi này trông núi nọ, khổ suốt đời đó mày!”


———–

Tối nay, tôi thấy Chiêu có vẻ ngủ không yên giấc. Nó cứ sột soạt lăn trở hoài ở giường bên. Tôi muốn gợi chuyện, rốt cuộc lại thôi, chị em mười mấy năm không gặp lại, dường như đă có chút ǵ e dè, xa lạ.


Người ta hay nói bóng tối đồng loă. Tôi lại sợ sự im lặng của đêm sẽ làm tôi yếu mềm, ít ra là với Chiêu. Tôi không biết đêm nay nó có nằm mơ thấy tiếng ve hay tiếng rao bánh gị, bánh chưng ngày xưa không” Tôi th́ từ hôm nó về, thỉnh thoảng lại nghe vẳng tiếng đàn guitare của Dzoăn.



Tôi chưa bao giờ có dịp mặc một chiếc áo mỏng, may bằng lụa Hà Đông. (H́nh: Three Lions/Getty Images)

Anh chết lâu rồi, ở mặt trận biên giới Tây-Nam, gia đ́nh anh cũng dọn đi lâu rồi, con hẻm mở rộng, thành đường lớn ven kênh Nhiêu Lộc, căn nhà xưa phía đối diện mất hết dấu vết. Chiêu, thuở ấy, làm “con bé giao liên” qua lại con hẻm nhỏ, chuyển những lá thư ngây ngô, ngớ ngẩn của Dzoăn và tôi, thỉnh thoảng kèm thêm một gói xí muội hay vài điếu thuốc lá Hoa Mai.


Thuở ấy, tôi c̣n nhớ, khi chiều về tối, Dzoăn vẫn thường ngồi trên gác lửng, đợi tôi bật đèn học bài là bắt đầu gảy đàn hát “Mặt trời bé con,” “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” hay những bản nhạc Nga như “Cây thuỳ dương,” “Chiều Mat-xcơ-va.”


Những lá thư t́nh đầu tiên và cuối cùng ấy, tôi đă xé đi lâu rồi. H́nh ảnh người con trai hàng xóm ngồi ôm đàn lẩn khuất sau những đốm tối của giàn bông giấy, tôi cũng đă quên khuấy đi lâu rồi. Vậy mà, Chiêu về, những tàn tích cũ tự chúng rời nơi ẩn nấp tràn lấn ra vây bủa lấy tôi.


Dzoăn, tôi không c̣n nhớ rơ mặt, nhưng những giai điệu anh hát thỉnh thoảng vẫn t́nh cờ lọt vào tai, đôi khi khiến tôi thêm khó chịu v́ không nhớ nổi tại sao chúng lại quen thuộc, gần gũi đến thế!


Giờ đây, tôi nằm tự nhiếc móc ḿnh là đứa vô t́nh, bạc nghĩa, và tủi thân, một chút thôi, v́ hiểu, cho đến tuổi này, tôi vẫn chưa biết thế nào là t́nh yêu.


Chiêu, ít ra, hơn hẳn tôi ở điểm này. Nó sống với bạn trai kiểu “già nhân ngăi, non vợ chồng” nghe đâu cũng đă gần mười năm. Kể cũng lạ, đă ở được với nhau lâu đến thế sao không chịu cưới hỏi đàng hoàng, sao không chịu sinh con đẻ cái…


Mà… tôi đoán Chiêu đang gặp chuyện không vui, v́ từ hôm về đến nay, không thấy nó nhắc đến thằng tây một tiếng, có hỏi gặng cũng nói quanh nói lảng. Nhà có hai chị em, lại chẳng đứa nào đâu vào đâu cả, bố mẹ chỉ ngong ngóng có chút cháu ngoại để bế bồng mà cũng không xong…


——–

Bây giờ tôi mới hiểu, ḿnh hoàn toàn mất phương hướng. Ở Pháp, mỗi khi cô đơn khốn đốn nhất, tôi thường nghĩ đến bố mẹ, đến chị Mai, đến Hà và Sài G̣n, những chiếc phao giúp tôi bấu bíu để hớp chút dưỡng khí, khi mảnh ván Alex đầy đinh nhọn vuột khỏi đôi bàn tay tôi rướm máu.


Ở Pháp, tôi sống cuộn ḿnh trong cái tổ kén kéo dệt bằng những sợi cảm xúc của hồi ức 20 năm trước, nên về đây, khi chạm mặt với thực tại, tôi choáng, hoảng rồi hoang mang ngơ ngác.


Không c̣n một “point de repère” nào nữa cả! Những người thân yêu nhất, cả căn nhà, con hẻm và thành phố với nắng với mưa, tất cả đều thay đổi, thay đổi nhiều quá! Không xa lạ, nhưng dường như dửng dưng. Không thù nghịch, nhưng dường như lănh đạm, giả h́nh.


Những nghẹn ngào không đúng chỗ, những hân hoan không phải khi, tôi tự hỏi, phải chăng t́nh cảm của người Việt sống trên đất Việt là như vậy, hay, h́nh như tôi đă đánh mất những thói quen, cảm nhận ngày xưa đă có, đă từng? Từ một điểm chung, hướng thay đổi của tôi và của những người ở lại càng lúc càng tẽ xa nhau, để, sẽ một ngày, mất dấu.


Tôi có bao nhiêu điều muốn kể, muốn khóc, muốn nhơng nhẽo với bố mẹ, với chị Mai, với Hà, vậy mà không hiểu sao, lại cứ trơ khấc, đặc nghẹt. Những người ở lại có những lo toan riêng của họ. Sài G̣n có những nỗi niềm riêng của nó.


Tôi, với tâm sự riêng của ḿnh, bàng quan đứng bên nh́n suông để rồi nhận lại những phản quang ơ thờ. Tôi có cảm giác ḿnh không bao giờ có thể nhập vào được nữa cái ḍng sống đang cuồn cuộn những người những xe nhễ nhại ngoài kia, giữa một mùa hè hiếm mưa thừa nắng. Thành kẻ lạ ngay tại nơi chôn nhau cắt rốn, quá khứ và từng giấc mơ của tôi bị đốt tiêu, cháy sạch, hoàn toàn không c̣n dấu vết. Những chiếc phao cấp cứu đồng loạt thủng lỗ, x́ hơi, c̣n mảnh ván Alex đầy đinh nhọn đă trôi xa mất tích. Tôi chới với, chỉ chờ ch́m.


——–

Không hiểu sao phi trường lúc nào cũng đen đặc những người là người. Tôi nh́n theo cái dáng gầy gầy của Chiêu đẩy chiếc xe chất nặng hành lư lẫn vào đám đông mà nao ḷng. Thêm mười mấy năm nữa, hay sẽ chẳng bao giờ… Đôi mắt của Chiêu khi nh́n lại vẫy tay lần cuối ngập đầy bóng tối. Đến lúc ấy, tôi mới hiểu là tôi thương nó biết chừng nào, con em gái ngày xưa bé tẹo của tôi.


Cảm xúc bục vỡ, lăn xuống thành nước mắt, rung lên tiếng nghẹn ngào, nhưng có ích ǵ đâu, muộn mất rồi! Sao không nói với Chiêu, từ hôm qua, tuần trước, là tôi thương nó lắm? Sao không nói với Chiêu, lúc năy, là tôi vẫn nhớ đến nó mỗi khi Tết về, hay mỗi khi bắt gặp trên đường bóng dáng một con bé mặc váy xanh cột tóc đuôi ngựa, như nó thuở xưa? Sao tôi cứ sợ phải bộc lộ t́nh cảm của ḿnh, để bây giờ, để bây giờ…


———

Nắng lửa hực hỡ ngoài kia. Nắng Sài G̣n đầu Tháng Sáu buổi trưa tôi hạ cánh và nắng Sài G̣n cuối Tháng Sáu buổi chiều tôi cất cánh vẫn dội từng cơn gắt gỏng, nhưng không sấy khô được lớp không khí đang ẩm đặc bốc hơi.


Nắng hung dữ xua tôi về miền đất khác, có lẽ v́ Alex không thể nào biết hát “Nắng Sài G̣n, anh đi mà chợt mát…”, và cũng có lẽ, v́ tôi chưa bao giờ có dịp mặc một chiếc áo mỏng, may bằng lụa Hà Đông.