Lời Mở Đầu Của Người Dịch

Cuốn sách này được mệnh danh là một “sử liệu khẩu vấn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.” Nguyên tác Anh ngữ, xuất bản bởi nhà Oxford University Press, gồm ba phần:

-Phần thứ nhất: Phỏng vấn người Mỹ

-Phần thứ hai: Phỏng vấn người Việt

-Phần thứ ba: Những câu chuyện sau cuộc chiến



Trước khi đi vào các phần chính, sẽ có lời mở đầu của tác giả. Bài này tŕnh bày tổng quát bối cảnh nhằm dẫn vào những câu chuyện phát biểu trong cuốn sách. Sau cuốn sách là lời cảm tạ của tác giả. Bài này cho biết ít nhiều về điều kiện, phương pháp làm việc, đồng thời cũng cung cấp một danh sách những người tác giả đă phỏng vấn.

Ngoài ra, cũng lưu ư vấn đề thời gian:

-Các cuộc phỏng vấn bắt đầu từ mùa Xuân 1985, mười năm sau biến cố miền Nam sụp đổ.

-Nguyên tác xuất bản năm 1990.

-Bản dịch Việt ngữ khởi từ tháng 2/1993, hoàn tất tháng 8/1993.

Khi bản dịch được sửa chữa trong tháng hai và tháng ba 1995, dự định xuất bản vào tháng tư 1995: Ấy là vừa đúng hai mươi năm sau biến cố.

Trong hai mươi năm qua, với nhiều sự kiện quan trọng đă xảy ra, do đó chúng tôi có ghi thêm vài trang Hậu Từ và cung cấp trong sách một số tài liệu phụ đính nhằm cập nhật và bổ túc tư liệu cho độc giả.

Về phương pháp dịch thuật: Nói chung, là dịch toàn bộ và cố theo sát nguyên tác.

Cuốn sách tổng cộng hai mươi chương. Có chương chỉ một chuyện, một người kể. Có chương tám chuyện, tám người kể. Trong nguyên bản, chuyện dài nhất 21 trang, ngắn nhất 11 ḍng. Với 71 chuyện do 65 người kể, 6 người lập lại hai lần: Các câu chuyện thường liên hệ nhau, hoặc lập lại một số t́nh tiết giống nhau, qua những cái nh́n đôi khi khác nhau.

-Những người phát biểu được phân loại theo chủng tộc Việt hay Mỹ, theo nghề nghiệp, vai tṛ, công tác phụ trách, quân đội hay thường dân, kẻ thắng người bại, người lớn hay trẻ con. Mỗi người có một cách sử dụng ngôn ngữ, cách diễn tả. Cách dùng ngôn ngữ trong nguyên bản tiếng Anh giúp độc giả hiểu cá tính, tŕnh độ văn hóa, có nhiều yếu tố hơn trong việc lượng giá về người phát biểu, lời phát biểu. Trong bản dịch Việt ngữ, người dịch có quan tâm đến điều này, nhưng mặc dù cố gắng, vẫn e tính đặc thù mất bớt.

Mặt khác, về những người Việt: Đa số được hỏi và trả lời bằng tiếng Việt, rồi chuyển sang Anh ngữ. Nay, một lần nữa lại được chuyển về Việt ngữ. Với hai lần chuyển dịch, lần này lại phải tôn trọng nguyên tác tiếng Anh, nên cũng e bài viết không được suông sẻ theo tinh thần Việt ngữ. Nhưng nếu phải chọn việc phóng tác để đọc theo tinh thần Việt ngữ hoặc giữ cách diễn tả trong nguyên tác là cách diễn tả ư tưởng của người Mỹ, người dịch nghiêng về cách thứ hai.

Dẫu vậy, cũng có một vài thay đổi nhỏ:

Theo nguyên bản, hầu hết chỉ để tên người được phỏng vấn. Trong bản Việt ngữ, có mở ngoặc, ghi thêm chức vụ, nếu nội dung bài viết nói đến. Theo nguyên bản, những địa danh Việt Nam, tên người Việt không đánh dấu. Trong bản Việt ngữ, chúng tôi có bỏ dấu tiếng Việt nếu biết chắc chắn. Những ǵ không biết, người dịch để trống theo bản Anh văn.

Mặc dù không đặt trọng tâm vào việc t́m tài liệu ghi chú, tuy nhiên bất cứ lúc nào có thể, người dịch ghi chú thêm để làm rơ nghĩa. Một vài ghi chú có lẽ không cần thiết đối với một số độc giả, nhưng có thể cần thiết cho một số độc giả khác.

Vào năm 1993, lúc bản dịch này được đăng tải từng kỳ trên một số tạp chí và nhật báo ở Hoa Kỳ và Gia Nă Đại, người dịch đă nhận được nhiều lời phê b́nh, thảo luận, góp ư. Người dịch nhân đây xin được cảm tạ quư vị: Nhờ thế đă có thể sửa chữa thêm trước khi xuất bản quyển sách này.

Khả năng Anh ngữ của người dịch vẫn c̣n có nhiều giới hạn, ngoài ra, việc chọn chữ tương đồng trong Việt ngữ cũng vụng về.

Chúng tôi mong mỏi và thâm tạ mọi lời chỉ giáo để nếu có dịp tái bản, quyển sách dịch này sẽ được hoàn hảo hơn.

Nguyễn Bá Trạc


tuongtri