Câu chuyện về nhà thơ Phùng Quán
(1932-1995)





Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngă
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.


Nhớ chị Bội Trâm - Đám cưới và đêm tân hôn

Bữa trước ḿnh ra Huế, anh Ngô Minh nhắc ḿnh, nói mi mần chi th́ mần, cố sắp xếp thời gian viếng mộ anh Quán chị Trâm. Anh Ngô Minh nhắc hơi thừa, ḿnh đă viếng mộ anh Quán chị Trâm cách đó mấy ngày, trước khi bù khú với anh em văn nghệ Huế.

Nhờ sáng kiến của Ngô Minh, những người yêu mến Phùng Quán đă nhiệt t́nh hưởng ứng, khu mộ vợ chồng nhà thơ Phùng Quán đă được cất lên phía tây làng Thủy Dương (quê Phùng Quán) phía Nam thành phố Huế, đă trở thành một địa chỉ văn hóa của thành phố Huế cho khách thập phương, thật tuyệt vời.

Ḿnh nhớ năm 1995, ngày đưa anh Quán về trời, an táng ở quê chị Trâm thuộc Nhổn huyện Từ Liêm. Đám tang giữa mưa xuân.Từ khi đầu đám cho đến khi hạ huyệt ḿnh không khóc. Nhưng khi hạ quan tài, thấy cái huyệt ngập nước, quan tài lún dần trong nước ḿnh đă bật khóc. Chị Bội Trâm cũng xỉu đi, có lẽ chị không chịu nổi khi thấy anh Quán phải nằm trong nước. Liền mấy năm sau đó, ngày giỗ anh Quán nào chị Trâm cũng nói chuyện với mọi người ước nguyện của chị là đưa anh Quán về Thủy Dương quê anh.


Chị nhắc đi nhắc lại hoài nghe thật sốt ruột. Từ khi anh Quán mất, chị mỗi ngày mỗi héo đi. Gặp ḿnh lần nào cũng nói chuyện anh Quán, chỉ nói chuyện anh Quán không nói chuyện nào khác. Chị nói anh Quán đă cho chị sống như chị muốn, giờ anh mất rồi, chỉ một ước nguyện cuối cùng là đưa anh về Thủy Dương, mai mốt chị về trời, chị cũng muốn về Thủy Dương với anh Quán. Rồi ngước lên bàn thờ rưng rưng nh́n anh Quán, chị chép miệng nói biết hoàn cảnh ḿnh không nhờ con được, chị đành trông cậy hết vào bạn bè.

Hai chục năm sau ước nguyện của chị Bội Trâm mới thành. Thực ra việc đưa anh Quán về quê không khó. Họ hàng nhà anh Quán đă xin làng Thủy Dương một mảnh đất làm khu mộ, bất ḱ khi nào chị Trâm muốn anh Quán về quê họ cũng sẵn sàng. Nhưng khi chị Trâm c̣n sống không ai nỡ đưa anh Quán về quê, chị ở Hà Nội anh nằm ở Huế sao đành. Ngày giỗ tết chị phải về Huế thắp hương, đường xá xa xôi rất vất vả cho chị. Hơn nữa khi chị Trâm c̣n sống, nếu đưa anh Quán về quê thế nào chính quyền cũng ra tay giúp đỡ, điều mà anh Quán không muốn. Cho nên hai năm sau ngày chị Bội Trâm về trời anh Ngô Minh mới bàn với họ hàng anh Quán đưa anh chị về Huế.

Anh Ngô Minh là người có công rất lớn trong việc đưa chị Trâm anh Quán về Huế, tạo nên khu mộ vợ chồng nhà thơ đầu tiên của cả nước. Vợ chồng về trời được xây mộ bên nhau th́ nhiều nhưng đó là do con cái dựng nên, việc vợ một nhà nhà thơ được bạn bè và họ hàng nhà thơ kính cẩn rước về quê ở trong khu mộ của nhà thơ là chuyện xưa nay hiếm. Có lẽ chị Bội Trâm là người duy nhất được hưởng cái phúc này, bởi v́ chị là vợ nhà thơ xưa nay hiếm.

Gia đ́nh Phùng Quán

Chị Trâm bằng tuổi anh Quán, năm 23 tuổi chị là cô gái xinh đẹp phố Hàng Cân, là giáo viên văn trường Chu Văn An, trường học danh giá ở Hà Thành. Năm 1955 chị gặp và yêu anh Quán ngay trong năm đó, năm mà anh Quán vừa mang cái án Nhân văn giai phẩm. Anh Quán bị đuổi ra khỏi quân đội, năm trước vừa về Văn nghệ quân đội ở 4 Lư Nam Đế năm sau đă bị buộc phải rời khỏi 4 Lư Nam Đế.

Cuốn sách Vượt Côn Đảo được giải thưởng, nổi tiếng như cồn khắp cả nước cũng không cứu được anh, Hội nhà văn khai trừ anh khỏi hội. Từ nhà văn quân đội danh giá Phùng Quán bỗng trở thành kẻ vô gia cư, một homeless hưởng trợ cấp của Hội nhà văn mỗi tháng 25 đồng, tiền cơm bụi cho loại nhà văn bị treo bút. Thế cũng gọi là may, nhiều người bị tù đày, bị đuổi ra khỏi thành phố và không một xu trợ cấp.


Chuyện chị Bội Trâm yêu Phùng Quán gian nan thế nào có thể viết cả một cuốn sách. Chị Trâm không kể cho ai nghe, lần nào ḿnh hỏi chị cũng chép miệng nói cực lắm em à, nhắc lại thêm buồn. Nhưng anh Quán th́ kể, kể rất nhiều, cứ mỗi lần hai người căi nhau, giận nhau v́ chuyện ǵ đó anh Quán thường đem chuyện chị Trâm quyết lấy anh kể cho mọi người như là lư do v́ sao họ không thể chia tay nhau được.

Thời đó nghe mấy tiếng “bọn nhân văn” ai nấy đă dựng tóc gáy nổi da gà, việc chị Trâm quyết yêu anh Quán đúng là chuyện lạ. Nhà trường kiểm điểm, gia đ́nh ruồng bỏ, họ hàng bà con ai ai cũng phản đối. Mẹ chị uất quá, vừa khóc vừa mắng chị, nói lấy chồng như thế th́ thà nhảy nhảy xuống giếng cho xong. Chị Trâm vẫn không nao núng, nói con đă yêu anh Quán nên con không thể yêu người khác. Nếu bố mẹ không cho con lấy, con xin vâng lời, nhưng con sẽ không lấy người đàn ông nào khác nữa. Cuối cùng bố mẹ chị cũng phải xuống thang cho cưới.

Thực ra anh Quán chị Trâm được đăng kí kết hôn thôi c̣n lễ cưới đă không xảy ra. Trăm sự v́ cái tên Phùng Quán. Họ sợ cái tên Phùng Quán có trong thiệp cưới liệu có mấy ai dám đến dự? Bạn bè anh Quán hầu hết đă cắt đứt quan hệ, lặn một hơi không sủi tăm, anh này chê anh kia hèn nhưng hễ gặp anh Quán anh nào cũng mắt trước mắt sau chuồn lẹ. Bạn bè văn nghệ vẫn gần gũi với anh Quán trong những ngày hoạn nạn như nhà thơ Tạ Vũ, nhà báo Xuân Đài, họa sĩ Lê Huy Quang, nhà báo Xuân Trung… thật là hiếm.

Phông chính đám cưới thời đó thường có đôi bồ câu cắp mỏ nhau, tên cô dâu chú rể được treo lên đấy. Nếu đám cưới xảy ra, bà con hai họ thấy cái tên Phùng Quán, “phần tử chống Đảng”, liệu có ai dám bước vào hôn trường nữa không? Hơn nữa đang khi chính quyền đang phê phán bọn nhân văn mà một phân tử nhân văn lại tổ chức đám cưới ngay trước mũi chính quyền, khác nào thách đố nhau.

Nghĩ vậy nên họ không làm đám cưới, chỉ gửi cầu trau báo hỉ, cũng chỉ báo hỉ tên chi Trâm: “Trầu cau chạm ngơ của cô Trâm”, ngay cái từ cưới cũng không dám dung, chỉ dám nói “ra riêng”. Anh Ngô Minh t́m được cái thiệp báo hỉ do họa sĩ Lê Huy Quang vẽ, “mặt trước là hai bông hoa do bạn thân, họa sĩ Lê Huy Quang vẽ, mặt sau có đôi chim bồ câu và mấy chữ của Phùng Quán viết tay . Đây là thiếp báo tin gửi cho cô giáo Mai Thị Từ của chị Trâm :” Chúng em đă ra ở riêng ngày 12-1-1962. Chúng em nhờ những bông hoa này mang tin vui đến với cô. Mong cô chia vui và mừng cho hạnh phúc của chúng em”.

Anh Ngô Minh đă nói về đám cưới anh Quán chị Trâm thế này:

“Chị Vũ Bội Trâm có lẽ là người con gái Việt Nam duy nhất lấy chồng không có lễ tơ hồng, không đám cưới, không được mặc áo cưới, không lên xe hoa, không có đưa dâu, không có pḥng tân hôn sang trọng, không chụp ảnh, quay phim…như các đám cưới b́nh thường khác…”

Nghe mà ứa nước mắt. Vợ chồng Phùng Quán tổ chức tiệc cưới tại nhà bà Tưởng Dơi, mẹ nuôi của Phùng quán.

Bữa tiệc có vợ chồng Tạ Vũ và hai nhà báo Xuân Đài, Xuân Trung. Anh Ngô Minh kể Phùng Quán ra chợ mua hai con gà, ra Hồ Tây câu trộm ít cá, cùng với mấy lít rượu kí nợ nhà bà Hai Hạnh…thế là thành bữa tiệc. Ḿnh hỏi anh Quán, anh cười, nói đâu có, mọi việc do bà mẹ nuôi lo cả. Sau này mới cá trộm rượu chịu văn chui chứ khi đó chẳng dám làm ǵ, chỉ biết trông vào 25 đồng trợ cấp của Hội nhà văn, cực lắm.


Sau bữa tiệc là đêm tân hôn. Nhà bà Tưởng Dơi nhỏ hẹp, chỉ hơn chục mét vuông chỉ có hai cái giường đơn, loại giường tập thể hồi đó rộng chừng một mét, dài chừng mét sáu, anh Quán một giường, bà Tưởng Dơi một giường. Bữa đó Tạ Vũ say, phải ngủ lại không về được, bà Tưởng Dơi phải nhường giường cho họ, bà nằm vơng. V́ nhà chỉ hơn chục mét vuông, để có khoảng không mắc vơng, hai cái giường phải xếp lại gần nhau. Đêm tân hôn vợ chồng Phùng Quán nằm sát giường vợ chồng Tạ Vũ.


Họ nằm im bên nhau, không dám ôm nhau, không dám hôn nhau dù là cái hôn rất khẽ. Họ nằm ngửa, tay nắm chặt tay thở đều cố làm như ḿnh đang ngủ ngon, ḱ thực trắng đêm không ai chợp mắt.

Đó là đêm tân hôn có một không hai khắp thế gian này.

Nhớ chị Bội Trâm, thời rượu chịu cá trộm văn chui

Ḿnh kể chuyện chị Bội Trâm làm vợ cho nhiều cô, bà nghe. Ai cũng cảm phục tấm ḷng của chị nhưng khi hỏi họ: nếu rơi vào hoàn cảnh như chị Bội Trâm th́ cô bà có làm được như chị không, đa số đều trả lời không, không dám và không muốn. Ḿnh cho chị Trâm biết, chị cười, nói chị cũng không dám và không muốn, chẳng qua trời khiến th́ chị phải sống thôi. Ḿnh hỏi nhỏ chị, nói em hỏi thật chị nhé, sống với anh Quán chị có thấy hạnh phúc không. Chị im lặng hồi lâu rồi th́ thầm, nói nhiều lần anh Quán hỏi chị vậy, lần nào chị cũng chỉ một câu trả lời: "Nếu không hạnh phúc em đă bỏ anh lâu rồi."

Ḿnh cũng đă nghe nhiều cô, bà nói với ḿnh như vậy, bà xă nhà ḿnh cũng nói với ḿnh như vậy, hi hi… Nhưng làm được như chị Bội Trâm khó có ai dám. Suốt cả cuộc đời ngụp lặn trong túng thiếu ( cả t́nh cảm lẫn vật chất) để t́m kiếm hạnh phúc, trong số phụ nữ ḿnh quen biết chắc chỉ có chị Bội Trâm, không c̣n ai.

Cưới xong anh Quán phải đi lao động cải tạo ở Thái B́nh, Thanh Hoá, Việt Tŕ. Chẳng ai buộc anh phải đi cải tạo cả, Hội nhà văn, Bộ văn hóa muốn Phùng Quán trở thành nhà văn tốt nên động viên anh đi thôi, hi hi. Thời đó nó hồn nhiên như thế, nhà văn tài không quan trọng bằng nhà văn tốt, nhà văn tốt là nhà văn biết ba cùng với nông dân. Bác Tô Hoài kể Phùng Quán trở thành “vua phân ḅ” từ đó, những ngày ba cùng ở Thái B́nh anh nhặt phân ḅ tài đến nỗi hố ủ phân vừa đào xong đă đầy, dân không kịp đào hố ủ cho Phùng Quán.

Mọi người phong Phùng Quán là “vua phân ḅ”, anh phấn khởi lắm, nói nhờ rứa mà văn Phùng Quán khỏi bị thối như phân. Anh c̣n xung phong lên rừng núi Thái Nguyên suốt ba năm liến, một ḿnh canh mấy hecta ngô khoai sắn của cơ quan. Ḿnh hỏi anh Quán, nói anh xung phong thiệt à? Anh cười cái hậc, nói người ta gợi ư ḿnh xung phong th́ ḿnh xung phong chớ răng. Chẳng ai ép ḿnh, chỉ nói tùy đồng chí thôi, nhưng thời đó cái chữ tùy dễ sợ lắm.


Trong suốt mười năm sau ngày cưới, chị Trâm ở nhà mẹ phố Hàng Cân, anh Quán đi cải tạo lao động thỉnh thoảng về nhà mẹ nuôi là bà Tưởng Dơi, vợ chồng lại gặp nhau ở đấy, bí mật lén lút như đang yêu vậy. Ngay cả khi có hai mặt con, cái Quyên và thằng Quân, anh chị cũng chỉ dám hẹn ḥ gặp nhau ở nhà bà Tưởng Dơi, chưa dám công khai cho mọi người biết, “phần tử chống đảng” dễ sợ vậy đó.

Anh Quán đi cải tạo chị Trâm một ḿnh nuôi hai đứa con, đến khi anh Quán trở về, chị c̣n phải nuôi thêm anh Quán. Nuôi thêm anh Quán tức là nuôi thêm bạn bè của anh Quán nữa. Từ khi trường Chu Văn An thương t́nh cho vợ chồng anh Quán ở tạm nơi chứa đồ mộc thí nghiệm của nhà trường, có chỗ chui vào chui ra, nhà chị không khi nào ngớt khách, luôn luôn có ít nhất một bạn anh Quán ăn ở trong nhà anh chị. Lương giáo viên cấp 3 chỉ dùng được một tuần là hết, thỉnh thoảng anh Tuân Nguyễn, anh Xuân Đài lấy một phần lương của họ đưa cho chị Trâm nhưng cũng chỉ như muối bỏ bể, không ăn thua.

Nhiều lần tan lớp chị Trâm đứng ở cổng trường, ngẩn ngơ không biết phải đi đâu, làm ǵ có được một, hai đồng đi chợ. Tất cả những ǵ bán được đều đă bán, tất cả những ai vay được đều đă vay, pḥng tài vụ đă cho ứng trước mấy tháng lương rồi, không thể ứng thêm được nữa. Khi đó chỉ có khóc, trông chờ ông Bụt hiện ra hỏi v́ sao con khóc, chẳng có cách nào khác. Chị Trâm không khóc, ông Bụt cũng không hiện ra, nhưng lần nào cũng vậy, cái số “có quí nhân phù trợ” đă giúp chị qua được cơn bĩ cực. Thế nào rồi cũng có người đi qua, khi th́ bạn chị khi th́ bạn anh Quán, nói đứng làm ǵ đó hả con kia, sao trông cái mặt như mặt mất sổ gạo thế hả? Rồi người đó dúi cho một hai đồng, rất nhiều lần như thế.

Cũng rất nhiều lần cầm một hai đồng về nhà chị thấy trong nhà vài ba người khách, bữa cơm rượu hèn lắm cũng phải mất năm sáu đồng. Chị cứ xách giỏ đi liều ra chợ, hy vọng cái số “ có quí nhân phù trợ” sẽ giúp chị. Nếu hỏi nếu chẳng ai giúp th́ sao, chị cũng chỉ biết cười trừ, chị hoàn toàn không có câu trả lời. Trời đă trả lời giúp chị, đúng vậy, trời đă giúp chị, chưa khi nào chị phải xách giỏ không trở về.

Một lần bà hàng cá thấy chị đứng tần ngần trước mớ cá chép, lật đi lật lại cái đầu cá mà không dám hỏi giá, hỏi làm sao khi túi chị chỉ c̣n có hơn một đồng. Măi rồi chị cũng phải đứng dậy bỏ đi. Bà hàng cá liền gọi giật hỏi nhỏ, nói "vợ Phùng Quán phải không"? Và rồi con cá chép hai cân có người mua bốn đồng rưỡi không chịu bán đă lọt vào cái giỏ nhựa rách của chị. Chị xách con cá ra khỏi chợ không biết mơ hay thực nữa, lâu lâu lại nh́n vào giỏ, chỉ sợ con cá tự dưng biến mất.

Anh Quán nghe chị Trâm kể cảm động lắm, quyết ra Hồ Tây câu trộm một con cá chép hai cân trả ơn bà hàng cá. Không câu được cá chép hai cân, bù lại anh câu được sáu con cá mè và hai con cá chuối, con nào con ấy cỡ một cân. Chị mang hết ra tặng lại bà hàng cá. Bà hàng cá mừng lắm, trả chị mười hai đồng, nói ơn nghĩa là đây, em giúp chị có cá bán buôn là may cho chị lắm rồi. Từ nay chị em ḿnh dựa vào nhau mà sống. Nghề cá trộm của Phùng Quán bắt đầu từ đó.

C̣n văn chui th́ thế nào? Chị Bội Trâm mỉm cười, nói cũng nhờ bác Thanh Tịnh cả đấy. Trước đó anh Quán chẳng dám nghĩ đến cái nghề văn chui đâu, nhờ bác Thanh Tịnh bày cho đấy.

Chuyện là thế này.

Xưa làm ở Văn nghệ Quân đội, Phùng Quán vẫn hay hầu rượu hầu trà Thanh Tịnh, họ là đồng hương Thừa Thiên- Huế. Sau vụ Nhân văn giai phẩm, Thanh Tịnh là người duy nhất trong Văn nghệ quân đội vẫn quan hệ với Phùng Quán (là nói thời ḱ đầu, về sau c̣n có Tào Mạt), ông vẫn hay đến nhà Phùng Quán chơi, thân thiết cả hai vợ chồng.

Một hôm chi Bội Trâm đạp xe về phố Hàng Cân, dọc đường gặp Thanh Tịnh đang đi bộ trên vỉa hè, bác vẫy chị dừng xe, nói tao nghe nói thằng Quán rượu chè ghê lắm, tiền rượu chịu lên bạc ngh́n có phải không? Chị giật ḿnh ngạc nhiên, nói đâu có anh, anh Quán có rượu chịu nhưng chỉ năm bảy chục một trăm đồng là anh í trả thôi mà. Thanh Tịnh lắc đầu nhăn mặt, nói cô c̣n bao che cho chồng nữa. Chúng nó bảo tiền rượu lên tới ngàn hai rồi đó, có bán nhà cô chú cũng không đủ trả.

Chị Trâm thất sắc chạy về nhà bà chủ hàng rượu, cái cột nhà vạch vôi chi chít, cứ một lít là một vạch, có đến hàng trăm vạch như thế, tính ra chừng bốn trăm đồng. Chị thở phào nhẹ nhơm, bốn trăm c̣n hy vọng trả được chứ ngh́n hai th́ chắc chết. Bà chủ chỉ cho chị Trâm ba cột khác đầy vạch, nói c̣n ba cột năm ngoái đây nữa cô Trâm ơi. Chị hoa mắt, suưt té xỉu. Chị về nhà ngồi khóc một ḿnh không biết ngỏ cùng ai. Anh Quán hiếu khách. Hễ có khách là có rượu, ngày nào cũng vài ba khách, tích tiểu thành đại giờ lên đến ngàn hai trăm đồng. Thất kinh. Cái nhà mặt tiền phố Huế lúc đó cũng giá ngh́n hai trăm đồng chứ bao nhiêu đâu.

Vừa lúc Thanh Tịnh đến chơi, thấy chị khóc ông mắng át đi, nói khóc có ra tiền ra bạc được không? Lôi đống bản thảo thằng Quán cho tao xem may ra có thể in được cái ǵ. Chị Trâm càng khóc to hơn, nói anh ơi anh Quán bị treo bút, ai cho in mà in. Thời buổi nhất thân nh́ quen này lấy tên người lạ người ta không in cho đâu. Anh Tịnh cốc đầu chị Trâm, nói vợ chồng chúng mày ngu lắm, không cho lấy tên thằng Quán th́ lấy tên bạn bè thằng Quán, ít nhất cũng có tên tao. Tao cho nó mượn tên cả đời.

Anh Quán về nhà, chị Trâm kể cho anh nghe, anh nhảy lên hú mấy tiếng, nói sáng kiến sáng kiến, Thanh Tịnh muôn năm! Hôm sau anh Quán ôm chồng kí sự Vĩnh Linh đất lửa đến nhà Thanh Tịnh, nói chọ ni được mấy trăm đồng? Thanh Tịnh ngắm nghía gật gù, nói chọ ni được chừng tám trăm. Mày về viết thêm cuốn Nghệ thuật viết tấu và đọc tấu nữa, ráng bôi ra hơn trăm trang cũng được bốn trăm đồng, vừa đủ trả nợ tiền rượu. Anh Quán nói cuốn ấy có đặt người ta mới in, ḿnh tự viết không ai in cho đâu. Anh Tịnh cú đầu anh Quán, nói ngu lắm. Mày không nhớ tao là cây tấu nổi tiếng à. Nhà xuất bản văn hóa đặt tao viết cả năm rồi nhưng tao nhác chưa viết được, mày viết đi.

Mấy tháng sau hai cuốn sách lấy tên Thanh Tịnh ra đời, Thanh Tịnh tự đến Nhà xuất bản lấy nhuận bút đưa cho chị Trâm. Anh Quán biện mâm rượu nhỏ đội đến nhà Thanh Tịnh, anh qú sụp xuống vái Thạnh Tịnh ba vái, nói sư huynh đă chỉ cho em con đường sống, đội ơn sư huynh suốt đời.

Cái nghề văn chui của Phùng Quán cũng bắt đầu từ đó, cũng từ đó anh Quán chị Trâm sống trong nơm nớp lo sợ. Lo bà chủ hàng rượu đ̣i nợ bất ngờ, chưa bao giờ bà đ̣i nợ anh Quán cả nhưng phàm đă mắc nợ không thoát được sự lo. Lo nhất vẫn là lo trộm cá bị bắt, văn chui bị phát hiện. Ba chục năm sống trong nơm nớp, nghe tiếng chó sủa lạ cũng giật ḿnh thon thót, khổ thân anh Quán chị Trâm.

Sau ngày anh Quán mất, ḿnh nghĩ chị Bội Trâm sẽ khó khăn về kinh tế nên cố t́m mọi cách tái bản sách anh Quán để chị có thêm đồng vào đồng ra. Bộ Tuổi thơ dữ dội được Nhà xuất bản Kim Đồng in thành 6 tập rất đẹp, nhuận bút tính kịt tường, ḿnh mừng lắm vội vàng đem lên cho chị.

Chị Trâm ôm bộ sách đặt lên bàn thờ, nói "anh ơi, nhà Kim Đồng vừa in Tuổi thơ dữ dội đẹp chưa này. Ḿnh đưa nhuận bút cho chị, chị đặt lên bàn thờ, nói Lập nó đưa nhuận bút đây anh, nhiều thế này em tiêu làm sao hết. Vừa nói xong chị bật khóc, ngồi run rẩy bên bàn thờ không nói được câu nào nữa."

Sau rồi chị tâm sự, nói ngày anh Quán mất, anh em bạn bè cúng rất nhiều tiền, đến mấy chục triệu chứ không ít. Một ḿnh chị Trâm chỉ tiêu hết 5 ngàn một ngày, lương hưu tiêu hảy c̣n thừa, chị không biết làm ǵ với mấy chục triệu tiền cúng. Ḿnh cười, nói chị lo ḅ trắng răng, lo ǵ lại lo thừa tiền. Chị xua tay, nói không không, ư chị không phải vậy. Ḿnh hỏi sao. Chị ngồi thừ hồi lâu rồi khẽ thở dài, nói mấy chục năm sống với anh Quán không một ngày nào chị không mơ có được nhiều tiền nhưng không bao giờ có. Bây giờ có nhiều tiền rồi anh Quán lại bỏ chị mà đi.


Chị ngồi run rẫy bên bàn thờ, ngước nh́n anh Quán, nước mắt dàn dụa.

Sự tích chiếc xe trâu của Phùng Quán
Nguyễn Quang Lập




Nhà thơ Phùng Quán (1932-1995)


Những năm tám mươi ḿnh ở quê, mỗi lần ra Hà Nội ḿnh thường trọ hai nơi, một là nhà Phạm Xuân Nguyên, hai là nhà Phùng Quán. Chỉ hai nơi đó là ḿnh cảm thấy hoàn toàn tự do như ở nhà ḿnh. Nhà thằng Nguyên bằng cái lỗ mũi, chưa đầy chục mét vuông. Vợ chồng nó c̣n trẻ, có ḿnh chúng nó như bị cấm đoán chuyện vợ chồng, rất khổ nhưng chúng nó vẫn vui vẻ. Ḿnh cũng ái ngại lắm. Thường trước khi ngủ ḿnh nốc rượu thật say, một là để ngủ cho ngon, khỏi phải tưởng tượng lung tung, hai là ngầm thông báo cho chúng nó là ḿnh say rồi, “chết” rồi, muốn làm ǵ th́ làm, hi hi.

Lúc đầu cứ ra Hà Nội là ḿnh tấp vào nhà thằng Nguyên. Một hôm, anh Quán đến chơi nhà thằng Nguyên gặp ḿnh ở đấy. Tàn cuộc anh kéo ḿnh ra ngơ, nói mày vô nhà lấy đồ anh chở lên nhà anh. Ḿnh ngạc nhiên, nói răng rứa anh. Anh cười, vỗ nhẹ vai ḿnh, nói mày có vợ rồi mà tồ lắm. Mày nằm chềnh ềnh ra đó, tụi nó biết mần ăn ra răng. Ḿnh ok liền, vui vẻ theo anh về nhà. Bây giờ ḿnh mới để ư chiếc xe đạp của anh Quán, nó to quá cỡ, trông thô kệch kinh hồn, chưa bao giờ ḿnh thấy chiếc xe đạp nào to kềnh càng và thô kệch như xe này, ống tuưp khung xe to hơn cổ tay, nan vành xe chiếc nào chiếc nấy to bằng đầu đũa, không thèm nói ngoa.

Anh Quán nói đó là xe trâu, người Nga dùng nó làm xe thồ, chở vài tạ vẫn chạy tốt. Ḿnh hỏi sao anh mua xe này. Anh cười cái hậc, nói tiền đâu mà mua, có tiền cũng chẳng có mà mua, xe này khắp Hà Nội bói không ra một chiếc. Ḿnh nói ủa, rứa răng anh có. Anh nói người ta tặng. Ḿnh hỏi ai tặng, anh nói Lênin. Ḿnh cười ph́, nói anh không biết nói trạng. Lênin chết năm nào, anh sinh năm nào mà bảo Lênin tặng anh chiếc xe đạp này. Anh cười h́ h́, nói rứa mới tài.

Ḿnh không hỏi nữa v́ biết thế nào anh cũng kể, tính anh thích kể có đầu có đuôi, ít khi kể gọn lỏn một câu. Anh hay kể mấy chuyện liên quan đến sự viết của anh. Anh kể cái truyện Vượt Côn Đảo tất nhiên anh bịa, hồi đó nghe người ta kể lại một phần anh bịa ra chín phần. Cho đến ngày anh ngồi kể cho ḿnh nghe, khoảng năm 85 – 86 chi đó, anh vẫn chưa biết Côn Đảo méo hay tṛn. Trong đó có mấy câu anh tả con đường từ nhà tù ra băi dương (trường bắn) được lót xương của các tù nhân bị án tử h́nh. Là anh bịa ra thế để nâng cao ḷng căm thù Đế quốc thực dân chứ xương người làm sao lót được đường. Chẳng ngờ trong hồi kư của một ông ở tù Côn Đảo về (ông này nổi tiếng lắm, không dám nêu tên, hi hi) khi viết về con đường này cũng tả y chang như anh tả, cũng con đường lót xương các tù nhân, he he.

Cũng chuyện tù Côn Đảo, trong Trường ca Vơ Thị Sáu (thực ra là bài thơ dài, in nguyên một trang báo Tiền phong) anh viết tuổi 16 chị Sáu vẫn hái hoa lê-ki-ma cài tóc. Buổi sáng ngày bị hành h́nh, chị đă ngắt một nhành hoa lê-ki-ma cài lên mái tóc, trên đường ra pháp trường chị vừa đi vừa hát. Anh đâu biết lê-ki-ma là cây ǵ, nghe cái tên đẹp th́ tưởng hoa của nó chắc đẹp lắm. Sau này mới biết lê-ki-ma thực ra là cây quả trứng gà, hoa đă xấu lại đầy nhựa, “ngắt một nhành hoa cài mái tóc” có mà dở hơi. Ai dè bác Nguyễn Đức Toàn lấy cảm hứng từ bài thơ của anh để viết bài Biết ơn Vơ Thị Sáu (chắc khi đó bác Toàn cũng không biết cây lê-ki-ma là cây ǵ): Mùa hoa lê-ki-ma nở ở quê ta miền đất đỏ / Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng / Đă chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở… Chị Sáu đă hy sinh rồi / Giọng hát vẫn như c̣n vang dội vào trái tim… Anh Quán cười khà khà, nói sau này hễ viết về chị Vơ Thị Sáu th́ người ta lại bê nguyên chi tiết này vào, vui quá là vui.

Đến ngày thứ ba anh Quán mới kể sự tích chiếc xe trâu. Bữa đó trời mưa, anh đi đâu về, chạy rật rật vào nhà, miệng nói tay chỉ, nói Lập Lập mày bê chiếc xe đạp vào nhà cho anh. Ḿnh chạy ra, vừa nhấc lên đă lè lưỡi, nặng quá là nặng. Ḿnh vừa thở vừa nói xe này đúc bằng sắt hay sao, nặng như chiếc xe máy. Anh Quán cười nhẹ, nói th́ bằng sắt chứ sao, có tí nhôm nào đâu, có rứa mới gọi là xe trâu. Anh lôi chai rượu vừa kiếm đâu về rót ra hai ly, nói uống đi. Xe này anh kiếm được thời viết văn chui đấy, chuyện hay lắm.

Anh kể đâu như năm 69 – 70, bé Đỗ Quyên, con gái đầu của anh, đang học cấp I. Mùa hè th́ không sao, cứ đến mùa đông là nó thường xuyên đi học muộn. Trời rét mướt cả nhà ngủ kh́ trong chăn ấm, đến khi tung chăn vùng dậy đă bảy, tám giờ rồi. Con gái bị cô giáo phê b́nh liên tục, anh xót lắm, nghĩ bụng không biết làm thế nào kiếm được cái đồng hồ báo thức. Đồng hồ báo thức Liên Xô hồi đó bán phân phối giá 20 đồng, đối với anh Quán là cả một món tiền to. Nhưng giá có kiếm được 20 đồng cũng chả đến lượt anh, sổ gạo c̣n hồi hộp sợ có ngày bị cắt mất, anh đâu dám mơ được phân phối đồng hồ.

Đến chơi nhà Trần Dần, anh thấy có tờ họa báo Phụ nữ Liên Xô, vừa lật vài trang chợt thấy thông báo thể lệ cuộc thi viết về Lênin. Ngó xuống phần giải thưởng, giải khuyến khích là đồng hồ báo thức, bút máy và một vài thứ khác. Lập tức anh về nhà viết ngay, quyết giành cho được cái giải khuyến khích. Chừng hai ngày anh viết xong cái truyện Như con c̣ vàng trong cổ tích. Tất nhiên anh không lấy tên thật. Anh thư vào Nghệ An cho chú em họ đang làm công nhân lâm trường ǵ đấy, xin phép được lấy tên anh ấy. Sở dĩ anh lấy tên chú em họ, v́ chuyện thi cử anh không dám mượn tên mấy ông bạn nhà văn anh vẫn mượn tên, hơn nữa lấy tên một người thuộc giai cấp công nhân chắc người ta sẽ ưu tiên hơn.

Mới gửi th́ thấp thỏm lắm, thỉnh thoảng có bưu tá gọi ra ngơ lấy thư, trống ngực đập to hơn trống làng, cứ tưởng bở thư chú em họ báo tin giải thưởng. Hơn nửa năm vẫn biệt vô âm tín, tuyệt vọng luôn. Trách ḿnh to đầu mà dại, tự nhiên đơm đó ngọn tre, đấu với các anh tài của cả 12 nước Xă hội Chủ nghĩa, cái giải rút cũng đừng có mà mơ.

Một hôm rượu say anh ngủ như chết, chị Trâm, vợ anh, véo cho cái rơ đau. Anh giật ḿnh mở mắt, chị Trâm cầm tờ giấy báo trúng giải chú em họ vừa cầm ra đưa qua đưa lại trước mắt anh, ối cha mẹ ơi giải nhất! Anh tự véo đùi ḿnh hai ba cái để xem ḿnh tỉnh hay mơ. Chú em họ mặt nhăn như bị, nói anh mần ri chết em rồi. Anh hỏi sao. Chú em họ kể giấy thông báo về buổi sáng, buổi chiều đă ồn khắp lâm trường, một ngày sau th́ ồn ra cả tỉnh. Một ông công nhân ở nơi khỉ ho c̣ gáy bỗng nhận cái giải nhất của Liên Xô, lại giải nhất viết về Lênin thế mới kinh. Đài lâm trường, đài huyện, đài tỉnh đua nhau nói râm ran. Các nhà báo kéo nhau về lâm trường ầm ầm, chú em họ hăi quá, nửa đêm nhảy tàu ra nhà anh.

Chuyện nghiêm trọng. Việc này nếu lộ ra chẳng những anh mất toi cái giải nhất mà việc viết văn chui của anh hơn chục năm qua nhất định bị lật tẩy, khéo không tù tội như chơi. Anh lạy lục chú em họ đă thương th́ thương cho trót, cố làm sao đừng để chuyện này lộ ra. Anh diễn giải phân tích cái truyện, đặt ra đủ loại câu hỏi rồi trả lời, để chú em họ đối phó với đám nhà báo. Chú em họ cay đắng ra về, thôi th́ đâm lao phải theo lao, nếu lộ ra anh Quán chết th́ anh cũng chết theo, chẳng phải chuyện chơi.

Được hơn một tuần, nửa đêm chú em họ lại ṃ ra, lôi trong bị ra cái đồng hồ báo thức và năm chục đồng đưa cho anh Quán, nói của anh đó, anh cầm đi rồi tha cho em, hai ba tuần nay vợ chồng em mất ăn mất ngủ, kiểu này rồi cũng “tăng xông” đứng tim mà chết, chẳng sống được đâu. Hỏi th́ chú em họ kể, hết lâm trường mít tinh biểu dương đến huyện, sở hội họp khen ngợi. Lại c̣n Tỉnh ủy gọi lên chiêu đăi, tặng 50 đồng; Ủy ban tỉnh gọi lên chiêu đăi, tặng đồng hồ báo thức. Hai vợ chồng chú em họ sợ hết hồn, cứ mỗi lần có trát gọi là tim họ nhảy lên sau gáy, mặt mày xanh như đít nhái.

Rồi cũng qua. Ngày anh Quán đưa chú em họ đến Đại sứ quán Liên Xô nhận chiếc xe đạp là ngày cuối cùng trong suốt ba tháng trời căng thẳng hồi hộp. Anh nấp sau gốc cây bên kia đường, đối diện cổng Đại sứ quán, căng thẳng đến độ mồ hôi đầm đ́a toàn thân, ướt sũng cả áo quần, chỉ sợ đến phút chót mọi việc bị lật tẩy. Chờ suốt ba tiếng đồng hồ mới thấy chú em họ đẩy chiếc xe đạp đi ra. Anh ôm chầm lấy chú em họ nghẹn ngào không nói được. Hồi lâu mới nấc lên, nói em ơi, ơn em đời đời kiếp kiếp. Anh theo Vệ quốc quân vào sống ra chết không biết bao nhiêu lần, chưa lần nào anh sợ như lần này.

Nghe đến đây tự nhiên ḿnh muốn khóc.

Nguyễn Quang Lập
Nguồn: _www.lexuanquang.org
_http://gelekdorjetronghoang.blogspot.com