Results 1 to 4 of 4
  1. #1
    hienchanh
    Guest

    Tiếng Việt thời thượng - Trịnh Thanh Thủy



    Tiếng Việt thời thượng
    Trịnh Thanh Thủy




    Nói đến tiếng Việt thời thượng, chúng ta có thể h́nh dung hay nhớ đến nhiều cụm từ lạ tai bao gồm cả những tiếng lóng hay ngôn ngữ mạng được ưa thích và sử dụng rộng răi trong những tầng lớp xă hội khác nhau. Tỷ như khi vào ăn trong một quán ḿ gơ chúng ta nghe tiếng gọi:

    - Cho 2 cái hầm, 2 bộ hài cốt nghen...
    - Thêm “2 xị vô sinh” nữa...
    - Chài, trời nóng mà mần vô sinh chi? cho 2 cái “bật nắp là thấy” đi...

    Hoặc ngôn ngữ trên một lá thư của 2 học tṛ teen đang chuyền tay nhau trong giờ học.

    “H. à, nhớ su súp ghia mà nghè mơi có ktra, hem đi đc, star life ḿnh “khổ hơn cún” á. Ừ, bi h cóa ai bỉu ḿnh not learn hén, chắc ḿnh sướng die granma lun hén mày. Eh, hn mày nhận đc tn của B. k? Hwa nó vừa bị broke ktra đó. Thấy tía rồi, thôi stop 8, tao xách đik dźa nhà học thoai, chớ hông là bài ń “dzục cho cún ăn” đóa, tao chưa có chữ nào trong năo hết, b h cóa nhét iốt dzô năo cũng cóc dzô”.

    Nhắc đến những tiếng lóng lạ lùng như trên là nhắc đến một thế giới ngôn ngữ đầy bí ẩn cần phải có giải mă nên tôi định chỉ thu hẹp bài viết này trong phạm vi những tiếng Việt thời thượng có xuất xứ hay liên quan tới những ngôn ngữ khác như Pháp hay Anh chẳng hạn.

    Như chúng ta đă thấy, Anh ngữ ngày nay được xem như một sinh ngữ quốc tế được nhiều người sử dụng và giảng dạy như một ngôn ngữ thứ hai trong nhiều quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng Anh ngữ như một ngôn ngữ chung cho toàn cầu ngày càng tăng trưởng và đă trở thành một tiện ích. Nó mang lại sự cảm thông trong sinh hoạt toàn cầu không những trong các lănh vực thông tin, truyền thông, liên mạng mà cả ở những lănh vực giáo dục, kinh tế, thương mại, nghiên cứu, âm nhạc, du lịch, cũng như các hoạt động tôn giáo, chính trị hay văn hóa khác.

    Trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam là một nước mới phát triển. Các nước tiên tiến mang tài chánh và nhân lực vào Việt Nam để đầu tư nên nhu cầu học và hiểu tiếng Anh như một nhịp cầu thông cảm cần thiết hơn bao giờ. Thêm nữa, v́ phải mở cửa ngành du lịch, Việt Nam cần phải nói và viết Anh Ngữ thông thạo, ngỏ hầu phục vụ tinh thần giao tiếp cho thật hữu hiệu. Để chạy cho kịp bánh xe tiến hoá toàn cầu, Việt Nam đă du nhập tiếng Anh vào nước như một nhu cầu thiết yếu. Sự ưa chuộng và sử dụng tiếng Anh cho nhuần nhuyễn của người Việt như một hấp lực mạnh mẽ đưa đến một việc lạm dụng không thể tránh. Hậu quả là nhiều thứ tiếng Anh-Việt thời thượng lai tạp ra đời.

    Người Việt trong thói quen ứng xử rất thích dùng phương pháp tiện và lợi. Tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết không như tiếng Anh là tiếng đa âm tiết nên muốn tạo từ mới phương pháp ghép chữ là một phương pháp khả thi. Do đó chúng ta hay ghép tắt các từ vào với nhau, như “điều nghiên” là từ ghép của “điều tranghiên cứu”. Để tân tiến hơn, tiếng Anh được mang vào ngôn ngữ hàng ngày và bỗng nhiên những từ lắp ghép Anh Việt trở thành thông dụng. Nhất là giới trẻ, việc học và dùng tiếng Anh đă biến thành phong trào. Khắp nước đi tới đâu ta cũng thấy thứ tiếng Việt pha tạp mà Việt kiều hay dùng, gọi là tiếng ba rọi. Trong công sở, ngoài xă hội, trên truyền h́nh, các trang mạng, face book hay blog, đâu đâu cũng có.

    Những từ như: show hàng, áo chip hai màu x́-tin, quần x́ cực cute, quần sock ngắn, chip ukie, điện thoại Bikini, hot teen múa cột, hot boy nói ǵ, tiệm bánh snack, slogan thể hiện, đang hot, top tuần..v..v.. đầy rẫy trên báo chí và các trang mạng.

    Sự phát triển tiếng Anh quá nhanh mang đến việc nhiều người sử dụng ngoại ngữ một cách cẩu thả mà không nghiên cứu cũng như học hỏi đến nơi đến chốn. Nhưng thái độ dễ dăi và xuề xoà đi tới chấp nhận của người Việt trước những sai lầm đôi khi biến những thứ tiếng Việt thời thượng kỳ dị ấy dùng lâu thành tiếng Việt thực thụ.

    Tỷ như chữ Mô-đen mà chúng ta dùng đă lâu nhưng dùng sai ngữ pháp nguyên thủy mà không biết.

    Chữ Mô-đen nguyên thủy từ chữ Modèle phát âm trại đi theo tiếng Pháp là Mô-đen. Modèle có nghĩa là: mẫu mă, mẫu mực, gương mẫu hay mô h́nh, vật mẫu. Trong tiếng Anh, người ta dùng chữ Model cho nghĩa này. Nhưng khi nói tới nghĩa mới và thời trang th́ người Pháp dùng chữ Mode, tiếng Anh là Fashion, trong khi tiếng Việt ta lại dùng chữ Mô-đen cho hai nghĩa này.

    Những chữ Modèle, Moderne và chữ Mode có âm giọng giông giống nhau. Người Việt chúng ta chắc khó phân biệt, dùng lâu thành nếp nên phân biệt chi cho mệt, tiện th́ dùng luôn, thế là mô-đen được sử dụng với nghĩa thời thượng hay hiện đại trong khi tiếng Pháp phải dùng chữ Moderne hay Modern trong tiếng Anh.

    Rốt cuộc, Mô-đen bị Việt hoá với đủ các nghĩa như mẫu mă, mẫu mực, gương mẫu, mô h́nh, vật mẫu, mới, thời trang, thời thượng hay hiện đại. Ngạc nhiên hơn, một từ mới sau này phát sinh từ chữ Mô-đen và có một nghĩa khác biệt chẳng dính dấp ǵ tới cái nghĩa xưa cũ từ lúc nó sơ sinh là từ “Kết Mô-đen” lạ hoắc.

    Đây là những ví dụ điển h́nh trong sự lạm dụng từ Mô-đen:

    Nó có nghĩa rất mới, rất tân tiến, đúng thời trang, thời thượng như: “Cực kỳ mô-đen”. Hoặc ngược lại “Lạc quẻ với mô-đen bùng nhùng”. Từ này c̣n ám chỉ một mẫu hàng “-đen 3100”. Nó c̣n là tiếng gọi một người mẫu, “Thin nít sờ Mô đen(teenist model)”. Hay là “mô đen sống ḿnh ên”, không ǵ “vắt vai” đang là môđen của nhiều người trẻ thành đạt, Môđen bây giờ là đi “tàu nhanh”, mô đen Hàn Quốc, mô đen wằn wại. Ghế ngồi chờ xe buưt quá “mô-đen”, Các bạn ơi con gái thời nay mô đen lắm đó, thời trang ư ẹ: Mô-đen dây và rây, Tóc "mô đen" - Nh́n và thấy Mô đen bây giờ là tóc càng dựng càng đẹp.

    Và nó c̣n được dùng cả trong lănh vực t́nh cảm như “Tin tức, Trần Kiều Ân kết mô-đen Lam Chính Long”.

    Người Việt đă tỏ ra ứng xử ngôn ngữ rất nhanh nhạy trước giai đoạn đổi mới khi đối đầu với lượng ngoại ngữ quá lớn từ bên ngoài ồ ạt đổ vào. Chưa bao giờ tiếng Việt phát triển cực độ như bây giờ. Kho tàng từ vựng của ngôn ngữ Việt Nam ngày một dồi dào thêm và du nhập về những “tiếng lạ” do nhu cầu giao tiếp cùng người ngoại quốc. Hàng ngày chúng ta thấy nhan nhản việc dịch sai, nói sai, dùng sai ngữ pháp khiến sự việc trở thành một tṛ cười được lưu hành khắp nơi trên mạng thông tin.

    Chính thói quen thích sử dụng tùy tiện, lại thích tỏ ra chúng ta có óc sáng tạo nên nhiều từ vựng được sinh ra nghe rất ngô nghê và không đúng ngữ pháp nguyên thủy của những từ được vay mượn.

    Có lần tôi đọc được thực đơn những thức giải khát của một nhà hàng ở Hà Nội. Họ bán một thứ nước uống gọi là Milk Sex. Tôi ngạc nhiên, ngồi ngẫm nghĩ măi mới đoán ra là có lẽ họ bán thứ nước uống giống sinh tố bên Mỹ gọi là Milk Shake làm bằng sữa. V́ khi người Mỹ phát âm Shake, họ nghe không rơ nên tưởng lầm là Sex, rồi tỏ ra sáng tạo hơn sao không gọi là Milk Sex. Thế là thứ nước uống rất Việt Nam gọi là Milk Sex ra đời!!!

    Học tiếng nước người không những chúng ta học từ vựng, ngữ pháp, cách đặt câu, cách viết bài mà chúng ta c̣n học cả văn hoá của ngôn ngữ đó nữa.

    Trong việc chuyển ngữ, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đă khó, dịch từ tiếng Việt sang Anh c̣n khó hơn. Nó đ̣i hỏi người thông dịch phải thật giỏi cả hai ngôn ngữ mà c̣n cần có kinh nghiệm sống dồi dào trên đất nước của hai ngôn ngữ được sử dụng để hiểu cách dùng cho nhuần nhuyễn.

    Do đó v́ kém ngoại ngữ mà trong một thực đơn của nhà hàng ở Vịnh Hạ Long món Mực nướng được dịch ra tiếng Anh là ink baked thay v́ baked squid mới đúng. Tuy con squidink (mực) nhưng con squid (con mực) không được gọi là con ink. Và chữ động từ nướng bake phải có thêm ed để thay đổi thành tiếng tính từ và đứng trước danh từ squid để thành baked squid.

    Một nơi khác không ngần ngại dịch phăng món Ốc thành Screw!!! tức là cái đinh ốc thay v́ dùng chữ Snail. Và nước đá Water stone, hi light viết thành Hair light, Fast food viết thành fat food hay fast foot, welcome viết thành wellcome, cua dịch sai thành crap thay v́ crab. Sai một ly đi một dặm chữ crap trong tiếng lóng có nghĩa là “cứt”.

    Việc dịch sai một vài thực đơn trong nhà hàng có thể đem lại vài trận cười tiếu lâm cho người đọc. Nhưng nó biến thành hỏng trầm trọng khi một nhóm chuyển ngữ gồm các bác sĩ, sinh viên, nghệ sĩ có tên là BSP Entertainment (TPHCM ) tung ra một CD gồm 10 bài hát với tên gọi "T́nh ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội". nhân đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tặng phẩm này dành cho chương tŕnh "Những tấm ḷng với Thăng Long - Hà Nội" là công tŕnh dịch thuật những bài hát viết về Hà Nội nổi tiếng được dịch ra tiếng Anh.

    Dịch ca từ không phải là việc dễ, dịch từ tiếng Việt sang Anh c̣n khó hơn. Nó đ̣i hỏi một kiến thức Việt và ngoại ngữ lưu loát mà c̣n phải biết rành âm nhạc cũng như am hiểu đặc tính thơ ca trong ca từ. Không biết v́ kém tiếng Anh, thời gian thực hiện lại gấp gáp hay sao mà nhóm BSP đă tung ra một sản phẩm dịch thuật thiếu chuyên nghiệp, kém chất lượng, tồi tệ đến nỗi một bài viết trên báo Lao Động phải kêu lên “ca từ trong CD này đă bị chuyển ngữ một cách vô cùng cẩu thả, thô thiển”(xin xem mục Tài liệu tham khảo).

    Bài báo c̣n dẫn ra những câu dịch sai:

    “Hanoi’s this season... absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Flower stop falling, you inside me after class on Co Ngu street in our step slowly return...” - đây chính là phần chuyển ngữ của ca khúc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" (Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa/ Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh/ Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp/ Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về).

    Xin trích ư kiến của một số bạn đọc trên mạng sau khi đọc bài báo: Bạn đọc lang doan viết:

    "Sau khi đọc được lời dịch qua tiếng Anh (Mỹ), tôi phải bật cười v́ cách dịch cứ như người mới học sinh ngữ được 2-3 lớp sơ đẳng, hoặc chưa hề tập viết văn chương bằng tiếng Anh. Từ cú pháp, ẩn dụ thật tối nghĩa cho tới văn phạm đều sai. Cho nên, nếu dịch cẩu thả là không thể chấp nhận, v́ như vậy là coi thường thính giả trong và ngoài nước, đồng thời thiếu tôn trọng văn hoá Việt. Không những thế, người ta sẽ đánh giá tŕnh độ văn hoá của cả nước khi những tác phẩm này được quảng bá đại diện cho văn hoá VN. Lấy thí dụ nhỏ, cái "khăn" để đội đầu hay cuốn quanh cổ mà dịch thành "Towel" (khăn tắm, khăn rửa mặt, khăn lau xe) th́ hết ư kiến!".

    Trớ trêu hơn, bạn Nhựt Hồng phát hiện: "You inside me after class" theo nghĩa Mỹ có nghĩa là... "anh và em quan hệ t́nh dục sau lớp học" chứ chẳng phải "em bên tôi một chiều tan lớp".

    Không chỉ dừng ở việc "tàn sát" các ca từ trong ca khúc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa", kiểu dịch "từ đối từ" sai về cú pháp, ngữ pháp tiếp tục được lặp đi lặp lại trong các ca khúc nổi tiếng về Hà Nội khác như: "Có phải em mùa thu Hà Nội?" (Are you the autumn in Hanoi?): "August autumn, did leaf fall come yellow. Since you've been gone, I miss you silent" - (phải hiểu là: Tháng tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ. Từ độ người đi, thương nhớ âm thầm) hay "One day return, I visit sad Thanglong" (cần hiểu là: Một ngày về xuôi, chân ghé Thăng Long buồn). C̣n trong bài "Hà Nội niềm tin và hy vọng" có đoạn "Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô, nghe tiếng cười không quên niềm thương đau" được chuyển ngữ thành "The windy road immense the doorway, hear the laugh but don't forget the pain".

    Bây giờ nếu đem phân tích những lỗi lầm dịch thuật đă phạm trong những ca khúc này, chúng ta cần phải học bao nhiêu bài học, viết bao nhiêu bài phân tích về Anh ngữ cho đủ. Nên tôi xin miễn bàn thêm. Chỉ có điều đáng tiếc và đáng buồn không phải ở chỗ khả năng người dịch kém, ca sĩ phát âm không đúng mà ở chỗ sản phẩm kém vẫn được quảng cáo và truyền thông đến người tiêu dùng. Bài quảng cáo “Chắp cánh cho ca khúc Việt bay xa” được đăng trên trang web chính thống của Bộ VHTTDL, trang web của Uỷ ban Người VN ở nước ngoài TPHCM, và những trang thông tin kết nối với bạn bè quốc tế, người Việt xa xứ. Điều này cho thấy cơ quan chức năng cũng tệ không thua ǵ sản phẩm!!!

    Việc toàn cầu hoá ngôn ngữ trong việc dùng tiếng Anh đă mang lại nhiều tiện ích cho Việt Nam. Nó giải quyết được nhiều lúng túng trong việc thiếu từ vựng trong nhu cầu tạo từ mới trong các lănh vực, kỹ thuật, tin học, kinh tế, y khoa, chính trị, khoa học cũng như văn hoá. Do đó sự ưa thích được gọi là sính dùng tiếng Anh đă lan nhanh như cơn sóng lớn có ảnh hưởng chiều ngang đến ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt và dần dà ăn sâu đến văn hoá theo chiều dọc của bản chất dân tộc Việt. Tuy nhiên cái ǵ cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Việc sử dụng sai phạm, kém hiểu biết, thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả sẽ biến thành tṛ cười cho người ngoài và những người thông hiểu tiếng Anh. Mà trên đà toàn cầu hoá, trên thế giới đă có khoảng trên dưới 500 triệu người đang sử dụng tiếng Anh như là một quốc ngữ, và khoảng phân nửa dân số thế giới dùng Anh ngữ như là một ngôn ngữ thứ hai.

    C̣n một nguy cơ nữa chúng ta cần lưu ư là đừng để mất bản sắc dân tộc khi đắm ch́m trong việc chạy theo lực cuốn hút của tiếng Anh. Đă đến lúc chúng ta phải nh́n lại và dừng lại sự say mê lạm dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày. Đừng để một ngày nào đó nh́n lại một trang viết hay trong một câu nói của một học sinh chỉ c̣n lơm bơm hai ba chữ quốc ngữ, phần c̣n lại chỉ toàn là tiếng Anh. Lúc đó chúng ta sẽ đánh mất luôn cái hồn nước cuối cùng của dân tộc.

    oOo

    Tài liệu tham khảo

    - “Thảm hoạ ca từ nhạc Việt”
    - “Chắp cánh cho ca khúc Việt bay xa”
    - “Ha Noi’s this season absent the rain- video clip”
    - “Đặc sản tiếng Việt”


    Vài nét về tác giả Trịnh Thanh Thủy
    Bút hiệu khác: Tóc Dài.
    Định cư tại Nam California, Hoa Kỳ .
    Tác phẩm [in chung]: Giữa L và C ( Tập thơ do Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng phát hành, 2001)
    Cộng tác với: Tiền Vệ, Talawas, Chim Việt Cành Nam, Hợp Lưu, Văn, Chủ Đề, Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, Người Việt Hải Ngoại.


    _http://chuvietnhanh.sourceforge.net/TiengVietThoiThuong.htm

  2. #2
    Senior Member Quada09's Avatar
    Join Date
    Sep 2015
    Posts
    2,262
    Post Thanks / Like


    Ôi dao, tiếng Việt + c̣n chả ra thống chế ǵ, ở đó lo tiếng Anh !!!

    No star where !!

  3. #3
    hienchanh
    Guest
    Quote Originally Posted by Quada09 View Post

    Ôi dao, tiếng Việt + c̣n chả ra thống chế ǵ, ở đó lo tiếng Anh !!!

    No star where !!

    Mời bác Xếp Nhớn nghe nhạc nhé:


    “Hanoi’s this season... absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Flower stop falling, you inside me after class on Co Ngu street in our step slowly return...”

    - đây chính là phần chuyển ngữ của ca khúc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa"

    (Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa/ Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh/ Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp/ Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về).









  4. #4
    Anamit
    Guest
    Heavy accent for Vietnamses 100%(only) no banana Ok huynh HC

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •