Results 1 to 10 of 10
  1. #1
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like

    Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 1...10)

    Kỳ 1



    Lê Nguyễn


    3-4-2024


    Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng tư hàng năm bao giờ cũng là thời khoảng mang đến cho nhiều lớp người Việt Nam những kỷ niệm khó quên, nhiều ám ảnh nặng nề của quá khứ. Chúng được mở đầu bằng “Ngày nói dối” (1.4) và kết thúc bằng thời điểm 30.4 làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.


    Lớp người từng trải qua những ngày tháng tư ấy nay hầu hết đă thuộc về thành phần “thất, bát, cửu thập cổ lai hy”. Một số người đă bị thời gian loại ra khỏi sân khấu cuộc đời, số c̣n lại, người th́ nghễnh ngăng, người phải vật lộn với nhiều căn bệnh măn tính lăm le vùi dập kiếp người. Một thiểu số c̣n lưu giữ trong kư ức của ḿnh những h́nh ảnh cũ trong tâm thế không vui, cũng chẳng buồn, coi như đó là những màn biến ảo, đầy hỷ nộ ái ố, trong một vở trường kịch kéo dài.


    Những câu chuyện vụn vặt này được kể ra không phải để trách phiền quá khứ, hay nung nấu thêm những t́nh cảm đă một thời dằn vặt mỗi con người. Kể lại chúng chỉ để bổ sung vào bức tranh toàn cảnh của xă hội Việt Nam sau 1975, v́ chúng là một phần không thể thiếu của lịch sử.


    Tại miền Nam, sau tháng 4.1975, trùng trùng lớp lớp những con người cùng sẻ chia với nhau một số phận, cùng nếm chung với nhau sự cay đắng của kiếp người, nhưng nhiều năm sau, khi trở lại với cuộc sống đời thường, mỗi người một hoàn cảnh, một tâm trạng, một cái nh́n riêng rẽ về cuộc sống, và cũng có thể từ đó, nhiều sự phân hóa bắt đầu.


    Người kể chuyện hôm nay rất yêu cái chất “Ta về” của một Tô Thùy Yên, coi những ǵ ḿnh đă trải qua sau tháng 4.1975 là một “kiếp nạn”, trở về gia đ́nh với một tâm trạng tuy có buồn đau nhưng không oán hận cuộc đời.


    Ta về như lá rơi về cội


    Bếp lửa nhân quần ấm tối nay


    Chút rượu hồng đây xin rưới xuống


    Giải oan cho cuộc biển dâu này.


    V́ thế, hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đă lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, b́nh tâm và không cực đoan trong các b́nh luận của ḿnh.


    1. BƯỚC VÀO CUỘC ĐỜI MỚI


    Những ngày sau 30.4.1975, quang cảnh của thành phố Sài G̣n và hầu hết các tỉnh dưới vĩ tuyến 17 đă làm yên ḷng những người chiến thắng. Hàng triệu con người từng cầm súng chiến đấu hay điều hành bộ máy cầm quyền cũ chấp nhận sự thay đổi số phận một cách an nhiên, họ rùng rùng đi tŕnh diện đăng kư với mong mỏi làm lại cuộc đời, dù biết rằng sẽ không ít chông gai. Họ tham dự những buổi học ngắn ngày tại địa phương để nắm bắt được ít nhiều quy luật của một xă hội mới, hoặc với những người ở cấp bậc, chức vụ cao hơn, sự tập trung “học tập cải tạo” (HTCT) với thời gian được tin là sẽ kéo dài 10 ngày hay một tháng cũng được tuân thủ ngoài sự dự tưởng của nhiều người.


    Khoảng thượng tuần tháng 5.1975, ḿnh thơ thẩn trước cổng Bộ Nội vụ cũ, định len lách vào để tŕnh diện đăng kư, cốt có được cái giấy chứng nhận có giá trị duy nhất như một thẻ thông hành. Chạm mặt người bạn đồng môn Nguyễn Văn Thọ, được bạn đưa ra một sáng kiến bất ngờ: bọn ḿnh là Phụ tá Tỉnh trưởng kinh tế (xếp ngang Phó Tỉnh trưởng hành chánh) trong hệ thống của Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo (Phó Thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm Bộ trưởng Canh nông), tŕnh diện chi ở đây, hăy qua Ban quân quản Nông nghiệp (tại Bộ Canh nông cũ) mà tŕnh diện!


    Thế là chiếc xe đạp cà tàng đưa hai anh quan chức ngă ngựa chạy cà rịch cà tang qua Bộ Canh nông (cũ) ở đầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tŕnh diện với Ban Quân quản Nông nghiệp, lúc bấy giờ c̣n nằm trong tay các cán bộ tập kết người miền Nam. Tŕnh diện xong, bọn ḿnh được xếp vào thành phần chuyên viên của ông Hảo, được nhận vào làm việc tại văn pḥng cũ của ông Hảo chung với Bộ Canh nông, với thu nhập theo quy chế tạm thời lúc bấy giờ:


    – Công chức cũ hạng A (Kỹ sư, Đốc sự …): 23.000 đ/tháng


    – Công chức cũ hạng B (Cán sự, Tham sự, Thư kư …): 20.000 đ/tháng


    – Công chức cũ hạng C (Tùy phái, tài xế …): 17.000 đ/tháng (Giá tham khảo vào tháng 5.1975: 160.000 đ/ 1 lượng vàng)


    Vào thời điểm này, các lớp học tại địa phương kéo dài 3 ngày dành cho hạ sĩ quan và binh sĩ của chế độ cũ được tổ chức khắp nơi; sau 3 ngày, họ “hồ hởi, phấn khởi” (tiếng mới không có tại miền Nam trước tháng 4.1975), cầm tấm giấy chứng nhận đi làm lại cuộc đời.


    Khoảng 10.6.1975, Ủy ban quân quản thành phố Sài G̣n-Gia Định ban hành thông cáo yêu cầu đi tŕnh diện tập trung cải tạo các thành phần sau: công chức từ chức vụ Phó Quận, Phó Ty đến Phó Tổng thống, sĩ quan từ cấp Thiếu tá trở lên. Thông cáo ân cần nhắc nhở các đương sự: “mang theo tiền bạc, vật dụng đủ dùng trong một tháng”. Mỗi đương sự phải đóng cho cơ quan tổ chức học tập hơn 13.000 đ là tiền nuôi ăn của một tháng đó.


    Khoảng ngày 11 hay 12.6.1975, anh Ba Lộc, Trưởng ban quân quản Nông nghiệp, triệu tập các viên chức cũ thuộc diện tập trung cải tạo với lời nhắc nhở mà người viết bài này vẫn c̣n nhớ rơ: “các anh nên đi tŕnh diện học tập, v́ việc này rất có lợi cho các anh!


    ”Cái “lợi” đó, trong suy nghĩ của mọi người, chính là cái giấy chứng nhận đă hoàn thành thời gian cải tạo, để có thể tạo dựng lại cuộc đời từ con số không, hoặc tốt hơn nữa, là sự trở lại cơ quan nông nghiệp ḿnh đă từ đó ra đi.


    Cũng theo thông cáo trên, thời gian tŕnh diện cải tạo dành cho hai thành phần sĩ quan và viên chức trên là các ngày 13,14 và 15.6.1975. Sĩ quan tŕnh diện ở nhiều nơi, riêng thành phần dân sự th́ ngày 13 và 14.6 tại trường Gia Long, ngày 15.6 tại trường Trưng vương, gần Thảo cầm viên (Sở thú).


    Một sự t́nh cờ đă chi phối khá nhiều vào lịch tŕnh diện này: ngày 13.6 rơi vào “ngày thứ sáu 13”, một điều kỵ của người Công giáo; c̣n ngày 14.6 lại là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người Phật giáo ít ai quên câu: Mùng 5, mười bốn, hăm ba – Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn. Phải chăng sự t́nh cờ này đă biến ngày 15.6 c̣n lại thành ngày “ám ảnh” của mọi người?


    Ḿnh th́ không dị đoan, song v́ lưu luyến hai cô con gái c̣n quá nhỏ (6 và 3 tuổi) nên cũng chờ đến ngày cuối cùng mới đi tŕnh diện.


    Sáng ngày hôm ấy, ḍng người xếp hàng chờ “nhập trường” Trưng vương trải dài từ cổng Thảo cầm viên đến đường Hồng Thập tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), ban tổ chức cho vào từng nhóm một để c̣n có th́ giờ lập nhiều thủ tục khác ở trường. Tiếng là gọi đến cấp Phó Tổng thống, song trong thành phần tŕnh diện, chỉ có một ông cựu Chủ tịch Hạ viện (Nguyễn Bá Lương) và một ông cựu Chủ tịch Tối cao pháp viện (Trần Minh Tiết), từng là hai nhân vật thứ 4 và thứ 5 của chế độ. Riêng với thành phần dân biểu, nghị sĩ, một số người – tự nhận hoặc được báo chí xếp hạng – thuộc “thành phần thứ ba” như Lư Quư Chung (Chánh Trinh), Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Dương Văn Ba… th́ được miễn đi học, sau đó lại c̣n được phép phát hành tờ báo Tin Sáng, và chỉ “hoàn thành nhiệm vụ” vào đầu thập niên 1980.


    Với các cựu dân biểu, nghị sĩ khác phải đi HTCT, chuyện cũng chưa hết. Họ xoay được từ Ban quân quản Quốc hội một tờ giấy giới thiệu, có lẽ nhằm giúp họ được … vào tù sớm và nhanh hơn, nên trong lúc ḍng người xếp hàng có thứ tự đang nôn nóng đợi đến phiên ḿnh th́ khoảng một chục ông dân cử ấy từ đâu chen ngang vào, xuất tŕnh tờ giấy giới thiệu cầm trên tay như tấm bùa hộ mệnh.


    Sự xuất hiện bất ngờ của đám người bon chen này đă gây ra một phản ứng sôi nổi của đám đông, căng thẳng đến mức mấy cán bộ bảo vệ trẻ xem đây là dịp thử súng tốt nhất. Họ chỉa thẳng mũi súng lên trời, thị uy bằng mấy loạt đạn nhắm vào tàng cây me cổ thụ gần nhất. Một trận mưa lá me rơi lên đầu các sĩ tử, và nếu lúc đó được như bây giờ, đă có smartphone để quay phim hay chụp ảnh, th́ đó sẽ là một trong những khung h́nh đẹp và lăng mạn nhất kể từ tháng 4.1975!


    Cuối cùng th́ mọi việc cũng êm xuôi. Đại đa số “sĩ tử” được nhập trường Trưng vương, lập thủ tục “nhập học”. Một thiểu số không nhỏ bị từ chối v́ trường đă quá đông, mà trời sắp tối, phải lủi thủi trở về nhà trong tâm trạng bất an.


    Mà họ có lư khi bất an như vậy! V́ tuy chỉ mới sau hơn một tháng mà chính quyền nhân dân đă hoạt động có hiệu quả. Với tai mắt nhân dân, ngay trong đêm 15.6 đó, hầu hết những người không được cho “nhập trường” đều bị gơ cửa nhà và bị dẫn giải đi, với cái tội “trốn tŕnh diện cải tạo”. Mặc cho đă thanh minh thanh nga với mọi lư do lư trấu, họ bị tống hết vào trại giam Chí Ḥa, cung cấp bữa tiệc máu bất ngờ cho đám muỗi đói, để rồi sáng hôm sau, sau khi các cơ quan đều biết rơ về lư do bất khả kháng của họ, họ mới được thả về. Cuối tháng 6, họ được lệnh đi tŕnh diện bổ sung, theo diện HTCT 30 ngày, cùng lúc với các sĩ quan cấp úy, được thông báo phải “mang theo tiền bạc và vật dụng đủ dùng trong 10 ngày”!

    Last edited by BigBoy; 25-04-2024 at 17:30.

  2. #2
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ 2

    Lê Nguyễn


    5-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1



    Một h́nh ảnh tại làng cô nhi Long Thành. Cơ sở này được thành lập năm 1967, có 3.000 em cô nhi, đến năm 1972, bị giải thể. Tấm bảng trong ảnh mang ḍng chữ Việt và Anh có nghĩa “Xin đừng bắn vào làng cô nhi”. Ảnh của nhà báo Larry Burows in trên tạp chí Life (Mỹ), đăng lại trên Flickr.com

    2. NHỮNG ĐOÀN XE GIỮA ĐÊM HÔM KHUYA KHOẮT


    Với số tiền ăn đă đóng hơn 13.000 đồng cho một tháng, ngay buổi chiều nhập trường Trưng Vương, mọi người đă nh́n thấy nhiều chiếc xe của nhà hàng Á Đông và nhà hàng Đồng Khánh chở thức ăn tới. Bữa ăn sang trọng gấp 3, gấp 4 một bữa ăn thông thường hàng ngày! Sự yên tâm, phấn khởi nhờ thế mà tăng lên.


    Khoảng 10 giờ 30 tối hôm sau, 16.6.1975, mọi người được lệnh tập trung hết dưới sân trường Trưng Vương, mang theo đầy đủ tư trang, vật dụng. Sau những thông báo và quy định cần thiết về trật tự, sự im lặng cần thiết trong hành tŕnh sắp tới, mọi người lặng lẽ leo lên những chiếc xe GMC bít bùng, khung xe được bao bọc bởi những tấm bạt nối với nhau, để lộ nhiều chỗ hở, giúp người trong xe có thể nh́n thoáng ra ngoài.


    Xe bắt đầu lăn bánh vào khoảng 11 giờ khuya, trong một thành phố ngủ yên như đă chết. Chúng tôi nh́n vẻ im vắng của nó qua những khe hở của tấm bạt phủ trùm xe, biết rằng xe đang chạy về hướng Biên Ḥa. Rồi xe rẽ phải về hướng Vũng Tàu. Có những tiếng th́ thào: Chẳng lẽ họ sẽ đưa ḿnh xuống tàu?


    Câu hỏi được sớm trả lời khi xe đột ngột dừng lại và rẽ trái, đi lên một khoảng dốc lài. Rồi xe dừng hẳn, tắt máy. Chúng tôi nhảy xuống xe. Một vài người chợt nhận ra đây từng là “Làng cô nhi Long Thành”, nơi mà trước đó vài năm, cứ vào mỗi chủ nhật, nhiều người kéo nhau lên để thực hiện công tác thiện nguyện đối với hàng ngàn em cô nhi bất hạnh. Người điều hành làng cô nhi lúc đó có cái tên mộc mạc là “ông Tư Sự”, sau nghe nói là người của ‘bên thắng cuộc’.


    Làng cô nhi Long Thành đêm 16.6 ấy chỉ c̣n là một khu vực hoang vu, những dăy nhà dài trống hoác, im ĺm. Theo sự sắp xếp đội, tổ khi chúng tôi vào tŕnh diện ở trường Trưng vương, mỗi người được phân vào một dăy nhà dài độ 60 mét, ngăn thành 4 căn, dăy đầu tiên mang số 1, c̣n gọi là A16, dăy số 2 là A14, và cứ như thế tiến dần lên. Tiếp nhận chúng tôi là những cán bộ miền Nam tập kết, vui vẻ, thân thiện. Tại nhà 2, nơi tôi đến, anh cán bộ bỏ tiền túi ra đi mua những khoanh kẽm giăng dọc theo nhà để mọi người có chỗ máng dây mùng.


    Tiếc là những con người vẫn c̣n mang dáng dấp chơn chất, dễ gần ấy chỉ tạm thời đảm nhận công việc, trong lúc đợi trung ương cử về những cán bộ chuyên trách thuộc Cục quản lư trại giam Bộ Nội vụ. Và ngày ấy đă đến, chỉ sau không đầy một tuần lễ, với những cán bộ mới phần lớn xuất phát từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… gương mặt khắc khổ và tiếng nói nặng chịch, khó nghe.


    3. HỌC VIÊN HAY TRẠI VIÊN?


    Trong khoảng thời gian tiếp sau tháng 6.1975 ấy, không phải mọi việc đều đă rơ ràng. Nhiều sự thực lộ dần ra, nhanh hay chậm c̣n tùy vào sự t́m hiểu và nhạy bén của mỗi người.


    Trước tiên là cách gọi dành cho những sĩ quan, viên chức chế độ VNCH đi “học tập cải tạo” (HTCT) dài hạn. Trong năm đầu tiên, họ được gọi là “học viên”, với cách hiểu họ c̣n là “nghi can”, chưa thành án. Cũng v́ thế, làng cô nhi Long Thành, nơi họ đến học tập, có tên là “Trường 15 NV”, chứ chưa phải là “trại”. NV là cách viết tắt của hai chữ Nội vụ, trường do Cục quản lư trại giam, Bộ Nội vụ, trực tiếp quản lư, phân biệt với phần lớn các trường trại ở các tỉnh, do chính quyền địa phương trực tiếp quản lư.


    Trong lúc các tướng tá được sắp xếp ở nhiều trung tâm khác nhau th́ tất cả thành phần dân sự được tập trung hết vào trường 15 NV Long Thành (một huyện của tỉnh Đồng Nai lúc bấy giờ). Từ ngày 17.6.1975, nơi đây có gần 3.000 học viên, được chia thành 4 khối:


    – Khối 1 đông đảo nhất, gồm công chức hành chánh, thẩm phán, dân biểu, nghị sĩ… Hầu hết “tinh hoa” của chế độ đă bại trận nằm trong khối này, từ ông cựu Chủ tịch Hạ viện, ông cựu Chủ tịch Tối cao Pháp viện, đến ông cựu Tổng trưởng Tài chánh, các dân biểu, nghị sĩ trưởng khối trong Quốc hội…


    – Khối 2 gồm thành viên các đảng phái “phản động” từ cấp Phó bí thư quận, huyện trở lên, nhiều nhất là đảng Dân Chủ của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, kế đến là các thành viên đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc dân đảng.


    Trong khối này có ít nhất hai nhân vật nổi bật nhất.


    Người thứ nhất là cụ Vũ Hồng Khanh, người từng lănh đạo Việt Nam Quốc dân đảng và hợp tác cùng chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống Pháp sau năm 1945. Sau gần 50 năm, ḿnh vẫn c̣n nhớ h́nh ảnh của cụ: Búi tóc nhỏ sau gáy, bộ bà ba đen, chiều chiều, cụ ḥa vào ḍng người đi tản bộ trên “đại lộ hoàng hôn”. Khi đi, cụ hơi cúi người về phía trước, hai bàn tay nắm chặt lại phía sau lưng, rảo bước một ḿnh, không tṛ chuyện với ai.


    Người thứ hai là luật sư Nguyễn Lâm Sanh, trước tháng 4.1975 là Phó chủ tịch Liên minh Á châu chống Cộng (chủ tịch là ông Phan Huy Quát, cựu Thủ tướng VNCH, sau chết trong một trại cải tạo). Nghe kể rằng trước khi ra khu, luật sư Nguyễn Hữu Thọ có mở chung văn pḥng với LS Sanh, khi ra khu, ông Thọ có nhờ ông Sanh chăm sóc giúp gia đ́nh, và nghe đâu ông Sanh từng cho một người con trai của ông Thọ sang Pháp học (?). Những chi tiết này ch́ là nghe qua lời đồn đăi, c̣n cần kiểm chứng rơ ràng hơn, xin kể lại với tất cả sự dè dặt.


    Đến khoảng tháng 10 năm 1975, Cục quản lư trại giam Bộ Nội vụ cử một đoàn cán bộ đông đảo lên Long Thành để hoàn tất hồ sơ mỗi học viên. Họ chụp ảnh, lăn tay và làm nhiều thủ tục cần thiết khác cho học viên. Nghe đâu ông Nguyễn Hữu Thọ, lúc đó là Phó Chủ tịch nước, có nhờ người con trai lên theo đoàn công tác, thăm LS Nguyễn Lâm Sanh, kèm theo mấy món quà. Đó cũng chỉ là “nghe đâu” thôi, xin không coi đó là thông tin có căn cứ xác đáng!


    – Khối 3 gồm toàn các viên chức thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương T́nh báo, mà theo thông cáo của Ủy ban Quân quản là “thuộc thành phần trung cấp trở lên”. Sự khác biệt trong cách hiểu từ “trung cấp” đă dẫn đến một hệ quả cười ra nước mắt. Người miền Nam lúc ấy hiểu từ công chức “trung cấp” là những người thuộc hạng B, từ ngạch thư kư đánh máy trở lên. Thế là các cô cậu nhân viên đánh máy ở Phủ Đặc ủy rùng rùng đi tŕnh diện học tập cải tạo, một số rất đông là nữ.


    Măi đến khoảng 6 tháng sau, sau khi xem kỹ hồ sơ, biết họ chỉ là những nhân viên thừa hành cấp thấp, Cục quản lư trại giam đă trả tự do cho họ. Trong số những người về đợt này, có con trai anh Nguyễn Đ́nh Xướng, người đàn anh của anh em Quốc gia Hành chánh, chức vụ cuối cùng là Tổng Quản trị Hành chánh Phủ Tổng thống, mà người viết bài này từng có một bài viết dài về anh trên Facebook.


    Vẫn c̣n nhớ rơ h́nh ảnh anh Xướng đứng ở đầu nhà gọi nhắn theo cậu con trai hối hả đi theo đoàn người ra cổng trại trong ngày được trả tự do ấy.


    Trong số các viên chức “trung cấp” thật sự của Phủ Đặc ủy Trung ương T́nh báo tŕnh diện cải tạo thuộc khối 3, có khá nhiều người từng tốt nghiệp khóa Cao học Hành chánh. Trong một dịp họ sắp tốt nghiệp, Phủ Đặc ủy quá cần người, đă được phép Phủ Thủ tướng qua Học viện Quốc gia Hành chánh chọn nhiều người trong số họ để đưa sang Phủ làm việc ngay sau khi họ tốt nghiệp. Đa số những người này bị chọn ngoài ư muốn. Riêng người viết bài này có một người bạn đồng môn, đồng song, làm Chánh Sở Bắc Việt vụ tại Phủ nói trên, cái tên sở nghe qua đă lạnh người!


    – Khối 4 gồm các sĩ quan cảnh sát từ cấp Thiếu tá trở lên. Trước năm 1972, khi ngành cảnh sát chưa chuyển qua chế độ cấp bậc như quân đội, họ là những viên chức thuộc ngạch Quận trưởng cảnh sát (có bằng Cử nhân luật trở lên), hoặc Biên tập viên cảnh sát có thâm niên. Đại đa số họ thuộc phái nam, chỉ có một số rất ít là nữ, trong đó có nữ Thiếu tá NTT, biệt đội trưởng biệt đội Thiên Nga, một tổ chức đặc biệt gồm toàn nữ trong guồng máy cảnh sát VNCH lúc bấy giờ.


    Khối 1 đông hơn cả, được phân cho khoảng 6 dăy nhà, từ nhà 1 đến nhà 6, Dăy đầu tiên gọi là Nhà 1, có ít nhất hai nhân vật khá nổi tiếng thời đó. Đó là luật sư Trần Văn Tuyên, một nhân sĩ trí thức từng thuộc nhóm Caravelle, rất được công chúng ngưỡng mộ. Người thứ hai là nhà báo, nhà hoạt động chính trị Phạm Thái, bút danh của ông Nguyễn Ngọc Tân (?), thành viên đảng Đại Việt. Trong số mấy ngàn học viên ở Long Thành lúc đó, ông Phạm Thái có vinh dự được các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều về việc trước năm 1975, ông từng có bài báo lên án vở kịch Lá Sầu Riêng của kịch sĩ Kim Cương là sản phẩm tuyên truyền cho phía CS. Mà thật vậy, sau 1975, chính tác giả vở kịch và nhiều cây bút XHCN đă khẳng định điều đó.


    Ông Phạm Thái thường qua nhà 2, nơi tui ở, để nói chuyện, và chứng tỏ một kiến văn quảng bác về nhiều vấn đề chính trị, xă hội trên thế giới. Theo yêu cầu của anh em, ông c̣n mở lớp dạy Hán văn, song chỉ mấy ngày sau, lớp học này bị buộc phải giải tán. Với quan điểm và quá tŕnh hoạt động chính trị của ông, ai cũng nghĩ rằng thời gian ở trại của ông sẽ phải thâm niên hơn nhiều so với đa số những người khác. Nhưng không, mọi suy đoán đều sai lạc một cách thảm hại.


    Chỉ khoảng 2 tháng sau, ông Phạm Thái được ra về theo một quyết định mà trong đó, ông được ghi là can tội “Giám đốc”, một chức vụ mà không ai từng nghe nhắc đến về ông. Đây là sự bất ngờ lạ lẫm nhất, để rồi lại có tin đồn rằng ông là anh của phu nhân một vị lănh đạo rất cao từng có thời gian mấy năm ở lại miền Nam sau hiệp định Genève 1954. Đây cũng là một loại “tin đồn vô căn cứ” khác.


    Về mặt nhân sự, dăy nhà 2 của tui có lẽ là một trong mấy nơi hùng hậu nhất. Ở đây có các ông:


    – Trần Minh Tiết, cựu Chủ tịch Tối cao Pháp viện


    – Lưu Văn Tính, chuyên gia tài chính, cựu Tổng trưởng Tài chánh, trước tháng 4.1975 là cố vấn tài chánh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu


    – Nguyễn Xuân Phong, Trưởng phái đoàn VNCH tại ḥa đàm Paris trước tháng 2.1973


    – KTS Ngô Viết Thụ, khôi nguyên giải La Mă, người tái thiết dinh Độc lập vào đầu thập niên 1960


    – Anh Nguyễn Đ́nh Xướng, Tỉnh trưởng Vĩnh B́nh (Trà Vinh) thời Ngô Đ́nh Diệm, chức vụ cuối cùng: Tổng Quản trị Hành chánh Phủ Tổng thống


    – Cụ Phạm Trọng Nhân, nhân viên ngoại giao kỳ cựu, cựu Đại sứ VNCH, chức vụ cuối cùng: Giám đốc Nha nghi lễ Bộ Ngoại giao…


    Trong một bài viết trên Facebook vào cuối tháng 4 một năm nào đó, tui có nhắc đến sự “gặp gỡ” t́nh cờ tại trại Long Thành giữa ông cựu trưởng phái đoàn ḥa đàm VNCH Nguyễn Xuân Phong và ông cựu trưởng phái đoàn ḥa đàm VNDCCH Xuân Thủy, có khác chăng là lúc đó Nguyễn Xuân Phong là một tù nhân đứng bên cửa sổ nh́n ra, c̣n Xuân Thủy là một cán bộ cao cấp đi thị sát trại, có một nhóm cán bộ lănh đạo trại khép nép theo sau. Trong t́nh huống bất ngờ đó, tui t́nh cờ đứng cạnh ông Phong, ṭ ṃ liếc qua, thấy ông chống tay lên hông, nh́n cảnh tượng diễn ra bằng một đôi mắt thật b́nh thản.


    (C̣n nữa)

  3. #3
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ 3

    Lê Nguyễn


    7-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1kỳ 2


    (Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đă lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, b́nh tâm và không cực đoan trong các b́nh luận của ḿnh…).


    Thân tặng Moc Nguyen và các bạn đồng cảnh ngộ ở Long Thành, Xuyên Mộc (1975-1982).


    4. CHUYỆN G̀ ĐĂ XẢY RA SAU THỜI HẠN MỘT THÁNG?


    Trong tháng đầu tiên ở Long Thành, mọi người được trải qua một đời sống thoải mái, xe của các nhà hàng Á Đông và Đồng Khánh tiếp tục chở thức ăn lên. Song ngay trong buổi sáng đầu tiên sau cái đêm khuya được chở lên trại bằng xe camion bít bùng, mọi người sớm chứng kiến một cảnh tượng lạ lẫm. Một chiếc GMC không mui chở theo khoảng một chục thanh, tráng niên gầy g̣, trên thân người chỉ độc một chiếc quần đùi. Những anh này được thả xuống, với cuốc xẻng trên tay, bắt đầu đào những hố xí dọc theo hàng rào kẽm gai vây quanh làng cô nhi cũ.


    Cảnh tượng lúc ấy giữa chúng tôi và nhóm người này là một trời một vực. Một bên là ăn trắng mặc trơn, một bên là tả tơi, ốm đói. Đứng cách nhau độ 3-4 mươi mét, một người trong chúng tôi bỗng kịp nhận ra một trong số người mặc quần đùi này là anh Trưởng ty Công chánh Phước Long!


    Ôi, vậy họ là những công chức, quân nhân thuộc tỉnh Phước Long cũ, bị quân đội miền Bắc bắt làm tù nhân chiến tranh sau khi tỉnh Phước Long thất thủ toàn diện vào tháng 1.1975! Sự kiện đánh chiếm tỉnh Phước Long – một vi phạm nghiêm trọng hiệp định Paris 1973 – là phép thử quan trọng đầu tiên, cho thấy chính quyền Mỹ hậu Nixon đă quay lưng hẳn với người bạn đồng minh của ḿnh!


    Người trong nhóm chúng tôi mừng thấy lại bạn cũ. Họ gọi nhau, nhận ra nhau, và anh Trưởng ty Công chánh đă chỉ vào cơ thể ốm yếu của ḿnh, nói to một câu bất ngờ: “Rồi tụi bây cũng sẽ như tụi tao bây giờ!”.


    Câu nói đó hầu như không thuyết phục được ai, v́ cuộc học tập cải tạo (HTCT) kéo dài chỉ 30 ngày là “niềm tin tất thắng” của hầu hết chúng tôi. Và chúng tôi nhanh chóng quên đi câu nói của anh Trưởng ty Công chánh Phước Long!


    Khi đi tŕnh diện HTCT, một số người trong chúng tôi không quên mang theo những gói hạt giống, nhiều nhất là hạt rau muống, xới khu đất rộng ngăn cách nhà ở với hàng rào, làm thành từng luống nhỏ, gieo xuống những hạt mầm, như ươm lấy niềm hy vọng trong cuộc sống mới. Chàng tuổi trẻ lúc ấy mới 31 tuổi, là tuổi khởi đầu của giai đoạn đẹp nhất trong đời người, nh́n những lá rau muống xanh tươi nhú lên khỏi mặt luống trồng, tức cảnh sinh t́nh, viết nên những câu thơ chứa chan hy vọng:


    Anh ngồi xuống ngọn đồi đầy cỏ dại,


    Nghe mồ hôi từng giọt nóng trên ḿnh,


    Hạt giống nào trong giây phút hồi sinh,


    Hơi thở nhẹ len vào từng thớ đất …


    Ḿnh yêu nhất hai câu cuối của đoạn thơ này, chúng nói lên sự lạc quan, sự bừng nở của một cuộc sống mới mà ḿnh đang hướng về.


    Nhiều người đàn ông có dịp trở về đời sống trẻ thơ của ḿnh. Họ tháo những cánh cửa sổ làm bằng cây thao lao (bằng lăng) c̣n dính vào khung cửa, gỡ từng miếng lá sách ra, dùng cưa tự chế, cưa thành những bộ xếp h́nh 7 mảnh, cái h́nh chữ nhật, cái h́nh tam giác, cái h́nh thang, xếp lại thành ra hàng trăm h́nh tượng khác nhau. Gặp những miếng ván to hơn, họ cưa thành 4 bánh xe là 4 chân con thỏ, tạo h́nh ḿnh con thỏ, đầu và đuôi con thỏ, tất cả được gắn lại với nhau, khi đẩy bánh xe đi, cái đầu và cái đuôi con thỏ lúc la lúc lắc cùng một nhịp.


    Người viết bài này là kẻ vụng về bậc nhất, vậy mà ḷng thương con và nỗi nhớ gia đ́nh cũng khiến xui anh ta làm được hai bộ xếp h́nh và hai con thỏ, trông đợi một lần thăm gặp để tặng cho con.


    Chúng tôi cứ sống êm đềm như thế th́ bỗng nhiên vào khoảng 15 ngày sau, người ta dựng lên trên khoảng đất trống một ngôi nhà gỗ lợp tole, bốn bề không có vách che. Trong ngôi nhà đó, người ta đóng mấy dăy kệ, và lạ lùng hơn nữa là có cả một chiếc ghế hớt tóc! Chả lẽ người ta c̣n nghĩ đến việc chăm sóc sắc đẹp cho chúng tôi, để sau 30 ngày, trả chúng tôi về với gia đ́nh?


    Một buổi trưa, để tránh cái nóng nực và chật chội của dăy nhà chứa gần 300 con người, chúng tôi kéo nhau ra ngôi nhà mới dựng, chưa biết để làm ǵ. Tôi ngồi cạnh Phạm Đ́nh Thăng, người bạn cùng trường, cùng khóa, có biệt danh là “Thăng đại sư”, v́ anh giỏi tài kể chuyện Tam Quốc Chí, lúc kể chuyện, luôn đặt một tay trước ngực và tự xưng là “bần đạo”. Trong câu chuyện, đột nhiên Thăng tuyên bố một câu “khó nghe”, tôi vẫn c̣n nhớ đến bây giờ: “Có một lúc nào đó, mày sẽ thấy thời gian cải tạo một năm là lư tưởng, rồi có một lúc nào đó, mày thấy 3 năm là lư tưởng”.


    Tôi cho lời nói của Thăng chỉ là chuyện bông đùa, không tin được. Măi đến sau này mới biết nguyên ủy của câu nói. Thăng là người Quảng Ngăi, trước 1954, mẹ anh từng trải qua nhiều năm ở Liên khu V, tích lũy nhiều kinh nghiệm, hôm anh chuẩn bị hành lư đi tŕnh diện cải tạo, bà ân cần nhắc nhở: “Con không đi một tháng đâu, phải chuẩn bị tinh thần ở lâu dài”. Bà cụ quả là một người sáng suốt!


    Mặc dù sự hiện diện của ngôi nhà mới dựng dành làm căng-tin và chiếc ghế hớt tóc như một thách thức, song “niềm tin 30 ngày” vẫn không tàn lụi trong mỗi chúng tôi. Chúng tôi an ủi nhau bằng lập luận rằng, người ta làm căng-tin để đón người mới tới, sau khi chúng tôi đă ra về.


    Những ngày thứ 27-28, tâm trạng nhiều người luôn căng thẳng, họ suy luận khá “logique” rằng th́ là khi người ta chở ḿnh lên Long Thành bằng những chuyến xe bít bùng chạy trong đêm khuya vắng th́ khi trả chúng ta về, cũng sẽ bằng một cách thức như thế!


    Từ ngọn đồi cao của làng cô nhi cũ nh́n xuống, đèn pha của xe cộ chạy ra Vũng Tàu như một sự trêu ngươi. Chúng tôi mong chúng rẽ trái, chỉa đèn về hướng ngọn đồi nơi chúng tôi đang mong ngóng, song chúng hết sức vô t́nh, cứ pha đèn chạy thẳng hướng Vũng Tàu!


    Cuối cùng th́ chúng tôi cũng không phải hồi hộp lâu nữa. Có lẽ những người có trách nhiệm sợ để lâu, chúng tôi hồi hộp quá, đứt gân máu mà chết.


    Vào ngày thứ 31 hay 32 ǵ đó, chúng tôi được tập họp lại, nhận một thông báo rơ ràng và dứt khoát: “Sau một tháng, kể từ nay, cách mạng sẽ nuôi ăn các anh!


    Một trời hy vọng sụp đổ! Chị thẩm phán PTH, cái bụng thè lè 5-6 tháng, bật khóc như chưa bao giờ được khóc!


    Chị thẩm phán có đủ lư do để khóc như vậy, v́ làm sao biết chị sẽ sinh con ở đâu? May mà trong đợt về đầu tiên sau hai tháng, chị có tên chung với nhà hoạt động chính trị Phạm Thái đă kể trên.


    Về chung với ông Thái và chị PTH trong đợt này, c̣n có một người đặc biệt nữa. Anh đi tŕnh diện cải tạo với tư cách một viên chức của Bộ Chiêu hồi, cơ quan có ân oán bậc nhất với bên thắng cuộc. Nhiều người tin rằng anh sẽ đi mút mùa Lệ Thủy, song theo một bản tin đăng trên báo SGGP lúc bấy giờ, sau hiệp định Geneve 1954, gia đ́nh anh ở Bàn Cờ là nơi đón tiếp thường xuyên ông L.D, có lúc vào ra, có lúc ở lại lâu dài. Bài báo đă tiết lộ sự việc một cách hết sức rơ ràng nên không ai ngạc nhiên khi một viên chức làm ở Bộ Chiêu hồi như anh lại được về sớm như vậy.


    Sau ngày thứ 30, sự thay đổi chế độ dinh dưỡng diễn ra nhanh quá, giá trị khẩu phần ăn đang từ hơn 400 đ do sự tự đóng góp của học viên bỗng tụt xuống c̣n dưới 100 đ/ngày theo chế độ tập trung cải tạo. Gạo chứa đầy hạt cỏ, chỉ riêng việc loại bỏ chúng cũng tốn rất nhiều th́ giờ. Không lâu sau, lần đầu tiên, chúng tôi làm quen với một thứ lương thực chưa bao giờ nghe nói tới: Bo bo.


    Những hạt nhỏ bé này có lớp vỏ như hạt bắp (ngô), nếu không bị nhai nát, mà chỉ nuốt trộng, th́ khi xuống bao tử, chúng không coi axit trong dịch vị ra ǵ, nhập thế nào th́ xuất thế đó, không một chất dinh dưỡng nào ngấm vào cơ thể.


    Khi chưa vào trại, nghe dến phương pháp dưỡng sinh Ohsawa với gạo lứt muối mè, phải nhai đủ 100 cái rồi mới nuốt, ḿnh đă ngán ngẩm lắm rồi. Vậy mà hôm đó ḿnh thử nhai một ngụm bo bo xem sao, kết quả là phải nhai gần… 120 cái, chúng mới chịu nát ra hết để có thể yên ḷng mà nuốt xuống bụng!


    Căng-tin lúc ấy đă bắt đầu hoạt động, song tiền bạc mang theo cũng chẳng c̣n bao nhiêu, v́ tưởng chỉ cần tiêu xài trong một tháng. Nhà bếp cũng hoạt động với thành phần thợ nấu thuê mướn từ bên ngoài, học viên thay nhau xuống đó làm những việc nặng nhọc như bửa củi, xách nước, khiêng cơm.


    Nhiều người quen nếp sống cũ, cơ thể phản ứng, làm phát sinh những tḥm thèm kỳ lạ. Một dược sĩ nổi tiếng khắp miền Nam, chủ một hăng dược lớn, đă ṃ xuống bếp nhờ người bạn quen kiếm cho một miếng… cơm cháy. Dẫu sao, sự tḥm thèm đó c̣n dễ chịu, khó chịu nhất là những bệnh hoạn dễ phát sinh do sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nặng nề. Đó sẽ là câu chuyện của những bài viết sau.



    (C̣n tiếp)

  4. #4
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ 4

    Lê Nguyễn


    9-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3


    5. NHỮNG CHUYỆN KỂ Ở TRẠM XÁ LONG THÀNH


    (Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đă lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, b́nh tâm và không cực đoan trong các b́nh luận của ḿnh…)


    Thân tặng Moc Nguyen và những bạn đồng cảnh ngộ ở Long Thành-Xuyên Mộc (1975-1982).


    5.1. CHUYỆN CHIẾC BÔ NHỰA VÀ BỊCH TRO THAN


    Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy thể chất của ḿnh không c̣n được như cũ. Từ những bữa ăn có trị giá cao đến những bữa ăn theo chế độ tập trung bằng ngân sách nhà nước, cơ thể con người không kịp thích ứng, nhiều thứ bệnh “trời ơi đất hỡi” xuất hiện và lan truyền nhanh hơn virus Covid.


    Trước tiên phải kể đến bệnh “gảy đàn”, các đương sự ngồi đâu gảy đó, gảy ngoài rồi đến gảy trong, gảy hết ban ngày đến ban đêm, gảy cả những ngóc ngách sâu kín nhất chưa từng gảy bao giờ. Dù sao, trong cái gảy này, c̣n có cái… sướng, nhiều người cố giảm thiểu chúng bằng những viên multivitamin mang theo.


    Căn bệnh kế tiếp không sướng chút nào, đó là bệnh phù thũng (béri-béri). Ngủ một đêm dậy, nghe gương mặt ḿnh nặng nề, mắt như híp lại, lấy tay ấn vào lớp thịt cổ chân, thịt lún sâu xuống rồi không chịu trở về nguyên trạng!


    Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông ngoài đời đang cao giọng tố cáo t́nh trạng “phồn vinh giả tạo” của miền Nam trước 1975, theo nghĩa: Sự sung túc chỉ là bề ngoài, thực chất bên trong là sự đói kém, thiếu thốn trăm bề.


    Những người tù c̣n mang danh “học viên” ở Long Thành lúc ấy đă nhanh chóng phát huy sáng kiến, cập nhật ngôn ngữ ngoài đời. Sáng sáng, cứ thỉnh thoảng nghe tiếng la toáng của một anh nào đó rằng th́ là, “tụi bây ơi, tao bị phồn vinh giả tạo rồi!”. Ấy là lúc anh ta cảm thấy khuôn mặt của ḿnh nở to ra, nặng chịch, ấn ngón tay vào cổ chân, thịt chỉ chịu lơm xuống mà chẳng chịu phồng lên. Thật, không có cách so sánh, ứng dụng nào tuyệt vời hơn thế!


    Hai căn bệnh “gảy đàn” và “phồn vinh giả tạo” rơ ràng là hậu quả của t́nh trạng thiếu dinh dưỡng, do sự thay đổi nhanh chóng chế độ ẩm thực, khiến cơ thể mất nhiều chất đề kháng, các thứ vi trùng, vi khuẩn tha hồ thâm nhập và hoành hành.


    Tuy nhiên, đáng sợ hơn cả không phải là ngứa ngáy hay phù thũng, mà là bệnh kiết lỵ (dysenterie). Căn bệnh này hoành hành v́ hố xí tập thể không xa nơi ở bao nhiêu, lại c̣n có sự hiện diện của hàng sư đoàn gián quanh nhà.


    Sống chung cùng một đội với tui có kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Anh là một trong những học viên bị căn bệnh kiết lỵ tấn công sớm nhất, chỉ sau mấy ngày, mặt anh phờ phạc hẳn. Tui theo gót anh, với một hậu quả kinh khiếp hơn.


    Câu chuyện liên quan đến anh Nh., sĩ quan cấp Thiếu tá, nguyên là Chủ sự pḥng (như Trưởng pḥng) thuộc Sở Nội dịch Phủ tổng thống, sau khi khuyết người đứng đầu, anh được cử làm xử lư thường vụ Chánh sở Nội dịch. Công việc chính của sở này là điều hành việc phục dịch chung cho toàn bộ Phủ tổng thống. Theo ngôn ngữ hành chánh của miền Nam trước 1975, xử lư thường vụ (XLTV) là hành vi hoàn toàn có tính tạm thời trong thời gian chờ cử người chính thức đảm nhiệm chức vụ.


    Ngay cả khi đă chính thức là Chánh Sở Nội dịch, Thiếu tá Nh. cũng không đủ tiêu chuẩn được học tập cải tạo (HTCT), nói chi mới chỉ là người XLTV. V́ thế, khi đến tŕnh diện tại trường Trưng Vương, anh bị từ chối cho nhập trường. Khốn nỗi, không vào được nơi đây, với cấp bậc (nay gọi là quân hàm) Thiếu tá, anh cũng phải tŕnh diện cải tạo nơi khác, mà Nh. lại thích ở chung với anh em công chức, vui hơn. Cuối cùng, sau khi suy đi tính lại, anh đến gặp cán bộ tiếp nhận, khai rằng anh không phải Chánh sở, mà là XLTV Chánh sở. Nghe cụm từ có hai chữ “xử lư”, anh cán bộ chấp thuận cho N. vào, có lẽ v́ theo ngôn ngữ lúc bấy giờ, chữ “xử lư” nghe có một cái ǵ đó to tát, nghiêm trọng hơn!


    Buổi sáng hôm đó, Thiếu tá Nh. mang đến chỗ ḿnh nằm một tô cơm nhỏ anh nấu chiều hôm trước, nhưng đến sáng th́ bị đau bụng nhiều nên không ăn được. Vào thời điểm ấy, lương thực chính là bo bo, cơm trắng là sản phẩm cao cấp, ngu ǵ mà từ chối ḷng tốt của người khác. Ḿnh ăn ngay tô cơm của Nh. vào buổi trưa hôm đó, song không hiểu sao, ăn gần hết cơm, ḿnh mới nghe bốc lên mũi mùi… gián! Đúng là có sự phản chủ của cái lỗ mũi!Thôi th́ mọi chuyện đă lỡ làng, giờ chỉ c̣n trông cậy vào ông thần may rủi.


    Chiều hôm ấy, bụng ḿnh quặn thắt từng cơn, với những biểu hiện rơ ràng của bệnh kiết lỵ. Cơ thể đang suy yếu, bệnh thừa thắng xông lên, buộc ḿnh phải đi ra, đi vào từ nhà ở đến cụm hố xí ngoài hàng rào mỗi ngày khoảng… 20 bận. Thuốc đường ruột Carboguanidine mang theo chỉ có tác dụng với bệnh tiêu chảy, thuốc kháng sinh Tétracycline chỉ chuẩn bị chút ít cho chuyến đi học 30 ngày, nốc sau một-hai ngày cũng hết. Bệnh này làm cho đường ruột bị tổn thương, không cho phép dung nạp đồ cứng, kể cả cơm gạo, người bệnh chỉ có thể ăn cháo mua ở căng-tin.


    Vậy mà với tần suất đi ra, đi vào trung b́nh mỗi ngày 20 bận như vậy, ḿnh đủ sức chịu đựng đến ngày… thứ 7, với cái bao tử chỉ chứa toàn cháo loăng trong suốt 7 ngày! Tổ trưởng của tui lúc ấy là cụ Trần Luyện, tuổi chắc cũng chỉ hơn 50, song có một cḥm râu dài. Trước tháng 5.1975, cụ Luyện là Tổng Giám đốc Nha Khẩn hoang lập ấp của Phủ Quốc vụ khanh đặc trách khẩn hoang lập ấp, mà người đứng đầu là bác sĩ Phan Quang Đán.


    Thấy t́nh h́nh không ổn, cụ Luyện dẫn tui xuống Trạm xá, xin cho tui được nằm lại trạm. Được sự chấp thuận của người có thẩm quyền, cuộc sống của một bệnh nhân trạm xá bắt đầu.


    Cũng cần nói thêm đôi chút về trạm xá Long Thành lúc ấy. Ban đầu nó chỉ gồm có hai bác sĩ cán bộ của trại. Gọi là “bác sĩ” cho lịch sự, chứ lúc đó, ông HC là một y sĩ (ngang với cán sự y tế trong chế độ cũ), c̣n ông H. là một y tá. Không lâu sau, do số bệnh nhân tăng cao, trạm xá được tăng cường bởi hai bác sĩ thực thụ, là các học viên đang HTCT. Đó là BS Hạnh, một chuyên gia đang làm việc ở Viện Pasteur Sài G̣n, và BS Tùng, một thầy thuốc rất mát tay.


    Tiếng là “trạm xá”, song nơi đây nhỏ hơn một ngôi nhà cấp bốn, chỉ có một căn pḥng rộng duy nhất vừa dùng làm nơi khám bệnh, phát thuốc, vừa là chỗ nằm điều trị của bệnh nhân nặng. Trạm không có nhà vệ sinh riêng, ai có nhu cầu, phải đi bộ ra hố xí công cộng ở sát hàng rào. Sau hơn 7 ngày chịu đựng, ḿnh không c̣n khả năng đi ra hàng rào nhiều lần như thế nữa. Và chính trong t́nh thế này, ḿnh mới phát hiện được một t́nh bạn cao đẹp.


    Người đó là Nguyễn Chi Lăng, tốt nghiệp khóa Cao học 3 Học viện QGHC (1969), từng là bạn “đồng liêu” với ḿnh trong thời gian cùng làm việc ở tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá). Để giúp giải quyết những bế tắc của một bệnh nhân kiết lỵ không c̣n khả năng đi xa, Lăng xuống căng-tin t́m mua cho ḿnh một cái bô nhựa, loại dành cho trẻ em 3-4 tuổi, không quên xúc cho ḿnh một bịch tro lấy từ bếp nấu ăn.


    Có một chút may mắn là tuy chật hẹp, song trạm xá Long Thành c̣n có một nhà kho hẹp bỏ không, không cửa nẻo, trống huơ trống hoác, nằm cạnh lối đi vào nơi khám bệnh và phát thuốc. Ḿnh bỏ chiếc bô nhựa và bịch tro trong nhà kho ấy, mỗi lần bụng quặn đau, không chịu nổi, th́ lén vào đó, kéo quần, ngồi xuống, y như một chú bé lên ba.


    Đó chưa phải là điều đáng sợ, đáng sợ hơn là h́nh ảnh đó trải ra trước mắt của hàng năm, bảy chục người – nam cũng như nữ – đi vào trạm xá để khám bệnh và xin thuốc mỗi ngày! Một quá khứ mới vừa qua đi, h́nh ảnh của những chiếc công xa, những bàn giấy lớn, những đống hồ sơ chất cao như núi… mọi thứ tan biến dần, nhường chỗ cho một thực tế rơ nét hơn, và cũng đau đớn hơn, đó là h́nh ảnh cái bô nhựa và bịch tro than góp phần cứu văn cuộc sống của một con người.


    Ḿnh nhắc điều này với ḷng biết ơn chân thành đối với Nguyễn Chi Lăng. Mỗi sáng sớm, Lăng chạy xuống căng-tin xin cho ḿnh một ca nước nóng, làm vài việc cần thiết theo yêu cầu và một, hai ngày một lần, anh “giải quyết” cái bô nhựa có rải nhiều lớp tro của ḿnh tại một nơi khuất lấp nào đó!


    Nếu không có một t́nh bạn cao quư, không thể làm được như thế. Và trong suốt cuộc đời của ḿnh, ḿnh không bao giờ quên được điều này.

  5. #5
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ 5

    Lê Nguyễn


    11-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4


    5.2 NHỮNG BỮA TIỆC “HÀM THỤ” Ở TRẠM XÁ LONG THÀNH


    Vào tháng 9 năm 1975, số bệnh nhân nằm điều trị tại trạm xá Long Thành chỉ vào khoảng 9-10 người, trong đó có hai người cao tuổi. Người thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Tho, Trưởng khối Dân tộc Thượng viện, được hai cán bộ y tế chỉ định làm người trưởng nhóm. Người thứ hai là bác K., sau khi t́nh cờ biết ḿnh từng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh (QGHC), bác cho biết bác là bố vợ anh Ngô ĐL, một khóa đàn anh của ḿnh, lúc ấy đă qua đời.


    Ở trạm xá, bác K. là người phương phi nhất, vóc dáng khỏe mạnh, da mặt đỏ hồng. Bác lại là người nằm bệnh lâu nhất trong nhóm.


    C̣n nhớ một sáng nọ, bác hô hoán lên là đêm qua, bác khạc ra mấy … cục máu. Chuyện hơi khó tin với một người có vóc dáng khỏe mạnh như bác K., song ở đời, chuyện ǵ lại không thể xảy ra, ḿnh thăm hỏi bác với ḷng ái ngại thật sự.


    Măi về sau, ḿnh mới biết rằng bác K. có móc nối với “bs” H., nhờ ông này đến nhà ở Sài G̣n lấy giúp tiền, mang vào để chi xài. Hoa hồng của “thương vụ” trên là bao nhiêu không rơ, song điều khá rơ là mối quan hệ này giúp một người khỏe mạnh như bác K. được nằm điều trị bệnh ở trạm xá dài dài. Hóa ra, chuyện “khạc ra máu” của bác cũng chỉ là một t́nh huống được dàn dựng sẵn trong kịch bản để bảo vệ cho kế hoạch nằm bệnh xá lâu dài của bác!


    Trong số người nằm bệnh lúc đó, cũng không thể không kể thêm trường hợp anh X (không c̣n nhớ tên), đồng bệnh (kiết lỵ) với ḿnh, song với một “thành tích” không tiền khoáng hậu. Anh vào trạm sau ḿnh hai ngày, kể lại rằng, để giải quyết cơn đau quặn ở bụng, tần suất đi ra đi vào của anh là không đếm xuể. Cho đến một hôm, anh vừa giải quyết xong, đi vào tới nhà th́ bụng đau quặn trở lại, phải tức tốc quay lại hàng rào. Cuối cùng anh quyết định ngồi ĺ trên hố xí ở hàng rào, không đi đâu nữa, cho đến khi bạn bè hay tin, chạy ra kéo anh dậy và kè anh đi thẳng lên trạm xá.


    Sau hơn tuần lễ điều trị, khi thấy thuốc uống không có tác dụng, các bác sĩ (tù) phải áp dụng liệu pháp tối hậu cho anh X và tui, đó là tiêm thẳng những mũi Emetine vào bắp thịt. Đây là loại thuốc tiêm hữu hiệu nhất để điều trị bệnh kiết lỵ vào thời điểm đó. Bệnh của chúng tôi giảm dần sau những mũi thuốc này.


    Nói đến nhân viên trạm xá Long Thành mà không nhắc đến d́ Bảy lao công là một thiếu sót lớn. Nhà d́ ở gần khu làng cô nhi, nghe đâu chồng d́ là một du kích xă bị chết trận, và có lẽ do điều này, d́ được nhận làm lao công cho trạm xá. D́ buôn bán hàng lặt vặt tại nhà, và giữa d́ với anh em bệnh nhân sớm h́nh thành một “thỏa hiệp”.


    Ở trạm xá, ngoài hai người cao tuổi, cứ mỗi buổi trưa, các anh em c̣n lại xuống căng tin, xếp hàng mua giùm d́ Bảy, mỗi người mấy gói thuốc lá Hoa Mai, Vàm Cỏ, Đà Lạt… Thời đó, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng như thuốc lá, bột giặt, bột ngọt, đường… có sự cách biệt khá lớn giữa hàng chợ và hàng bán trong hệ thống cửa hàng quốc doanh, mỗi ngày, chúng tôi mua giùm cho d́ Bảy khoảng vài mươi gói thuốc lá. D́ mang về bán, không rơ lời lóm thêm được bao nhiêu, nhưng sáng sáng, khi đi làm, d́ mua cho mỗi đứa chúng tôi một gói xôi đậu xanh. Xôi đậu xanh đối với đời tù là một món ăn có giá trị.


    Đó là kỷ niệm khó quên giữa những người tù và một phụ nữ miền Nam nghèo, chất phác.


    Những tháng 8, tháng 9 năm 1975 ấy, thời tiết lạnh một cách bất thường, với người nằm bệnh ở trạm xá, xương cốt thiếu calcium, cơ thể sụt giảm sức đề kháng, cái lạnh càng dữ dội hơn nữa!


    C̣n nhớ sáng ngày 16.9, ḿnh ngồi dựa lưng vào tường, nh́n ra khoảng không bên ngoài khung cửa sổ. Một khu vực rộng lớn, hoang tàn trải ra trước mắt, nghe đâu đó là nơi từng đóng quân của Sư đoàn Mảng xà vương, thuộc quân đội Thái Lan sang tham chiến tại Việt Nam. Ngày hôm đó, chính trong cái lạnh buốt xương, trời lại mưa lất phất như mưa phùn xứ Bắc, mà bài thơ này ra đời:


    MƯA BỆNH XÁ


    Nằm đây ngữa mặt lên trần,


    Ḷng tương tư áng phù vân cuối trời.


    Bên ngoài từng hạt mưa rơi,


    Từng cơn gió lạnh buốt rời thịt xương.


    Nằm đây mà nhớ cố hương,


    Đêm đêm làm bạn chiếu giường vô tri,


    Xót thân phận chẳng ra ǵ,


    Ba mươi mốt tuổi, hoài đi nửa đời.


    Nỗi người thương cảm khôn nguôi,


    Nỗi ḿnh âu cũng đầy vơi giọt buồn.


    (LN)


    Hai câu cuối ứng với thực trạng của những người tù nằm điều trị ở trạm xá Long Thành lúc bấy giờ. Tại đây, ban ngày ồn ào bao nhiêu th́ ban đêm hiu quạnh bấy nhiêu. 9-10 người bệnh nằm thở dài dưới ánh điện tù mù, nhớ nhà cửa, nhớ gia đ́nh, họ trút bầu tâm sự, kể cho nhau nghe những vui buồn trong quăng đời đă qua, kể để cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi những tâm sự vụn ấy nhận được sự chia sẻ của bạn tù.


    Một sự kiện độc đáo của những đêm tù mù đó là những bữa ăn… hàm thụ. Tại miền Nam, vào những thập niên 1950-1960, phong trào học hàm thụ phát triển khá rầm rộ. Đó là một dạng học từ xa, thường là từ nước này qua nước khác. Trong điều kiện lúc bấy giờ, mọi việc chỉ có thể thực hiện qua trung gian của cơ quan bưu chính. Sau thủ tục ghi danh, đóng tiền, trường học ngoài nước (ở Mỹ chẳng hạn) gửi chương tŕnh học, tài liệu học cho học viên ở Việt Nam qua đường bưu điện; học viên học, làm bài gửi trở lại trường học cũng theo con đường như thế.


    Tháng 9 năm 1975, chúng tôi áp dụng h́nh thức “hàm thụ” trong các buổi sinh hoạt ban đêm của ḿnh, cho dù cách sử dụng từ ngữ này chưa hoàn toàn chính xác, gọi cho vui, v́ khó t́m một từ ngữ nào phù hợp hơn. Người bệnh ở chung trong trạm xá phân công nhau, mỗi đêm một người kể về món ăn ḿnh ưa thích, nguyên liệu gồm những ǵ, cách chế biến ra sao, thành phẩm có hương vị như thế nào…


    C̣n nhớ, cụ Nguyễn Văn Tho rất điệu nghệ với món “ḅ nướng ngói” ở quê Long Xuyên của cụ. Tuy chỉ là những món ăn “hàm thụ”, nằm trong trí tưởng tượng của mỗi người, song sự liên tưởng đến chúng cũng mang lại cho chúng tôi nhiều cảm giác có thật, như hiệu ứng Pavlov vậy. Nước miếng cứ tươm ra đầy miệng, ḿnh phải hết sức đè nén, nuốt thật nhẹ xuống cổ, không để người nằm giường bên cạnh nghe được thứ âm thanh đáng xấu hổ đó!


    Dạo ấy, trong khi chúng tôi nằm ở trạm xá th́ mỗi đêm các nhà ráo riết tập hát những bài nhạc đỏ: Nổi lửa lên em, Trường sơn Đông – Trường sơn Tây, Vàm Cỏ Đông… Giữa đêm đen, bài đồng ca của gần 300 người ở mỗi nhà vang lên với một khí thế hừng hực. Riêng nhà 6 chỉ cách trạm xá của chúng tôi một con đường đất nhỏ th́ tập bài “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”.


    Những đêm nhạc này tạo một ấn tượng mạnh đến nỗi từ ấy cho đến cả bây giờ, cứ mỗi lần nghe đến câu mở đầu “đêm nay – trên đường hành – quân – ra – mặt trận…”, là trong kư ức của tui hiện lên rơ mồn một h́nh ảnh của những đêm trạm xá với món ḅ nướng ngói thơm phức của cụ nghị sĩ Nguyễn Văn Tho, với sự nhạy bén đến không ngờ của bác K., biến bác thành bệnh nhân trường kỳ mai phục ở trạm xá, đến cả anh X, người đồng bệnh của tui, nhưng vượt xa tui ở thành tích ngồi luôn ngoài hố xí, không vào nhà nữa…


    Khi tui trải qua gần 30 ngày ở trạm xá, bệnh dứt hẳn trong một cơ thể gần suy kiệt, cụ Tho hành xử quyền trưởng nhóm, hỏi khéo tui là đă dứt bệnh chưa. Ḿnh không thể nói dối, v́ c̣n phải chừa chỗ cho nhiều bệnh nhân khác, nên thu xếp trở về nhà 2.


    Ở trạm xá, đời sống thay đổi quá, nhiều thứ cần thiết cũng bị cho qua. Ấy là trong suốt gần 30 ngày đó, ḿnh chưa tắm một lần, đơn giản v́ trạm xá không có nhà tắm và nước. Vả lại, nếu có nước, ḿnh cũng không xách nổi, có cảm giác như các xương chân ở trong t́nh trạng trật khớp bất cứ lúc nào.


    Chiều hôm sau, một bạn đồng môn QGHC thuộc bậc đàn anh là anh Đỗ Hải Minh (Dohamide) động ḷng, tự tay anh đi hứng một xô nước đầy và xách ra đến tận nhà tắm lộ thiên cho ḿnh.


    Ḿnh từng có bài tưởng niệm anh Đỗ Hải Minh. Anh là tác giả nhiều đầu sách về nền văn hóa Chăm, chức vụ cuối cùng là Phó Tổng GĐ Cơ quan Tiếp vận trung ương. Vào đầu thập niên 1990, Đỗ Hải Minh cùng các chuyên gia kinh tế chế độ cũ như Lâm Vơ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Trọng Thức, Trần Bá Tước h́nh thành “Nhóm thứ sáu” chuyên tư vấn cho ông Vơ Văn Kiệt về nhiều vấn đề quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc thành lập Khu chế xuất Tân Thuận và Khu đô thị Nam Sài G̣n.


    Xô nước anh Minh tự tay xách cho là một kỷ niệm nhớ đời của ḿnh.


    (C̣n nữa)

  6. #6
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ 6

    Lê Nguyễn


    13-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5


    (Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đă lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, b́nh tâm và không cực đoan trong các b́nh luận của ḿnh…)


    6. MỘT TRƯỜNG HỢP “CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH” TẠI LONG THÀNH


    Câu chuyện xảy ra vào những ngày trước cái tết xa nhà đầu tiên của lũ chúng tôi, một cái tết mà ai nấy cũng biết là sẽ rất đau buồn. Bữa nọ, cụ Phạm Trọng Nhân (đă giới thiệu trong một bài trước) lục đâu ra một vở kịch thơ có nhan đề Chiến Sĩ Triều Trần và nuôi ư định tổ chức tŕnh diễn tác phẩm này.


    Hai nhân vật chính trong tác phẩm là vị tướng Trần B́nh Trọng của nhà Trần bị giặc Nguyên-Mông bắt giữ và cô công chúa Mông Cổ được giao nhiệm vụ dụ hàng ông. Vai cô công chúa phải có mặt xuyên suốt vở kịch và ngâm thơ từ đầu đến cuối. Bên cạnh hai nhân vật chính này c̣n có nhân vật tướng Mông Cổ, anh lính hầu tướng Mông Cổ và cô a hoàn của công chúa Mông Cổ.


    Sau khi tham khảo bạn bè, cụ Nhân nhất trí giao vai Trần B́nh Trọng cho anh Dorohiem, người Chăm, em ruột anh Đỗ Hải Minh, học khóa 11 Quốc gia Hành chánh, chức vụ cuối cùng là Giám Đốc tại Bộ Phát triển Sắc tộc. C̣n vai công chúa Mông Cổ th́ cụ chỉ sang tôi, v́ hai lẽ:


    – Tôi là 1 trong 5 giọng ngâm thơ của nhà 2. Thành thực mà nói, tôi ngâm thơ … khá dở, song đọc thơ hay ngâm theo kiểu thoại trong kịch thơ th́ giọng nhấn nhá của tôi lại khá mượt mà.


    – Anh Nguyễn Cao Quyền, nguyên đại tá Nha Quân Pháp, Cố vấn ngoại giao ṭa đại sứ Việt Nam tại Pháp, thành viên cùng tổ ngoại giao với cụ Nhân, người sẽ phụ trách việc tạo trang phục và trang điểm trong vở kịch, cho rằng gương mặt tôi phù hợp với hóa trang nữ, nói vui theo ngôn ngữ hiện đại là “chuyển đổi giới tính”.


    Thế rồi, cuối cùng tôi bị ép phải “chuyển đổi giới tính”.


    Ngoài đời, tôi vốn thuộc thơ rất nhanh, và nhớ lâu nữa, nên chỉ trong một thời gian ngắn, tôi nhập tâm toàn bộ phần đối thoại bằng thơ của ḿnh trong vở kịch. Chàng Dorohiem Trần B́nh Trọng lại khá vất vả với vai của anh, anh bị vấp váp thường xuyên, nên vào các buổi trưa và buổi tối, trong lúc mọi người nghỉ ngơi, anh ra khu vườn vắng ôn tập một ḿnh.


    Vai viên tướng Mông Cổ phù hợp với anh Nguyễn Đ́nh Xướng, người cao to, nước da rám nắng.


    Trong một status cách đây khá lâu, tôi có bài tường thuật chi tiết về chuyện tŕnh diễn vở kịch này, một vài trang ngoài nước cũng có đăng lại, nay chỉ xin nhắc mấy nét chính. Anh Nguyễn Cao Quyền từng là Chánh thẩm Ṭa án quân sự mặt trận (xử bắn Tạ Vinh), nhưng lại là người rất có tư chất nghệ sĩ. Anh không giỏi chữ Hán, song lại viết chữ Hán rất đẹp. Anh tạo cho các bộ trang phục chúng tôi đang mặc những “biến tấu” cho phù hợp với thời xưa, trang điểm cho nhân vật bằng những sáng kiến bất ngờ. Màu hồng là một trong những màu cần thiết, cho son môi, cho má hồng và hàng chục thứ khác, lúc đầu anh lấy gạch xây, mài ra với nước, sau, khi đến gần ngày tết, anh kiếm được nhiều giấy hồng đơn (dùng để viết câu đối), dễ dàng tạo ra màu hồng hơn.


    Với bộ nhung phục của nhân vật Trần B́nh Trọng, anh có những tờ giấy bạc lót trong bao thuốc lá, tạo những hoa văn có nghệ thuật để không bị lẫn với quần áo của các … đạo t́.


    Đêm giao thừa, đội kịch diễn trước cho anh em Nhà 2 xem, có thêm sự chứng kiến của gần 10 học viên nữ, ở nhà riêng, nhưng khi sinh hoạt th́ các chị được tách ra, bổ sung vào các nhà nam. V́ chúng tôi tập kịch trong lúc các anh đi lao động, nên khi tŕnh diễn, vở kịch cũng trở thành một bất ngờ thích thú đối với mọi người. Ai cũng tiên đoán rằng trong cuộc tŕnh diễn văn nghệ của toàn trường 15 NV vào đêm mùng 3 tết, vở kịch Chiến Sĩ Triều Trần sẽ đoạt giải nhất.


    Cuối cùng th́ kết quả đêm văn nghệ chung đă diễn ra đúng như tiên đoán, cụ Phạm Trọng Nhân và những người làm nên vở kịch lịch sử nhận được sự ngợi khen nồng nhiệt của mọi người. Với riêng tui, kể từ đêm diễn đó, ḿnh có thêm một cái tên mới được nhiều bạn bè kêu, gọi, đó là tên “công chúa Mông Cổ”. Nó phổ biến đến nổi, sự nghiệp “chuyển đổi giới tính” đeo đẳng ḿnh trong một thời gian dài!


    Đêm mùng ba tết đó, khi chương tŕnh văn nghệ đă kết thúc, những hoan lạc nhất thời sớm tan biến, trong cái tĩnh lặng của nửa đêm về sáng, nỗi nhớ gia đ́nh nhói lên, ḿnh không ngủ được, lấy giấy viết một bài thơ dài tặng cụ Nhân, đại ư nhắc lại những ǵ đă diễn ra trong đêm kịch nhiều kỷ niệm, đặc biệt trong đoạn cuối, ḿnh viết:


    Mai này ḿnh sẽ về muôn nẻo,


    Vút cánh bằng bay khắp mọi miền,


    Chắc hẳn ḷng ḿnh luôn nhớ măi,


    Ảnh h́nh vở kịch buổi tàn niên … (tháng 2/1976)


    Đến lúc đó, cũng chỉ mới hơn 6 tháng qua đi, tuổi trẻ vẫn c̣n hy vọng vào một ngày về gần gũi, đâu biết đến ngày mai sẽ dành cho ḿnh những điều ǵ.


    Mấy tháng sau, nghiệp dĩ “chuyển đổi giới tính” lại một lần nữa t́m đến với ḿnh! Anh bạn K.T.H., thẩm phán ở Mỹ Tho, sáng tác một vở kịch không c̣n nhớ nhan đề, chỉ với hai nhân vật: Cô hàng nước và chàng tráng sĩ qua sông. Anh N.M.Đ., dân biểu, trưởng ban văn nghệ nhà 2, đưa ḿnh xem nội dung, xem xong, ḿnh đề nghị thay v́ kịch gồm cả thơ và lời thoại, giờ chuyển hết lời thoại sang thơ, thành một vở kịch thơ hoàn toàn. Tất nhiên là anh Đ. hoan nghênh đề nghị này.


    Trưa hôm đó, trong lúc mọi người nghỉ trưa, ḿnh ra vườn rau, làm cái việc “thi hóa” toàn bộ các lời thoại trong vở kịch. Thần may mắn chiếu cố, khi tiếng kẻng báo thức vừa vang lên th́ ḿnh cũng vừa viết những ḍng thơ cuối cùng.


    Xem xong vở kịch, Đ. ngạc nhiên một cách thích thú, ḿnh cũng ngạc nhiên về sự mau mắn của ḿnh.


    Vở kịch thơ chỉ diễn cho nội bộ nhà 2 xem, và ḿnh cũng làm tṛn vai tṛ cô hàng nước. Nhưng như thế chưa phải đă xong. Vin vào chuyện ḿnh chuyển thành công lời thoại thành thơ, trưởng ban văn nghệ NMĐ thừa thắng xông lên, nghĩ ra một tiết mục táo bạo trong buổi diễn văn nghệ toàn trường 15 NV sắp tới. Đó là tiết mục toàn nhà 2 gần 300 người sẽ đồng ca ba bản nhạc đỏ: Ca ngợi Hồ chủ tịch, Như có Bác trong ngày đại thắng, và Kết đoàn. Không chỉ có thế, Đ. thuyết phục ḿnh soạn ra ba bài thơ mở đầu cho ba bản nhạc đó.


    Ḿnh cũng “thừa thắng xông lên” như Đ., không để anh phải nài nỉ nhiều, hai ngày sau giao cho anh 3 bài thơ, mỗi bài có hai khổ.


    Đêm văn nghệ toàn trường, mọi người ngạc nhiên trước hơn 200 con người dàn hàng ngang đồng ca 3 bản nhạc dưới bàn tay điều khiển điêu luyện của dân biểu NMĐ, một người có nhạc lư rất vững, và bắt giọng cũng như bắt nhịp rất chuyên nghiệp. Về việc ngâm các bài thơ trước mỗi bản nhạc, nhà trưởng nhà 2 NVNg đảm trách. Anh Ng. là dân biểu, người Huế, và là một trong những người ngâm thơ có giọng Huế hay nhất mà ḿnh từng nghe.


    Sau hai sự kiện tạm gọi là thành công, trưởng ban văn nghệ nhà 2 NMĐ cảm thấy “gắn bó” với ḿnh hơn, song không ngờ lần kế tiếp lại đánh dấu một … tan vỡ!


    Chiều hôm đó, ḿnh đang ngủ trưa muộn, Đ. bỗng đến lay ḿnh dậy. Ngồi lên, dụi mắt, thấy Đ. dúi cho ḿnh hai trang giấy chi chít những dấu kư âm âm nhạc, nhờ ḿnh viết lời cho bản nhạc anh vừa soạn. Ôi trời, ḿnh có làm việc này bao giờ đâu, vừa bực bội v́ bị phá giấc ngủ, ḿnh từ chối một cách khá thẳng thừng. Đ. không ngờ bị phản ứng như vậy, anh quay đầu đi thẳng và giận ḿnh luôn từ hôm ấy. Và cũng không ngờ sự giận dỗi này dẫn đến một bất lợi khá lớn đối với ḿnh, chuyện này sẽ xin kể tiếp ở kỳ sau.



  7. #7
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ 7


    Lê Nguyễn


    16-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6


    7. KHI SỐ PHẬN ĐĂ AN BÀI


    Lúc ấy là khoảng tháng 7, tháng 8 năm 1976. Sau hơn một năm làm việc, cơ quan quản lư trại giam Bộ Nội vụ hoàn tất việc thanh lọc ra những người “có tội với nhân dân”. Hai quyết định được ban hành cùng lúc, một để trả tự do cho khoảng 100-200 người người xét không có tội, một quy định việc tập trung cải tạo ba năm cho đại đa số những người c̣n lại. Quyết định sau nhấn mạnh đến hai chi tiết:


    – Ai lập công chuộc tội sẽ được cho về trước thời hạn 3 năm


    – Ai ngoan cố không chịu học tập, lao động, sẽ bị kéo dài thời hạn cải tạo sau 3 năm


    Một thời kỳ mới bắt đầu, không c̣n “học viên” nữa, mà là “trại viên” (hay tù cải tạo); không c̣n “trường 15 NV” nữa, mà là “Trại cải tạo Long Thành”.


    Do có một số người được thả về, các đội, tổ được sắp xếp lại hoàn toàn, thay v́ theo thứ tự tŕnh diện tại trường Trưng Vương hay Gia Long trước đây, th́ nay sắp tên theo thứ tự mẫu tự. Tên ḿnh khởi đầu bằng chữ C, ở chung tổ với các anh Nguyễn Văn Bon, nguyên Quận trưởng ở Đô thành Sài G̣n, chức vụ cuối cùng là Tổng thư kư Bộ Giáo dục; anh Nguyễn Ngọc Điện, chánh án ṭa sơ thẩm B́nh Dương; Lê Tài Bổn, chánh án ṭa sơ thẩm Kiên Giang, bạn học của ḿnh thời tiểu học ở trường tư thục Chấn Hưng…


    Trong sự cải tổ toàn diện này, anh Hai Trung, cán bộ phụ trách nhà 2, nhận thêm trọng trách chung của cả trại. Ngày ngày, đến nhà 2, anh thường sà xuống chiếc phản của anh (dân biểu) NMĐ, cùng hút thuốc lào. Cán bộ nhà tiếp xúc với trưởng ban văn nghệ nhà là chuyện b́nh thường, không ai để ư, song có một vai tṛ quan trọng khác của anh Đ. măi về sau mới lộ diện. Đó là vai tṛ “tư vấn” cho ông Hai Trung.


    Sau khi chuyển qua chế độ trại viên, trại tổ chức một đội trật tự gồm những trại viên làm việc dưới sự sai phái trực tiếp của cán bộ trại. “Trật tự” là vị trí mơ ước của bất cứ anh tù nào, do không phải lao động nặng như phá rừng, cuốc đất, chỉ làm công việc nhẹ nhàng trong mát. Trời xui đất khiến, anh Hai Trung được lănh đạo trại giao nhiệm vụ tuyển ra đội trật tự của trại, và người mà anh trông cậy vào sự tiến cử lại chính là NMĐ!


    Khi mọi việc đă xong xuôi, một vài anh em thắc mắc, v́ sao anh Đ. khá gắn bó với ḿnh mà không tiến cử ḿnh vào đội trật tự; đến lúc ấy, hầu hết mọi người không biết việc Đ. giận ḿnh về chuyện không chịu giúp đặt lời cho bản nhạc của anh.


    Về phần ḿnh, ḿnh chẳng hối tiếc ǵ về những chuyện đă qua, coi như số phận đă an bài.


    Khi từ học viên trở thành trại viên là lúc đời tù cải tạo thật sự bắt đầu. Mọi hoạt động đều diễn ra trong những kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc.


    Sau khi đă sắp xếp lại tổ chức tổ, đội, chúng tôi bắt đầu vỡ đất để trồng rau màu ở khu vực cạnh làng cô nhi cũ. Với những bàn tay thư sinh chỉ quen với giấy má, thử thách không hề nhỏ. Ngày đầu, mỗi người phải dùng cuốc vỡ một vạt đất ngang 1 mét, dài 100 mét. Lúc ấy đă vào tháng 7, tháng 8, nghĩa là đang ở mùa mưa, song v́ đất nằm trên một ngọn đồi dốc nên không giữ nước, chỉ cuốc một mét đầu tiên thôi, cánh tay đă tê rần. Nước uống là cả một bị kịch, phần uống vào không bù đắp nổi với lượng nước từ cơ thể tiết ra. Đó là chưa kể uống vào chỉ thuần là … nước, trong khi hơi nước và mồ hôi thoát ra có chứa cả muối khoáng, sự rối loạn điện giải là mối đe dọa có thật.


    Tuy nhiên, bỗng dưng chỉ sau 1-2 tháng lao động nặng nhọc, nghiệp dĩ cũ lại t́m về với ḿnh: Lại chuyển đổi giới tính!


    Vở thoại kịch lần này có tầm phủ sóng cả trại, do chính cán bộ Giáo dục trại chủ tŕ việc tập luyện. Nhan đề của nó là “Lửa thù Sơn Mỹ”, nhằm nhắc lại hành vi của một đại đội lính Mỹ dưới quyền Trung úy Calley tại làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngăi. Hai nhân vật chính của vở kịch là viên trung úy Mỹ và một cô cán bộ cách mạng tên Thanh. Ngoài ra c̣n mấy nhân vật phụ, không đáng kể.


    Với vóc dáng dềnh dàng, một lần nữa, anh Nguyễn Đ́nh Xướng được giao vai trung úy Calley, c̣n cô Thanh, th́ lại là … tui. Kể ra tạm thoát khỏi cảnh đánh vật với những vạt đất đồi khô khốc, cũng là một may mắn. Lần này, vở kịch do chính ban lănh đạo trại chọn nên quá tŕnh tập kịch diễn ra rất khác, với sự theo sát mỗi ngày bởi ba nhân vật, gồm:


    – Trung úy Đức, Cán bộ, Trưởng ban Giáo dục trại


    – Thượng sĩ Mạnh, Cán bộ, Phó ban Giáo dục trại


    – Trại viên, nhạc sĩ Vũ Thành An, Trưởng ban Văn nghệ trại.


    Mỗi sáng, trong lúc thiên hạ đi cuốc đất th́ chúng tôi kéo nhau lên hội trường tập kịch. Thoại kịch không dính dáng ǵ đến nghề nghiệp âm nhạc của Vũ Thành An, song với tư cách trưởng ban văn nghệ trại, anh không thể vắng mặt khi hai cán bộ giáo dục của trại luôn bám sát các buổi tập của nhóm kịch.


    Bữa nọ, chúng tôi ngạc nhiên trước sự hiện diện của một phụ nữ lạ trong buổi tập kịch. Chị ngồi im lặng theo dơi từng động tác của tụi tôi trong suốt buổi sáng. Không lâu sau, mọi người được biết chị phụ nữ lạ ấy là vợ của Thượng sĩ Mạnh, Phó ban Giáo dục, đang phụ trách việc tập kịch cho một nhóm cán bộ nữ, chị đến để “học tập” cách tập diễn của tụi tôi.


    Lần diễn vở kịch này, không có chuyện hóa trang theo kiểu vở kịch thơ lịch sử Chiến Sĩ Triều Trần, nhân vật chuyển giới thành cô cán bộ Thanh phải ăn mặc như một phụ nữ thật sự.


    Một buổi trưa nọ, anh nhà trưởng nhà 2 Đỗ Hữu Cảnh (chuyên viên dầu khí) dẫn tui đi đến dăy nhà của các chị nữ để mượn bộ đồ bà ba của chị Q. May mắn là chị cũng vui vẻ với lời “đề nghị khiếm nhă” của hai gă tù nam.


    Cần nhắc đôi chút về chị Q. Chị là người mà trong một bài viết cách đây khá lâu, ḿnh từng nhắc đến. Chị giữ chức vụ Chánh Sở tại Bộ Xă hội, tức nằm ngoài tiêu chuẩn đi tŕnh diện HTCT, nhưng trong buổi chiều ngày 15.6.1975, chị cứ đi ra đi vào trường Trưng vương nhiều lần, cố thuyết phục cán bộ tiếp nhận cho chị nhập trường. Có lẽ lúc ấy, chị cũng như hầu hết mọi người, mong sao sau 30 ngày, có được cái giấy chứng nhận đă hoàn thành nghĩa vụ học tập để tiếp tục cuộc sống mới.


    Không lâu sau tháng 5.1975, các phương tiện truyền thông của bên thắng cuộc lên án nặng nề chiến dịch Babylift, với sự phối hợp giữa chính quyền VNCH mà đại diện là Bộ Xă hội và một số tổ chức nhân đạo quốc tế nhằm đưa hầu hết trẻ cô nhi ra khỏi Việt Nam, về làm con nuôi nhiều gia đ́nh người Mỹ. Người ta gọi đó là sự kiện “bắt cóc trẻ em”, nhất là trong chiến dịch Babylift đă xảy ra một tại nạn thương tâm, khi một chiếc máy bay chở các em bị rơi lúc vừa cất cánh khỏi Sài G̣n.


    Chính trong bối cảnh chiến dịch Babylift, Sở Bảo trợ mẫu nhi thuộc Bộ Xă hội, nơi chị Q. làm Chánh Sở, là cơ quan bị lên án nặng nề nhất, do sự phối hợp giữa Sở này với các tổ chức nhân đạo quốc tế. Không rơ trong đời sống ở trại Long Thành lúc bấy giờ, chị Q. có phải trải qua các đợt thẩm vấn về chuyện chiến dịch Babylift hay không?


    Về phần ḿnh, vai cô cán bộ tên Thanh trong buổi diễn vở kịch “Lửa thù Sơn Mỹ” không có ǵ đáng nói, đáng nói chăng đó là dịp có được hơn một tháng tập kịch để trốn cái nắng lửa của ngọn đồi cao mà mỗi nhát cuốc bổ xuống như một nhát chém vào tuổi thanh xuân mơn mởn của ḿnh.


    Vậy mà vở kịch trên cũng chưa phải là dịp “chuyển đổi giới tính” cuối cùng của ḿnh. Khoảng giữa năm 1978, khi đă có 2 đợt người được đưa ra Bắc, số anh em c̣n lại ở Long Thành chỉ c̣n khoảng 200 người, sống chung với anh em tù h́nh sự và rất nhiều thiếu niên bị gia đ́nh gửi cho “cách mạng giáo dục” sau tháng 4.1975, ḿnh lại một lần nữa bị gài làm phụ nữ trong một vở kịch khác.


    Lần này, ḿnh đă về đội Cấp dưỡng (nhà bếp), công việc thoải mái hơn, nên sau một ngày đi tập kịch về, ḿnh nói với anh Trần Thiên Ân (khóa 17 QGHC), Trưởng ban văn nghệ trại, cho trở về đội làm việc, để vai kịch đó cho người khác. Vào thời điểm ấy, nhạc sĩ Vũ Thành An, trưởng ban văn nghệ cũ của trại, đă được đưa ra Bắc trong chuyến đầu tiên.


    _____

    Kỳ sau:
    Chuyện t́nh cốt nhục sau tháng 4.1975 và buổi thăm nuôi nhạt nḥa nước mắt

  8. #8
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ 8

    Lê Nguyễn


    17-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7


    (Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đă lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, b́nh tâm và không cực đoan trong các b́nh luận của ḿnh…)


    8. Chuyện t́nh cốt nhục sau tháng 4.1975 và buổi thăm nuôi nhạt nḥa nước mắt


    8.1. Cuộc chiến 1954-1975 để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc trong những gia đ́nh có người thân ở cả hai phía. Lẽ ra những ngày sau tháng 4.1975 phải là thời điểm chứa chan hạnh phúc của sự sum họp gia đ́nh sau một thời gian dài đằng đẳng phân ly.


    Vậy mà, ở nhiều gia đ́nh, sự mừng vui, chan ḥa th́ ít, sự bất đồng, thậm chí xung đột, nhiều hơn. Các ông bố, ông anh “cách mạng” thường lên lớp những thằng con, thằng em “ngụy” của ḿnh bằng những bài kinh nhật tụng vẫn được hô ra rả trên các hệ thống loa phường. Người khổ tâm nhất trong những vụ này thường là các bà mẹ già, “vừa vui sum họp, đă sầu chửi nhau”.


    Theo thông lệ lúc đó, các cán bộ có nhiều năm cống hiến, có địa vị cao trong bộ máy chính quyền, có thể bảo lănh anh em, con cái của họ về để “giáo dục” trong gia đ́nh. Với sự bảo lănh của họ, con em của họ có thể được xét trả tự do sớm hơn thời hạn quy định.


    Song đó không phải là điều đơn giản. Chuyện bảo lănh thường vấp phải một số trở ngại phổ biến như sau:


    – Người cán bộ “bên thắng cuộc” sợ “tiền đồ cách mạng” của ḿnh bị ảnh hưởng bất lợi bởi mối quan hệ với con em từng “hoạt động cho địch”.


    – Người cán bộ hứa cho gia đ́nh yên tâm rồi không làm ǵ cả, cái này người trong Nam gọi là “hứa lèo”!


    Thông thường, gia đ́nh người đi cải tạo “bôi trơn” việc bảo lănh bằng nhiều thứ tài sản trên danh nghĩa “quà cáp” trong nội bộ gia đ́nh: TV, tủ lạnh, xe gắn máy … nhưng kết quả không phải lúc nào cũng như ư. Chuyện rủi may, thật giả trong bảo lănh, dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường.


    Người may mắn nhất trong chuyện này có lẽ là anh BXT, một đàn anh trong giới Quốc gia Hành chánh (QGHC), từng nhiều năm giữ chức vụ Phó Thị trưởng một thị xă lớn ở miền Trung, cuối cùng là một viên chức của Phủ Đặc ủy Trung ương t́nh báo. Xét chung, với cách đánh giá của “bên thắng cuộc” lúc bấy giờ, anh thuộc dạng cải tạo mút chỉ cà tha.


    Song, trong những ngày ở Long Thành, được biết anh T. có người cậu ruột là Thứ trưởng một bộ quan trọng ở trung ương. Trong một lần lao động gần cổng trại, anh em được chứng kiến cảnh ông cậu anh thân hành đi công xa lên thăm anh. Tất nhiên, ban lănh đạo trại, người có cấp bậc cao nhất chỉ là Thiếu tá, gặp ông Thứ trưởng, phải khép nép chào.


    Một thời gian sau, sau chưa đầy hai năm, anh BXT có quyết định tha! Xe ông Thứ trưởng được phái lên Long Thành đón anh về, cán bộ trại thân t́nh tiễn chân anh.


    Đó là một trường hợp khá hăn hữu, đối nghịch với nhiều bi kịch khác. Anh PVT là bạn đồng môn, đồng khóa QGHC của ḿnh, lúc ấy đang ở một trại cải tạo thuộc vùng núi Thất Sơn, Châu Đốc. Bữa nọ, trại thông báo cho T rằng có người anh ruột là Thiếu tướng NTB (khi đi tập kết, hầu hết đều đổi tên họ) đến thăm. Nghe đâu ông Thiếu tướng này là Tư lệnh phó một quân khu.


    Sau khi nhận được thông báo trên, anh T trả lời dứt khoát là anh không có người anh nào tên như thế cả. Báo hại ông B phải chịu nhân nhượng ông em khó tánh, thân hành vào đến tận nơi ở để thăm ông em. Dù không có dịp nghe anh T. tâm sự, mọi người tin rằng giữa họ đă hay đang có một sự bất đồng nào đó khá sâu sắc.


    Trường hợp của bác NVN cũng khá ê chề. Bác là đồng môn trước chúng tôi khoảng 8-9 năm, song v́ lúc vào học trường QGHC, bác đă là công chức nên tuổi tác của bác hơn anh em chúng tôi chừng 20 tuổi. Gọi là bác mà không là anh, là v́ thế.


    Trước tháng 4.1975, bác N. giữ một chức vụ giám đốc tại Phủ Tổng thống. Người anh của bác là một vị tướng lừng danh của Mặt trận, bác tin rằng chuyện bảo lănh bác về sớm có thể dễ như trở bàn tay. Bác nuôi hy vọng ấy mỗi ngày. Cho đến một hôm, gia đ́nh vào thăm nuôi, người vợ bác chuyển đến bác lời nhắn gửi của ông anh tướng lănh là “nhắn chú ấy cố học tập tốt để sớm về!”.


    Câu nói có giá trị của một sự từ khước bảo lănh, một cú sấm sét giữa trời quang! Bác N là một người khá cao to, vậy mà chỉ sau 2-3 tháng, sự thất vọng dẫn đến khủng hoảng tinh thần khiến bác sụt mất gần 15 kư thịt! Từ một người hiền lành, ít nói, bác bỗng trở nên cáu gắt, sẵn sàng gây gỗ với bất cứ ai.


    Song bi kịch lớn nhất mà ḿnh và nhiều bạn đồng môn QGHC từng chứng kiến, phải kể đến trường hợp của C.


    Khóa QGHC của anh ra trường sau ḿnh hơn 2 năm; đầu năm 1968, toàn bộ anh em vừa tốt nghiệp được gửi đi học khóa 1/68 trường Bộ binh Thủ Đức. Ḿnh cũng gia nhập khóa đó với tư cách người có lệnh gọi nhập ngũ cá nhân. Sự t́nh cờ xui khiến C., ḿnh và một người bạn nữa ở chung một tiểu đội, xếp quần áo trong một tủ chung dành cho 3 người.


    Cuối khóa quân sự đó, theo quy định chung của Phủ Thủ tướng, mọi cựu sinh viên tốt nghiệp QGHC đều được đưa về các đơn vị hành chánh địa phương.


    Tháng 6.1975, C. cũng đi tŕnh diện học tập cải tạo (HTCT) và được đưa lên trại Long Thành như hầu hết anh em đồng môn QGHC đang có mặt ở Sài G̣n sau tháng 4.1975. Ở đó, mỗi người một hoàn cảnh, một tâm trạng, không ai giống ai.


    Sau hai đợt đi Bắc, số trại viên c̣n lại ở Long Thành được chuyển lên trại Xuyên Mộc vào những tháng cuối năm 1979. Một buổi sáng, C. trở vào nhà sau giờ thăm nuôi, anh thảng thốt kể về cái chết của vợ ḿnh. Theo lời anh, chị đă tự t́m đến cái chết do phẫn uất trước sự “hứa lèo” của người bố là một cán bộ thâm niên. Anh c̣n kể là anh đă trừng mắt, giận dữ nh́n những người thân khi họ “khoe” với anh rằng trong đám tang vợ anh, một số giới chức địa phương đă đến chia buồn và đưa tiễn.


    Người vợ vắn số của C. là em gái một nhà văn nổi tiếng, là nhân vật chính trong một truyện ngắn mà nhà văn đă gửi vào đó t́nh yêu thương đằm thắm. Có điều là trong truyện này, nhà văn đă thay tên và địa vị xă hội trước năm 1975 của người em rể, song với những ai là bạn của C. đều nhận ra anh.


    Hiện nay, nhà văn kể trên đang sống tại Mỹ. Những người con của C. cũng đang sống ở Mỹ, song không cùng một nơi với người cậu ruột của họ. C. qua đời cách nay mấy năm, hy vọng anh đă gặp lại người vợ thương yêu ở một cơi giới an lành nào đó, không có kỳ thị, chẳng có hận thù.


    8.2. Với những cựu viên chức dân sự tại trại cải tạo Long Thành, trước 1975, cuộc sống của họ gắn liền với đời sống gia đ́nh. Phụ cấp gia đ́nh vợ 1.600đ/ tháng, phụ cấp mỗi đứa con 1.000đ/tháng, không hạn chế số con, cho phép người phụ nữ an phận trong đời sống gia đ́nh, lo chuyện nội trợ và giáo dục con cái.


    Bản thân ḿnh cũng vậy, hầu như chưa có bao giờ ḿnh sống xa gia đ́nh đến quá 3 ngày. Nói như thế để thấy rằng việc phải xa gia đ́nh, hoàn toàn không thấy mặt người thân trong thời gian hơn một năm trời là một sự chịu đựng … khủng khiếp. Cũng may là nghịch cảnh diễn ra tuần tự, có lớp lang, từ 30 ngày lên 1 năm, từ 1 năm lên 3 năm, rồi từ 3 năm lên 5 năm, 10 năm, 15 năm … tâm hồn con người như được rèn luyện dần sự chịu đựng để mỗi ngày một thích nghi với sự khắc nghiệt của cuộc sống hơn.


    Dẫu vậy, tin tức về sự thăm nuôi lần đầu tiên sau hơn một năm trời khắc khoải cũng trở thành một quả bom nổ tung và lóe sáng trong đêm hôm tăm tối. Khó có thể diễn tả hết cảm xúc của những giờ phút ấy!


    Ḿnh c̣n nhớ cảm giác xúc động, lâng lâng của buổi sáng đó, chân bước ra cổng trại cơ hồ như bước trên mây. Vừa ra khỏi cổng trại, nh́n về hướng nhà thăm nuôi lố nhố hàng trăm người, nước mắt ḿnh chảy tràn trên đôi má, như một phản xạ không sao ḱm giữ được.


    Bạn Nguyên My và những bạn từng có dịp thăm nuôi thân nhân ḿnh lần đầu tiên chắc c̣n nhớ những cảm xúc đó. Hai cô con gái của ḿnh th́ khi xa nhau, đứa nhỏ chưa đầy 3 tuổi, chưa biết nhiều, c̣n đứa lớn 6 tuổi, từng lăn lóc với ḿnh từ Côn Đảo về đến B́nh Dương, đă biết nhắc lại những kỷ niệm đầu đời. Ḿnh tưởng tượng khi gặp nhau, nó sẽ ôm ḿnh và khóc như chưa bao giờ được khóc.


    Ḿnh cố bước chậm trên con đường từ cổng trại ra nhà thăm nuôi, cách nhau chừng 30-40 mét, lau vội những giọt nước mắt c̣n vương, cố chuẩn bị một vẻ mặt b́nh tĩnh để đón chờ cuộc gặp gỡ đầy xúc động.


    Ḿnh ngồi xuống chiếc băng ghế trong căn nhà thăm nuôi chật kín, vang lên đủ thứ âm thanh khóc cười lẫn lộn. Đúng là h́nh ảnh của câu hát “vui sao nước mắt lại trào”. Tuy nhiên, ḿnh đối mặt với một bất ngờ lớn: Cả hai đứa con gái đều không có đứa nào khóc cả! Nhất là đứa lớn theo sát ḿnh từ những ngày sống ở Côn Đảo và chưa bao giờ xa nó quá 2 ngày. Nó liếc ḿnh rồi nh́n vào đám đông, gương mặt không biểu lộ một dấu hiệu buồn vui nào rơ nét. Sao lạ vậy? Chả lẽ chỉ sau hơn một năm xa cách mà chúng đă thay đổi hẳn như thế sao?


    30 phút thăm gặp trôi nhanh, giờ chia tay cũng đă đến. Trong nỗi ngạc nhiên và đau buồn, ḿnh t́m thấy chút an ủi khi kịp nh́n thấy trong đôi mắt của hai cô con gái, những tia nh́n chan chứa yêu thương.


    Khi vừa về đến nhà ở Sài G̣n, mẹ chúng cật vấn liền: Sao tụi con gặp ba mà không đứa nào khóc cả? Đứa lớn trả lời không suy nghĩ: Trước khi đi, mẹ dặn con lúc gặp ba không được khóc, khóc người ta sẽ bắt ba học tập lâu hơn, v́ thế khi gặp ba, con muốn khóc lắm, mà không dám khóc. Hóa ra, trong lần thăm nuôi đầu tiên đó, nó không dám khóc v́ sợ ḿnh ở tù lâu hơn. Ở tuổi lên 7, nó đă biết nuốt nước mắt vào ḷng!


    Kỳ tới: Ăng-ten, họ là ai? Những chiếc bao bố ở trại Long Thành



  9. #9
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ 9

    Lê Nguyễn


    21-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7kỳ 8


    9. Chuyện ăng-ten trong trại cải tạo


    Vào giữa thập niên 1960, trong quân lực VNCH, ngành truyền tin thường sử dụng các máy ANPRC 5, ANPRC 10 để liên lạc trong phạm vi đại đội. Chiếc PRC10 h́nh khối chữ nhật, gọn gàng, khi hành quân, người lính truyền tin mang trên lưng, khi dừng quân liên lạc với tiền phương hay hậu cứ, họ nhẹ nhàng đặt máy xuống, kéo chiếc cần ăng-ten (antenne) mỏng như lá lúa lên cao rồi bắt đầu gọi đi.


    Như vậy, trong thiết bị của ngành truyền tin, chiếc cần ăng-ten giữ một vai tṛ quan trọng, đẩy tín hiệu mạnh lên, giúp kết nối dễ dàng giữa các vị trí khác nhau trên trận địa.


    Song trước và sau năm 1975, hai từ ăng-ten c̣n có một nghĩa khác, không chỉ áp dụng cho thiết bị, mà cho cả con người. Đặc biệt từ tháng 6.1975, khi các trại cải tạo mọc lên như nấm th́ hai chữ ăng-ten đă có một chỗ đứng vững vàng trong kho ngôn ngữ đời thường lúc ấy. Nó dùng để chỉ những người tự nguyện hay bị ép buộc phải làm kẻ chỉ điểm cho cán bộ trại giam về mọi vấn đề mà họ cần biết.


    C̣n nhớ, người Pháp có câu nói cho rằng nghề “bán hoa” là cái nghề xưa nhất trái đất (le métier le plus vieux du monde), tương tự như thế, cũng có thể nói nghề ăng-ten là một trong những nghề xưa nhất trong đời sống lao tù. Chả thế mà mới chưa đầy một tháng sau khi nhập trại Long Thành, các học viên đă được phổ biến một thông cáo nêu rơ tên những người được xe của trại chở về Sài G̣n để … chữa răng.


    Mọi việc diễn ra trót lọt và không ai nghi ngờ ǵ về mục đích của chuyến đi chữa răng đó.


    Măi đến hơn một năm sau, một người trong cuộc mới chịu tiết lộ với mấy người bạn thân là chuyến xe đi “chữa răng” đó đă chở các anh về hướng Sài G̣n, thả các anh xuống ở ngả tư Hàng Xanh để các anh về thăm gia đ́nh, và buổi chiều, các anh có mặt ở Hàng Xanh trước 4 giờ để được đưa trở lại trại Long Thành.


    Như vậy, ngay trong những ngày đầu tiên của trại Long Thành, đă có một thỏa hiệp ngầm giữa các cán bộ điều hành trại và những người tự nguyện làm ăng-ten. Đại khái họ sẽ làm tai mắt cho cán bộ, ghi nhận những sự kiện đáng lưu ư trong đời sống học viên, đổi lại, họ sẽ được hưởng một số ưu đăi, mà chuyện đi chữa răng là một ví dụ.


    Suy nghĩ của những người tự nguyện làm ăng-ten trong môi trường học tập cải tạo (HTCT) c̣n đi xa hơn, họ hy vọng ở một ngày về sớm sủa do những đóng góp dưới h́nh thức “lập công chuộc tội” của họ. Kết quả của những niềm mơ ước đó như thế nào, xin chờ câu trả lời trong bài sau, về những cuộc chuyển trại có kèm theo … bao bố.


    Ở trại cải tạo, c̣n có một thành phần không phải là ăng-ten chuyên nghiệp, song cương vị của họ buộc họ phải có ít nhiều việc làm dành cho giới ăng-ten. Đó là các nhà trưởng, đội trưởng, tổ trưởng. Họ phải thường xuyên tiếp xúc với cán bộ điều hành, và tất nhiên là phải báo cáo toàn bộ những ǵ liên quan đến đơn vị mà họ phụ trách, ví dụ như: Anh em có nhiệt t́nh lao động không, có anh nào nói xấu cách mạng không, có anh nào dự tính trốn trại không v.v…


    Về thực chất việc làm của giới tổ trưởng, đội trưởng và nhà trưởng, khó đánh giá một cách chính xác, song cũng không phải là không đánh giá được. Cứ nh́n thái độ, cách hành xử của cán bộ điều hành đối với tập thể hay một số cá nhân là có thể đoán ra sự việc. Người có tâm sẽ t́m cách luồn lách, che chở cho các bạn đồng cảnh ngộ, báo cáo cách nào đó để không bị quy là báo cáo láo, nhưng vẫn không để cho bạn tù bị trù dập. Trái lại, kẻ mưu cầu lợi ích riêng tư th́ lại t́m cách mua ḷng cán bộ bằng việc vẽ vời chuyện nọ, chuyện kia, ít xít ra nhiều. Đó là chưa kể chuyện họ có thể dùng cương vị của ḿnh để giải quyết những mâu thuẫn cá nhân nữa.


    Trường hợp của nhà văn Duyên Anh (Vũ Mộng Long) là một vấn đề đáng suy nghĩ. Khi tôi và hơn 150 bạn tù c̣n lại ở trại Long Thành được đưa hết lên trại Xuyên Mộc vào những tháng cuối năm 1979 th́ Duyên Anh đang là đội trưởng đội rau xanh số 17 kiêm nhà trưởng nhà 2, sát cạnh nhà 1 là nơi chúng tôi vào ở.


    C̣n nhớ, cứ vào mỗi buổi chiều, khi tiếng kẻng trại vang lên, báo hiệu cho mọi người ra ngồi hết ngoài sân cạnh nhà để cán bộ tới điểm số rồi lùa hết vào buồng, khóa cửa lại, nhà trưởng Duyên Anh là người rất năng nổ, anh chạy ra chạy vào thét lác anh em nhanh chóng tập họp, nhiều người chỉ trích anh về cách hành xử nóng nảy, cốt để lấy ḷng cán bộ.


    Không sống chung nhà với Duyên Anh, ḿnh chỉ thấy có thế. Song, khi ḿnh vừa đặt chân lên Xuyên Mộc, th́ cũng vừa có tin một người trong đội của Duyên Anh là nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đă bị biệt giam cách đó mấy ngày. Anh em ở nhà 2 kể lại rằng khi vừa hết hạn cải tạo 3 năm, ông Côn đứng lên đề nghị trại cư xử với ông như một công dân, v́ ông đă hết hạn tù. Yêu cầu này được nhiều anh em tù hiện hành (tù bị bắt do chống phá chính quyền sau tháng 4.1975) hoan hô rầm rộ, và thế là ông Côn bị khép tội vào xách động, bị biệt giam, bị tước bỏ cả quyền được thăm nuôi.


    Mấy ngày sau, người nhà ông Côn lên thăm nuôi bị đuổi về, điều kiện khắc nghiệt của pḥng biệt giam, kèm với sức khỏe sa sút khiến chỉ qua một thời gian ngắn sau khi được trả về pḥng, ông Côn qua đời. Và người ta kết nối việc ông Côn bị biệt giam, cái chết của ông, với trách nhiệm đội trưởng, nhà trưởng của Duyên Anh!


    Ḿnh cho rằng những ǵ Duyên Anh đă làm với tư cách đội trưởng, nhà trưởng ở trại Xuyên Mộc, và cái chết của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, đă góp phần không nhỏ vào những ǵ xảy đến cho anh tại Pháp và Mỹ, sau khi anh được trả tự do và đi ra nước ngoài.


    Một câu hỏi được đặt ra là thái độ của anh em bạn tù đối với người làm ăng-ten như thế nào?


    Vào những năm chúng tôi c̣n ở Long Thành (1975-1979), trại đặt ra lệ b́nh bầu cuối mỗi tháng, theo đó, mỗi đội họp, bầu ra 3 thành phần trại viên:


    1) Người lao động xuất sắc


    2) Người lao động trung b́nh


    3) Người lao động yếu kém


    Thành phần 1 và 3 chỉ lèo tèo vài ba người cho có tụ, thành phần 2 chiếm đại đa số. Bầu vào thành phần xuất sắc khá dễ, anh nào cuốc đất đạt năng suất cao dễ nhận ra, dễ bầu bán. Khó nhất là bầu thành phần 3, dễ gây tranh căi, dẫn đến oán hận ngấm ngầm. Cách ổn hơn cả để bầu vào thành phần này là mấy anh … ăng-ten! Họ bị nhận diện bởi hầu hết anh em trong đội, không có ǵ oan sai hết. Và họ cũng nhận chịu mà không oán thán ǵ.


    Chuyện b́nh bầu không chỉ có danh hiệu suông. Với tiêu chuẩn mỗi người tù 13 kư lương thực/ tháng (bo bo, sắn lát hay bắp khô, riêng cơm th́ mỗi tuần 1 chén), kẻ được bầu xuất sắc được hưởng 15 kg/tháng, bù vào đó, kẻ yếu kém bị giảm xuống c̣n 11 kg/tháng.


    Ở thành phần tù h́nh sự và hiện hành, chuyện 15 hay 11 kg lương thực mang đến nhiều hậu quả khôn lường. Họ tranh nhau, dùng mọi thủ đoạn để hạ nhau ḥng kiếm thêm chút lương thực mỗi ngày. Nguyên nhân là do đa số họ thuộc thành phần “mồ côi”, không được thăm nuôi, cuộc sống hàng ngày trông cậy vào từng chén sắn lát, bắp ngô.


    Thành phần tù chính trị thoải mái hơn, nhân văn hơn, dù ǵ nát giỏ vẫn c̣n tre. Đến buổi chia lương thực, người xuất sắc có khẩu phần 15 kg lănh xong th́ mang lại anh 11 kg, sớt chia lại cho cân bằng.


    Năm 1979, khi các tù chính trị dân sự (công chức, dân biểu, nghị sĩ, thẩm phán) được đưa hết từ trại Long Thành lên trại Xuyên Mộc, chúng tôi sống chung trại với thành phần tù quân sự cấp úy (thiếu úy – đại úy), những người tŕnh diện HTCT “mang theo tiền và vật dụng đủ dùng trong 10 ngày”. Xét về mặt tuổi tác th́ đa số họ trẻ hơn chúng tôi, song họ đă gián tiếp “dạy” chúng tôi về cách đối phó với thành phần ăng-ten trong trại một cách không khoan nhượng, dứt khoát và theo một “quy tŕnh” rơ rệt.


    Kế hoạch đối phó với ăng-ten của các bạn tù sĩ quan cấp úy có 3 bước như sau:


    – Bước 1 là bước cảnh cáo, khá nhẹ nhàng: Ban đêm, khi đèn trong buồng tắt tối om, mọi người ngủ cả, họ lén lấy đôi dép của “đối tượng” bỏ vào hồ nước trong buồng toa-lét ở cuối dăy nhà.


    – Nếu bước 1 không có hiệu quả, họ tiến hành bước 2 là … trấn nước. Cuối buổi lao động, hàng mấy trăm người chen chúc tắm ở một khúc sông Ray, năm bảy anh em kéo đối tượng ra giữa ḍng, ấn đầu xuống cho ngộp nước. Tù đông nghịt, từ trên nổng cao xa mấy mươi mét, cán bộ bảo vệ có nh́n thấy cũng chỉ nghĩ là bạn tù đùa giỡn với nhau thôi.


    – Cuối cùng, nếu đối tượng vẫn bền ḷng chặt dạ với “sự nghiệp ăng-ten” th́ anh em áp dụng biện pháp tối hậu không thơm tho chút nào. Giữa đêm, họ dùng một gáo đựng phân ướt giội lên nóc mùng đối tượng. Sáng ra, chàng mang hết mùng mền, gối ra giặt ở giếng nước trước con mắt rẻ rúng của mọi người.


    Nhờ thái độ quyết liệt và dứt khoát đó mà về sau, hầu như không c̣n phải áp dụng bước 3 nữa và hiện tượng ăng-ten gần như không c̣n tồn tại trong thành phần các anh em tù từng là sĩ quan cấp úy ở trại Xuyên Mộc.


    Kỳ tới: Những chiếc bao bố ở trại Long Thành


  10. #10
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Kỳ cuối

    Lê Nguyễn


    24-4-2024


    Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7kỳ 8kỳ 9


    (Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đă lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, b́nh tâm và không cực đoan trong các b́nh luận của ḿnh…)


    10. Câu chuyện về những chiếc bao bố ở trại Long Thành


    Sau tháng 4.1975, quân nhân, công chức thuộc diện phải học tập cải tạo (HTCT) đă đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, trước tiên là sự vỡ tan giấc mộng 30 ngày; rồi từ 1 năm đến quyết định cải tạo 3 năm, và sau 3 năm, đến một thời hạn … không định trước nữa!


    Song, vào những tháng cuối năm 1977, có một bất ngờ vượt lên trên mọi bất ngờ khác, làm sụp đổ bao nhiêu suy tính của mọi người, tạo ra một cuộc khủng hoảng tâm lư chưa từng có.


    Buổi sáng hôm đó, gần 3.000 trại viên được triệu tập lên hội trường với một lư do không được báo trước. Khi mọi người đă yên vị, một cán bộ dơng dạc tuyên bố ngắn gọn, đại ư là “những ai có tên trong danh sách này sẽ được nhận mỗi người một chiếc bao bố, dồn tất cả vật dụng riêng tư vào để trại gửi theo tàu ra Bắc”.


    Nếu lúc đó có một trận địa chấn 7 độ Richter nổ ra th́ sự hốt hoảng của mọi người cũng chỉ đến mức ấy.


    Xin nhắc lại là, trong hệ thống trại giam gọi là “Trung tâm cải huấn” của chính quyền miền Nam trước 1975, ngoài hai nơi có chế độ điều hành riêng là Trại tù binh Phú Quốc và Trung tâm cải huấn Côn Sơn (Côn Đảo), ở Sài G̣n và mỗi tỉnh có một Trung tâm cải huấn riêng để giam giữ những người tại địa phương có án tù dưới 5 năm (trên 5 năm th́ ra Côn Đảo). Nhiệm vụ chính của các trung tâm này chỉ là giữ tù và trả tự do cho tù sau khi thời hạn thụ h́nh ghi trong bản án đă kết thúc, ít có chuyện chuyển tù từ tỉnh này qua tỉnh khác.


    V́ những yếu tố trên, chuyện “ra Bắc” là một bất ngờ ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Và cũng từ biến động này, người ta mới hiểu được thân phận thật sự của những ai tự nguyện làm ăng-ten cho cán bộ trại. Những kẻ đó đă mơ hồ về việc làm này, tưởng rằng sự tự nguyện “hợp tác” có thể làm thay đổi thân phận của họ. Trên thực tế, việc làm của họ chỉ có tác dụng tạo cho họ sự thuận lợi trong sinh hoạt nội bộ trại; mọi hồ sơ của họ đều nằm tại Cục quản lư trại giam và chính nơi đây mới có thẩm quyền quyết định về thân phận của họ.


    Anh B. là một trong những người từng được đi “chữa răng” chỉ sau mươi ngày nhập trại, nằm trong số người bị sốc nặng nhất. Anh nói thẳng là không thể tưởng tượng trong chuyến đi Bắc đầu tiên này lại có tên anh! Song, khi biết cơ sự th́ mọi chuyện đă muộn màng. Nhiều người không ḱm nổi tiếng khóc của ḿnh. Họ tập trung từng nhóm trên “đại lộ hoàng hôn” là con đường ṿng quanh các dăy nhà, nơi anh em tù mỗi buổi chiều đi bách bộ cho giăn gân cốt.


    Sự căng thẳng và khủng hoảng trầm trọng đến nỗi, một cán bộ trực trại là Đại úy Ba Tơ đă đi dọc theo đại lộ hoàng hôn, vừa đi vừa hét to một câu trấn an khá lạc điệu: “Khóc lóc cái ǵ, đi xuống Đồng Tháp lao động một thời gian rồi về!”. Nội dung câu nói đó rất khác biệt với hai chữ “đi Bắc” mà cán bộ đọc danh sách đă tuyên bố hồi sáng, song cũng có những người hy vọng đó là sự thực, kết quả của một sự chỉnh sửa.


    Số người đi bao bố đầu tiên này mà về sau gọi là “bao bố 1” gồm toàn bộ trại viên khối 2 (đảng phái), khối 3 (t́nh báo) và khối 4 (sĩ quan cảnh sát từ cấp Thiếu tá) và một phần khối 1 (công chức, dân biểu, nghị sĩ, thẩm phán). Các anh em được đưa về trại 16 NV ở Thủ Đức trong mấy tháng, rồi sau đó mới ra Bắc.


    Nhạc sĩ Vũ Thành An, Trưởng ban văn nghệ trại nằm trong số người này.Tất nhiên, nhiều nhân vật nổi tiếng khác cũng có tên: Các cụ Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Lâm Sanh, luật sư Trần Văn Tuyên, nữ Thiếu tá cảnh sát Th. Biệt đội trưởng biệt đội Thiên nga …


    Như vậy, sau chuyến bao bố 1 này, số người c̣n ở lại trại Long Thành chỉ thuần có khối 1. Cú sốc ban đầu qua đi, mọi người b́nh tâm hơn, chờ đợi chuyến bao bố 2 mà ai cũng tin rằng sẽ phải tới. Và nó đă tới hơn nửa năm sau đó, lần này không c̣n gây ra sự hoảng hốt nữa, những ai có tên chấp nhận nó như một tṛ chơi may rủi.


    Sau chuyến bao bố 2, số tù chính trị dân sự c̣n ở lại Long Thành không đến 200 người, tự coi ḿnh sẽ là đối tượng của đợt bao bố 3. Tạm thời họ được giao các nhiệm vụ chính: Trật tự, cấp dưỡng (bếp), vệ sinh, bên cạnh nhiều tù h́nh sự và rất đông các em được cha mẹ “gửi cho cách mạng giáo dục” từ sau tháng 4.1975. Các em này được chuyển từ trại Bù Gia Mập (Phước Long) đến vào khoảng năm 1977, sau khi sự tổn thất về nhân mạng lên đến mức báo động.


    Giữa năm 1979, sau khi hơn 30 anh em được đưa trước lên Xuyên Mộc để thành lập một trại mới, số hơn 150 người c̣n lại bàn giao mọi việc cho anh em tù h́nh sự, tập trung ở một dăy nhà để chờ lệnh. Cuối cùng, vào những tháng cuối năm 1979, mọi người được đưa hết lên trại Xuyên Mộc.


    Ḿnh nghĩ, có lẽ chuyến bao bố 3 đă không diễn ra v́ vào tháng 2.1979, cuộc chiến biên giới Việt-Trung đă nổ ra ác liệt, trại cải tạo ở các khu vực dọc biên giới phải di tản về Thanh Hóa và nhiều tỉnh đồng bằng miền Bắc, v́ thế không c̣n điều kiện tiếp nhận thêm tù cải tạo ở phía Nam. Sự may rủi trong số phận mỗi con người không biết đâu mà lần.


    ***

    Những chuyến ra Bắc của anh em tù cải tạo miền Nam cho thấy sự căm thù của người dân miền Bắc đối với họ là điều có thật. Các chuyến xe lửa chở họ, mỗi khi ghé lại những ga lớn đều phải đóng cửa kín mít để tránh những viên đá to được ném tới tấp vào. Lúc đầu, mọi người tưởng rằng đó chỉ là sự dàn cảnh cho dư luận trong và ngoài nước thấy được ḷng căm thù của người dân đối với “bọn ngụy quân, ngụy quyền ác ôn”, song theo các anh em từng đi trên những chuyến xe lửa ấy, sự căm thù là có thật, những viên đá ném lên tàu là biểu hiện rơ nét của ḷng căm thù đó.


    C̣n nhớ vào năm 1980, lúc chúng tôi đang ở trại Xuyên Mộc (miền Nam), có lần lượm được ở bờ con sông Ray lá thư mà một cán bộ trại khi xuống đó tắm rửa đă để rơi. Thư của một người bố sống ở miền Bắc căn dặn người con c̣n trẻ của ḿnh đang sống xa gia đ́nh là “hăy hết sức cẩn thận, v́ con đang sống cạnh kẻ địch, nói đúng hơn là kẻ thù” (Nguyên văn trích từ bức thư)!


    Đối với người miền Bắc vào những năm đầu sau tháng 4.1975, sự hiểu biết về những quân nhân, công chức trong bộ máy quân sự, hành chánh miền Nam thể hiện qua những viên đá ném vào đoàn tàu, qua câu chuyện về mấy em nhỏ chăn trâu lén lút chui vào bụi cây ŕnh xem bọn “ngụy” như thế nào và sau đó ù té chạy với tiếng la thét “tụi bay ơi, sao bọn ngụy trông giống ḿnh thế?”.


    Hóa ra, với những chú bé ngây thơ đó, bọn ngụy phải mặt xanh nanh vàng, chuyên bắt cóc và uống máu trẻ con th́ mới đúng!


    Sau tháng 4.1975, năm năm, mười năm qua đi, thời gian cũng làm được đôi điều hữu ích. Nó tạo điều kiện cho nhiều người dân miền Bắc thấy được sự thật về những con người mà họ từng ném đá và thóa mạ như những kẻ tội đồ. Hóa ra những kẻ đó trông cũng hiền lương như họ, đang nhẫn nhục, chịu đựng một kiếp nạn to lớn phủ xuống đời ḿnh. Từ căm thù chuyển dần sang thương cảm, dù con đường có dài, nhưng rồi nhiều người cũng t́m được những cảm xúc đích thực.


    Tôi có người bạn thân là Nguyễn Phú Huấn (1941- 2019) từng làm Tiểu đoàn trưởng trong quân đội VNCH trước 1975, sau khi có quyết định tha, trong lúc chờ phương tiện đưa về Nam, anh và các bạn được phép đi vào xóm thôn thăm hỏi đồng bào. Sự tiếp xúc làm vỡ ra nhiều điều bấy lâu c̣n mơ hồ sương khói, nhiều gia đ́nh lưu luyến chia tay với anh em và họ để lại trong ḷng nhau nhiều mỹ cảm.


    Trong 5-10 năm đó, sự tiếp xúc dù chưa phải là mật thiết lắm cũng đă mang lại trong ḷng người dân miền Bắc sự “nghĩ lại” về những điều họ từng nghe nói đến. Thực tế đă chạm đúng vào sự thiện lương trong sâu thẳm tâm hồn họ, họ nhận ra thực chất những con người mà họ từng căm thù không như những ǵ họ nghe trước đây, và cũng từ đó, những mầm mống ban sơ của sự ḥa giải, ḥa hợp đă nhú dậy, chỉ c̣n chờ sự chăm sóc, tưới tắm để chúng vươn lên và trở thành những rừng cây tỏa hương sắc của t́nh dân tộc, nghĩa đồng bào.


    Tiếc rằng những mầm mống tốt đẹp như thế sớm thui chột v́ thiếu chất xúc tác là những chính sách phù hợp với ḷng người.


    Tháng tư này, tôi vẫn cảm thấy buồn khi nghĩ rằng dân tộc ḿnh là một trong những dân tộc bất hạnh nhất trên toàn cầu. Tham nhũng, lăng phí, bất công, và sự nghèo khổ, cơ cực của hàng triệu đồng bào vẫn luôn là nỗi đau trĩu nặng trong tâm hồn của mỗi chúng ta!


    HẾT

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •