Lâm Công Tử

Người miền Nam trước năm 1975 ai cũng từng nghe câu “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” để ám chỉ những người sống tại miền Nam nhưng hoạt động cho cộng sản Bắc Việt.



Việt Nam cho dư luận viên, kể cả các báo đài nhà nước ra rả chửi Mỹ cùng các nước phương Tây, nhưng không hề dám một tiếng hó hé với phương Bắc. Trong h́nh, ông Nguyễn Phú Trọng (thứ hai từ trái), tổng bí thư đảng CSVN, đón ông Joe Biden, tổng thống Mỹ, tới thăm Việt Nam hôm 10 Tháng Chín, 2023, tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội. (H́nh minh họa: Saul Loeb/AFP via Getty Images)

Câu nói này được cho là của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă được sử dụng trong Nội San Quốc Hội của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ra mắt năm 1963 nội dung liên quan chính sách ấp chiến lược. Chính sách này được chính phủ VNCH đánh giá cao về tầm quan trọng nhưng lại đặt ra vấn đề những người Việt Nam bị lùa vào các ấp đó có thể nhận lợi ích của chính phủ Quốc Gia nhưng trong ḷng họ vẫn theo cộng sản.



Câu nói này ban đầu xuất hiện trên báo chí sau đó lan tràn vào xă hội khi phong trào biểu t́nh của sinh viên nổi lên tại các trường đại học lớn như Văn Khoa, Khoa Học hay Luật Khoa… những khuôn mặt như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Lê Văn Nuôi… trở nên quen thuộc với sinh viên khi họ công khai chống chính quyền bằng quyền tự do biểu t́nh chống chính phủ, chống chương tŕnh quân sự học đường trong khi xă hội miền Nam mới tiếp cận nền dân chủ rất non trẻ.


Các dân biểu như Nguyễn Văn Hàm, Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Lư Quư Chung, Ngô Công Đức, Đinh Văn Đệ, Kiều Mộng Thu, Ngô Bá Thành, Tôn Nữ Thị Ninh… đă góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy sự sụp đổ của miền Nam bởi họ không phải là gián điệp lănh lương miền Bắc nhưng tự ư muốn “cống hiến,” tay th́ cầm tiền do chính phủ miền Nam phát, miệng lại hô hào chống Diệm lẫn Thiệu hay Kỳ… Đó là lư do tại sao mà dân miền Nam gọi họ là “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản.”


Bên cạnh và sau lưng sinh viên là các sư săi, ni sư, Phật tử… những cuộc xuống đường tràn ngập Sài G̣n, Huế, miền Trung đă trói tay miền Nam v́ không thể mạnh tay bởi v́ các thế lực phía sau của thành phần này là Quốc Hội, với những dân biểu, nghị sĩ thân Cộng núp bóng chiêu bài lực lượng thứ ba đă công khai biểu lộ sự ủng hộ bằng những cuộc tham gia biểu t́nh chống chính phủ hay lên tiếng trong ṭa nhà Quốc Hội… Tất cả những người này được báo chí gom vào một rổ: “Ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản.”


Sau năm 1975, cứ tưởng là câu nói mỉa mai ấy đă ch́m theo bước chân của người miền Bắc khi Sài G̣n trở thành thành phố Hồ Chí Minh, mọi biến động nhấn người dân miền Nam xuống vũng lầy cơ cực. Với những đ̣n trừng phạt đối với gần 1 triệu tù nhân “cải tạo,” thẳng tay đẩy hàng trăm ngàn người ra khỏi nhà của họ với chiêu tṛ “đánh tư sản” hay “kinh tế mới”… đă đẩy hàng triệu người vượt biên t́m đất tự do. Hàng triệu người ấy lưu lạc khắp thế giới nhưng nhiều nhất vẫn là Mỹ, nơi bảo bọc thuyền nhân Việt Nam để họ gửi tiền về nuôi thân nhân cũng đồng nghĩa với gián tiếp nuôi nền kinh tế èo uột trở thành mạnh mẽ. Tới nay, gần 50 năm “giải phóng,” số tiền cụ thể mang về đă lên đến con số $19 tỷ.


Bên cạnh số tiền “hồi sức” của Việt kiều, khi được Mỹ bỏ cấm vận th́ mọi sự bắt đầu thay đổi. Kinh tế dần dần khá hơn khi xuất cảng gia tăng, các nước phương Tây tràn vào kéo theo FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) khởi sắc nền kinh tế. Khu công nghiệp mọc lên cùng với các hăng xưởng gia công tạo công ăn việc làm cho dân cũng từ phương Tây gồm EU và Bắc Mỹ. Trong khi hàng hóa của Việt Nam luôn xuất siêu với phương Tây th́ với Trung Quốc tỷ lệ nhập siêu ngày càng lớn bởi hàng hóa, máy móc Trung Quốc tràn vào Việt Nam c̣n hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc không cân xứng lại được thu vào nhỏ giọt.


Bên cạnh đó là vấn nạn đấu thầu các công tŕnh trọng điểm đều bị Trung Quốc chi phối với sự toa rập của các viên chức Việt Nam. Hàng trăm công tŕnh quốc gia qua tay Trung Quốc đều đội giá, điển h́nh là đường sắt Cát Linh-Hà Đông.


Theo báo VOV, dự án dùng vốn vay ODA của Trung Quốc với tổng mức đầu tư ban đầu 8,770 tỷ đồng ($345.1 triệu), sau đó “đội vốn” lên 18,002 tỷ đồng ($708.5 triệu). Trong số này, vốn vay là 13,867 tỷ đồng ($545.8 triệu), vốn đối ứng từ phía Việt Nam là 4,134 tỷ đồng ($162.7 tỷ).


Cho đến khi hoàn thành, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đă trải qua năm đời bộ trưởng, gồm các ông: Đào Đ́nh B́nh, Hồ Nghĩa Dũng, Đinh La Thăng, Trương Quang Nghĩa, Nguyễn Văn Thể. Chỉ vỏn vẹn 13 cây số nhưng kéo dài 12 năm trời.


Vậy mà Hà Nội c̣n có căn bệnh khó chữa là luôn luôn cho dư luận viên, kể cả các báo đài nhà nước ra rả chửi… Mỹ cùng các nước phương Tây khi có dịp trong khi đối với phương Bắc th́ không hề dám một tiếng hó hé ngay cả khi bị chúng dạy dỗ tận t́nh.


Sau khi bị Đặng Tiểu B́nh dạy cho bài học xương máu bằng chiến tranh biên giới năm 1979 tiếp tục tới bây giờ th́ việc dạy dỗ ấy vẫn chưa từng ngừng lại.


Mới đây nhất, nhân chuyến thăm hai ngày của ông Bùi Thanh Sơn, ngoại trưởng Việt Nam, đến Trung Quốc, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) loan tin: Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với người tương nhiệm Việt Nam Bùi Thanh Sơn là Việt Nam “cần cảnh giác trước việc tham gia bè cánh để chống đối nước khác trong khu vực và đừng lập tiểu hội nhằm gây hại cho ḥa b́nh và ổn định trong khu vực.” Nguyên văn tiếng Anh như sau: “Wang said that it is necessary to be vigilant against engaging in camp confrontations in the region and cobbling together various “small circles” to undermine regional peace and stability.”


Trong khi đó bản tin Thông Tấn Xă Việt Nam và các báo do nhà nước quản lư hoàn toàn không đăng lại phát biểu này. Mặc dù vậy ông Sơn cũng xin Khu Ủy Quảng Tây Liêu Ninh tạo điều kiện để nông sản Việt Nam nhập cảng vào Trung Quốc.


Người dân Việt Nam vẫn chưa bao giờ hiểu được chính sách bên trọng bên khinh này của Việt Nam, mà nói cho chính xác hơn lịch sử đang được lặp lại qua cung cách “ăn cơm phương Tây, thờ ...ông Nội ... phương Bắc.” Ngày xưa th́ đám người theo đóm ăn tàn đă đành, ngày nay mọi việc đă đâu vào đấy, cớ sao vẫn không độc lập được trước con quỷ Bắc Kinh?


Nước Mỹ tuy vẫn o bế Việt Nam nhưng sự o bế ấy vẫn có giới hạn của nó. Đừng đu dây theo chính sách ngoại giao cây tre khi vừa ăn vừa chửi cho vừa ḷng quan thầy phương Bắc. Sự tự trọng của nước Mỹ không cho phép họ làm bạn lâu dài với một kẻ đầy lươn lẹo và phản trắc. Hăy tự trọng trước khi bị họ vạch mặt trước quốc tế nhất là trong đất nước của họ luôn luôn có vài triệu con người sẵn sàng làm chứng nhân cho thói quen trở trái làm mặt này.


Mỗi năm tới ngày 30 Tháng Tư th́ Việt Nam lại ŕnh rang làm tiệc ăn mừng cho cái ngày họ thanh toán được miền Nam. Món quà mừng luôn luôn là những câu lên án đế quốc Mỹ của báo chí với những mẩu chuyện được dựng lên nói xấu nước Mỹ. Cái thông lệ ấy năm nay chắc chắn sẽ được Hà Nội lặp lại. Việt Nam luôn mặc định rằng nước Mỹ ở xa c̣n Trung Quốc rất gần. Nước xa không cứu được lửa gần là vậy.