Results 1 to 3 of 3
  1. #1
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,816
    Post Thanks / Like

    Quận 4 và giang hồ Sài G̣n trước 1975 (1)

    Bài 1: Thế giới giang hồ Quận Tư

    Nguyễn Đông A



    Một góc quận 4, Sài G̣n trước 1975 (file photo)

    Quận 4 chỉ cách Quận 1 đúng một con rạch Bến Nghé. Qua cầu Calmette hoặc cầu Ông Lănh là cả hai thế giới khác biệt trái ngược nhau hoàn toàn. Từ Quận 1 xa hoa, tráng lệ với những đường phố rộng lớn, những ṭa nhà cao tầng bề thế, nhưng chỉ cần phóng tầm mắt về phía Nam, người ta đă thấy cả một sự khác biệt. Sự nghèo khó, bần hàn, và tối tăm.

    Trong các bản quy hoạch Sài G̣n, từ Tháng Sáu 1923 của kiến trúc sư Hébrard cho đến khi Toàn quyền Decoux cử hai kỹ sư Pugnaire và Cerutti lập quy hoạch Sài G̣n-Chợ Lớn từ năm 1940 đến 1954 nhằm giăn dân từ trung tâm ra ngoại thành, đều không nhắc ǵ đến khu vực Quận 4, ngoại trừ việc nhấn mạnh, đây là nơi phát triển hải cảng.

    Đến năm 1960, chính quyền giao cho kiến trúc sư Ngô Viết Thụ quy hoạch tổng mặt bằng Sài G̣n-Chợ Lớn th́ cũng chỉ tập trung ở vùng đất giữa Sài G̣n và Chợ Lớn với một số khu dân cư với nhà cao tầng. Cho đến trước năm 1972, các chuyên gia Mỹ và Tổng cục Gia cư đưa ra các phương án quy hoạch định hướng cho Sài G̣n với quy mô phát triển cho mười triệu dân. Tuy nhiên, các phương án đều nhấn mạnh đến việc phát triển Sài G̣n về phía Bắc và Đông Bắc hoặc phía Tây và Tây Bắc, là nơi có nền đất cứng và cao ráo. Không đặt nặng khu vực phía Nam v́ đây là vùng kênh rạch, đất trũng, lại c̣n là nơi thoát triều của Sài G̣n.

    Sau năm 1975, người ta phát triển đô thị ở phía Nam Sài G̣n, mở khu quy hoạch đô thị phát triển kinh tế – thương mại – văn hóa hướng ra biển. Có những thuận lợi cũng như có rất nhiều ách tắc, vướng mắc, bất cập khi thực hiện, ví dụ như khi mở khu công nghiệp th́ có dự án ma hoặc thả nổi kéo dài, đẩy giá đất, chuyện giải tỏa đền bù, chuyện triều cường, śnh lầy ngập nước mùa mưa… rất nhiều chuyện.

    Như vậy trên bản đồ xưa, Quận 4 chỉ có rẻo đất ven sông Sài G̣n là nơi xây dựng cảng Sài G̣n. Ngoài trục đường Trịnh Minh Thế và Hoàng Diệu vuông góc với nhau tạo chữ L là có nhà phố đàng hoàng, c̣n những khoảng trống trong ô vuông đó phát triển tự do với những khu ổ chuột lụp xụp.

    Quá tŕnh đô thị hóa ở Quận 4 bắt đầu từ sau năm 1954, khi chiến tranh ngày càng lan rộng khắp miền Nam, nhiều nông dân mất nhà cửa v́ bom đạn hay lo sợ đă ùn ùn kéo lên Sài G̣n kiếm sống. Không có quy hoạch, người ta thi nhau chiếm đất, cất cḥi, nhà nọ nối nhà kia rẽ ngang rẽ dọc, không biết bao nhiêu “xoẹt” hay “xuyệt” (sur) với những con số đằng sau. Hẻm chia nhiều ngóc ngách chằng chịt.


    Những khu nhà ổ chuột như thế mọc lên dày đặc ven các kênh rạch chằng chịt. Dân tứ xứ đến vùng đất Quận 4 trú chân, ngày ngày bươn chải kiếm sống, chiều tối về lại trong những ngôi nhà ổ chuột lụp xụp thuê mướn rẻ tiền được gá tạm bợ bằng tôn hay ván cũ để che mưa nắng. Mỗi căn nhà chỉ độ hơn chục mét vuông có khi cả một đại gia đ́nh ở chung với nhau. Tối họ nằm ngủ xếp lớp cạnh nhau, mơ ngủ quơ chân tay là đụng ngay vào người kế bên.



    Một góc quận 4, Sài G̣n trước 1975 (file photo)

    Nhà văn Sơn Nam có nói một chút về Quận 4: “Rạch cầu Ông Lănh xưa do ông Lănh sự xuất tiền ra làm nên mới có tên là cầu Ông Lănh”. Nhưng cũng người nói là do ông Lănh binh Nguyễn Ngọc Thăng, trấn thủ đồn Cây Mai, một vị tướng chống Pháp vào thế kỷ 18-19 ở Sài G̣n đă cho bắc cây cầu này qua rạch, ban đầu làm bằng gỗ, đến năm 1928, người Pháp cho xây lại bằng xi măng. C̣n theo sách Địa chí tỉnh Gia Định xưa th́ chợ cầu Ông Lănh là ngôi chợ được xây cất rất sớm ở Sài G̣n, khoảng năm 1864, ngay sau đó chợ Cầu Muối cũng được lập.

    Cái tên “Cầu Muối” bắt nguồn từ việc ngày xưa các ghe muối từ miền Trung, miền Tây đổ về các kho muối ở Sài G̣n nằm bên trong rạch Bến Nghé, khi ấy đường Nguyễn Thái Học ngày nay c̣n là một con rạch nhỏ cho ghe thuyền đi sâu vào kho trữ muối. Cả hai chợ đều là nơi “trên bến dưới thuyền”. Giao thương tấp nập nên nhiều người Hoa và dân lao động tứ xứ kéo đến đây dựng cḥi lập ra chợ Cầu Muối.


    Hàng quán ở chợ Cầu Muối phát triển, tiểu thương họp chợ càng đông, lượng hàng hóa càng lớn kéo theo đội quân bốc vác tăng lên. T́nh trạng tranh giành trong làm ăn bắt đầu xảy ra. Lúc này, dân “cửu vạn” lập thành những nhóm nhỏ để thầu việc bốc xếp hàng hóa th́ giới kinh doanh cũng cần bảo kê để yên ổn làm ăn. Một thế lực đen với những cái tên xuất hiện. Từ đó, chuyện đâm chém giữa các băng nhóm giang hồ tranh giành địa bàn diễn ra. Người làm ăn cũng phải trở nên dữ dằn để có thể tồn tại ở khu vực khốc liệt này.


    Sau này rạch Cầu Muối đă bị lấp, để xây đại lộ Kitchener, là đường Ḷ Heo, bởi khu này xa xưa có ḷ mổ heo, sau đó tên đường là Nguyễn Thái Học. Chợ Cầu Muối đă không c̣n gần với bến sông nữa, bởi rạch đă lấp. Dân tứ xứ lại đến dựng cḥi trên khu vực śnh lầy này để ở. Từ những năm 1950-1965, chợ Cầu Muối được ví như “bến Thượng Hải” ở Việt Nam.


    Trước năm 1975 và sau đó cho đến năm 2003, chợ Cầu Muối nằm ở góc phía Bắc đường Cô Giang và Nguyễn Thái Học ngày nay. Chợ Cầu Muối về sau này, từng rơi vào tay trùm Nguyễn Văn Minh tức “Minh cầu Muối”. Minh đă xây dựng một đế chế cai quản với cả trăm đàn em, vừa bảo kê hoạt động kinh doanh của các chủ hàng vừa điều binh khiển tướng đội khuân vác, lái xe chở hàng. Nội quy mà “Minh cầu Muối” đưa ra: “Đôi bên cùng có lợi, sạp hàng tồn tại th́ chúng ta tồn tại”.


    Sau năm 1975, nhiều vùng đất dữ ở Sài G̣n bị xóa sổ, nhưng rồi một ông trùm mới nổi lên ở chợ Cầu Muối là Châu Phát Lai Em, một đàn em Năm Cam. Ông trùm này ép các chủ hàng, tiểu thương cho nhóm đàn em của ḿnh thầu việc bốc xếp và nộp tiền bảo kê hằng tháng. Nhưng dần dần các băng nhóm giang hồ không c̣n có thể dùng “luật ngầm” để hưởng lợi từ tiểu thương. Họ bị bắt, đưa đi cải tạo. Mọi thứ thay đổi. Đến năm 2003, chợ Cầu Muối dời ra Thủ Đức.


    Thực ra khi xưa khu vực chợ Cầu Muối và chợ cầu Ông Lănh nằm trong vùng “ba chợ” ở Sài G̣n. Vùng này trước kia c̣n có khu bán đồ khô tạp hóa, bị hỏa hoạn cháy rụi, chính quyền lúc đó cho xây lại, thành một chợ có tên “Chợ Cháy”. Do đó mà dân ở nơi này được gọi là “dân ba chợ”. “Ba chợ khi ấy là một xóm náo nhiệt nhất Sài G̣n xưa. Chợ này cách chợ kia chỉ chừng vài trăm mét. Đó là chợ cầu Ông Lănh, chợ Cầu Muối và chợ Cháy. Hàng hóa từ các tỉnh đưa về đây hoặc từ đây đưa đi các tỉnh thường là vào ban đêm.


    Người tập trung buôn bán đến cả ngàn, riêng phu khuân vác cũng đông đến hai ba trăm người. Tính từ năm thành lập 1875 đến năm giải tỏa, xóm “ba chợ” xưa hiện hữu, kinh doanh buôn bán liên tục được ít nhất 128 năm. Người ta c̣n kể rằng vụ cháy lớn ở chợ Cầu Muối gần cầu Ông Lănh năm 1971, sở cứu hỏa đă phải điều động hơn mười xe chữa cháy đến, nhưng v́ lúc đó chợ đang rất đông, nhà cửa chằng chịt, san sát nhau nên rất khó vào, phải truyền tin gấp xuống Biên Ḥa nhờ Không quân hỗ trợ. Trực thăng và máy bay CH 47 Chinook đă cất cánh về Sài G̣n chữa cháy kịp thời nên chỉ thiệt hại về vật chất, không có thương vong.


    Sau năm 1975, với việc đô thị hóa, nhiều hộ dân đă bán nhà, dời đi nơi khác. Quận 4 thay đổi nhiều, từ h́nh thức đến tính chất xă hội. Nhưng trong tâm trí của người Sài G̣n khi nhớ về Quận 4 xưa, có thể vẫn c̣n hăi hùng từ những địa danh như Kho 5, khu Hai mươi thước, hẻm 148 Tôn Đản, xóm Oxi gạch, xóm Dừa, hẻm chùa Giác Quang, ô Cầu Dừa, hăng Phân, xóm Dừa, khu sân banh G̣ Mụ, Viện Bài Lao, hẻm Hiệp Thành đầy tai tiếng.


    Nếu như người ta nói Chí Phèo trong tác phẩm văn học của Nam Cao như một cá nhân có cuộc đời đen tối bế tắc, bị “lưu manh hóa” do xă hội th́ tôi lại chợt nhớ đến một bài hát do Phạm Duy và Ngọc Chánh sáng tác trước 1975 được nhiều người biết mà nhiều thanh niên lúc bấy giờ cảm thấy chơi vơi, tối tăm, như là một vết tích “du đăng hóa” trước thời cuộc. Bản nhạc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, viết về một cuộc đời của tay giang hồ Sài G̣n, Đại Cathay ngày ấy, một cuộc đời tội lỗi, khép lại ở tuổi đời 26.


    Ngựa hoang về tới bến sông rồi


    Cởi mở ḷng ra với cơi đời


    Nhưng đời làm ngựa hoang chết gục


    Và trên lưng nó, ôi


    c̣n in những vết thù.




  2. #2
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,816
    Post Thanks / Like
    Quận 4 và giang hồ Sài G̣n trước 1975 (2)

    Nguyễn Đông A



    [COLOR=var( --e-global-color-secondary )]Một góc quận 4, Sài G̣n trước 1975


    Thời Pháp thuộc, giang hồ miền Nam phần lớn là những tá điền không biết chữ, một chữ bẻ đôi cũng không biết, v́ chịu không nổi ách áp bức, bóc lột của cường hào ác bá bèn bỏ xứ đi làm trộm cướp.


    Những người này trôi dạt lên Sài G̣n-Chợ Lớn sống lang thang ven kênh rạch, bến xe thổ mộ, nhà ga, ban ngày làm cu li, tối đến th́ “bôi mặt lọ nồi”, lận mă tấu trong cạp quần làm “đạo tặc”. Lănh địa giới giang hồ hùng cứ vào những năm 1920-1930 là Chợ Lớn, Lăng Ông – Bà Chiểu, xóm Thuốc – G̣ Vấp, bến phà Thủ Thiêm, cầu Sắt, Đa Kao và bến xe Lục tỉnh.


    Giang hồ xưa nghèo chữ nghĩa nhưng nghe nói giàu chữ “tín”, cư xử “nghĩa khí”. Thời kỳ này, giang hồ Sài G̣n ít nhiều chịu ảnh hưởng từ nhân vật trong truyện “Tàu”, kiểu “quân tử Tàu”. Nh́n chung, khắp Nam kỳ lục tỉnh thời kỳ này, giang hồ ít khi quậy phá làng xóm hoặc trộm chó, bắt gà. Giang hồ thời Tây “mă thượng”, “trọng nghĩa, khinh tài”, “kiến nghĩa bất vi”. Thực tế cho thấy, không ít tay du đăng sừng sỏ từng lấy biệt danh là Vơ Ṭng, Đơn Hùng Tín, Triệu Tử Long, Đông Phương Sóc… Khi phải nói chuyện với nhau bằng dao búa, họ không “đánh hội đồng” như bây giờ mà “bặc co” tay đôi “một chọi một”.



    Nói vậy chứ nhưng có thể nguồn gốc giang hồ xưa ở Sài G̣n phần nào cũng có chút yếu tố lịch sử, chịu ảnh hưởng của kiểu bang hội Trung Hoa như “Hội Tam hoàng” du nhập vào miền Nam Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, mà Tín Mă Nàm ở Chợ Lớn dính tới bang hội là một kiểu như thế.


    Thiên Địa hội theo chân những người Hoa “phản Thanh phục Minh” đến Việt Nam, trong những năm Chiến tranh thế giới I (1914-1918). Người ta nói, lúc ấy ở Nam phần có tới 70, 80 hội kín. Mục đích chủ yếu của hội là chống Pháp, quan lại tham ô, khôi phục Việt Nam. Họ dùng tôn giáo và phương thuật với các h́nh thức như bùa chú, cắt máu ăn thề, dùng tiếng lóng, dấu hiệu riêng để liên lạc. Hoạt động rộng tại Sài G̣n, Gia Định, Chợ Lớn, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Châu Đốc.



    Cầu Khánh Hội nối quận 1 và quận 4 (file photo)

    Năm 1913 – Quư Sửu, Phan Xích Long, tự nhận là “đông cung” con của vua Hàm Nghi và tự tôn làm hoàng đế. Họ chế tạo lựu đạn, trái phá, dán truyền đơn khắp chợ Sài G̣n, Chợ Lớn, chợ B́nh Tây kêu gọi dân chúng nổi dậy. Phan Xích Long bị bắt tại Phan Thiết, bị kết án tử h́nh, bị giam tại nhà lao Chí Ḥa chờ ngày hành quyết. Rạng sáng ngày 3 Tháng Hai 1916, một số người trong “Thiên Địa hội” mặc áo đen, quần trắng, mặc áo giáp da, trang bị bùa chú, tấn công trụ sở mộ lính ở Mỏ Cày.


    Rạng sáng ngày 15 Tháng Hai họ xông vào đánh phá Khám Lớn Sài G̣n để cứu Phan Xích Long. Nhưng họ không chống nổi súng đạn, nhiều người bị bắn chết, c̣n lại đều bị bắt, tất cả 56 người. Vài ngày sau, tất cả cùng Phan Xích Long đều bị xử tử và chôn chung trong một mộ ở “Đất thánh Chà” ở khu Tân Định. Vụ án Phan Xích Long làm chấn động giới anh chị giang hồ thời đó.


    Ngoài ra vào năm 1888, c̣n có hội “Vạn xe” lộng hành từ B́nh Đông, Phú Lâm, Minh Phụng đến An B́nh-Chợ Lớn. “Vạn” với h́nh thức “nghiệp đoàn” theo kiểu vạn lưới, vạn chài, vạn cấy. “Vạn” thâu nạp những người đánh xe ngựa, loại xe thông dụng ở Sài G̣n-Chợ lớn bấy giờ. Người trong “vạn” thề sống chết có nhau, một người bị hà hiếp là cả bọn kéo tới binh vực vô điều kiện, khi thấy lính cảnh sát, họ chạy trốn rất nhanh.



    Chủ xe phải dùng những người do “vạn” đưa vào, không được dùng người ngoài. Ngoài những người sống bằng nghề đánh xe ngựa, “vạn” c̣n kết nạp bồi bếp, người làm công ở hiệu buôn, cứ đóng tiền th́ sẽ được che chở không bị ai hiếp đáp. Họ thu tiền giới bạn hàng, giới chủ tiệm Sài G̣n, hoặc ở chợ Cầu Ông Lănh, vùng Khánh Hội, thu tiền của cả những người sống trên ghe thuyền và của những chủ chứa gái điếm.


    Bạn hàng ở chợ nếu gây gổ nhau th́ phải nhờ họ phán xử. Ai nhờ cảnh sát hoặc c̣ bót th́ bị họ đánh đập. Trụ sở của “vạn” đóng ở một ngôi miếu thuộc vùng Tân Hưng, gọi là Tân Hưng hội quán. Thấy quá ngang ngược bất chấp luật pháp, nên về sau Thực dân Pháp đă ra tay, bắt tất cả. Như vậy giang hồ Sài G̣n từ rất xưa cũng đă kiểu băng nhóm bảo kê.


    Nét đặc biệt của giang hồ đầu thế kỷ 20 so với du đăng bây giờ chính là bản lĩnh. Tay anh chị nào cũng khá giỏi quyền cước. Có thể kể đến cuộc đụng độ của Bảy Viễn với Mười Trí, quyền sư Mai Thái Ḥa so tài với gă giang hồ Tư Ngang tại “hăng phân” Khánh Hội, Quận 4; hoặc vụ “thầy ngăi” Nguyễn Nhiều bẻ lọi Phillip, tay trùm du đăng khu ḷ heo Gia Định ở cầu Sơn, Thị Nghè…


    Nhưng có hai câu chuyện thường được giới giang hồ đồn đại, thổi phồng. Câu chuyện thứ nhất xảy ra vào năm 1936, khi trùm du đăng Bảy Viễn bị đày ra đảo Côn Lôn v́ can tội cướp tiệm vàng. Tại đây, hắn bị biệt giam tại Pḥng 5 và đă đụng độ tên cọp rằn ác ôn người Miên tên Khăm Chay, một tướng cướp trên núi Tà Lơn. Tên này vơ nghệ cao cường, có luyện “gồng Trà Kha”, được chúa đảo Bouvier nâng đỡ, để dùng tù Miên trị tù Việt.


    Trong cuộc so tài, Bảy Viễn đă tung một cú đá xỉa bằng năm đầu ngón chân “Kim Tiêu cước” nhanh và hiểm trúng vào nhân trung, yếu huyệt, khiến Khăm Chay bể sóng mũi, dập môi, găy răng, máu tuôn xối xả, đổ gục xuống nền buồng giam. Gă giang hồ này, sau đó cũng đă không hề dựa hơi người Pháp hay dùng số đông bọn tù đàn em trả thù Bảy Viễn.


    Câu chuyện thứ hai là khi thủ lĩnh B́nh Xuyên Ba Dương đề nghị Sáu Cường ủy lạo gạo, tiền nuôi binh đánh Tây. Tay anh chị này đă dơng dạc tuyên bố: “Nếu Ba Dương chịu nổi một cước của Sáu Cường này th́ muốn bao nhiêu gạo cũng được”. Ba Dương chấp nhận. Trận thư hùng diễn ra tại bến xe An Đông. Khi Ba Dương đến, thấy thủ lĩnh của lực lượng quân đội B́nh Xuyên, nhỏ con, quá “mỏng cơm” nên nhiều người bên “bến xe” coi thường. Nhưng khi Sáu Cường xuất chiêu mới biết là ḿnh đă lầm.


    Để khắc chế cú đá nặng ngàn cân của đối phương, Ba Dương luồn lách uyển chuyển như con rắn, dùng “xà tấn” ḷn thấp, dùng “hạc quyền” khẽ chạm vào hạ bộ của Sáu Cường. Dù Sáu Cường liên tục tung ra ba cú đá mạnh và nhanh như điện, đối thủ đều né tránh tài t́nh, lại dùng tuyệt kỹ vơ hạc chỉ “mổ” nhẹ với dụng ư cảnh cáo.


    Biết ḿnh đă lỡ đụng phải cao thủ, trùm giang hồ bến xe An Đông lập tức dừng đ̣n, nghiêng người cúi đầu đưa hai tay cung kính bái phục, chịu bại trận và tất nhiên giao kèo trước đó đă được thực thi ngay. Không hề có chuyện Sáu Cường giở tṛ chơi xấu ỷ nhiều đánh ít, mặc dù Ba Dương đến bến xe An Đông chỉ đơn thân độc mă, không vũ khí.



    Sau năm 1963, sau khi hai ông Diệm-Nhu bị đảo chính, giang hồ theo kiểu “108 anh hùng Lương Sơn Bạc” coi như xóa sổ. Trong các tiểu thuyết viết về thế giới du đăng của nhà văn Duyên Anh – Vũ Mộng Long xuất bản trước 1975, hầu hết nhân vật giang hồ trong truyện đều là hư cấu, chỉ có bốn người là có thật ngoài đời: Lê Văn Đại, tức Đại “Cathay”, Trần Thị Diễm Châu, Chương “c̣m” và Dũng “Đa Kao”.


    Được biết sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đầu thập niên 1960, trật tự đô thị Sài G̣n trở nên hỗn độn, khó kiểm soát. Nhân cơ hội này, nhiều thành phần “cao bồi”, “vỗ ngực xưng tên” xuất hiện. Nổi trội trong giới giang hồ là những “đại ca” tên tuổi như Cà Na ở khu Tân Định, sau theo vơ sư Huỳnh Tiền, đấu vơ đài tám trận toàn thắng với biệt danh Huỳnh Sơn; rồi Bích “Pasteur”, Búp “Moderne”, B́nh “thẹo”, Lộc “đen”, Hân “Faucauld”, Sáu “già”, Nhă “xóm chùa”.


    Ở Quận 1 th́ do “tứ đại thiên vương” Lê Đại, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế chia nhau cai quản. Tay chân của họ đông đến hàng trăm như A “chó”, Hải “sún”, Lâm “khùng” tức Lâm “chín ngón” sau này, Lương “chột”, Hùng “đầu ḅ”, Việt “Parker”, Đực “đen”.


    Quận 3 th́ có Minh “nhảy dù”, Cẩm “Mambo”, Lâm “thợ điện”, Hùng “mặt mụn”. Quận 5 th́ là lănh địa của những trùm giang hồ người Hoa như Tín Mă Nàm, Sú Hùng, Hổi Phọng Kiên, Trần Cửu Can, Ngô Tài.


    Lại nói về tay giang hồ sừng sỏ Đại Cathay vào thập niên 1960 và đầu những năm 1970. Khi ấy người ta đă quá quen với h́nh ảnh Đại Cathay được mô tả trên báo, được tiểu thuyết hóa và dựng thành phim. Đại Cathay là nhân vật thật trong tiểu thuyết “Điệu ru nước mắt” của Duyên Anh. Sau được dựng thành phim do Lê Hoàng Hoa làm đạo diễn và do diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ là Trần Quang đóng. Đại Cathay với h́nh ảnh là “một thanh niên điển trai, đeo kính đen, với mái tóc bồng bềnh, quần jeans, giày cao cổ, trên môi không rời điếu thuốc, tay luôn “múa” hộp quẹt Zippo.



    Đại Cathay (giữa) – file photo

    Tuy nhiên thời đó, ngay cả đám “giang hồ” cộm cán, đám đàn em tin cẩn cũng không ai biết Đại Cathay là con ai, tên thật là ǵ. Hơn chục lần bị bắt về bót cảnh ѕát, Đại tự khai với hơn chục lai lịch khác nhau. Đại sinh năm 1940, tuổi con rồng. Cha lúc th́ tên Lê Văn Cự, lúc lại là Trần Văn Trự. Cha Đại vốn cũng là một tay giang hồ ở khu vực chợ Cầu Muối. Khi Đại c̣n rất nhỏ, ông Cự bỏ vào chiến khu rừng Sác đầu quân vào bộ đội B́nh Xuyên của ông Ba Dương. Bị bắt vào cuối năm 1946, bị đày ra Côn Đảo, ít lâu sau th́ chết.


    Đại sống với mẹ ở đường Đỗ Thành Nhân, phường Khánh Hội, Quận 4. Mẹ lấy chồng khác, cha dượng là một tay máu me cờ bạc, nghiện nặng. Nhà nghèo, gia đ́nh chỉ làm nghề chẻ củi thuê cho một vựa củi nằm bên kia Cầu Mống. Lúc nhỏ Đại hiền lành, ít nói, dù khuôn mặt cực kỳ lạnh lùng nhưng tính t́nh th́ vô cùng phóng khoáng. Đại đi đánh giày, bán báo nuôi thân và thường chơi với đám trẻ con bụi đời. Chưa tới 10 tuổi đầu, Đại đă có thể luồn lách vào các chợ, sạp hàng ở chợ Vân Đồn, chợ Tôn Thất Thuyết để ăn trộm dưa, chuối về chia cho những đứa trẻ đồng cảnh ngộ. Đại từ nhỏ đă nổi tiếng rất hào hiệp và ĺ đ̣n, được đám trẻ ở khu vực Đại sống ngưỡng mộ.

    [/COLOR]

  3. #3
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,816
    Post Thanks / Like
    Quận 4 và giang hồ Sài G̣n trước 1975 (3)


    Bài 3: Ai giết Đại Cathay?

    Nguyễn Đông A



    [COLOR=var( --e-global-color-secondary )]
    Đại Cathay (giữa) – file photo[COLOR=var( --e-global-color-text )]

    [COLOR=var(--ssp-dark-mode-text-color)]RSS FEED






    [COLOR=var(--ssp-dark-mode-text-color)]SHARE[/COLOR]


    [COLOR=var(--ssp-dark-mode-text-color)]LINK[/COLOR]


    [COLOR=var(--ssp-dark-mode-text-color)]EMBED[/COLOR]








    [/COLOR]
    [COLOR=var( --e-global-color-text )]
    Hồi ấy, Đại làm ăn xung quanh khu vực ngă tư Công Lư và Nguyễn Công Trứ, Quận 1. Tại đó có một rạp chiếu bóng tên là Cathay, bây giờ là ṭa nhà BIDV Bank. Trước cửa rạp hát hay xảy ra những vụ đánh lộn giành khách. Đại ĺ lợm, luôn sẵn sàng tấn công bất kỳ đối thủ nào. Đại luôn thắng nên trở thành thủ lĩnh của đám trẻ du thủ du thực. Năm 1954, Đại được biết đến với cái tên Đại Cathay.

    Trở thành một tay anh chị từ nhỏ, Đại giao cho đàn em đi đánh giày, bán báo rồi mang tiền về nộp vào cuối ngày. Mỗi buổi sáng, hàng chục thiếu niên cả trai lẫn gái tụ tập quanh Đại Cathay nhận công việc và địa bàn. Theo nhiều giai thoại kể lại, Đại rất hào phóng, chia hết tiền cho đàn em, chỉ giữ lại cho ḿnh một khoản nhỏ, đủ cà phê, thuốc lá cho ngày hôm sau. Tên tuổi của Đại Cathay nổi lên quá sớm khiến bót cảnh ѕát quận Nh́ phải tống Đại Cathay vào Trại giáo hóa thiếu nhi phạm pháp ở Thủ Đức.

    Thực chất, đây là chỗ giam giữ thiếu niên, chờ chúng đủ tuổi là đẩy vào quân đội. Sau nửa tháng bị giam, nếu có người nhà bảo lănh, đóng phạt th́ được cho ra. Nếu không, th́ bị nhốt lại, chờ đủ tuổi th́ tống vào “đội lao công” phục vụ chiến trường. Những lần đi trại, Đại đă làm quen với Của Gia Định, Lâm chín ngón, Hắc quảy quảy, là những chiến hữu đắc lực sau này của Đại trên chốn giang hồ. Mỗi lần vào trại rồi lại trốn ra, Đại Cathay càng liều lĩnh và có kinh nghiệm hơn. Đại lại hăng máu và lao đầu vào những trận thư hùng. Đánh nhau vốn là thứ năng khiếu nổi trội ở Đại.


    Khi Đại Cathay c̣n là một cậu bé đánh giày th́ toàn bộ khu vực Da Heo, gần cầu Ông Lănh, đều do một tay giang hồ nổi tiếng là Tám Lâu cai quản. Nhiều lần chứng kiến thằng bé đánh giày dẫn quân đi giao chiến, Tám Lâu đâm ra thích Đại. Nhưng Tám Lâu vẫn phải e ngại trước uy thế của anh em Bé Bún, một trùm giang hồ Quận 4, đóng ở khu vực cạnh hăng phân nơi Đại Cathay trú ngụ. Một lần t́nh cờ nghe đàn anh than thở, Đại Cathay đề nghị: “Anh để em cho thằng này đi viện.” Tám Lâu e ngại nên gạt phắt đi. Lúc này đám đàn em của Đại cũng đă lớn, nghe lời Đại Cathay, đám này vác dao sang Bến Vân Đồn chém vài đàn em của Bé Bún để khiêu khích.

    Điên tiết, Bé Bún đưa toàn bộ người của ḿnh ồ ạt tấn công sang khu Da Heo, hỏi tội Tám Lâu. Quân Bé Bún quá đông, khiến Tám Lâu và đám đàn em hoảng hốt bỏ chạy. Nhưng vừa qua khỏi Cầu Ông Lănh, băng Bé Bún đă phải “ôm đầu máu” chạy ngược lại. Đại Cathay chỉ huy đàn em bất ngờ đánh “bật” trở lại. Đám giang hồ lăn xả vào chém quân Bé Bún, đuổi thẳng qua bên kia cầu Ông Lănh. Nói là làm, Đại Cathay đă cho Bé Bún mấy nhát dao phải nằm viện, khiến về sau không c̣n dám bén mảng sang khu Da Heo nữa.



    Cầu Ông Lănh (file photo)

    Sau trận hỗn chiến này, Tám Lâu tuyên bố: Đại Cathay có toàn quyền xử lư các vụ việc trong khu Da Heo. Nhưng Đại không muốn thế, hắn chỉ nhận thu tiền bảo kê các ṣng bài, ổ đề, ổ nghiện hút trong khu vực. Tiếp đó, Đại nhận bảo kê tất cả ngành nghề kinh doanh lậu như: xưởng nấu xà pḥng, ḷ mổ, ḷ rượu.


    Đầu những năm 1960, Đại Cathay, mới hơn 20 tuổi, đă trở thành một tay trùm khét tiếng. Đại nhận bảo kê và c̣n có thêm các khoản “bồi dưỡng” của rất nhiều các đại gia Sài G̣n lúc đó. Gần như hầu hết nhà hàng khách sạn, động mại dâm, tiệm hút chích, sàn nhảy ở khu vực Quận 1, Quận 2 đều chịu sự bảo kê của Đại. Đại Cathay và đàn em không phải trả bất kỳ một khoản tiền nào cho việc ăn chơi.


    Tất cả những nơi hắn đến đều được tiếp đón, coi sự hiện diện của Đại là một vinh dự. Đại Cathay và đám đàn em bắt đầu quen biết với tầng lớp trí thức, con nhà gia thế. Trong đó, đáng kể nhất phải kể đến Hoàng Sayonara, người mà sau đó đă trở thành quân sư chiến lược của Đại. Nghe lời các quân sư, Đại Cathay đứng ra cùng với Bảy Si, là một giang hồ khét tiếng, là anh vợ và cũng từng là đàn anh của Năm Cam, mở nhiều ṣng bài để thu tiền xâu.


    Nhưng khi ấy, Sài G̣n c̣n có ba ông trùm khác – Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Ba Thế – hoàn toàn không hài ḷng với sự bành trướng thế lực của Đại. Huỳnh Tỳ và Ngô Văn Cái quyết định hạ bệ Đại. Một lần hẹn gặp Tỳ và Thế cùng ba tên đàn em, do không đề pḥng, Đại Cathay đă bị phục kích. Năm tên giang hồ đồng loạt rút dao xông vào chém. Đại Cathay may mắn không chết. Không kịp lành vết thương, Đại một ḿnh một dao, lần lượt t́m các tên đă chém ḿnh để rửa hận. Tất cả đều bị chém trọng thương. Sau cuộc thanh toán đẫm máυ ấy, Đại Cathay trở thành nhân vật số một trong “Tứ đại thiên vương” của giang hồ Sài G̣n: Đại – Tỳ – Cái – Thế.


    Cuộc đụng độ dữ dội nhất trong cuộc đời giang hồ của Đại là với Tín Mă Nàm, trùm giang hồ người Hoa nổi tiếng ở Chợ Lớn. Tín Mă Nàm vốn có thân h́nh hộ pháp, từng nhiều năm học Thiếu Lâm Hồng Gia và Thái Lư Phật. Đầu năm 1964, Đại dẫn theo Ba Thế và Lâm “chín ngón” đột ngột tấn công vào băng nhóm của Tín Mă Nàm tại một quán nước. Nhưng Đại Cathay thất bại.


    Giai đoạn 1965-1966 là thời cực thịnh của băng nhóm Đại Cathay. Mỗi khi ra đường Đại Cathay ngồi trên chiếc xe mà Sài G̣n lúc ấy chỉ có ba chiếc. Bọn đàn em phóng mô tô ầm ầm theo sau. Chúng đi đến đâu, náo loạn đến đấy. Chính quyền lúc bấy giờ xem băng nhóm này như “cái gai đâm vô mắt” mà chẳng làm ǵ được. Đại Cathay có thù riêng với Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (sau này là Thủ tướng và Phó Tổng thống VNCH). Trong một lần gặp nhau trên sàn nhảy, Đại Cathay bị Trung tá không quân Nguyễn Cao Kỳ “nhắc nhở”. Ngay lập tức, ông Kỳ bị ăn một quả đấm vào giữa bụng.


    Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan thời ấy là Giám đốc Nha cảnh ѕát Đô Thành, quyết liệt trong việc bài trừ du đăng. Ông lập ra “Biệt đội h́nh cảnh” nhằm tiêu diệt giang hồ, và cử người thân cận của ḿnh là Đại úy Trần Kim Chi làm đội trưởng. Nhưng vẫn không đạt được kết quả ǵ nhiều. Đại Cathay không hề sợ hăi trước công quyền, trên đời không có ǵ làm hắn phục. Trong một cuộc đọ ѕúng vào khoảng năm 1966 giữa băng nhóm Đại với thuộc cấp của tướng Loan, Đại Cathay bị bắn trọng thương.


    Một loạt thành viên trong băng nhóm bị bắt, tống giam; và bản thân Đại Cathay cũng nằm trong ṿng nguy hiểm. Cuộc điều đ́nh với viên Đại úy h́nh cảnh Trần Kim Chi trong việc trả tự do cho các đàn em bất thành. Rồi sau đó lại xảy ra cái chết không minh bạch của Đại úy Chi. Ông thiệt mạng khi bị một xe tải chở gỗ tông thẳng vào chiếc xe ḿnh. Giang hồ đồn đại về một vụ mưu ѕát do Đại Cathay cầm đầu khiến Tướng Nguyễn Ngọc Loan tức giận. Đại Cathay bị tống giam và cuối Tháng Mười Một 1966, Đại cùng loạt đệ tử được đưa lên một máy bay vận tải và ném thẳng vào nhà giam tại đảo Phú Quốc.


    Là tay giang hồ vốn quen tự do, Đại không thể sống quá lâu trong tù túng. Đại vạch kế hoạch vượt ngục. Tiền và vàng từ ngoài đất liền được vợ và đàn em chu cấp. Đại quyết định trốn khỏi trại với lời hứa giúp đỡ của một vài viên sĩ quan bảo an trong trại. Rạng sáng ngày 7 Tháng Một 1967, Đại Cathay gọi Lâm “chín ngón” vào ngồi cạnh. Đại nhắn nhủ: “Anh đi phen này lành ít, dữ nhiều. Mày ở lại, phải bỏ ma túy đi. Mày c̣n nhỏ, tính c̣n nông nổi, cố gắng ở lại, rồi lúc về được anh sẽ lo cho mày ra khỏi trại”.


    Đại và các đàn em khác chuẩn bị trốn trại. Tốp trốn trại được chia đôi thành hai đường. Đại đă không gặp may. Tốp thứ nhất chạy trốn để “đánh lạc hướng” mau chóng bị tóm lại. Đại Cathay và đàn em thân tín nhất là Hải Súng, biết không c̣n cách nào khác phải đổi đường, chạy ngược lên phía núi Tượng của đảo Phú Quốc, nơi quân Việt cộng đang chiếm đóng. Kể từ đó, không ai c̣n thấy Đại Cathay và Hải Súng đâu nữa.


    Báo chí Sài G̣n thời điểm đó không nói ǵ thêm về cuộc mất tích bí ẩn này. Nhưng theo nhiều người kể lại: Ngay trong đêm 7 Tháng Một 1967, một tiểu đội biệt kích do Thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy, được trực thăng chở từ Sài G̣n ra, giả danh Việt Cộng, dùng súng AK47 truy kích, được lệnh bắn hạ, tiêu diệt Đại Cathay và Hải Súng. Sau này Thiếu úy Trần Tử Thanh đă huênh hoang khoe với nhiều phóng viên của một số tờ báo ở Sài G̣n trước 1975 rằng chính tay ông ta đă nổ súng hạ gục Đại Cathay. Một cuộc đời giang hồ khép lại, khi Đại 26 tuổi. “Ngựa hoang chết gục…, ôi c̣n in những vết thù”.


    Trong giới giang hồ Sài G̣n thập niên 1960-1970 cũng có xuất hiện một “bóng hồng sát thủ”, đó là Lệ Hải, từng là người t́nh của Đại “Cathay”. “Gái giang hồ” hội ngộ “trai tứ chiếng”, Lệ Hải bỏ nhà đi “sống bụi đời” cùng Đại “Cathay” như vợ chồng. Thế nhưng, cuộc t́nh “sét đánh” cũng nhanh chóng vỡ tan sau một năm.


    Lệ Hải xuất thân con nhà giàu có, cựu nữ sinh trường Marie Curie, thi đỗ tú tài I. Năm 17 tuổi, Lệ Hải thi lấy bằng lái xe hơi, hằng đêm lướt đến các vũ trường trên chiếc Toyota Corolla màu đỏ cánh sen bóng lộn. Với gương mặt thanh tú, trắng trẻo, cao ráo, có học thức, Lệ Hải dễ dàng mồi chài những ông chủ salon lắm tiền nhiều của, các dân biểu “tai to mặt lớn” hay sĩ quan tướng lĩnh Sài G̣n “vui vẻ qua đêm”.


    Chẳng bao lâu, Lệ Hải trở thành một nữ chúa trong giới giang hồ với h́nh xăm “bông hồng đỏ” dưới rốn và “con rắn phùng mang” nơi ngực trái. Đến năm 1975, Lệ Hải cùng với một ông chủ người Hoa giàu sụ, mua tàu vượt biển di tản qua Úc rồi sau đó định cư tại Anh.


    Những năm đầu 1960, khi trào lưu “Làn sóng mới” – “La Nouvelle Vague” từ phương Tây du nhập vào Sài G̣n th́ một số tay anh chị xuất hiện, manh mún ở Sài G̣n như đă nói trên. Nhưng càng về sau, đám “hippy choai choai”, gồm lớp người trẻ ăn mặc theo kiểu cao bồi Viễn Tây Texas cưỡi ngựa chăn ḅ với quần jeans, áo sơ mi carô sọc to xanh đỏ, giày ống cao gót, tóc dài phủ gáy, phóng xe máy Sachs như điên trên đường phố, miệng ph́ phèo thuốc lá Salem xuất hiện càng nhiều.


    Ban ngày, các “cao bồi” “ngồi đồng” ở những quán cà phê nhạc ngoại quốc trên đại lộ Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Tối đến, họ đóng đô ở các pḥng trà, vũ trường như Anh Vũ, Bồng Lai, Melody, Lai Yun, Arc En Ciel ở khu Tổng Đốc Phương; ngă tư Bảy Hiền; hồ bơi Chi Lăng; Victoria, Phú Nhuận. Họ sẵn sàng gây sự đánh lộn, đập phá, đâm chém, để khẳng định ḿnh là “cao bồi” chính hiệu”. Nhưng đó là chuyện du đăng mới, về sau, cũng như về chuyện xă hội đen, tội phạm sau 1975 với nhiều biến tướng, là những câu chuyện dài.


    Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời


    Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời


    Ngựa phi như điên cuồng giữa cánh đồng dưới cơn giông


    V́ trên lưng cong oằn những vết roi vẫn in hằn



    Ngựa hoang về đến bến sông rồi


    Cởi mở ḷng ra với cơi đời


    Nhưng đời làm ngựa hoang chết gục


    Và trên lưng nó ôi c̣n in những vết thù

    [/COLOR]

    [/COLOR]
    [/COLOR]

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •