QUEENSLAND, Úc (NV) – Các khoa học gia đang điều tra làm thế nào mà các tảng băng ở Nam Cực từng thu hẹp trong quá khứ sâu xa, lại chuyển qua cách tiếp cận mới: Nghiên cứu gene của bạch tuộc sống ở vùng nước lạnh giá tại đó.


Một phân tích mới công bố hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai trên tạp chí Science cho thấy các quần thể sinh vật biển tám chi bị cô lập về mặt địa lư giao phối tự do vào khoảng 125,000 năm trước, báo hiệu một hành lang băng tan trong thời kỳ nhiệt độ tăng toàn cầu tương tự như ngày nay.


Các khám phá cho thấy Khối Băng Tây Nam Cực (WAIS) sắp tan nhanh hơn so với suy nghĩ trước đây, đe dọa mực nước biển dâng cao 3.3-5 meter trong thời gian dài nếu thế giới không thể ngừng sự nóng lên do con người gây ra ở mục tiêu 1.5 độ C của Thỏa Thuận Paris, các tác giả nghiên cứu cho biết.





Một khối băng ở Nam Cực (H́nh: Michael Van Woert/NOAA)

Tác giả chính Sally Lau, đại học James Cook University tại Úc nói với hăng tin AFP rằng với tư cách là một nhà sinh học tiến hóa tập trung vào động vật không xương sống ở biển, “Tôi hiểu được và sau đó áp dụng DNA và sinh học như một phương pháp cho những thay đổi ở Nam Cực trong quá khứ.”


Loài bạch tuộc Turquet là một ứng cử viên lư tưởng để nghiên cứu tảng băng WAIS, bà nói, v́ loài này được t́m thấy trên khắp lục địa và dữ kiện căn bản về nó đă được khoa học giải đáp, chẳng hạn như tuổi thọ 12 năm và thực tế là nó từng xuất hiện khoảng bốn triệu năm trước.


Dài khoảng nửa foot (15 centimeter) không tính cả xúc tu và nặng khoảng 1.3 pound (600 gram), loài bạch tuộc này sinh nở tương đối ít nhưng trứng lớn dưới đáy biển. Điều này có nghĩa là cha mẹ phải nỗ lực đáng kể để bảo đảm con cái được sinh nở – một lối sống ngăn cản không cho chúng đi xa hơn.


Chúng cũng bị giới hạn bởi các ḍng hải lưu có h́nh tṛn, hay các ḍng hải lưu đại dương, ở một số môi trường sống hiện đại của chúng.


Bằng cách giải tŕnh tự DNA trên bộ gene của 96 mẫu thường được thu thập một cách vô t́nh khi đánh bắt nhầm và sau đó được cất giữ trong bảo tàng suốt 33 năm, Lau và các đồng nghiệp t́m được bằng chứng về các tuyến đường biển xuyên Tây Nam Cực từng nối liền Weddell, Amundsen và các vùng biển Ross.


Lịch sử của sự pha trộn di truyền cho thấy Khối Băng Tây Nam Cực tan ră ở hai thời điểm riêng biệt – lần đầu tiên là vào giữa thời kỳ Pliocene, 3-3.5 triệu năm trước, thời điểm mà giới khoa học gia có bằng chứng, và lần cuối cùng trong thời kỳ được gọi là Thời Kỳ Gian Băng Cuối Cùng, một đợt ấm áp từ 129,000 tới 116,000 năm trước.


“Đây là lần cuối cùng hành tinh ấm hơn khoảng 1.5 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp,” Lau nói. Hoạt động của con người, phần lớn là đốt nhiên liệu hóa thạch, cho tới nay làm tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 1.2 độ C so với cuối những năm 1700.


Mực nước biển dâng 3.3 meter sẽ làm thay đổi toàn diện bản đồ thế giới như chúng ta biết, nhấn ch́m các khu vực ven biển thấp trũng ở khắp mọi nơi.


Viết trong phần b́nh luận kèm theo, Andrea Dutton thuộc đại học University of Wisconsin-Madison và Robert DeConto thuộc đại học University of Massachusetts, tại thành phố Amherst, mô tả nghiên cứu mới này là “tiên phong”, đồng thời thêm vào đó nó đặt ra những câu hỏi hấp dẫn về việc liệu lịch sử cổ đại có lặp lại hay không.


Tuy nhiên, họ nhấn mạnh một số câu hỏi quan trọng vẫn chưa có lời giải đáp – chẳng hạn như liệu sự tan ră của khối băng trước đây có phải chỉ do nhiệt độ tăng cao hay không, hay liệu các biến số khác như thay đổi ḍng hải lưu và các tương tác phức tạp giữa băng và đất đai của Trái Đất cũng đang diễn ra.


Cũng chưa rơ liệu mực nước biển dâng sẽ kéo dài hàng thiên niên kỷ hay xảy ra với tốc độ nhanh hơn.


Nhưng những điều không chắc chắn như thế này không thể là cái cớ để không hành động chống lại biến đổi khí hậu “và bằng chứng mới nhất từ DNA của bạch tuộc xếp thêm một lá bài nữa vào một bộ bài vốn đă bất ổn,” họ viết.


Nghiên cứu này được tŕnh bày khoảng một tháng sau khi các khoa học gia công nhận tảng băng trôi lớn nhất thế giới đang “dạt đi” sau khi mắc kẹt dưới đáy đại dương suốt 37 năm vào Thứ Sáu. Các h́nh ảnh vệ tinh gần đây cho thấy tảng băng trôi có tên A23a hiện đang trôi dạt qua mũi phía Bắc của Bán Đảo Nam Cực và hướng về phía Đại Dương Nam Cực, theo Cơ Quan Khảo Sát Nam Cực Anh Quốc.


Tảng băng trôi có diện tích gần 4,000 kilometer vuông (hoặc 1,500 dặm vuông), tách ra khỏi bờ biển Nam Cực vào năm 1986, nhưng sau đó bị mắc kẹt ở Biển Weddell, Đài BBC ghi nhận.


Trong khi đó, vào Tháng Mười, các khoa học gia tiết lộ khám phá ra một cảnh quan rộng lớn, ẩn chứa những ngọn đồi và thung lũng được tạo nên bởi những ḍng sông cổ từng bị “đóng băng theo thời gian” dưới lớp băng Nam Cực.


“Đó là một cảnh tượng chưa từng được nh́n thấy – chưa hề có ai để mắt tới nó,” Stewart Jamieson, nhà nghiên cứu sông băng đại học Durham University tại Anh Quốc và là tác giả chính của nghiên cứu, nói với hăng tin AFP.


Jamieson cho biết vùng đất bên dưới dải băng Đông Nam Cực c̣n ít được biết tới hơn cả bề mặt Sao Hỏa.


Khu vực này trải dài trên diện tích 32,000 kilometer vuông (12,000 dặm vuông), từng là nơi sinh sống của cây cối, rừng và có lẽ cả động vật.