Tội ác của bọn bồi bút
Vũ Hoành

Trong cuộc nội chiến Ư Thức Hệ tại Việt Nam ở thế kỷ 20, những nạn nhân chết v́ bom đạn tuy không thể kiểm tra ra con số đích xác được, nhưng cũng có thể ước lượng, thí dụ một trăm ngàn, một triệu, mười triệu nạn nhân ... vân ... vân...

Nhưng có một loại nạn nhân không tính đếm được mà lại bị tàn phá triệt để đến tận cỗi rễ tâm hồn, đó là những người dân vốn hiền lành, nhân ái, nhưng đă bị bọn bồi bút bịa đặt, sáng tác ra những điều ác ôn kinh ḥang, gán cho phía quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa, ngày đêm nhồi nhét vào đầu mọi người dân bằng đủ loại phương tiện truyền thông, báo chí, khiến cho trái tim của những con người lương thiện hiền ḥa, thương yêu đồng lọai kia ngấm dần chất độc, trở thành những trái tim mù ḷa, chai đá, tàn nhẫn dă man độc ác với cả đến những người đă ḥan ṭan thất thế.

Những vết thương tàn khốc này trong tim họ là do bọn bồi bút muốn lập công gây ra, không thể tính đếm và tội ác của bọn bồi bút cũng không thể đo lường.

Xin nêu ra một vài bằng chứng điển h́nh qua những sự thật cụ thể, nói lên tính chất độc ác tác hại của bọn bồi bút bất lương. Khi đọc lại những trang hồi kư của các cựu tù nhân “cải tạo”, người ta thường thấy ghi lại cảnh dân chúng miền Bắc xúm nhau lại hành hung, chửi rủa hoặc ném đá vào các toán “học tập cải tạo”. Vài thí dụ :

1) Giữa năm 1976, từ trại Long Giao, Nguyễn bị đưa ra Bắc, Gần ba ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên là của Việt Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. ….Hai ngày sau cập bến Hải Pḥng. Xe lửa và molotova bít bùng dàn chào sẵn để rước về các vùng biên giới, như Yên Bái, Lao Kay... Bạn bè lạc nhau từ đây. Nguyễn đi Hoàng Liên Sơn. Cửa toa đóng kín, khiến hai ông trung tá chết ngộp, xác vứt bên đường. Ngồi xe hơi th́ bị trẻ con ném đá, và những bà già Bắc kỳ tốc váy chửi rủa tục tằn, với sự đồng lơa của bọn cán bộ.
(Trích Đá Nát Vàng Phai – Kim Thanh
Nguồn : _www.khoa3hocviencsqg.com

2) Đến đất liền miền Bắc, ôm theo hành trang lên bờ, mỗi người được phát 1 nắm cơm vắt và một í muối hột, đi bộ đến nhà ga xe lửa, trên đoạn đường đi, h́nh như dân chúng đă được báo trước và được tuyên truyền đầy ác ư . . . Họ chửi xối xả và ném đá vào đoàn tù nhân : “ quân ngụy ác ôn . . !!!
(Trích Vận Cùng Tất Biến của Phiêu Bồng
nguồn _www.datque.com

3) Th́nh ĺnh, đá sỏi từ hai bên đường bay lên xe như mưa! Tôi vội vàng dùng tay tự do c̣n lại che mặt trước cơn “mưa đá” trái mùa này. Bằng mọi giá tôi phải bảo vệ đôi mắt v́ nhỡ có ḥn sỏi vô t́nh nào bay đúng vào kính đeo mắt tôi th́ khốn nạn, có thể mù mắt như chơi. Anh em tù nhân trên xe cũng vội vàng lo chống đỡ theo phản ứng tự nhiên. Trong cơn hỗn loạn bất ngờ đó, tôi nghe loáng thoáng tiếng trẻ con la hét từ bên vệ đường:

“ĐM chúng mày, lũ ngụy, lũ uống máu ăn gan người!”

Tiếng chửi bới này càng lúc càng nhiều và to hơn. Một giọng nói khác, tiếng của cán bộ, vang lên trong xe:

“Các anh thấy chưa? Nếu đảng không đưa các anh vào đây để bảo vệ các anh th́ nhân dân đă giết chết các anh!”

Lúc xe chạy ra khỏi vùng băo tố, tôi mới biết có vài anh tù trên xe bị thương nhẹ. Riêng tôi bị ḥn đá ném đúng vào đầu u lên một cục khá to. Tôi cảm thấy đau, nhưng đau cho thân thể tôi th́ ít mà đau cho số phận dân tộc tôi th́ nhiều.
(Trích TÔI PHẢI SỐNG
Bút Kư của Lm. Nguyễn Hữu Lễ)

Điều ǵ khiến cho nhân dân Miền Bắc căm thù các toán “tù cải tạo”, hay nói chung là những người lính đến từ miền Nam như vậy? Họ đâu có kinh qua một ngày nào sinh sống ở miền Nam? Họ đâu có một lần nào trong đời được tiếp xúc với những quân nhân VNCH mà hầu hết đều xuất thân từ những gia đ́nh trung lưu, có ăn học, có nền tảng đạo đức gia đ́nh vốn là truyền thống tốt đẹp của người VN từ ngàn xưa. Vậy mà họ vẫn sẵn sàng ném đá bể đầu, lọi gị lọi cẳng những con người vốn đă mang thân phận tù đầy, tay chân có khi c̣n mang cả xiềng xích.

Câu trả lời không mấy khó khăn ǵ.

Bởi miền Bắc từ trên nửa thế kỷ nay vẫn thi hành chính sách gây căm thù trong hàng ngũ dân tộc để dễ dàng xách động quần chúng và lôi kéo được quần chúng sẵn sàng lăn xả vào những mưu đồ gian ác như Cải Cách Ruộng Đất, như các cuộc đấu tố long trời lở đất, như căm thù Mỹ Ngụy để tiến hành chủ trương “Chiếu cố miền Nam”.

Những kẻ tiếp tay đắc lực nhất cho chủ trương gây căm thù này không thể ai khác hơn là những tên bồi bút, sẵn sàng bẻ cong ng̣i bút, xuyên tạc, bịa đặt…miễn sao đạt mục đích là tạo được sự căm phẫn sục sôi trong ḷng người đọc.



Thí dụ hồi c̣n phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, quần chúng nhẹ dạ, dễ tin làm sao không sục sôi cho được khi đọc bài viết có đoạn sau đây của Từ Bích Hoàng:

“Một đồng chí văn nghệ sĩ Nam Bộ đă kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện sau đây. Một hôm, bọn Mỹ-Diệm đem báo Nhân Văn ra dán ở một đầu phố Sài G̣n nhằm dụng ư để cho đồng bào miền Nam đọc, “biết t́nh h́nh Việt cộng ở miền Bắc đen tối như thế nào!”. Một chị đứng đọc hồi lâu rồi không giữ nổi căm giận, chị giơ tay xé tan tờ Nhân văn trước mặt chị. Một phát súng của một tên lính Mỹ-Diệm lập tức xuyên qua lưng chị, và chị đă gục xuống. Máu từ ngực chị đă thấm đỏ những trang báo Nhân Văn. Đồng chí kể xong, nói:
“Tội ác ấy, đồng bào miền Nam không bao giờ quên được!”.
(Từ Bích Hoàng- Văn nghệ Quân đội, số 5 ra tháng 5-1958)

Có thể nói, vào thời điểm ấy đă có cả một trận băo các bài viết mạ lỵ, vu khống, xuyên tạc, tố giác với công an mật vụ... nhắm vào những ng̣i bút của nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm. Xin trích dẫn thêm một thí dụ để thấy giọng lưỡi ăn không nói có, sẵn sàng bịa đặt xuyên tạc để bôi đen những con người cần triệt hạ như trường hợp nạn nhân là nhà thơ Trần Dần mà sau này, khi mọi sự đă sáng tỏ, người ta chỉ thấy Trần Dần cùng người vợ tội nghiệp của ông bị hành hạ, bầm giập đến độ có lần ông phải cứa cổ tự tử nhưng không chết :

Hữu Mai viết :
Một buổi sớm thức giấc, thấy cờ sao bay đỏ thành phố, Trần Dần mới biết cách mạng đă nắm chính quyền. Dần bỏ dở cuộc ngao du, quay về Hà Nội. Cuộc đấu tranh chính trị diễn ra giữa thủ đô từng giờ, mỗi lúc càng gay gắt, đe doạ chính quyền cách mạng đang trứng nước. Giữa lúc ấy, Dần vẫn say sưa phun khói thuốc phiện bên bàn đèn với Đinh Hùng, và bắt chim một mụ gái nhảy hơn ḿnh gần chục tuổi, vợ ba của một văn sĩ lúc đó. Con một gia đ́nh tư sản kiêm địa chủ khá lớn (có vài ba chục nóc nhà, dăm chục mẫu ruộng và hàng trăm chiếc xe tay cho thuê), Trần Dần có thể lấy của bố mẹ hai vạn bạc Đông Dương đưa người yêu vào Huế sống truỵ lạc. Hai tháng hết tiền, đôi trai gái bất chính này quay về Hà Nội.
….
Súng khiêu khích của giặc bắt đầu nổ. Cả thành phố nổi gai hào ụ. Sau một ngày đi nhặt bài, chuẩn bị ra báo Dạ Đài số 2, Dần về chưa kịp lên giường, đèn tắt, đại bác nổ, lửa cháy đỏ thành phố. Giờ cứu quốc đă điểm. Là một thanh niên năm ấy 20 tuổi, Trần Dần xách va-ly tản cư về Hành Thiện, Vụ Bản, Nam Định, không quên dắt theo mụ nhân t́nh. Dần định bụng dăm bữa nửa tháng, ngừng tiếng súng, sẽ quay về Hà Nội. Nhưng ở đây, được một số đồng chí Đảng giúp đỡ, được đọc sách, Dần bắt đầu biết thế giới có hai phe, bốn mâu thuẫn lớn, cuộc kháng chiến phải qua ba giai đoạn, phải trường kỳ.
(Hữu Mai - Văn nghệ quân đội, số 5 -tháng 5/1958)

Mà nào đâu chỉ có quần chúng nhẹ dạ bị lừa ! Đến ngay như Dương Thu Hương, một người cầm bút vốn sống đẫm ḿnh trong cả một guồng máy tuyên truyền, bịa đặt nên cũng trở thành nạn nhân, bị lừa dối. Trong buổi nói chuyện tại Thư viện Thành phố New York ngày 30-4-2006, những lời phát biểu của nhà văn này đă được thuật lại trên trang web _http://my.opera.com/HoangNgocHung/blog/duong-thu-huong, xin trích đoạn:

Dương Thu Hương đă theo chân đoàn quân chiến thắng vào tiếp thu Sài G̣n, và bà đă “ngồi xuống vỉa hè ôm mặt khóc như cha chết, v́ nhận ra rằng, kẻ thắng trận là một chế độ man rợ hơn người thua”, bà có “một cảm giác vô cùng hoang mang và cay đắng”, v́ “cái đẹp phải tan nát, và nền văn minh phải quy hàng”. Dương Thu Hương nói:

“Thế hệ của chúng tôi đă bị lừa…” .“Năm 69, khi tôi gặp những tù binh đầu tiên hoàn toàn là những người Việt Nam th́ tôi biết ḿnh đă bị lừa. Tôi tưởng kẻ thù của ḿnh phải mắt xanh mũi lơ và da trắng… Năm 69, tôi thấy họ là người mũi tẹt da vàng tóc đen.” “Cả thế hệ của chúng tôi đă bị lừa.” Bà nói một cách cay đắng. Dương Thu Hương cho rằng dân Việt Nam đă bị đẩy vào một cuộc chiến vô nghĩa v́ luôn luôn mang tâm thức phải “chiến đấu chống ngoại xâm”, một hệ quả từ ngàn năm chống Tàu và trăm năm chống Tây...."

Như thế, nói chung là những tên bồi bút này vốn chỉ coi sản phẩm viết lách của ḿnh là một phương tiện để tiến thân, dẫu có sẵn sàng chà đạp lên ngườ khác, thậm chí đến cả gia đ́nh, bạn bè, thân hữu hay ngay đến cả quyền lợi của dân tộc. Di hại của bọn này cho đến nay vẫn chưa chấm dứt, bởi nó chỉ có thể chấm dứt một khi sách vở, báo chí ấn hành dưới chế độ CS phải được đem duyệt lại, sàng sẩy, gạn lọc để loại ra những sản phẩm dối trá chỉ được viết theo nhu cầu của thiểu số lănh đạo cầm quyền .

Nhà văn Nhật Tiến, trong cuốn Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác (Huyền Trân ấn hành năm 2012) đă nêu lên một nhận xét xác đáng về vấn đề này. Xin trích lại như sau :

“Phải nói cho ngay rằng, ở thời cực thịnh của Đảng CSVN, nhiều ông, bà cầm bút đă cố t́nh xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật để tuyên truyền cho những mục tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn của Nhà Nước. Họ đă chiếm lĩnh dư luận toàn xă hội, đă vo tṛn bóp méo biết bao nhiêu sự thật. Tài sản trí tuệ của họ sau một thời gian dài đă tạo nên vô vàn sản phẩm văn nghệ nhớp nhúa mà hiện nay vẫn c̣n đầy dẫy trong sách vở giáo khoa ở nhà trường hay trong thư viện. ”
(Nhà Giáo MộtThời Nhếch Nhác trang 174)
hoặc:

“Họ tự biết Sài G̣n đâu phải là thành phố được giải phóng. Nó đang bị chiếm đóng, và nhân dân trong thành phố ấy đă và đang c̣n bị giầy xéo, hành hạ v́ cái gốc « Ngụy » của ḿnh.

“Ghê gớm thay cái tṛ sử dụng từ ngữ của đám cầm bút chỉ biết phục vụ cho cường quyền, dù biết nó đang là một thứ ác quyền. Bọn cầm quyền không thể đẻ ra được chữ “Ngụy”. Nó phải là sản phẩm của một chuyên viên cầm bút. Rơ ra là chỉ có một con chữ ấy thôi, nhưng cũng đă nung sôi lên được biết bao nhiêu bầu nhiệt huyết của nhiều người nhẹ dạ để bây giờ, nhiều kẻ trong đám người nhiệt huyết ấy, với súng ống rầm rộ vào thành, sẵn sàng xả hết mọi nỗi căm thù vốn đă được nuôi dưỡng từ bao nhiêu năm lên mọi ngóc ngách sinh hoạt của dân thành phố. Và sau này, người ta chỉ bừng tỉnh khi nhận ra rằng, chính ḿnh đă bị nhồi nhét căm thù để hành xử như những con rối sẵn sàng thiêu thân.

Thủ phạm làm cái việc nhồi nhét ấy, chính là những kẻ cầm bút t́nh nguyện làm tay sai cho bạo lực!”
(Nhà Giáo MộtThời Nhếch Nhác –trang 223)

Vũ Hoành
Tháng Tư năm 2013