Lăng ông Bà Chiểu - Thành Gia Định xưa


Năm 1698 tướng Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Đồng Nai lập thành huyện Phước Long, vùng Sài G̣n thành huyện Tân B́nh ,ta coi là năm khai sanh ra Sài G̣n

Prei NoKor -Phiên Trấn-Gia Định- Phan Yên-Sài G̣n đă thành một đô thị an vui,no ấm,thạnh vượng của Nam Kỳ Lục Tỉnh,là đô thành của Lục Tỉnh.




Không được kêu Sài G̣n là "Sài Thành"



“Phủ Gia Định, phủ Gia Định, nhà đủ người no chốn chốn
Xứ Sài G̣n, xứ Sài G̣n, ở ăn vui thú nơi nơi.
Lạc thổ nhóm bốn dân: sĩ nông công thương ngư tiều canh độc”


Sài G̣n anh dũng trong chiến cuộc với quân Khmer,quân Tây Sơn và với người Pháp sau này

Thành Sài G̣n xây tám cửa thinh thang từng là Gia Định Kinh của chúa Nguyễn Ánh.

Sài G̣n từ 1945 cũng hiên ngang đối diện với những người muốn thay đổi những quy luật đời thường của nhân loại.

Từ năm 1946, Sài G̣n là thành đô của Cộng ḥa tự trị Nam Kỳ.

Đến năm 1949 Sài G̣n là thủ đô của Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1955 Việt Nam Cộng Ḥa được thành lập, Sài G̣n vẫn là thủ đô với tên gọi chánh thức là “Đô thành Sài G̣n”.


Đô thành là thủ đô của một quốc gia, là nơi định đô,đặt cơ quan đầu năo ,là trung tâm của chánh trị nước đó.

Sài G̣n từng có Cộng Ḥa,Công Lư ,Tự Do và Thống Nhứt và một thời huy hoàng tột đỉnh với nền giáo dục tiến bộ,nhân bản.

Trong cuốn “Một tháng ở Nam Kỳ” ông Phạm Quỳnh khen Sài G̣n nức nở .Ông viết:
”Người ta thường gọi Sài G̣n là cái “hạt báu của Á Đông” (la perle de l’Extrême- Orient)”

Sài G̣n là thành đô măi măi trong ḷng người Miền Nam.


Mỹ tự “Kinh thành Sài G̣n” c̣n tồn tại trong nỗi khắc khoải của chính người Nam Kỳ

Trong “Ông Cử” Hồ Biểu Chánh viết vầy:


“Ở sát một bên kinh thành Sài G̣n, lại nhờ mấy năm lúa gạo cao giá làm cho cuộc kinh tế đâu đâu cũng thạnh phát, nên miệt Phú Nhuận mở mang mau lẹ, ngày nay dân cư đông đảo buôn bán xôn xao xe hơi, xe điển rần rần, nhà gach phố lầu chớn chở.”

Sài G̣n đô hội,lao xao đèn xanh đèn đỏ
“Chợ Sài G̣n đèn xanh, đèn đỏ
Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu
Lấy anh em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em”.



Dân Nam Kỳ Lục Tỉnh tôn vinh Sài G̣n là ḥn ngọc trung tâm,mọi thứ của Sài G̣n đều của Lục Tỉnh đưa lên,người Sài G̣n ban đầu cũng là người Lục Tỉnh,cùng chung giọng nói,cách sống,ư thức hệ ,ẩm thực,văn hiến và tâm tánh.

Ra vô Sài G̣n và về lục tỉnh à? Đă có xe đ̣ lục tỉnh,có đường lục tỉnh,có cầu tàu lục tỉnh và đường xe lửa duy nhứt của lục tỉnh Sài G̣n – Mỹ Tho

“Lúa mùa rồi trả nợ nần sạch ráo
Để anh đi kiếm chén cháo đổi lấy chén cơm
Trước là cho biết cái xứ Sài G̣n
Sau nữa mua cái quần lănh với gói ḅn bon tặng con bạn t́nh”



Đất Sài G̣n là đất dân chủ,tự do,biết vị nhân tâm ,hễ ai theo luật chơi th́ cứ ở lại


“Nước sông trong sao cứ chảy hoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây
Tới đây th́ ở lại đây
Khi nào bén rễ xanh cây th́ về”


Từ Sài G̣n chạy về Mỹ Tho
“Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy
Chợ Sài G̣n xa, chợ Mỹ cũng xa
Viết thư thăm hết mọi nhà
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em”


Trên Sài G̣n,dưới Mỹ Tho,hai đô thị lớn nhứt Nam Kỳ Lục Tỉnh một thời đă đi vào câu ḥ bất tử
“Ḥ ơi!

Đèn Sài G̣n ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”



Từ Sài G̣n chàng dông tuốt về xứ biển Rạch Giá
“Chợ Sài G̣n cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi mon
Giă em xứ sở vuông tṛn
Anh về xứ sở không c̣n ra vô”


Chúng ta yêu Sài G̣n,Sài G̣n của ḷng ngay dạ thẳng,của văn minh và t́nh yêu thương
“Sài G̣n Chợ Lớn rong chơi
Đi lên đi xuống đă đời du côn”




1/ Không được kêu Sài G̣n là Sài Thành


Thấy có một số ít các bạn Miền Nam khi nói về Sài G̣n đă viết thành “Sài Thành” rất luông tuồng,ông Lê Văn Ng có bài viết về “Sài Thành”. Có một bộ phim truyền hinh tên là “Mỹ nhân sài Thành”,v́ cái tên đă có ǵ đó “không b́nh thường” nên phim không gây một tiếng vang nào

Viết “Sài Thành” là không đúng với lịch sử Sài G̣n
“Mỹ nhân Sài G̣n” ,”Nhan sắc Sài G̣n”,”Đất và người Sài G̣n”

Hàng triệu người được Sài G̣n cưu mang và nuôi dưỡng, vang danh ở đất Sài G̣n

Ghét cay đắng những kẻ kêu Sài G̣n là Sài Thành.

Rất khó chịu khi đọc được những đoạn văn viết người Sài Thành thế này, dân Sài Thành thế kia, ngơ phố Sài Thành,thậm chí “Kẻ Chợ” Sài Thành.

Trong lịch sử h́nh thành xưa rày,Sài G̣n là Sài G̣n,ông bà chúng ta chưa bao giờ kêu Sài G̣n là Sài Thành.

Cũng như mỹ tự Kẻ Chợ chưa bao giờ được xài trong Lục Tỉnh Nam Kỳ.


Sài Thành là nhại từ Hà Thành (Hà Nội) ,c̣n Kẻ Chợ là tên gọi khác của Thăng Long Hà Nội xưa.

Hà Thành là tên của Hà Nội trong dân gian.Ba Giai viết “Hà Thành chính khí ca”,”Hà Thành hiểu vọng”.


V́ sao lại cố t́nh gán cái Hà Thành vào cho Sài G̣n để thành Sài Thành?


Lắm lúc đọc xong thấy mắc cười,cười xong ngao ngán và có chút khó chịu v́ những kẻ nói mấy câu đó chưa bao giờ sống ở Sài G̣n,chưa bao giờ hiểu rơ văn hóa,lịch sử của Lục Tỉnh.

Và quan trọng là họ đang cố đánh tráo khái niệm,đang làm cái chuyện là đem Sài G̣n làm cái xă của Hà Nội


2.Từ bao giờ Thánh Trần thành người bảo trợ cho Sài G̣n Gia Định vậy?.

Thấy một bài viết,đại để “Sài G̣n linh thiêng ,đất tụ khí,phong thủy tốt nhất là ở khúc sông ngay tượng đài Trần Hưng Đạo”.

Trời ơi ! đất ơi!.


Bờ sông Sài G̣n,cái lúc ban đầu,cái xưa cũ là ở ngay chổ Cột Cờ Thủ Ngữ,tại đầu vàm Bến Nghé
Có câu:


“Gia Tân nền tạm thuở xưa
Ngày nay có dựng cột cờ gần bên”
(Trương Vĩnh Kư).



Tháng 10/1865, người Pháp cho xây một cột cờ,cũng là một cái hải đăng sông làm nơi canh tuần tàu biển, báo hiệu và kiểm soát các chuyến tàu ra vào cảng Sài G̣n có tên tiếng Pháp là Mât des Signaus ,dân kêu cột cờ Thủ Ngữ ngay vàm sông Sài G̣n và kinh Bến Nghé.

“Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ
Gió nào dữ bằng gió Đồng Nai
Trai nào khôn bằng trai Cao Lănh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri”



Nền tạm là nền cũ của dinh quan Thủ Ngự chuyên chăm lo giao thương của nhà Nguyễn.

Cột cờ Thủ Ngữ là biểu tượng của Sài G̣n,tam quan Lăng Ông Bà Chiểu là biểu tượng của Sài G̣n,cái tháp chợ Bến Thành là biểu tượng của Sài G̣n.


Chứ tượng Trần Hưng Đạo không phải là biểu tượng của Sài G̣n.


Tại sao một số người họ thích áp tâm linh “Thánh Trần” vào Sài G̣n cho bằng được vậy?Họ muốn cái ǵ?

Có một số người không biết tế nhị,ĺ lợm,nói thẳng là không biết điều th́ ḿnh cũng không cần tế nhị làm ǵ,nói thẳng tuộc nó ra đi,vừa ḷng hay mích ḷng thây kệ.

Họ không tế nhị với chính Trần Hưng Đạo và cũng không lịch sự với lịch sử Sài G̣n Gia Định.

Tượng Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông chết tác được đặt tại Công trường Mê Linh vào năm 1967 thời Nguyễn Cao Kỳ.

Vậy là từ 1967 trở về trước đất Sài G̣n Gia Định không có tâm linh,không có phong thủy hả?

Thánh Trần là tín ngưỡng Miền Bắc.Trong ḷng tâm linh Sài G̣n Gia Định và Lục Tỉnh đâu có Thánh Trần.

Đọc sử ai cũng biết nhân vật Trần Hưng Đạo đánh Nguyên Mông tài ba,là vị tướng giỏi,là một nhân vật lịch sử lừng danh trong sử Việt mà hậu thế muôn đời ca tụng.

Nhưng vấn đề tâm linh”Thánh Trần” thành thần thánh trong đất Nam Kỳ này th́ không có từ gốc rể lận.Tâm linh Miền Nam không ghi Thánh Trần.

“Thánh Trần”có dính dáng ǵ tới miếng đất Phương Nam,xứ Nam Kỳ này đâu,có chút công lao ǵ trong giành giựt,khẩn hoang,lội bùn lội ruộng,đánh cá sấu,chém rắn rừng,đào kinh xẻ rạch,chạy v́ “Thổ dậy” ở đất Nam Kỳ này đâu.


Tâm linh Nam Kỳ là lăng Tả Quân ,miếu Ngọc Hoàng ,Bà Đen,Bà Chúa Xứ,Phật Thầy Tây An,Đức Cố Quản,Đức Huỳnh Phú Sổ.


Đất Sài G̣n,đất Nam Kỳ là sản phẩm của lưu dân,là sự tâm linh của nhiều vong hồn người khai hoang chém cọp,đánh sấu ngày xưa


“Hồn ở đâu đây!
Hồn ơi!Hồn hỡi!
Xa cây xa cối
Xa cội xa cành
Đầu băi cuối gành
Hùm tha, sấu bắt
Bởi v́ thắt ngặt
Manh áo chén cơm”



Sài G̣n là đất dưới quyền cai quản của “Linh Thần” ,”Hộ Thần” Tả Quân Lê Văn Duyệt

Phước Thần là ở lăng Ông Bà Chiểu.

Đức Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) từng giữ chức Tổng Trấn Gia Định Thành 2 lần: từ 1812 đến 1815 (triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng)

V́ có công gầy dựng,phát triển Sài G̣n ,sau bị oan khuất,hạ nhục mà dân thương nhiều hơn,từ t́nh cảm tới tâm linh,thành linh thần Sài G̣n Gia Định

Lăng Ông linh thiêng trong ḷng dân Nam Kỳ,đó là ḷng dân,dân thương nên dân cúng.

V́ ngày xưa Tổng Trấn làm cho Sài G̣n ,Nam Kỳ giàu mạnh nên nhiều người Việt lẫn Hoa coi ông là Phước Thần ,thành ra cúng tế ông là cầu xin ,đó là lẽ thường xuất phát từ tâm tưởng của người dân.

Thánh Trần là tâm linh vùng ngoài Bắc.Cái tượng Trần Hưng Đạo ở Sài G̣n là một nhân vật lịch sử ,xin đừng mở rộng thành tâm linh.

“Thánh Trần” linh ở đâu th́ linh,lên đồng nhập cốt ǵ th́ nhập,nhưng vô Nam th́ đừng lấy lông gà làm lịnh tiễn.


Nói thẳng đừng giận,”Thánh Trần” có dính dáng ǵ tới miếng đất Phương Nam,xứ Nam Kỳ này đâu chèn.

Suốt lịch sử h́nh thành Sài G̣n sáng lừng năm châu bốn biển nhưng luôn bị lép vế ở mặt nào đó liên quan tới “cái ǵ đó” mà ai cũng biết dù nó luôn được coi là xứ nhà giàu


Thương thay!
“Thương thay Xứ Sài G̣n! Tiếc thay Xứ Sài G̣n!
Vực thẩm nên cồn, đất bằng nổi sóng”.



(Nguyễn Gia Việt)