[COLOR=var( --e-global-color-secondary )]
Một đoạn đường Pasteur bây giờ. (ảnh: Godong/Universal Images Group via Getty Images)



[/COLOR]










[COLOR=var( --e-global-color-text )]


Đối với tôi, đường Pasteur là con đường rất đẹp, với lề đường rộng và cây xanh chen lẫn các ngôi biệt thự xây từ thời thuộc địa vẫn tồn tại. Đây là con đường sang trọng và tao nhă, với cây cao bóng cả thả nắng vàng xuống mặt đường mỗi ngày.


Thật khó h́nh dung con đường này, vốn lộ giới chỉ khoảng từ 20 đến 25 mét, thời Pháp thuộc thực chất là hai con đường chạy dọc hai bên một con rạch nước chảy, có lẽ đổ ra rạch Nhiêu Lộc, đều mang số 24.


Năm 1865, khi người Pháp đă ổn định chế độ thuộc địa, họ đặt tên đường bên trái là Olivier và đường bên phải là đường Pellerin. Sau con rạch được lấp đi và hai đường nhập lại làm một, thành đường Pellerin. Năm 1955, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đổi thành đường Pasteur.



Tháng Tám năm 1975, đường đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai nhưng cho đến năm 1991, lấy lại tên đường Pasteur như cũ. Đường chạy từ đường Vơ Văn Kiệt cho đến Trần Quốc Toản khoảng 2.5 cây số.


Có lẽ sự kiện đầu tiên mang tầm vóc lớn nhất mà cư dân dọc hai bên đường chứng kiến là lễ tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh năm 1926. Linh cữu của cụ được quàn trên con đường này, nhà Bá Huê Lầu của ông Huỳnh Đ́nh Điển ở số nhà 54. Tang lễ được thân hào nhân sĩ Sài G̣n tổ chức cử hành như nghi thức quốc tang.


Từ tờ mờ sáng, người người từ khắp thành phố và vùng phụ cận đổ về đường Pellerin để đưa tang. Đám tang đi theo lộ tŕnh từ nhà 54 qua đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn), đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) rồi đi thẳng xuống Phú Nhuận đến nghĩa trang G̣ Công tương tế ở Tân Sơn Nhứt. Đó là một sự kiện chấn động v́ lễ tang của cụ lớn chưa từng có ở Sài G̣n. Hơn sáu vạn người đă tham dự đưa linh cữu cụ đến nơi an nghỉ cuối cùng.


Sự kiện lớn đó khuấy động không khí yên tĩnh của con đường toàn biệt thự kín cổng cao tường này. Dù vậy, đoạn đường Pellerin phía trung tâm Sài G̣n thuộc quận 1, mé Hàm Nghi vẫn sôi động hơn do có hoạt động buôn bán so với hai bên dăy phố từ ngă tư giáp đường Lê Duẩn ngày nay đi xuống phía đường Trần Quốc Toản với đa số biệt thự.



Các cô gái làm việc trong văn pḥng ra mua trái cây của một nông dân bán rong trên đường Pasteur, ngày 26 Tháng Sáu năm 1965. (ảnh: Stuart William MacGladrie/Fairfax Media via Getty Images)

Một nhà sưu tầm dĩa nhạc cho biết, thời thập niên 1920 – 1930, trên đường này có đại lư hiệu dĩa Béka là hăng Société indochinoise d’ Importation ở số 40-44 rue Pellerin, vừa bán máy vừa bán dĩa mà anh thỉnh thoảng thấy in trên bao b́ dĩa hát xưa. Anh kể khi ṭ ṃ lục soạn báo Phụ Nữ Tân Văn xuất bản thời đó t́m tung tích hăng dĩa mới biết, ngay góc Pasteur và Hàm Nghi bây giờ từng có dinh lănh sự Trung Hoa mới được dời về năm 1936.


Đây là sự kiện long trọng đối với người Hoa ngụ cư nên họ kéo nhau đi xem chật đường. Sau này, đây là nơi tọa lạc của ṭa đại sứ Đài Loan cũ trước khi dời về đường Hai Bà Trưng trước năm 1975.


Báo chí xưa thuật lại: Đầu hè năm 1937, ngă tư Pellerin và Espagne (nay là Lê Thánh Tôn) có một vụ đụng xe đáng nhớ. Buổi chiều, một chiếc xe tracteur kéo theo chiếc rờ-mọt trên đường này chạy xuống đến ngă tư nói trên th́ bất ngờ thấy một chiếc xe đạp ba bánh của chú Lư Yên chở vài chục tĩn nước mắm từ chợ Bến Thành định đưa lên Phú Nhuận bán.


Anh tài xế tracteur thấy chiếc xe đạp đó liền bẻ tay lái qua bên phải để tránh nên chạy lủi xuống mé sông. Th́nh ĺnh, có một chiếc xe mui kiếng của bà Phạm Thị Vân ở dưới đường Pellerin chạy lên bị chiếc tracteur đụng ngay phía hông trái rất mạnh.


Anh lái xe mui kiếng thấy xe ḿnh bị đụng liền lấy tay lái qua phải, ủi chiếc xe nước mắm lật ngang, bao nhiêu nước mắm bể hết ráo. Cuối cùng, chiếc tracteur vẹo bánh trước, chiếc xe mui kiếng bị móp hông trái, c̣n xe đạp ba bánh hư nát. Nước mắm bốc mùi khiến bà con phố xá quanh đó bị ám ảnh đến mấy ngày.

Lúc đó, nhà số 2-4 là Ngân hàng Indochine. Số 25 là quán cà phê kiêm nhà hàng Yeng Yeng, hiện nay là một cơ sở của Saigon Tourist. Số 93 Pasteur là dưỡng đường của bác sĩ Trần Văn Đỗ, được quảng cáo có nhiều pḥng rộng răi để nuôi bệnh và người sản phụ, có cả nhà mổ và sinh khó, có cả rọi kiếng (X quang), chụp h́nh phổi – tim – bao tử, trị bệnh bằng tia cực tím.

Bên kia đường, số nhà 80, thời gian sau xuất hiện thêm một ông “y khoa học sĩ bào chế” tên Nguyễn Văn Cung gần Chợ Cũ chuyên trị bệnh hậu như nhức mỏi, phong thấp, bại xụi, tê thấp, lao phổi, máu huyết, tê bại, phong đơn, phong t́nh… Số nhà 162 trước đây là nhà Đốc phủ Hải, hiện nay là một ṭa nhà lớn cho thuê làm văn pḥng.

Trước năm 1975, khi c̣n nhỏ, tôi đă có nhiều dịp đi ngang con đường xinh đẹp này, nhưng có một kỷ niệm không vui là đi chích thuốc ngừa phong đ̣n gánh (bây giờ gọi là bệnh uốn ván) ở Viện Pasteur cuối đường. Lúc đó, nhớ mang máng chỗ phở Ḥa bây giờ chỉ là xe phở bán trên lề đường mà tôi được ăn sau khi chích ngừa.

Gần đó là nhà may Thiết Lập rất nổi tiếng ở Sài thành, thường đăng quảng cáo trên báo, nhất là trên tờ tuần báo Thẩm Mỹ Tân Tiến mà chị tôi thường đọc mục dạy cắt may của bà Nguyễn Thị Bắc, chủ nhân tiệm may. Thời đó, áo dài kiểu tay raglan đang thịnh hành. Nh́n vào tiệm thấy thợ ngồi đông đúc, nghe nói tới 50 thợ may. Báo chí đăng trung b́nh mỗi ngày tiệm giao khoảng 100 áo dài cho khách, các ngày gần lễ Giáng Sinh hay Tết c̣n nhiều hơn.



Tiệm may áo dài Thiết Lập nổi tiếng ở thập niên 1970. (chụp lại ảnh đăng trên báo Thế giới Tự do-PCL)

Trên con đường này, lưu dấu một h́nh ảnh mà những người ở lớp tuổi bảy mươi sống ở Sài G̣n trước năm 1975 trở lên c̣n nhớ. Trong cuốn Hồi kư của Nguyên Sa, ông kể một kỷ niệm về thời c̣n làm báo ở Sài G̣n. Thỉnh thoảng đi chơi cùng nhà văn Mai Thảo trên chiếc xe Fiat hiệu Austin, ḷng ṿng qua các đại lộ Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ… Mai Thảo lái xe đến một căn nhà gần bờ sông Sài G̣n, cả hai ngồi trong một pḥng khách của một thiếu nữ mắt rất đen và to mà Mai Thảo quen biết.

Cô ta đến sau bức b́nh phong, thay bộ đồ để đi chơi cùng hai ông. Phía sau bức b́nh phong chỉ ló ra đầu và hai chân, cô ta nh́n Nguyên Sa cười có vẻ e thẹn. Sau đó, cả ba lên xe đi chơi tối, có khi đi chơi ở nhà hàng – vũ trường Arc en Ciel hay đi vài chỗ khác. Lần cuối cùng Nguyên Sa gặp cô gái ấy là trên đường Pasteur. Ông kể khi đang yên vị trên xe th́ “Mai Thảo dừng xe có phần gấp gáp, không có nét bay bướm nào. Anh đang phóng nhanh bỗng thắng két, tấp xe vào lề, đậu xe bên phía tay mặt đường Pasteur. Mai Thảo ra khỏi xe không một lời giải thích”.

Cả hai xuống xe, băng qua con lộ xe chạy một chiều vun vút. Nguyên Sa thấy: “Mai Thảo dừng lại trước một người hành khất, một người phụ nữ, móc trong túi ra một nắm giấy bạc. Anh chuyển nắm giấy bạc sang tay kia, t́m kiếm thêm. Tôi không nhận ra người hành khất là ai, chỉ thấy mặt loang lổ những vết cháy nổi lên những mảng thịt nửa đỏ nửa tím sậm dị dạng. Hai mắt vết cháy càng rơ, ḷng trắng và ḷng đen bị hủy hoại lổn nhổn.

Bạn tôi bỏ nắm tiền vào chậu bằng nhôm, những tờ giấy chạm vào tay người đàn bà hành khất. Dường như nàng biết ngay người cho tiền là ai, ai có thể cho nàng nhiều tờ giấy bạc như thế. Nàng ngẩng mặt lên gọi “anh”. Mai Thảo vỗ nhẹ vào bàn tay nàng có tiếng nói bằng xúc giác, không có âm thanh nào được cất lên”.

Khi trở lại xe, Nguyên Sa nói ngay tên nàng. Mai Thảo gật đầu. Cẩm Nhung, tên người phụ nữ thay áo sau tấm b́nh phong mỗi lần hai ông đến đưa nàng đi làm, đi ăn hay ra hóng mát. Cô bị tạt axít trong một trận đ̣n ghen mà báo chí đưa tin rất nhiều. Nguyên Sa nh́n bạn ngậm ngùi: “Cẩm Nhung!” và Mai Thảo nh́n về phía trước, như nói một ḿnh “Nhung đấy!”

Con đường không quá dài, nhưng mỗi đoạn đường mang đến một cảm giác khác. Nhớ hồi nhỏ, ra Lê Lợi mua sách cùng với ông anh, thế nào cũng được ghé góc Lê Lợi – Pasteur ăn gỏi khô ḅ và uống nước mía. Xuôi xuống, qua khúc công viên trước dinh Độc Lập th́ thấy biệt thự và cây xanh nối tiếp. Đến gần cuối đường, đi qua viện Pasteur ngay góc Trần Quốc Toản có một bô rác nhỏ làm xấu con đường xinh đẹp này.



Một đoạn đường Pasteur có lề bên trong phía Quận 1. (ảnh: PCL)

Lớn lên, đi làm, thỉnh thoảng tôi ngồi uống cà phê trên vỉa hè gần cổng trường Đại học Kiến Trúc ở số 196 Pasteur. Ở đó, tôi nghe một người đàn anh đang hành nghề Kiến trúc sư, tốt nghiệp từ trước năm 1975 kể câu chuyện khó tin trong trường.


Anh kể trường này có nhiều… ma mà sinh viên ở lại trường làm bài khuya thường thấy. Ma là phụ nữ ngồi ru con ở đầu tường gần khu nhà vệ sinh. Ma cụt gị chiếm pḥng chấm bài. Cuối họa thất 1, có cô nữ sinh mặc áo dài trắng ôm cặp ngồi trên bàn vẽ đung đưa chân. Khu khác c̣n chàng thanh niên thường thơ thẩn.


Bài viết đăng trên một diễn đàn cựu sinh viên kiến trúc kể rằng, hồi lính Nhật chiếm Sài G̣n trước năm 1945 có đóng trụ sở ở đây, phía dăy nhà văn pḥng và họa thất là khu chuồng ngựa, gần đó là pḥng giam người. Người dân gần đó chứng kiến lính phát xít Nhật giết nhiều người ở đây nên có oan hồn uổng tử đi lởn vởn.


Điều tiếc nuối nhất với tôi là vườn hoa Vạn Xuân đối diện trường Kiến trúc phía bên trái ngay góc ngă tư Pasteur – Trần Quư Cáp mà những năm 1980 tôi c̣n thấy. Trước năm 1975, đối diện vườn hoa này ngoài Đại học Kiến Trúc c̣n có trường Tiểu học Trần Quư Cáp, pḥng đọc sách thiếu niên Trung tâm Sài G̣n.


Vạn Xuân là vườn hoa nhỏ, một trong hai vườn hoa đẹp ở Sài G̣n (cùng vườn hoa Chi Lăng). Vườn có cây cối xanh tươi, phía xa có ngôi nhà kiểu thuộc địa sơn vôi màu vàng, được dân quanh đó gọi là “nhà đèn”, cảnh trông như một vườn hoa ở nước Pháp trong tranh vẽ.


Tôi vẫn đi con đường này hằng ngày, thỉnh thoảng nh́n vào trụ sở Hội Mỹ thuật thành phố, ở ngôi nhà 218A. Ở đó, bỗng nhớ những ḍng chữ của hoạ sĩ Hà Cẩm Tâm, học trường Mỹ thuật Gia Định ra, vẽ đẹp và viết nhiều bài rất hay trên trang Gió O.


Tháng Tư năm 1997, về thăm nhà sau 20 năm ở xứ người, ông sẵn dịp làm một cuộc triển lăm cá nhân tại Hội Mỹ thuật Thành phố. Cuộc triển lăm kéo dài trong mươi ngày đầu tháng Tháng Sáu 1997 với 45 bức tranh sơn dầu vẽ tại Sài G̣n trong một tháng.


Trong bài Tưởng mất mà c̣n, ông nhắc đến nhà văn Dương Trữ La, là bạn thân thiết: “Dương Trữ La ở pḥng tranh chơi với tôi suốt buổi chiều. Ra ngồi uống cà phê vỉa hè đường Pasteur, tôi ngước mắt nh́n hai hàng cây trẻ thơ hai bên đường năm nào mà hôm nay đă thành những cổ thụ già như trong Ai xuôi vạn lư của Lê Thương. Chẳng nói nhiều với nhau, thỉnh thoảng chỉ nhắc lại kỷ niệm, bạn bè kẻ c̣n người mất, người chết kiểu này, kẻ sống kiểu kia, người ở lại, kẻ ra đi mịt mờ sương khói. Trong tâm thức, cả hai đều chung một con đường tuần cảm, một chấn động đầy vơi, một nỗi bàng hoàng, một niềm chua xót…”.


Vài câu lay động ḷng kẻ hậu sinh, tuy chưa bao giờ hân hạnh được gặp và nay ông cũng đă mất.


Kỷ niệm vụn về con đường nhắc lại mà thấy hơn 60 năm vèo qua quá nhanh trên thành phố này.



[/COLOR]