Results 1 to 7 of 7
  1. #1
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like

    Sài G̣n sau 1975, khi cộng sản “vào thành” (1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7)

    Sài G̣n sau 1975, khi cộng sản “vào thành” (1)

    Đặng Hoàng Hà




    [COLOR=var( --e-global-color-text )]




    Apple PodcastsGoogle PodcastsSpotify
    [COLOR=var(--ssp-dark-mode-text-color)]RSS FEED[/COLOR]





    [COLOR=var(--ssp-dark-mode-text-color)]SHARE[/COLOR]


    [COLOR=var(--ssp-dark-mode-text-color)]LINK[/COLOR]


    [COLOR=var(--ssp-dark-mode-text-color)]EMBED[/COLOR]









    [/COLOR]
    [COLOR=var( --e-global-color-text )]


    2g sáng ngày 22 Tháng Chín 1975, chế độ mới ra lệnh giới nghiêm trên toàn miền Nam. Đến 5 giờ sáng thì chúng đọc lệnh đổi tiền. Mệnh giá đồng tiền mới, 1 đồng trị giá bằng 500 đồng tiền cũ. Mỗi gia đình chỉ được đổi tối đa 200 đồng tiền mới, còn lại phải gửi vào sổ tiết kiệm. Nếu có nhu cầu rút tiền, phải làm đơn xin phép, có lý do chính đáng, cần thiết mới được chấp thuận rút. Còn những người độc thân, chỉ được đổi tối đa 100 đồng tiền mới. Lệnh đổi tiền được bắt đầu từ 11 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Như vậy chỉ có 12 tiếng đồng hồ để đổi tiền.


    Dĩ nhiên dân miền Nam có rất nhiều người có nhiều tiền. Nhưng họ biết đưa vào sổ tiết kiệm là bị cướp trắng nên nhiều người chia cho những người nghèo khó, còn lại họ giữ làm kỷ niệm. Tôi có một mình nên chỉ đổi được 100 đồng. Chế độ cộng sản không thể làm giàu cho mọi người nhưng chỉ trong một đêm, chúng đã làm tất cả người miền Nam nghèo bằng nhau.


    Sau khi đổi tiền, tôi chuẩn bị xuống Sài Gòn thăm vợ chồng anh chị Trần Dạ Từ, Nhã Ca và anh Sơn (anh ruột của tôi), coi ai đi, ai ở. Khi xuống Sài G̣n, tôi rất mong muốn là khi bước chân vào ngã ba Cây Quéo, số nhà 155 Hoàng Hoa Thám, Gia Định sẽ là ngôi nhà vắng chủ, đã bị bọn cộng sản chiếm giữ, toàn bộ gia đình đã di tản. Nhưng không, trong nhà vẫn đông đủ mọi người, anh chị Trần Dạ̣ Từ, Nhã Ca, anh Sơn và các cháu. Tôi ngạc nhiên hỏi.



    -Em tưởng anh chị và gia đình đã di tản trong ngày 30 Tháng Tư 1975? Không ngờ lại còn gặp anh chị và anh Sơn còn ở lại đông đủ.


    Chị Nhã Ca buồn rầu nói:


    -Nếu hôm đó em ở đây, có lẽ đã có những quyết định khác. Vì hôm đó tất cả đều rối bời. Kẻ muốn đi, người muốn ở, nên không dứt khoát được điều gì. Kết quả là mọi người đều vào rọ.


    Tất cả đều hỏi tôi, tại sao ngày 2 Tháng Tư 1975, còn có Air Việt Nam bay lên phi trường Liên Khương Đà Lạt để đón nhân viên và gia đình của phi trường, tôi đã được Nông Văn Vinh thông báo, lại không chịu đi?


    -Lúc đó em nhận thấy tình hình này có chạy đến Sài Gòn thì cũng mất, hoài công phí sức. Lúc đó không ai nghĩ có cuộc di tản đi Mỹ, nếu biết thì em đã xuống. Dù cộng sản đã chiếm được Tuyên Đức, Đà Lạt, nhưng người của họ rất ít. Trước khi Chính phủ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, cộng sản không có bất cứ chính sách gì cụ thể đối với vùng họ tạm chiếm. Nếu muốn chạy xuống Sài Gòn, cũng không khó khăn gì.


    Anh chị Từ-Nhã báo cho tôi biết là anh Sơn và Hà, em gái chị, đã trở thành vợ chồng. Vì cộng sản đã làm chủ thành phố nên chỉ tổ chức hôn lễ trong gia đình, không mời bạn bè, khách khứa gì cả. Tôi thấy như vậy cũng tốt, anh Từ và anh Sơn trước đây là bạn nối khố từ ngoài Bắc trước năm 1954 ở tỉnh Kiến An, bây giờ lại thành anh em cột chèo. Trần Thị Thu Hà là em ruột chị Nhã Ca Trần Thị Thu Vân. Tuy là em nhưng cách chị Nhã Ca 13 tuổi.


    Tôi biết Hà từ những năm 1966, lúc đó Hà học ở trường nữ Trung học Đồng Khánh Huế vào nghỉ hè ở nhà anh chị Từ Nhã, hồi còn ở con hẻm đường Trần Quang Diệu. Hà lúc đó khoảng 14 tuổi nên tôi coi như em gái. Cho đến năm 1970, Hà đỗ Tú tài II, mới vào Sài Gòn ở luôn để học Đại Học Minh Đức, ban Kinh Tế Thương Mại. Năm 1975, vừa tốt nghiệp thì đứt phim.


    Anh Sơn khi về Sài Gòn làm việc ở Bộ Kinh tế, ở nhà anh chị Trần Dạ Từ, Nhã Ca, có lẽ tình cảm nẩy nở từ đó, và tiến tới kết hôn. Lúc đó tôi còn đang ở Tùng Nghĩa.


    Chị Nhã Ca nói với tôi, ngày 30 Tháng Tư 1975, chị đã quyết định đi, nhưng anh Từ dùng dằng không chịu, lại còn con cái nữa, nếu chị bỏ đi thì các cháu sẽ phân xử ra sao? Do đó nên kẹt phải ở lại. Anh Từ nói với tôi là, khi anh Sơn quyết định lấy Thu Hà làm vợ, anh đã khuyên hai vợ chồng Sơn-Hà nên di tản đi Mỹ, còn anh chị sẽ ở lại vì còn nhà cửa, con cái sáu đứa còn nhỏ dại, từ từ tính sau. Nhưng anh Sơn vẫn không chịu đi.


    Anh Sơn lại nói với tôi là vì chỉ có hai anh em, tôi bị kẹt lại Đà Lạt, nên không muốn bỏ đi một mình. Anh còn nói là, sáng 30 Tháng Tư 1975, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Đông, tức anh rể của anh Từ, đã lên nhà 155 Hoàng Hoa Thám, thuyết phục anh chị Từ Nhã di tản với anh chị. Vì anh Nguyễn Hữu Đông có đứa cháu là Trung tá Hạm trưởng, đang đậu chiến hạm ở bến Bạch Đằng thêm hai giờ để anh Đông thuyết phục anh chị Từ Nhã. Anh Đông còn bảo đảm với anh Từ là nếu Chính phủ Mỹ không có ngân sách để nuôi thì anh chị cũng bảo đảm nuôi cả gia đình anh chị Từ Nhã một năm. Nhưng rốt cuộc anh chị vẫn không chịu đi nên gia đình anh chị Nguyễn Hữu Đông đành đi một mình.


    Trong những lúc hoảng loạn thế này, việc quyết định đi hay ở là một việc làm hết sức khó khăn. Âu cũng là số mạng.


    Anh Trần Dạ Từ khuyên tôi nên ở lại Sài Gòn vì theo kinh nghiệm những thân nhân ở ngoài Bắc vào nói, dù là sống dưới chế độ cộng sản, ở thành phố vẫn dễ chịu hơn ở nông thôn. Hơn nữa ở chung một chỗ, nếu nhỡ trong tương lai, có những biến cố bất ngờ gì, thì tất cả mọi người ở chung, cũng dễ quyết định hơn. Thấy anh nói thế cũng hợp lý vì tôi chỉ có một mình. Trước đây còn vì công việc, muốn thiết lập nông trại, nay việc đó coi như bất thành. Vấn đề làm gỗ thông và vỏ cây bời lời xuất cảng, coi như chấm dứt. Chế độ cộng sản đâu cho mình làm những công việc đó.


    Khi cộng sản vào tiếp thu Sài Gòn, chúng còn bỡ ngỡ, chẳng biết ất giáp gì, nên chúng còn sử dụng những công chức của chế độ cũ trong giai đoạn đầu để học việc. Sau khi chúng tạm thông thạo, bèn cho tất cả lần lượt nghỉ việc. Anh Sơn cũng vậy. Bây giờ cũng đã bị bọn cộng sản Việt Nam cho về vườn. Nói tóm lại, toàn thể dân chúng miền Nam đều trở nên thất nghiệp.


    Anh Trần Dạ Từ, sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh về Luật Báo Chí mới, muốn làm báo phải ký quỹ 20 triệu đồng, vì không có tiền nên đã thôi làm chủ báo. Nhưng nhờ nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là chỗ thân tình, anh Côn tuy chỉ là nhà văn nhưng lại được Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng QLVNCH và Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn, rất quư mến, nên thường giao những công việc thầu ấn loát các tài liệu học tập của quân đội cho anh. Vì là tài liệu học tập cho cả hơn triệu người nên số ấn bản rất lớn, một mình anh Nguyễn Mạnh Côn không thể làm xuể nên chia lại một phần cho anh Trần Dạ Từ.


    Khi tôi về Sài Gòn, những ấn phẩm đó, một số còn chất đầy ở gầm giường chỗ tôi nằm. Chị Nhã nói, ngày 20 Tháng Tư 1975, hợp đồng giao hàng đã xong, bên Tổng Cục Quân Huấn đã ký giấy nhận đủ và nói anh Từ đến ngân hàng nhận 40 triệu đồng. Nhưng vì anh Từ lừng khừng không chịu vào ngân hàng ký nhận, đến ngày 28, chị thúc quá anh mới chịu đi. Nhưng khi đến nơi, ngân hàng đã đóng cửa, nên mất toi 40 triệu. Nhưng chị cũng tự an ủi, “Mất như vậy cũng xong, chứ nếu lãnh về, lúc đổi tiền thì cũng thành giấy vụn”.


    Anh chị Từ, Nhã lúc đó có tất cả sáu người con. Cháu lớn nhất là Nana Sớm Mai, 13 tuổi; Hônô Lê Phương Đông 10 tuổi; Nina Ḥa Bình 6 tuổi; LuLu Sông Văn 5 tuổi; Tina Vành Khuyên 3 tuổi và cu Toe Hưng Chấn 6 tháng tuổi. Các cháu Sớm Mai và Phương Đông đang học Trường Quốc Gia Âm Nhạc ở đường Nguyễn Du về piano và violon đều bị nhà trường đuổi học vì là con của “nhà văn phản động”. Trong nhà còn có mẹ chị Nhã Ca và đứa cháu gái tên Hoa 14 tuổi.


    Bấy giờ cộng sản hô hào cả nước tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa. Mọi người dân miền Nam chẳng ai biết xã hội chủ nghĩa là quái gì, chỉ thấy tất cả mọi người đều đói khổ, thất nghiệp. Tất cả hàng hóa, thực phẩm đều do nhà nước quản lý. Họ phân phối về các phường, ấp. Khi có hàng, họ loan báo các gia đình đến xếp hàng để mua các thực phẩm, tùy theo số người trong gia đình nhiều hay ít. Ở nhà, cháu Hoa là người được giao nhiệm vụ này. Hễ có báo mua hàng là cầm sổ gia đình chạy ra phường xếp hàng.


    Anh Sơn lúc đó bỗng nghĩ ra bán bánh Lubico. Anh mua chiếc xe ba gác, hàng ngày sáng sớm lên xếp hàng mua bánh của hãng ở đường Trần Hưng Đạo. Một lần mua được chừng 6 thùng các loại. Chúng tôi đẩy xe ba gác đến cổng chợ Bến Thành, bán đến trưa thì hết. Phải nói là hãng bánh ngọt Lubico sản xuất ra các loại bánh ngon nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Hãng sản xuất ngày nào cũng bán hết.


    Chị Nhã Ca rất khéo tay, chị vẽ mẫu mã, may quần áo, bỏ cho các chợ, cũng sống được qua ngày, khách đặt hàng làm không kịp. Tựu trung, sau ngày định mệnh, tất cả mọi người đều phải tự xoay sở để sống còn. Phần lớn đồng bào miền Nam lúc đó ai cũng ra bán chợ trời. Cộng sản rất tàn ác, chúng biết chỉ đổi mỗi gia đình 200 đồng thì sống ở thành phố được bao lâu, không cần đuổi, họ cũng phải mò về miền núi và nông thôn. Nhưng họ không ngờ là dân Sài Gòn còn của chìm rất nhiều, như vàng, bạc, đôla, kim cương v.v… Họ bán dần để tiêu, kể cả vật gia dụng trong nhà, nếu cần cũng mang bán sạch để ăn cầm hơi, cố bám thành phố, quyết không đi về nông thôn như bọn chúng kêu gọi.


    Công việc bán bánh Lubico ở chợ Bến Thành Sài Gòn cũng chỉ được một thời gian ngắn là chấm dứt, vì hãng bánh không còn vật liệu để sản xuất. Hãng phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp. Cũng trong thời gian này, tôi và anh Trần Dạ Từ có ghé thăm nhà văn Nguyễn Mạnh Côn vài lần, hỏi thăm anh về tình hình tương lai đất nước, cũng như số phận của anh em mình. Anh Côn thường có những nhận xét chủ quan, rằng nếu mình nằm yên, chắc họ cũng sẽ không làm gì. Thấy anh nói thế, chúng tôi cũng chỉ biết suy ngẫm và chờ thời thế biến chuyển.


    Sau khi thôi bán bánh, anh Sơn chuyển qua nghề thợ nhuộm. Anh nhận nhuộm tất cả những xấp vải của chị Nhã Ca đưa. Màu sắc do chị lựa chọn. Nhuộm theo lối thủ công, nấu nước nhuộm tại nhà. Tôi thấy anh lôi các công thức nhuộm của người Đức, pha chế thuốc nhuộm và cân thuốc theo cân tiểu ly. Vì vải chị đưa nhuộm rất nhiều nên anh phải làm việc không ngừng từ sáng đến tối, rất vất vả.


    Lúc này, tự nhiên tôi lại được nhiều vị phu nhân nhờ tôi đi bán kim cương, vàng và đôla Mỹ. Phần lớn những vị này giàu có. Họ không dám trực tiếp mang ra chợ trời bán, chắc sợ bị bắt, hoặc giữ tiếng chăng? Tôi chẳng sợ gì, nhờ tôi bán là tôi giúp ngay. Nói thực lúc đó tôi chưa bao giờ cầm vàng, kim cương và đôla Mỹ bao giờ nên tôi không phân biệt được vàng thật giả. Kim cương và đôla cũng vậy. Nhưng những người đưa cho tôi đều là người đứng đắn. Không ai đưa tôi đồ giả. Tôi luôn ra chợ Bến Thành hỏi giá trước, sau đó về báo cho họ biết, nếu đồng ý thì đưa vàng, kim cương hoặc đôla cho tôi mang ra chợ bán, sau đó tôi mang tiền về đưa cho họ. Mỗi lần như vậy bao giờ họ cũng đưa tôi phần hoa hồng.


    Nhờ như vậy, tôi mới biết vàng cũng có nhiều loại vàng, mỗi loại giá cả đều khác nhau. Như vàng Kim Thành, núi lớn, núi nhỏ, vàng sọc chìm, sọc nổi. Đôla, giấy 100 giá khác với giấy 20. Kim cương mỗi ly có giá trị và số tiền khác nhau.


    Thời gian này ở Sài Gòn rất nhiều tin đồn thổi vô căn cứ. Tuy nhiên có lẽ vì mong đợi thái quá nên mọi người đều mong nó là tin thật. Có những tờ truyền đơn nhỏ kêu gọi mọi người chuẩn bị nổi dậy, lật đổ chế độ cộng sản bạo tàn. Trong tờ truyền đơn ký tên Thiếu Tướng Nguyễn Việt Hưng, Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định. Tất cả đều thắc mắc, không biết nhân vật Nguyễn Việt Hưng là ai? Ai phong ông ta làm Tổng Trấn Sài Gòn, Gia Định. Có đúng là ông ta có lực lượng để tái chiếm Sài Gòn không?


    C̉N TIẾP

    [/COLOR]

  2. #2
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Sài G̣n sau 1975, khi cộng sản “vào thành” (2)

    Một buổi sáng Tháng Sáu 1975, khi đi tới ngã ba Trương Tấn Bửu, Trương Minh Giảng, tôi thấy một đoàn người rất đông, mang cờ Vatican, vừa đi vừa hô khẩu hiệu. Hình như đi để cứu Đức Khâm Sứ Toà Thánh đang bị bọn cộng sản mang ngài ra vườn Tao Đàn hạch tội. Đoàn người vừa đi đến cầu Trương Minh Giảng thì tôi nghe thấy một loạt súng liên thanh nổ ròn.


    Bọn cộng sản đã bắn đạn thật vào giáo dân xứ Bùi Phát đi biểu tình ôn ḥa, không cầm bất cứ thứ gì trong tay. Tôi thấy mọi người la hét, chạy toán loạn về phía sau, hình như có người chết, vì bọn cộng sản bắn đạn thật chứ không phải bắn lựu đạn cay hay đạn cao su như chính phủ VNCH mỗi lần dẹp biểu tình. Nghe nói cha Xứ cầm đầu biểu tình đã bị cộng sản bắt. Đây là lần đầu tiên tôi thấy dân chúng Sài Gòn biểu tình sau 30 Tháng Tư 1975.


    Thấy hôm đó tình hình không ổn, tôi trở về nhà và nói mọi điều trông thấy cho cả nhà nghe. Anh Từ nói.



    – Cộng sản nó chẳng ngán cha, sư gì đâu. Chúng chơi đạn thật chứ không phải đạn cao su như chính quyền cũ.


    Hình như sau đó bọn cộng sản trục xuất Đức Khâm Sứ Toà Thánh là Giám Mục Henri Lemaitre khỏi Việt Nam và chấm dứt mọi liên hệ với Vatican. Cộng sản là bọn vô thần, coi tôn giáo là thuốc độc.


    Những ngày sau đó tôi ghé Ngã Ba Ông Tạ. Chú thím Đặng, chú thím Dương đã chuyển về đây. Tính gặp Kha, trước là Thiếu tá Hạm trưởng Hải Quân Việt Nam. Ngày 30 Tháng Tư 1975, tuy là hạm trưởng nhưng Kha không đi, vì còn kẹt vợ con, nên mở máy rồi xuống tàu về nhà. Tôi muốn gặp Kha để hỏi, nếu có dự định đi vượt biên thì cho biết, để chúng tôi đóng góp đi chung. Nhưng Kha cho biết là sẽ đi trình diện học tập một tháng theo lời kêu gọi trình diện của Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn Gia Định lúc đó. Khi về sẽ bàn tính sau. Vì Kha nói đi một tháng thì cũng nhanh thôi. Nhưng một tháng của cộng sản rất dài…


    Anh chị Từ Nhã có quen thân với chị Thanh là vợ của ông Thư Lâm Ấn Quán. Vợ chồng ông bà này là cộng sản nằm vùng. Nhưng sau khi cộng sản tiếp thu, họ mới toá hoả tam tinh khi biết tất cả không giống như những gì chúng tuyên truyền. Ông bà này là cơ sở kinh tài cho Việt Cộng nên tài sản kếch xù, có rất nhiều nhà cửa và villa trong nội thành. Biết trước sau gì cũng bị tịch thu, dù là hoạt động cho chúng, nên chị Thanh muốn bán hết nhà cửa, villa tống táng càng nhanh càng tốt. Chị cho biết, Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam sắp giải tán, sẽ sáp nhập vào miền Bắc. Không có chính phủ trung lập cho miền Nam ba năm như Bắc Việt đã hứa trước đây.


    Chị khuyên vợ chồng anh chị Từ Nhã, nếu có đường đi ngoại quốc thì hãy dọt cho lẹ. Ngay cả chính chị cũng đang tìm cách chuồn qua Pháp. Trong khi chờ đợi, chị sẽ bán cho anh chị Từ Nhã căn phố hai tầng số nhà 142 đường Tự Do, nay đổi lại là Đồng Khởi, để làm nơi buôn bán tạm thời kiếm sống qua ngày vì đó là khu đất vàng, trung tâm thành phố. Tôi không biết hai bên bàn luận và giá cả ra sao nhưng sau đó căn phố đã chuyển giao cho anh chị Từ Nhã. Anh chị Từ tính sửa lại tầng trệt căn nhà thành nhiều quầy hàng, chuyên bán cho các du khách. Anh Từ nói mình tôi lên đó ngủ để trông coi nhà vì trên lầu không ai ở.


    Cộng sản thường rêu rao là tranh đấu cho một nước Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Nhưng khi chúng chiếm được miền Nam Việt Nam, tất cả sự dối trá đã bị bóc trần. Toàn thể dân chúng miền Nam chẳng thấy độc lập tự do gì cả. Trái lại chỉ thấy độc tài, tàn bạo khát máu. Tất cả quân cán chính và dân chúng VNCH đều bị cho là thành phần có nợ máu với nhân dân.


    Miền Nam Việt Nam không còn báo chí tư nhân. Mọi sự di chuyển đi bất cứ mọi nơi trong nước phải có giấy phép đi lại, do công an cấp. Mọi kinh doanh đều do nhà nước quản lý. Chấm dứt buôn bán tự do. Học đường là nơi tuyên truyền của chế độ. Học sinh phải tham gia Đoàn thanh niên cộng sản HCM. Sách báo chế độ cũ họ tịch thu, đốt sạch. Trong một tình trạng như thế, phải nói hầu hết dân chúng miền Nam bây giờ đã ngã ngửa. Thì ra Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc của cộng sản là như vậy. Người người đều trông mong có sự đổi đời. Người có nhiệt huyết thì mong có tổ chức phất cờ khởi nghĩa để tham gia. Người không muốn thì tìm đường vượt biên, để khỏi sống trong “Thiên Đường Cộng Sản”. Thời đó có câu: “Nếu cột đèn biết đi thì chúng cũng đi hết”.


    Trong thời gian này, anh Trần Dạ Từ sửa căn nhà 142 đường Đồng Khởi (Tự Do cũ) để làm thương xá nhỏ. Anh dự định sau khi sửa xong, tôi sẽ lên ở trên đó để coi nhà vào ban đêm. Do đó, hàng ngày tôi thường ghé qua đây, nói chuyện một lát rồi mới đi làm các công việc khác. Thời gian này, một mặt lo làm ăn, mặt khác tôi vẫn theo dõi tình hình. Theo một vài nguồn tin không rõ xuất xứ cho biết, cộng sản sắp mở chiến dịch X10, nhắm vào giới văn nghệ sỹ, trí thức.


    Ngày 31 Tháng Ba 1976, tôi có người bạn, anh Nông Văn Vinh ở Tùng Nghĩa xuống thăm. Anh Vinh trước đây là thư ký của quận Đức Trọng. Anh người sắc tộc Tày, rất thực thà, chất phác. Năm 1966, khi anh chị Trần Dạ Từ, Nhã Ca lên đọc thơ ở Viện Đại Học Đà Lạt, khi ghé về Tùng Nghĩa, chính anh Vinh là người sắp xếp để phái đoàn đi thăm các nông trại ở Tùng Nghĩa. Lúc đó ngoài anh chị Trần Dạ Từ, Nhã Ca còn có hai nhà thơ Tú Kếu Trần Đức Uyển và Nguyễn Nghiệp Nhượng.


    Tối đó, anh Vinh ăn cơm với gia đình anh chị Từ, Nhã và chúng tôi. Cơm nước xong, tất cả chúng tôi đều giữ Vinh ngủ lại, rồi sáng hôm sau sẽ chở ra bến xe để về lại Tùng Nghĩa. Nhưng Vinh nhất định không chịu. Muốn ra thuê ghế bố ngủ qua đêm ở bến xe, để sáng hôm sau đi cho tiện, khỏi phiền chúng tôi phải dậy sớm để chở ra bến xe. Thấy Vinh cương quyết như vậy, mọi người cũng không giữ. Một mình tôi đưa Vinh đi. Nhưng thay vì ra bến xe, tôi đưa Vinh thẳng đến khách sạn Hạnh Long, Chợ Lớn. Nơi đây cũng rất gần bến xe Sài G̣n – Đà Lạt.


    Tôi lấy một phòng cho Vinh. Sau khi để đồ đạc vào phòng, thấy còn sớm, lúc đó khoảng 9:30 tối. Nhìn sang bên kia đường, có nhiều hàng quán ban đêm bán trên vỉa hè, tôi rủ Vinh qua bên kia đường, ngồi vào quán chè sâm bổ lượng. Tôi kêu mỗi người một ly, vừa ăn vừa ngắm nhìn thành phố lúc về đêm. Ngồi ăn được một lúc, bỗng có ông Lý Văn Sấm đến bên tôi, ghé vào tai nói nhỏ:


    – Anh Hà, tôi có chuyện quan trọng cần báo với anh.


    Nghe ông nói thế. Tôi gật đầu nhưng không đi ngay, vì ly chè còn đang ăn dở, và tôi nghĩ “tối thế này thì chắc cũng chả có tin gì quan trọng”. Ông Sấm đợi tôi ăn xong ly chè rồi chúng tôi cùng đi lên khách sạn. Tối đó ông Sấm cũng thuê một phòng ở đây. Khi đến phòng riêng, ông Sấm báo cho tôi biết, “Tối nay đã cho người đi đặt bom ở Hồ Con Rùa”. Tôi giật mình.


    – Tại sao lại đặt mìn phá Hồ Con Rùa vào lúc này?


    – Giờ này quá trễ. Đã hơn 10 giờ đêm. Người của mình sai đi chắc đang sắp sửa cho nổ. Không có cách nào có thể hoãn được trong lúc này.


    Tôi hỏi ông Sấm:


    – Ai ra lệnh cho nổ Hồ Con Rùa tối nay? Với mục đích gì?


    – Chính Anh Hai, tức Trần Duy Ninh, ra lệnh. Hình như theo yêu cầu của một tổ chức nào đó. Nếu thực hiện được, họ sẽ cung cấp các phương tiện cho hoạt động.


    Sau khi nói chuyện xong, tôi về phòng Vinh để ngủ. Khoảng nửa đêm, trong lúc mơ màng, tôi nghe hình như có tiếng nổ lớn ở đâu đó. Nhưng tôi vẫn tiếp tục ngủ. Khoảng 2 giờ sáng, tôi thấy khách sạn rất ồn ào. Hình như có cuộc lục soát của công an. Lúc 2:30 sáng, công an gõ cửa phòng tôi.


    Khi cửa mở ra, một toán công an xông vào yêu cầu chúng tôi đưa thẻ căn cước để chúng khám xét. Nhìn thẻ căn cước của tôi ngụ tại Sài Gòn, chúng liền hỏi:


    – Anh ở Sài Gòn tại sao lại lên khách sạn ngủ?


    – Tôi tiễn người bạn ngày mai về Đà Lạt. Nói chuyện khuya quá nên ngủ lại. Sáng sớm mai tôi lại về nhà. Phòng này của người bạn thuê, không phải tôi. Cuối cùng, chúng trả thẻ căn cước cho tôi và nói, Thôi, sáng mai anh phải về nhà. Không được ở khách sạn nữa.


    Hôm sau, khi Vinh ra bến xe, tôi ghé về 142 Đồng Khởi, khoảng 8 giờ sáng ngày 1 Tháng Tư 1976. Tôi thấy anh Từ và một số người trong tổ hợp ván sàn của anh cũng đang ngồi đó thảo luận công việc. Vì đêm qua tôi bị khám xét, làm khó dễ đến gần sáng, nên tôi rất mệt, uể oải. Vừa ngồi xuống, bỗng nghe Trần Đại Hoàn Ngọc nhảy dựng lên nói:


    – Sướng quá, sướng quá.


    Tôi cũng chẳng hiểu Ngọc nhảy sướng về chuyện gì? Tôi hỏi:


    – Có việc gì mà nhảy cỡn lên vậy.


    – Anh không biết à? Hồ Con Rùa đã nổ tung hồi đêm qua rồi.


    Buổi trưa ngày 1 Tháng Tư 1976, Ngọc đến chở tôi cùng đi lên Chợ Lớn, gặp những người tổ chức đánh bom Hồ Con Rùa tối qua để khoản đãi. Trưa ngày 2 Tháng Tư 1976, tôi, Ngọc và phía ông Lý Văn Sấm có ba người, tổng cộng năm người. Chúng tôi ăn ở một tiệm Tàu mãi trong đường Đồng Khánh, Chợ Lớn. Ngoài ông Sấm, thì hai người kia cũng là lần đầu tiên tôi gặp. Họ là những người sắc tộc Nùng, trước đây là biệt kích Lôi Hổ, từng nhảy toán ra miền Bắc.


    Đến chiều tối, tôi ghé nhà chị Liên ở 452 Trương Minh Giảng, đối diện rạp chiếu bóng Minh Châu. Thấy tôi có vẻ, phờ phạc, mệt mỏi, chị Liên và cháu Hằng đều nói:


    – Thấy cậu hình như không được khỏe? Thôi, tối nay ở lại đây, để cháu Hằng mở nước nóng cho cậu tắm.


    Nghe chị nói thế, tôi đã tính ở lại. Nhưng bỗng sực nhớ, buổi sáng nay, trước khi đi, anh Trần Dạ Từ đã dặn:


    – Đi đâu thì đi nhưng tối nay nhớ về, vì là đầy tháng cháu Long Nghi, con gái đầu lòng của anh Sơn. Anh đã đặt sẵn con heo sữa để mừng thôi nôi cho nó. Sở dĩ anh Từ phải dặn như vậy, vì lâu nay tôi ít khi ngủ ở nhà. Đã bốc phone lên tính gọi về nhà là không về tối nay. Nhưng nghĩ lại lời anh Từ đã dặn buổi sáng nên tôi lại bỏ phone xuống, chào chị Liên rồi đi về. Về đến nhà, tôi thấy khá đông người. Có ký giả Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn và các người em của Cao Sơn. Trong đó có một người là kỹ sư nông lâm súc. Mọi người ăn uống vui vẻ xong rồi giải tán, lúc ấy cũng khoảng hơn 10 giờ đêm.


    Hình như có linh tính báo trước sắp có việc chẳng lành, tôi gọi cháu Na đứa con gái lớn của anh chị Từ, Nhã – năm đó cháu mới 14 tuổi – đến bảo:


    – Đêm nay nếu có người đến kêu mở cổng, đòi kiểm tra hộ khẩu, cháu báo cho chú, trước khi ra mở cổng nhé.


    Nói với cháu Na điều đó, vì nếu được báo trước tôi có thể tìm kế thoát thân để khỏi bị bắt. Nhưng tất cả là số phận. Đã là định mệnh thì không thể tránh. Đêm đó tôi trằn trọc khá lâu mới ngủ được. Đang ngủ, bỗng cháu Na hốt hoảng xông cửa vào nói lớn:


    – Chú Hà mau ra ngoài để kiểm tra hộ khẩu.


    Như vậy là mọi việc đã trễ. Công an đã vào đến trong nhà, có lẽ chúng đã bao vây chung quanh, không thể tẩu thoát được nữa.


    Tôi vừa bước chân lên phòng khách, hàng loạt súng AK chĩa vào người tôi hô lớn:


    – Giơ hai tay lên. Úp mặt vào tường.


    Tôi bắt buộc phải thi hành mệnh lệnh của họ. Chúng đến còng hai tay tôi lại, rồi kêu tôi quay mặt trở ra.


    Thấy anh Trần Dạ Từ và anh Sơn cũng bị còng tay, đứng mỗi người một góc. Vợ anh Sơn bồng cháu Long Nghi vừa đầy tháng, và mẹ chị Nhã Ca đứng ở phía cuối phòng. Chị Nhã Ca còn trong phòng ngủ, bước ra với thái độ giận dữ. Chị đóng cửa phòng thật mạnh để tỏ ý bất mãn. Sau khi bốn người chúng tôi đã có mặt ở phòng khách, một tên trong bọn chúng đọc án lệnh bắt giam bốn người với tội danh: TUYÊN TRUYỀN PHẢN ĐỘNG. Rồi bọn chúng dẫn chúng tôi ai về phòng nấy để khám xét. Thấy dưới gầm giường của tôi có nhiều sách về Binh Thư, Chiến Lược của Tổng Cục Quân Huấn Bộ Tổng tham mưu mà anh Từ thầu còn thừa, chúng hỏi:


    – Anh làm gì mà có nhiều sách Binh Thư thế?


    Chúng khám từ 3 giờ khuya cho đến 10 giờ sáng ngày 3 Tháng Tư 1976 mới hoàn tất. Tất cả sách báo trong nhà, chúng gom hết, chở trên bốn xe Peugeot đầy nhóc. Trong nhà anh Từ có cả một thư viện sách. Tất cả phần lớn là của các nhà văn ký tặng. Phần lớn anh đóng bìa cứng mạ vàng để làm kỷ niệm. Các tạp chí giá trị như Sáng Tạo, Nghệ Thuật, Văn, Bách Khoa… anh đều có đủ, từ số ra mắt cho đến số cuối cùng, đều đóng bìa cứng mạ vàng. Những tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung cũng không thiếu bộ nào.


    Villa 155 Hoàng Hoa Thám, Gia Định nằm trong sâu, có hai cổng ra vào. Một đường nữa để vào villa là 61 Ngô Tùng Châu. Trong villa có sân rất lớn, chứa bốn xe hơi là chuyện nhỏ. Con anh chị Từ-Nhã lúc đấy còn rất nhỏ. Cháu lớn nhất là NaNa Lê Thị Sớm Mai mới 14 tuổi, HôNô Lê Phương Đông 10 tuổi, NiNa Lê Thị Hoà Bình 8 tuổi, LuLu Lê Thị Sông Văn 5 tuổi, TiNa Lê Thị Vành Khuyên 3 tuổi và cháu út Toe Lê Hưng Chấn gần 1 tuổi còn ẵm trên tay. Tất cả các cháu đều nhìn cha mẹ và các chú bị còng tay bắt đi với tất cả sự tức giận trên khuôn mặt. Nhưng đặc biệt không cháu nào khóc lóc sợ sệt. Chúng tôi mỗi người ngồi một xe, đi ra cổng 155 Hoàng Hoa Thám. Dân chúng lúc đó đang họp chợ. Họ không biết rằng chúng tôi đã bị bắt.


    C̉N TIẾP

  3. #3
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Sài G̣n sau 1975, khi cộng sản “vào thành” (3)

    Khi đến Sở Công An Thành Phố, tức Sở Cảnh Sát Đô Thành cũ, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, chúng bắt bốn người chúng tôi ngồi xuống. Kêu tên từng người. Chúng đưa mỗi người giam một phòng khác nhau. Tôi được đưa vào phòng khá lớn. Chợt nhìn thấy Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn đã có trong đó, còn đang nằm ngủ. Tôi đá vào người cho Tấn tỉnh dậy. Vừa thấy tôi, Tấn vội nói:


    – Đêm qua, sau khi ở nhà anh chị Từ-Nhã về, đến 12 giờ đêm thì chúng đến khám nhà và bị bắt. Tao tính phone qua nhà anh Từ để báo động nhưng chúng đã cắt điện thoại.


    Tấn cho biết là anh Nguyễn Mạnh Côn, vợ chồng Đằng Giao Chu Vị Thủy, cùng đứa con mới sinh còn đỏ hỏn cũng bị bắt tối qua. Hình như đây là chiến dịch X10, bắt toàn bộ văn nghệ sỹ, trí thức.



    Nói chuyện một lúc, đã đến giờ cơm trưa. Nhìn chung quanh, toàn là những tay tài phiệt chợ lớn như Trần Thành, Lý Sen, Hoàng Kim Qui… Trong số này tôi thấy có giáo sư Đinh Xuân Cầu, trông tướng tá rất tốt tướng. Ông là lãnh tụ của một tổ chức chống cộng. Các tay tài phiệt gọi ông là giáo sư có vẻ rất kính trọng. Trong này mọi người phải kín tiếng. Vì có thể có ăngten của công an trà trộn vào để nắm tình hình.


    Đến 2 giờ chiều có người kêu tên tôi đi “làm việc”. Lần đầu tiên nghe từ “đi làm việc”, tôi nghĩ trong tù còn đi làm việc gì? Giáo sư Đinh Xuân Cầu giải thích “đi làm việc” tức là đi hỏi cung. Hỏi cung tôi là một tên chấp pháp trẻ. Hắn mời tôi hút thuốc nhưng tôi từ chối. Thực sự thì tôi chưa bao giờ hút thuốc, dù là thuốc lào, thuốc lá hay thuốc rê. Thoạt đầu hắn ta hỏi tôi có biết Trần Duy Ninh? Tôi gật đầu có biết.


    – Anh quen anh Trần Duy Ninh trong trường hợp nào? Ở đâu? Ai giới thiệu?


    – Trong một lần tình cờ ở khách sạn Hạnh Long, do Lý A Hếnh (Tôi không nói tên thật là Lý Văn Sấm) giới thiệu.


    – Anh có biết nhiều về người này không ?


    – Tôi chỉ gặp một lần rồi thôi. Hoàn toàn không biết gì về con người này.


    Tên chấp pháp chỉ hỏi tôi đến đó rồi thôi. Và hắn ta ra lệnh nhốt tôi vào cachot số 4. Nghe nói cachot này đã giam Linh mục Trần Hữu Thanh. Ngài đã qua đời trong cachot này. Ở đây có tất cả 20 cachot. Mỗi dãy 10 phòng, 10 phòng kia đối diện nhau, ở giữa có đường đi để tiện việc công an vào gọi đi lấy cung hoặc phạm nhân đưa cơm cho tù biệt giam. Từ hôm sau trở đi, mỗi ngày hai buổi sớm chiều, họ đều gọi tôi lên hỏi cung, trong suốt hơn hai tháng. Họ đưa tôi đi chụp hình, phải nói là cả chục kiểu. Trước sau, phải trái, sau trước, ngang dọc. Không chừa một góc cạnh nào.


    Mỗi lần hỏi cung, họ đều đi ba người. Một người chỉ chuyên hỏi, còn hai người kia ngồi ghi chép. Có lẽ họ không tin nhau hay sợ một người ghi thiếu sót? Khi bắt đầu hỏi cung chính thức, họ đã biết phần nào những hoạt động của tôi. Xin nói trước là không phải họ giỏi giang gì, mà bên cạnh tôi có nội gián cộng sản mà tôi không biết. Người đó chính là Trần Đại Hoàn Ngọc. Hoàn Ngọc thuộc gia đình tư sản miền Nam, anh em đều thành đạt, em ruột làm đến chức Phụ Tá Tổng Trưởng Kinh Tế dưới thời Nguyễn Đức Cường là Tổng Trưởng. Ngọc quen biết anh chị Từ, Nhã và tôi trước 30 Tháng Tư 1975 rất lâu, một người như vậy không thể ngờ được lại nằm trong Thành đoàn TP.HCM. Trước đây tôi từng nghe nói trường Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn có nhiều sinh viên thiên tả và cộng sản nằm vùng nhưng tôi không nghĩ trong số này có Ngọc.


    Do đó, tất cả những lần có Ngọc đi theo, gặp ai, ở đâu, bàn luận những chuyện gì, nhất nhất Ngọc đều báo cáo. Cộng sản đã nắm được những hoạt động tổng quát của tôi. Nhưng chúng chỉ biết thế. Còn những lần không có Ngọc thì chúng mù tịt, chẳng biết gì. Chẳng hạn như tôi gặp Nguyễn Ngọc Á ở nhà mục sư Phan Tần, đi lên Bình Dương để tìm chỗ đặt máy in tiền; hoặc tôi và Trần Duy Ninh đi Hố Nai để lấy Đài Phát Thanh Lưu Động, dù bất thành. Hoặc gặp riêng Hà Tường Cát nhờ tổ chức họp mặt các đại biểu toàn quốc ở Sài Gòn bàn chuyện khởi nghĩa. Bọn cộng sản hoàn toàn không biết. Nên trước sau chúng cũng chỉ hỏi chung quanh những gì mà Trần Đại Hoàn Ngọc đã báo cáo.


    Trong suốt hai tháng đó, cứ vài ngày, chúng lại đổi ba người mới, có lẽ là nhiều cơ quan khác nhau, kể cả người ngoài Hà Nội. Tựu trung, họ chỉ xoáy vào hai việc:


    – Ai ra lệnh đặt chất nổ phá Hồ Con Rùa?


    – Mục đích phá Hồ Con Rùa là gì?


    Tất cả mấy tháng lấy khẩu cung liên tục, họ đều đổ riệt cho tôi là người chủ mưu trong vụ cho nổ Hồ Con Rùa, mặc dù tôi đã giải thích cặn kẽ với họ, tôi chỉ được thông báo vào giờ phút chót. Tôi nghĩ với bọn cộng sản có lẽ họ sẽ đưa mình ra tòa và tuyên án tử h́nh hoặc tối thiểu cũng tù chung thân. Cũng có thể họ đem mình đi thủ tiêu, như đã từng thủ tiêu nhiều người quốc gia trước đây như Đức Huỳnh Phú Sổ, Đảng trưởng Đại Việt Trương Tử Anh, lý thuyết gia Lý Đông A, nhà văn Khái Hưng, học giả Phạm Quỳnh…


    Một hôm, khoảng 10 giờ đêm, tôi đang ngủ thiu thiu, bỗng có tiếng khóa mở cachot, kêu tôi đi “làm việc”. Đây là lần đầu tiên gọi đi lấy khẩu cung ban đêm, vì khuya như vậy ai còn làm việc giờ này? Tôi nghĩ: “Hay họ dẫn mình đi thủ tiêu? Có thể lắm…”


    Người quản giáo dẫn tôi vào một phòng còn để đèn sáng. Người đàn ông trạc ngoại tứ tuần tự giới thiệu là Tư Trà, trưởng phòng chấp pháp của Sở An Ninh Nội Chính.


    Tư Trà lên tiếng:


    – Anh tên Đặng Hoàng Hà?


    – Vâng.


    – Anh là nhà văn?


    – Không, tôi chỉ là nhà báo, nhưng không chuyên nghiệp.


    – Anh quen biết anh chị Trần Dạ Từ, Nhã Ca.


    – Đó là anh chị mà tôi rất kính trọng.


    – Anh có biết tại sao chị Nhã Ca viết tác phẩm Giải Khăn Sô Cho Huế?


    – Thời gian đó tôi ở trong nhà nên biết rất rõ. Tết năm đó chị Nhã Ca nhận được điện tín của gia đình từ Huế đánh vào cho biết là “Ba đau nặng, về gấp”. Trong khi đó anh Trần Dạ Từ bệnh rất nặng, nằm liệt giường, không thể cùng đi. Chị Nhã Ca đã mua vé về trước, dặn lại tôi là khi anh Từ khỏe thì mua vé về Huế ngay. Nhưng khi chị về đến Huế thì ba chị đã mất. Chị phải ở lại chịu tang. Đúng năm đó cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân xảy ra. Chị kẹt lại Huế hơn một tháng. Do chứng kiến những tang tóc của dân chúng Huế, khi về đến Sài Gòn, chị đã viết lại những điều tai nghe mắt thấy, như một chứng nhân của lịch sử.


    Tư Trà nổi giận phản bác:


    – Chị Nhã Ca hoàn toàn viết theo đơn đặt hàng. Chị viết cho thế giới thấy là cách mạng chỉ có biết chém giết, sắt máu. Cách mạng đã làm bao nhiêu việc tốt đẹp, sao không thấy chị ấy viết?


    – Việc này ông phải hỏi chị. Hiện tại chị Nhã Ca cũng bị các ông bắt giam ở đây.


    Đang nói chuyện đến đây thì có người vào nói nhỏ với Tư Trà gì đó. Ông ta thu xếp đứng dậy và bảo người quản giáo đưa tôi về cachot. Từ đó tôi cũng không gặp nhân vật Tư Trà này lần nào nữa.


    Sau hơn hai tháng hỏi cung liên tục sáng, chiều hai buổi. Cuối cùng, một hôm tôi được gọi lên một văn phòng lớn, có salon tiếp khách, phòng có máy lạnh. Chắc là một người cấp cao của sở. Ông ta ôn tồn mời tôi ngồi ở salon, có người hầu rót nước, rồi nói:


    – Tôi đã đọc hết hồ sơ của anh. Hôm nay tôi báo cho anh biết là hồ sơ của anh đã kết thúc. Chúng tôi đã chuyển hồ sơ của anh lên Viện Kiểm Soát Nhân Dân. Trên đó có truy tố anh ra tòa hay không là quyền của Viện.


    Tôi được chuyển ra Tập Thể 2. Tại đây thời Chính Phủ VNCH, phòng này chỉ chứa tối đa 20 người. Vì đây là phòng tạm giam. Ngày xưa cảnh sát không được giữ phạm nhân quá 24 giờ. Nếu muốn giữ lâu hơn, phải được lệnh của Tòa Án cho phép.


    Vào đến trong, tôi đã thấy nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, anh Trần Dạ Từ, ký giả Anh Quân, một số đạo diễn. Tôi thấy có cả dược sĩ Nguyễn Đạt Tôn. Những người nào mà dẫn Trần Đại Hoàn Ngọc đi theo, bọn công an đều biết và bắt đầy đủ. Trong cuộc trò chuyện với anh Từ, anh cho biết, nhẽ ra chị Nhã Ca không bị nhốt vào cachot, nhưng vì bọn chấp pháp ăn nói mất dạy quá, chúng nói, trong miền Nam theo họ chỉ có hai loại phụ nữ. Một là đánh đĩ bằng thể xác. Hai là đánh đĩ bằng tâm hồn. Chị là người đánh đĩ bằng tâm hồn. Nghe thấy nói thế chị giận quá đứng dậy nói:


    -Tôi không biết Bác và Đảng của các anh ra sao nhưng riêng anh là một thằng khốn nạn mất dạy, vô giáo dục. Anh không xứng đáng nói chuyện với một người như tôi.


    Nói xong, chị bước ra khỏi phòng và đi thẳng ra ngoài. Tên chấp pháp đứng dậy chạy theo kêu, Ơ, chị này đi đâu? Tôi còn đang làm việc với chị. Chị đi tiếp và không thèm quay lại. Vì lý do trên nên bọn chúng nhốt chị vào cachot.


    Tối đó tôi nói chuyện với anh Nguyễn Mạnh Côn. Anh nói chúng hỏi anh rất nhiều về lúc học với Võ Nguyên Giáp và nhà văn Đặng Thái Mai, bố vợ của Võ Nguyên Giáp. Anh cũng tranh luận với chúng rất nhiều vấn đề văn học, chính trị… Anh Côn kể, “biết tôi là người thuộc loại tiên nâu nên họ đề nghị cho tôi được hút trong thời gian làm việc. Nhưng tôi đã cương quyết từ chối”.


    Tôi anh Từ và anh Côn chỉ ở với nhau có một đêm. Hôm sau các anh đã được gọi tên để chuyển trại. Nghe nói là chuyển về số 4 Phan Đăng Lưu tức Đề Lao Gia Định cũ. Ở đây tôi nằm chung với nhóm vụ Nhà thờ Vinh Sơn, trong phòng tôi thấy có Trung tá Nguyễn Đình Hiệu, Thiếu tá Nguyễn Văn Tiếp, kỹ sư Trần Đình Nguyên… Một thời gian sau, chúng chuyển tôi qua khu Tập Thể 1, đối diện với Tập Thể 2. Tại đây tôi gặp Hà Tường Cát.


    C̉N TIẾP

  4. #4
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Sài G̣n sau 1975, khi cộng sản “vào thành” (4)

    Tôi nằm ở “An Ninh Nội Chính” (sau này là Sở Công An TP.HCM), rồi sau đó họ chuyển tôi về trại T20 số 4 Phan Đăng Lưu, khu C2 phòng 7. Tại đây tôi ở chung với anh Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh (cựu Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã, giáo sư Đại học Vạn Hạnh), ký giả Đoàn Kế Tường (sau này ra tù, Tường cộng tác với Huỳnh Bá Thành, Phó Giám Đốc Công An Thành Hồ, viết cho tờ Công An Thành Phố, ký tên Đoàn Thạch Hãn), ông Nguyễn Văn Trương, chủ nhà sách và nhà xuất bản Khai Trí…


    Vừa vào trong phòng thì anh Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh kéo tôi đến bên anh chỉ chỗ nằm bên cạnh. Anh Trần Dạ Từ ở cạnh buồng tôi. Anh Nguyễn Mạnh Côn và chị Nhã Ca lúc đó ở Khu B. Đến đầu năm 1978 thì chúng tôi lưu lạc tứ tán. Họ chuyển tôi về khám Chí Hòa, Khu AH. Các anh Trần Dạ Từ và Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh bị chuyển đi lao động khổ sai ở trại Gia Trung, trên cao nguyên Trung phần.


    Ở Khu AH một thời gian, trước khi đi lao động khổ sai, tôi bị chuyển về khu FG, tại đây tôi lại gặp anh Nguyễn Mạnh Côn. Trong chuyến đi lao cải kỳ này, ngoài anh Côn, còn có anh ruột tôi, Đặng Hải Sơn; nhà văn Duyên Anh Vũ Mộng Long; họa sĩ Đằng Giao Trần Duy Cát (nguyên Tổng Thư Ký nhật báo SỐNG của nhà văn Chu Tử, anh cũng là con rể của nhà văn này).



    Ngày nọ, chúng tôi được chở bằng xe bít bùng, còng tay hai người làm một. Chuyến đi đó vào khoảng 100 người. Đến Trại Xuyên Mộc, Khu A, vào lúc xế chiều. Trại trưởng (thường gọi là Ban Giám Thị) lúc đó tên Bến. Hắn nói với chúng tôi tổng quát về “20 Điều nội qui, 38 Điều nếp sống văn hóa mới, và 4 Tiêu chuẩn cải tạo”. Sau khi đó, họ chuyển chúng tôi vào ở chung buồng với những anh em cải tạo khác, trong buồng đủ mọi thành phần sỹ quan, công chức cao cấp chế độ cũ như thẩm phán, chánh án, phó quận, phó tỉnh, các trưởng phó ty, sở…


    Sáng hôm sau, toàn thể anh em chúng tôi tất cả gồm 82 người lại được lệnh lếch thếch chuyển trại vào Khu B vừa đang xây dựng. Từ Khu A vào Khu B tuy chỉ khoảng 2km nhưng không có đường, toàn phải đi bộ băng rừng rất vất vả. Khu này lúc đó Ban Giám Thị là Thượng úy công an tên Hiểu. Chúng chia (gọi là “biên chế”) tất cả chúng tôi thành ba đội, 12,13 và 14.


    Duyên Anh ở đội 12 được cử làm đội trưởng. Tôi, anh Nguyễn Mạnh Côn, và anh Đặng Hải Sơn (anh Sơn nguyên là Chủ Tịch Hội Đồng Tỉnh Tuyên Đức kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Thanh Niên Tuyên Đức/Đà Lạt năm 1970-1971; năm 1974 về làm chuyên viên cho Bộ Trưởng Kinh Tế Nguyễn Đức Cường; chức vụ sau cùng năm 1975 là Giám Đốc Bộ Kinh Tế cho đến ngày đứt phim). Họ tống chúng tôi vào đội 14 do họa sỹ Đằng Giao Trần Duy Cát làm đội trưởng. Mỗi buồng ở đây chứa khoảng bốn hoặc năm đội, mỗi đội trên dưới 40 người. Trong buồng có hai tầng. Tôi, anh Côn và anh Sơn ngủ sát vách tầng dưới ở ngay cửa buồng bước vào.


    Vậy là số phận của tôi và anh Nguyễn Mạnh Côn có lẽ do trời xếp đặt phải ở cạnh nhau. Hàng ngày hai buổi sáng, chiều chúng tôi phải đi “Lao động Vinh Quang”, thứ bảy phải “Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa”. Riêng anh Côn được trại đặc ân khỏi đi lao động vì tuổi già sức yếu. Chúng tôi nằm tầng dưới, Duyên Anh và Đằng Giao nằm tầng trên. Anh Côn ăn chung với hai anh em tôi, Duyên Anh và Đằng Giao là một cặp. Anh Côn ăn xong thường không rửa chén dù chỉ có một cái duy nhất, tôi đòi rửa cho anh thì anh không chịu, anh nói “Rửa làm gì cho mất công, để đó chiều ăn tiếp”.


    Thời gian gần đến Tháng Tư 1979, tức gần đủ ba năm như bản án cải tạo mà chế độ cộng sản đã đọc cho chúng tôi nghe trước khi lên trại, những đêm đó, anh Côn thường tâm sự với tôi. Anh nói “Chúng ta phải làm gì khi đủ ba năm chứ? Không lẽ để họ giam mình suốt đời sao?”. Anh cũng chỉ tâm sự đến đó, không nói sẽ làm thế nào, lúc nào hành động?


    Thế rồi việc gì đến phải đến. Sáng ngày 2 Tháng Tư 1979, khi tiếng kẻng vang lên để báo mọi người ra sân xếp hàng đi lao động như thường lệ, chúng tôi đang sắp đi thì bất ngờ anh Nguyễn Mạnh Côn cũng đòi đi theo ra xếp hàng. Nên nhớ trong trại đi lao động là cưỡng bách, muốn khai bệnh để nghỉ một ngày cũng rất khó, huống chi anh được trại cho miễn lao động là một đặc ân không ai có được.


    Tôi, anh Sơn, anh Đằng Giao Trần Duy Cát nghĩ là anh Côn hôm nay muốn đi lao động để cho biết thế nào là “Lao Động Khổ Sai” chăng? Nên hết mực khuyên anh ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe, ra hiện trường cuốc đất nắng nôi vất vả lắm. Nhưng anh nhất định không nghe. Anh cương quyết ra xếp hàng. Tuy gọi là xếp hàng nhưng tất cả mọi người đều phải ngồi theo đội. Khi nào cán bộ trực trại gọi đến đội nào thì đội đó đứng dậy, đội trưởng báo cáo tổng số người trong đội, bệnh mấy người, bao nhiêu người lao động, rồi mới xuất trại đi làm. Vì cùng đội nên hôm đó anh Nguyễn Mạnh Côn xếp hàng sau tôi, ngồi hàng cuối cùng của đội.


    Trong khi toàn trại đã ngồi vào hàng đầy đủ, chờ cán bộ trực trại gọi từng đội để đi lao động, bỗng anh Nguyễn Mạnh Côn đứng lên giữa trại nói lớn: “Tôi Nguyễn Mạnh Côn, nhà văn chế độ cũ, lãnh án ba năm tập trung cải tạo. Hôm nay ngày 2 Tháng Tư 1979 đã thụ án đủ ba năm, tôi yêu cầu Ban Giám Thị viết giấy ra trại trả tự do cho tôi, để tôi về với gia đình. Kể từ hôm nay tôi không còn là người tù. Tôi sẽ không ăn cơm của trại nữa”. Anh vừa nói xong, toàn thể hàng ngàn tù nhân và công an trại giam im phăng phắc, không một tiếng động. Bỗng tên công an quản chế, hai hàm răng rít lại, nói: “Anh Nguyễn Mạnh Côn ra gốc cây phía sau ngồi chờ”.


    Sự việc xảy ra sáng hôm đó đã làm rúng động toàn trại, không những cho các tù nhân mà còn cho cả bọn công an trại giam, từ giám thị trại cho đến bọn công an tép riu. Lúc đầu chúng đối xử mềm mỏng, như là nhượng bộ những đòi hỏi của anh. Chúng yêu cầu anh đừng tuyệt thực, hãy ăn uống bình thường. Chúng cung cấp thịt cá cho anh ăn hàng ngày, trong khi chờ đợi gửi hồ sơ của anh về bộ để cứu xét thả, vì ở trại chỉ có quyền giữ, không có quyền thả.


    Anh Nguyễn Mạnh Côn cương quyết không chịu, yêu cầu phải thả ngay tức thì, vì anh đã thụ án cải tạo ba năm tròn, không thể viện bất cứ lý do gì để giam anh. Chúng thấy mua chuộc cho ăn thịt cá (tù đến muối cũng không có mà ăn, đừng mơ đến cá thịt), chúng lên kế hoạch sắt máu. Lúc đầu anh còn ở trong phòng bên cạnh tôi, vẫn nói cười vui vẻ. Vài hôm sau, khi chúng tôi đi lao động về thì thấy anh không còn ở trong phòng. Chúng đã chuyển anh sang phòng khác. Phòng này cách phòng tôi không xa, mới làm xong chưa có người ở. Chúng nhốt anh một mình ở đó, công an canh gác ngày đêm không cho ai đến gần.


    Chúng tôi mỗi lần đi lao động về có nhìn từ xa vào, nhưng không thấy gì nên không biết tình trạng của anh ra sao. Hỏi trật tự trại cũng không biết rõ, vì họ cũng không được đến gầ̀n. Vài hôm sau vào những buổi chiều khi đi lao động về, nghe tiếng anh kêu rống lên thảm thiết “Khát quá, khát quá”. Thì ra chúng không cho anh uống nước. Tiếng kêu rên của anh nghe rất rõ.


    Sau một thời gian khoảng một tháng, không biết bọn trại giam dụ dỗ, uy hiếp bằng cách nào, chúng đã bắt anh phải khuất phục và hạ nhục anh bằng cách bắt anh ra đứng trước toàn trại, đọc bản kiểm điểm nhận lỗi. Hôm đó tôi thấy anh như người mất hồn, không còn chút sinh khí. Lúc đó có nhiều người cho anh như vậy là hèn hạ, không xứng danh bản lãnh của một kẻ sỹ. Khi đã làm nhục anh trước toàn thể tù nhân và công an trại giam xong, chúng đưa anh đến ở chung trong buồng giam hình sự, tức ở chung với bọn côn đồ, trộm cướp, hiếp dâm. Cho đến sáng ngày 1 Tháng Sáu 1979 thì chúng tôi nhận được tin anh qua đời.


    Trước đây tôi đã đọc một số tác phẩm của anh Nguyễn Mạnh Côn, như Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Lạc Đường Vào Lịch Sử… Tôi rất thích loại truyện tiểu thuyết lịch sử này. Anh Nguyễn Mạnh Côn lại là nhân vật đi làm lịch sử giai đoạn đó. Một lần, anh Trần Dạ Từ đưa tôi tới nhà anh Côn vào lúc xế chiều. Nhà anh ở hẻm Phan Chu Trinh, gần ngã tư Phú Nhuận. Anh Từ giới thiệu sơ lược về tôi với anh Côn. Tôi bắt đầu trình bày với anh Côn về Dự Án Lập Ấp Kiểu Mẫu cho người sắc tộc Miền Bắc Di Cư, theo mô hình của Kibbutz Do Thái, có thay đổi chút ít cho phù hợp với tập quán của người sắc tộc.


    Anh Côn hoạt động cách mạng từ hồi còn rất trẻ. Năm 1946 anh đã là Đại Biểu Quốc Hội trong chính phủ liên hiệp, một trong 70 ghế mà chính phủ Hồ Chí Minh dành cho các đảng phái quốc gia. Nhưng sau đó cái Quốc Hội đó thế nào thì ai cũng biết.


    Phải nói cuộc gặp gỡ trò truyện hôm đó rất hữu ích cho tôi. Anh là người dày dạn kinh nghiệm. Thấy tôi nai tơ mới lò dò bước vào nghề hoạt động, anh nhắc nhở và chỉ bảo một cách tận tình. Thấy tôi là người trẻ, có tinh thần dấn thân cho đất nước, anh rất thích. Anh hẹn tôi sáng mai anh sẽ dẫn tôi và anh Từ vào gặp người bạn thân của anh đang là Phó Đổng Lý Văn Phòng Phủ Chủ Tịch, tên Đào Xuân Dung, đặc trách đất đai toàn quốc. Vào cổng phía đường Nguyễn Du. Anh khuyên chúng tôi nên đi thêm một người nữa thì tốt hơn.


    Anh Từ quyết định rủ thêm giáo sư Phan Văn Phùng đang là Tổng Thư Ký CPS, viết tắt của “Chương Trình Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường”, trụ sở tại 69 Bis đường Gia Long, quận 1, Sài G̣n. Nhóm này hậu thân của Chương Trình Hè 1965. Hôm sau chúng tôi đến trước cổng đường Nguyễn Du đợi trước, vì anh đạp xe đạp lọc cọc đến sau. Anh không thích ai đón rước, ngay cả Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đưa xe đến tận nhà đón, anh cũng từ chối.


    Đợi ở cổng một lúc thấy chưa được gặp, anh có vẻ bực mình. Anh yêu cầu viên cảnh sát gác cổng cho anh nói chuyện với ông Đào Xuân Dung. Thấy anh Côn là người ra vào thường xuyên Phủ Chủ Tịch nên viên cảnh sát gác cổng đồng ý cho anh nói chuyện trực tiếp với ông Đào Xuân Dung. Tôi nghe anh Côn nói lớn: “Sao, mày có chịu tiếp không? Tao đã đợi gần 10 phút rồi. Nếu bận thì tao đi về, chứ đợi thế này là không được.” Không biết trong trả lời thế nào, anh bỏ phone xuống nói với chúng tôi: “Từ trước đến giờ, nếu đợi quá năm phút là moi đi ngay.” Chừng ít phút sau thì cảnh sát gác cổng cho biết là mời chúng tôi vào, ông Đào Xuân Dung đang chờ ở văn phòng.


    Anh Nguyễn Mạnh Côn qua đời vào sáng ngày 1 Tháng Sáu 1979. Hôm đó đúng là trời sầu đất thảm. Mưa to, gió lớn suốt ngày. Chúng tôi không phải đi lao động, ngồi trong buồng nhìn ra ngoài thấy quan tài của anh Côn trên xe cải tiến, do bốn người tù hình sự kéo ra chôn ngoài nghĩa địa của trại…


    C̉N TIẾP

  5. #5
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Sài G̣n sau 1975, khi cộng sản “vào thành” (5)

    Trong thời gian này, chúng đưa cán bộ giáo dục ra chỗ lao động của chúng tôi, để thăm dò và động viên chúng tôi hãy tin tưởng vào chính sách khoan hồng của đảng và chính phủ. Đừng nên hành động như anh Nguyễn Mạnh Côn. Những người thuộc hồ sơ VỤ ÁN VĂN NGHỆ SĨ CHẾ ĐỘ CŨ trong trại chỉ có năm người, ngoài anh Côn còn có: Duyên Anh, họa sĩ Đằng Giao, anh Đặng Hải Sơn, và tôi, Đặng Hoàng Hà. Chúng tôi từng người đều được hỏi và khuyên không nên tranh đấu theo kiểu anh Nguyễn Mạnh Côn.


    Thời gian này, anh Sơn và tôi bàn nhau chuyện trốn trại. Chúng tôi đã từng đọc tiểu thuyết trứ danh của Henri Charrière – Papillon – được dịch là Người Tù Khổ Sai. Trong cái chết, phải tìm ra sự sống. Nhưng muốn trốn trại, chúng tôi cần nhiều việc phải làm. Như phải bí mật thăm dò đường đi nước bước của các nông trường gần đó. Vì nếu trốn trại đi lọt vào nông trường sẽ bị họ bắt giao cho trại ngay. Ngoài ra, chúng tôi phải điều nghiên chạy sao để có thể đến những chỗ có nước. Nếu không sẽ chết khát. Chúng tôi cũng phải báo cho gia đình, trong những lần thăm nuôi, biết ý định đó, để gửi cho chúng tôi những thứ cần thiết, như may cho mỗi người hai bộ bà ba đen, tay dài, kim chỉ, một số tiền mặt giấu kín trong cây xà bông dài.


    Một ngày cuối năm 1979, chúng yêu cầu bọn tôi mang tất cả đồ dùng cá nhân ra tập họp ở giữa sân. Cán bộ quản chế đã biên chế lại toàn thể tù nhân. Tôi và anh Sơn theo biên chế mới đã ở khác buồng, khác đội. Việc trốn trại cùng nhau trở nên khó khăn. Chúng tôi đã chôn tiền ở ngoài khu rừng, có đánh dấu.



    Đầu năm 1980, các tù nhân sĩ quan tập trung ở “trại vườn đào” và tù “quân phạm” – tức những bộ đội Việt Cộng ở Campuchia can tội trộm cướp, hiếp dâm. Khu B lúc này đã làm xong 10 buồng. Mỗi buồng chứa trên 200 tù nhân. Khu B lúc này đã có trên 2,000 người. Ngoài Khu A nhiều hơn, có lẽ trên 3,000 người. Như vậy trại tù Xuyên Mộc có khoảng 5,000 tù nhân.


    Tết năm 1980, trại không tổ chức văn nghệ cho tù nhân như năm trước. Năm nay họ tổ chức đá banh. Khu A và Khu B, mỗi khu đều lập một đội bóng tròn. Trong thời gian tập luyện, anh Sơn và tôi bàn với anh Minh, nên nhân dịp Tết đi đá banh, chúng không canh phòng kỹ, chúng ta nên nhân cơ hội này cùng nhau trốn. Anh Minh đồng ý ngay. Chúng tôi còn bàn là sau khi trốn, sẽ lần đường đi vượt biên qua ngã Campuchia để đến Thái Lan xin tỵ nạn. Không về nhà, vì chắc chắn chúng sẽ đợi sẵn ở đó. Gần đến Tết, chúng tôi lại có thêm một bạn đồng hành nữa là Dương Đức Dũng, ký giả nhật báo Trắng Đen, là sĩ quan tuỳ viên của Tướng Nguyễn Khoa Nam.


    Tất cả kế hoạch đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ đợi ngày giờ thuận lợi là thi hành. Thời gian đá banh, chúng tôi đã luyện tập, chạy nhảy, ăn uống đầy đủ để lấy sức. Thời cơ đến. Ngày mồng 2 Tết năm 1980, đội banh được lệnh ra Khu A đá tranh giải. Chúng tôi đi phía sau cùng và chuẩn bị khi đến chỗ vắng thích hợp là bỏ chạy vào rừng. Nhưng đi suốt, từ Khu A cho đến Khu B, chúng tôi thấy, chúng rải công an vũ trang, đi dọc theo chúng tôi hai bên đường. Biết không thể trốn được, anh Sơn láy mắt, bỏ kế hoạch…


    Chúng tôi đã ở tù được năm năm. Thời gian càng lâu thì sức lực càng kém. Khi đi lao động, cuốc đất, phá rừng, gặp bất cứ con vật gì, miễn là nó nhúc nhích là chúng tôi bỏ vào miệng nuốt tất, từ rắn, rít, bò cạp, chuột rừng, cóc nhái, mối chúa… Gặp bất cứ thứ rau rừng nào có thể ăn được là chúng tôi hái vội bỏ vào lon guigoz. Chúng tôi gọi đó là “cải thiện riêng”. Vài tháng sau, trong một lần gặp riêng, anh Sơn bàn với tôi là nếu đợi Tết sang năm th́ dài quá, mà chưa chắc sang năm chúng lại tuyển đội đá banh. Cho nên anh tính, từ nay trở đi, nếu ai có cơ hội thuận tiện có thể trốn được thì cứ thực hiện, không cần phải đợi cùng trốn.


    Ngày 20 Tháng Tám 1980, ngày định mệnh đến. Trưa hôm đó, anh Sơn mang bó rau muống, đứng sát hàng rào, vẫy tay. Tôi buồng bên này, đi tới hàng rào phân chia buồng, lấy bó rau muống anh Sơn đưa cho tôi. Trong khi đưa rau, anh ghé sát tôi nói nhỏ:


    – Chiều nay anh sẽ trốn trại. Anh không biết có thoát hay không nhưng anh dứt khoát trốn. Anh báo cho chú biết để đối phó với mọi tình thế. Chú có cơ hội thì hãy thực hiện sau đó.


    Chiều hôm đó, các đội đã về trại đã gần đủ. Trong trại, mọi người đang lên lò để nấu ăn cho buổi tối. Bỗng có ba phát súng nổ chát chúa. Đó tiếng súng của bảo vệ báo động có người trốn trại. Trong này mọi người còn đang ngơ ngác, không biết ai, và đội nào có người trốn trại chiều nay? Tôi đã biết ngay là anh Sơn. Tôi đang nấu ăn thì trật tự vào báo, cán bộ quản chế muốn gặp. Lên đến nơi tôi gặp Đệ và Cần, là hai cán bộ quản chế của Khu B. Hai người nói với tôi:


    – Anh biết anh của anh là anh Sơn chiều nay đã trốn trại. Điều này rất ảnh hưởng đến việc học tập cải tạo của anh. Tôi chắc là trước khi đi, anh Sơn thế nào cũng báo cho anh. Chúng tôi đang tính phạt còng tay chân anh vô thời hạn. Nhưng Ban Giám Thị đã quyết định không làm như vậy. Chúng tôi mong anh hợp tác với trại. Viết thơ về gia đình khuyên anh Sơn ra trình diện. Chúng tôi sẽ khoan hồng và chỉ học tập thời gian nữa là sẽ được thả.


    Nghe bọn cộng sản thả mồi, tôi phủ nhận hoàn toàn không biết gì về việc anh ḿnh trốn trại. Vì tôi và anh Sơn khác buồng, khác đội. Tôi đồng ý sẽ viết thư về gia đình, khuyên anh Sơn ra đầu thú để được khoan hồng như ban giám thị trại hứa hẹn. Hai tuần sau, vợ anh Sơn lên thăm nuôi tôi. Lẽ ra trại cắt thăm gặp nhưng phút chót, họ quyết định cho tôi gặp lần cuối, trước khi cắt thăm nuôi vĩnh viễn. Trong khi gặp mặt, chúng tôi đóng kịch như không hề biết đến việc anh Sơn trốn trại.


    Hai tháng sau ngày anh Sơn trốn trại, trong một ngày thăm nuôi thứ bảy, Minh Suyễn có vợ lên thăm nuôi. Gia đình Minh Suyễn ở đường Tự Do, Sài G̣n, nên mỗi lần đi thăm nuôi thường đi chung cùng vợ anh Sơn, vì thế nên hai người có quen biết nhau. Từ thông tin của vợ, Minh Suyễn báo lại cho tôi biết, anh Sơn đã vượt biên đến Mã Lai. BBC đã phỏng vấn và phát trên đài. Tuy nhiên, sau đó, điều tra kỹ lại thì đó là tin giả. Anh Sơn vẫn còn trốn ở trong nước…


    Đến năm 1981, trại biên chế lại toàn bộ. Tôi lại về buồng khác đội khác. Trong đội mới này, tôi nằm cạnh ông Nguyễn Dần, can tội vượt biên. Mỗi tối khi lao động về, ông đều cầm cuốn Anh văn để học. Trại cấm mọi sách vở nhưng không biết tại sao ông giấu được quyển sách này. Một buổi tối, ông gạ tôi:


    – Anh ruột anh là anh Sơn đã trốn trại thành công. Anh ở đây bị cắt thăm nuôi vĩnh viễn làm sao sống được. Anh nên nối gót của anh Sơn.


    Chúng tôi bàn chuyện cùng nhau trốn trại. Cả hai nhận xét là vào mùa thu hoạch bắp là thời gian thuận tiện nhất. Vì cây bắp lúc đó cao quá đầu người, khi đã vào trong sẽ không ai thấy ai. Rất dễ cho việc tẩu thoát. Đồng ý như vậy. Chúng tôi chuẩn bị những thứ cần thiết. Đùng một cái, tôi bỗng nhiên bị bệnh đường ruột. Suốt gần một tháng, không thể ăn được, chỉ uống nước cháo, nếu có hạt gạo nào còn trong nước cháo là ruột đau quặn, không thể chịu nổi. Anh em trong buồng quyên góp hơn trăm viên thuốc trụ sinh cho tôi uống.


    Ông Dần giục tôi tập luyện thể lực để chuẩn bị trốn, vì thời điểm đã tới. Ông cho biết, bên ngoài gia đình ông đã chuẩn bị ghe thuyền đầy đủ, khi ra đến nơi là đi ngay. Dù rất muốn nhưng vì sức khoẻ còn yếu quá, tôi đề nghị lui lại nửa tháng. Ông Dần đồng ý. Nhưng bệnh đến như núi sập, bệnh đi như nhả tơ. Dù đã lùi lại 15 ngày nhưng sức khoẻ tôi vẫn còn rất yếu. Cuối cùng, ông Dần đi một ḿnh.


    Sáng sớm hôm sau thì được tin là sự trốn trại của ông không thành công. Vài hôm sau tìm hiểu thì được biết ông Nguyễn Dần đã đi suốt đêm, băng rừng đến được thị trấn Bàu Lâm, cách trại Xuyên Mộc khoảng 30km. Ông Dần đã khinh xuất, thay vì tiếp tục băng rừng đi đến thị xã Long Khánh, cách Bàu Lâm khoảng 40km nữa, có lẽ ông đã thoát nạn. Nhưng ông lại ghé bến xe Bàu Lâm – Long Khánh, tính đi xe đò ra Long Khánh, và ông bị toán công an trại phục kích và bắt tại đó. Thay vì dẫn ông về trại, chúng đưa ông vào bìa rừng gần đó, bắn ông chết, rồi chở xác ông về…


    Đầu năm 1983, có những người thăm nuôi, gửi báo Tuổi Trẻ vào. Tôi đọc trong báo thấy có tiểu thuyết mang tên VỤ ÁN HỒ CON RÙA của tác giả Huỳnh Bá Thành. Thoạt đầu tôi không nghĩ họ viết về mình. Nhưng sau nhiều tuần liên tiếp, tôi biết là họ đang viết về tôi. Cho đến giữa năm 1983, tác phẩm VỤ ÁN HỒ CON RÙA được in thành sách. Trong trại lúc đó cũng có người được thân nhân gửi vào. Họ chuyền tay nhau đọc, và sau cùng tôi cũng được đọc cuốn sách đó.


    Huỳnh Bá Thành trước 1975 làm cho nhật báo Điện Tín của nghị sĩ Hồng Sơn Đông, dưới bút hiệu Họa sĩ Ớt, chuyên vẽ hí họa. Sau 30 Tháng Tư 1975, mọi người mới biết Ớt là cộng sản nằm vùng, trong cụm Điệp báo A10 của cộng sản. Sau này Huỳnh Bá Thành làm Tổng biên tập báo Công An TP, cấp bực đại tá, phó giám đốc Công an Thành Hồ. Trong tác phẩm này, Huỳnh Bá Thành dựng đứng những nhân vật tưởng tượng gán vào tôi, như bác sĩ Trà Mi, Hoa Khôi trường nữ Trung Học Đồng Khánh Huế, và sau nay là hoa khôi Trường Y Khoa.


    Vì tôi “bị gài mỹ nhân kế” nên tiết lộ những bí mật của tổ chức cho Trà Mi, trong khi Trà Mi lại là người của tình báo cộng sản. Những chuyện dựng đứng không hề có như vậy, họ cũng viết được. Nếu chỉ thuần túy là tiểu thuyết trinh thám thì không ai nói gì nhưng tác giả lại nói đây là sự thực 100/100.


    Sau này nhà văn Duyên Anh qua Pháp viết hồi ký Nhà Tù có đề cập đến tác phẩm Vụ Án Hồ Con Rùa. Anh viết:


    “Trong Vụ Án Hồ Con Rùa, bỏ qua thứ văn chương hạng bét, và thứ kiến thức giầy dép của Huỳnh Bá Thành, cộng sản khẳng định chúng tôi là tay sai của CIA gài lại. Căn nhà số 104 đường Công Lý (sau này đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa) của vợ chồng Đằng Giao là trụ sở lui tới họp bàn của chúng tôi. Bút hiệu của chúng tôi được nhai nhái hơi hơi giống nhau. Đằng Giao là Đỗ Gia. Chu Vị Thủy là Chu Nữ. Vợ chồng Nhã Ca, Trần Dạ Từ là Lê Dạ, Tú Dung, Nguyễn Mạnh Côn là Nguyễn Côn. Tôi là Vũ Long…


    Cộng sản đề cao Hoàng Hà Đặng (tên thật là Đặng Hoàng Hà) như một lãnh tụ ghê gớm, ngang cơ với Hồ Chí Minh thuở còn hoạt động bí mật. Thật ra Đặng Hoàng Hà chỉ là anh phóng viên tài tử, con người hiền lành, chưa từng biết đến tình báo là cái gì. Đưa chúng tôi lên mây, trao mìn vào tay chúng tôi, cho chúng tôi thảo luận chiến lược với các cố vấn Mỹ trước 1975, rồi khi tóm được chúng tôi thì mô tả chúng tôi là những thằng “ăn mày”, những thằng “đói thuốc phiện thất thểu” vào tù đền tội, và “xưng em” với công an ngọt xớt…


    Sau khi cuốn Vụ Án Hồ Con Rùa phát hành được hai năm, năm 1984, Vụ Án Hồ Con Rùa được dựng thành phim. Thương Tín đóng vai Hoàng Hà Đặng và Thúy Lan, giảng viên trường Âm Nhạc Sài G̣n đóng vai bác sĩ Trà Mi. Sở dĩ tôi biết rõ như vậy vì người nhà đến thăm nuôi các anh em tù chính tri, gửi báo Tuổi Trẻ vào. Trong tờ Tuổi Trẻ viết rất chi tiết các vai diễn. Tôi thấy hình cô Thúy Lan, phải nói cô ta rất đẹp. Tôi không hiểu một trí thức, xinh đẹp, có tài âm nhạc như cô lại chịu nhận lời đóng một vai tưởng tượng, không hề có thật như vậy.


    Trong hồi ký Một người mất ngày tháng xuất bản ở Mỹ năm 1989, chị Nhã Ca cũng có đề cập đến cuốn phim, và chị cho biết người được chỉ định đóng vai của chị đã đến quán cà phê 142 Đồng Khởi, Q.1 Sài G̣n, nhìn cách đi đứng của chị để bắt chước. Chị biết nhưng lờ đi…


    C̉N TIẾP

  6. #6
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Sài G̣n sau 1975, khi cộng sản “vào thành” (6)

    Năm 1985, chúng tôi đã bị tù khổ sai 10 năm. Thời gian này một biến cố lớn trong hệ thống chế độ cộng sản xảy ra. Đó là những biến động chính trị dữ dội ở Liên Xô, khi Mikhail Gorbachev lên ghế tổng bí thư. Nhưng đặc biệt, một biến cố lớn cũng xảy ra năm 1985 ở Khu B.


    Năm đó Vĩnh Vệ, một tù nhân ở trại, bắt đầu nổi loạn. Trước 1975, Vĩnh Vệ làm phóng viên cho Đài truyền hình Mỹ CBS. Không biết anh bị bắt về tội gì. Anh Vĩnh Vệ là người làm ở bộ phận văn hoá trại, bắt đầu nổ phát súng đầu tiên, khi công khai lên tiếng trước toàn buồng: “Tôi là Vĩnh Vệ, tôi không tin vào chính sách của đảng và nhà nước. Vì đảng và nhà nước tuyên án tôi ba năm cải tạo, nhưng nay đã 10 năm vẫn không thả. Trong 10 năm qua, tôi không hề vi phạm kỷ luật, làm tốt các công việc trại giao phó, mà vẫn không được thả.”


    Sau khi anh Vĩnh Vệ lên trình bày trước toàn buồng, một làn sóng không tin tưởng vào “chính sách của đảng và nhà nước” được tất cả mọi người trong buồng đồng loạt hưởng ứng. Ngày hôm sau, toàn trại cũng hưởng ứng theo, làm cho Ban Giám Thị không thể kỷ luật được. Nếu anh Nguyễn Mạnh Côn còn sống đến hôm nay, đòi hỏi chính đáng của anh sẽ được mọi người hưởng ứng. Sau đó, trại tập trung tất cả chúng tôi lại. Ban Giám Thị xuống nói chuyện, xoa dịu bằng cách hứa hẹn trong tương lai sẽ thả hết.



    Năm 1986, nhiều tin đồn, do những thân nhân của tù nhắn vào, là sắp có giải pháp cho tù chính trị. Nghe nói là Chính phủ Hoa Kỳ và cộng sản Việt Nam đang thương thảo cho 10,000 tù chính trị ra đi định cư tại Mỹ. Tôi thắc mắc tại sao lại chỉ cho 10,000 tù chính trị. Con số tù nhân chính trị do cộng sản Việt Nam giam giữ hơn gấp nhiều lần như vậy. Ngay ở trại Xuyên Mộc cũng đã gần 10,000 tù chính trị rồi. Cuối cùng, Top of Formđến 30 Tháng Tư 1986, trại Xuyên Mộc cũng thả gần hết tù chính trị. Tháng Năm 1987, trong số tù chính trị còn lại ở Xuyên Mộc được chuyển trại, có tôi.


    Bấy giờ mới biết chúng tôi được chuyển đến trại Xuân Lộc, còn được gọi là K3 Gia Rai, Đồng Nai. Trại Xuân Lộc, Đồng Nai lúc này tiếp nhận các tù tập trung cải tạo trên toàn quốc, phần lớn chuyển từ ngoài Bắc vào. Toàn thể cấp đại tá ở miền Nam trước đây khoảng 300 vị thì Trại Xuân Lộc đã chứa khoảng trên 250. Trại này cũng có ba bộ trưởng gồm các ông Ngô Khắc Tĩnh, Tổng Trưởng Thông Tin Văn Hóa; ông Ngô Khắc Tịnh, Tổng Trưởng Tư Pháp; và Hồ Văn Châm, Tổng Trưởng Chiêu Hồi.Top of Form


    Tháng Sáu 1986, Tổng bí thư Đảng cộng sản Lê Duẩn qua đời. Tháng Mười Hai 1986, Đại Hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI họp và bầu Ban Chấp Hành mới và Nguyễn Văn Linh được bầu vào chức vụ tối cao của đảng là Tổng Bí Thư. Văn kiện của đại hội đảng lần thứ VI nói đến mở cửa và cải cách. Họ bắt đầu nói đến “kinh tế thị trường” nhưng gắn thêm đuôi “định hướng XHCN”. Nhờ những đổi mới và cải cách này, vấn đề ngăn sông cấm chợ trước đây được bãi bỏ. Họ bắt đầu chấp nhận đầu tư của ngoại quốc, không còn bế môn toả cảng. Vấn đề tù chính trị cũng được hứa sẽ giải quyết.


    Ở trại Xuân Lộc, phần lớn là nhốt những tướng tá, bộ trưởng. Nghe đồn là sắp sửa thả một đợt lớn vào Quốc Khánh 2 Tháng Chín 1987. Ngày 25 Tháng Tám 1987, trại Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai, đọc danh sách những tù nhân được “Đặc Xá”. Trong danh sách đặc xá đợt này ở trại Z30A, có một vị tướng, ba bộ trưởng (Ngô Khắc Tỉnh, Ngô Khắc Tịnh, Hồ Văn Châm) và gần 200 sĩ quan cấp bậc đại tá, vài vị sĩ quan trung tá, vài người chống chế độ cộng sản sau 1975, trong đó có tôi, Đặng Hoàng Hà. Thế là tôi đă ở tù 12 năm.


    Chúng tôi được lệnh lên một xe khách, được đại diện Thành ủy tiếp, trước khi về nhà. Xe chở chúng tôi về đến Sài Gòn gần 4 giờ chiều. Họ chở chúng tôi đến một phòng khách ở khám Chí Hoà, đường Hoà Hưng. Tại đây chúng tôi được một cán bộ thành ủy xuống nói chuyện. Đại khái cũng nói về chính sách đổi mới, kinh tế thị trường kèm cái đuôi “định hướng XHCN”. Đến 5 giờ chiều thì xong. Chúng tôi tự động ai về nhà nấy. Tôi bước ra ngoài đường, đang tính đi đến đường Bà Huyện Thanh Quan gần chùa Xá Lợi để trao thơ của anh Tú Kếu cho vợ đang coi cửa hàng trà Tiến Đạt ở đó, vừa đi được vài bước, bỗng một người đi Honda, đậu sát bên tôi, nói:


    – Mời anh lên xe, tôi đưa anh về.


    Nhìn anh ta lạ hoắc, trông người trạc tuổi ngoài 20, nói tiếng miền Nam, trắng trẻo, điển trai. Tôi hơi ngạc nhiên, sao tay này lại biết mình, một người tôi chưa từng gặp. Tôi mỉm cười trả lời:


    – Cảm ơn anh, tôi đã xa Sài Gòn 12 năm. Tôi muốn đi bộ về nhà…


    Thấy tôi không chịu lên xe, người đó không nói gì, lái xe đi thẳng. Tôi đi bộ đến tiệm trà Tiến Đạt ở đường Bà Huyện Thanh Quan khoảng 6 giờ. Gặp chị Tú Kếu và đưa thơ cho chị. Ngồi đó nói chuyện một lúc. Tôi chia tay. Người cháu anh Kếu muốn chở tôi về nhưng tôi cũng từ chối. Vì từ đường Bà Huyện Thanh Quan về đường Tự Do cũng không xa. Trên đường đi, tôi nghĩ, nếu đi bộ về đến nhà chắc cũng 7 giờ tối. Tôi muốn bất thình lình vào nhà để chị Nhã Ca và các cháu ngạc nhiên.


    Điều thắc mắc là không biết anh Trần Dạ Từ có được thả lần đặc xá này không? Nếu chỉ có tôi mà anh Từ chưa được thả thì cũng chẳng vui gì. Tôi về đến 142 đường Đồng Khởi vào khoảng 8 giờ tối. Tôi đi qua lại trước nhà mấy lần, nhìn vào trong không thấy ai, không lẽ tối thế này, sao không có ai ở nhà. Tôi đi vội vào trong nhà, thấy có đứa con trai của anh Lễ, anh ruột của chị Nhã Ca nhìn tôi reo lên:


    – Ô, chú Hà đã về, cả nhà đang chờ chú.


    Tôi ngạc nhiên hỏi:


    – Sao biết hôm nay chú về mà cả nhà chờ?


    – Hôm qua công an khu vực đã nói với Toe (tức Lê Hưng Chấn) là hôm nay chú về nên cả nhà ai cũng biết.


    – Thế chú Trần Dạ Từ có được thả không?


    – Dạ, chú Từ đã về từ hôm qua, đang ở trên lầu.


    Tối hôm đó, sau khi ăn cơm xong, anh Từ đưa cho tôi một xấp tiền, chắc khoảng 10,000 đồng, cho tôi tiêu vặt. Sở dĩ anh Từ có tiền vì cháu HôNô Lê Phương Đông đã định cư ở Thụy Điển, gửi về cho anh, nên anh chia cho tôi chút đỉnh.


    _______

    Anh ruột tôi, Đặng Hải Sơn, trốn trại Xuyên Mộc thành công từ Tháng Tám 1980 cho đến nay 1987 vẫn còn kẹt trong nước. Chị Sơn đã tạo một cuộc hẹn cho tôi và anh gặp nhau. Dĩ nhiên cuộc gặp ở một nơi bí mật vì anh Sơn đang bị công an cộng sản theo dõi.


    Chúng tôi gặp nhau, anh kể lại cuộc vượt thoát hôm đó. Anh cho biết, lúc bọn bảo vệ trong trại truy lùng, anh vẫn còn quanh quẩn gần đó. Tối đến, dù mưa to gió lớn, anh quay lại gốc cây giấu tiền, đào lên lấy lại, rồi mới băng rừng đi bộ suốt đêm đến sáng thì ra đến Quốc Lộ 1. Người và tay chân rã rời nhưng phải gắng sức đi bộ đến ga Long Khánh. Anh chờ đến chập choạng tối mới mua vé lên tàu đi về Sài Gòn. Đến ga Bình Triệu thì xuống, rồi lại tiếp tục đi bộ về Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.


    Nơi đây có nhà người kế mẫu. Sau khi vào Nam, bố chúng tôi mới lấy bà này. Trước 1975, thỉnh thoảng chúng tôi cũng ghé về thăm bố lúc người còn sống. Nay vào tình thế bí nên anh Sơn phải đến tạm tá túc và nhờ người quen, cầm thư tay lên nhà ở 142 Đồng Khởi đưa cho Hà, vợ anh, báo tin. Chị Sơn, sau đó là chị Nhã Ca, đều xuống gặp anh. Chị Nhã Ca cho biết, chị đã giúp anh Sơn vượt biên nhiều lần. Chị đã nuôi giữ nhà văn Mai Thảo trong nhà và giúp anh Mai Thảo vượt biên thành công. Có lần, chị đưa anh Sơn xuống miền Tây chỗ người quen, giả làm người phụ chài để chờ ngày vượt biên nhưng cũng không xong…


    Anh Từ về được vài tuần thì nhận được thư của Cao ủy tị nạn LHQ yêu cầu anh chị và gia đình làm thủ tục để xuất cảnh sang Thụy Điển. Thực ra, từ năm 1982, anh chị đã được sự can thiệp của Văn Bút Quốc Tế phối hợp với Hội Ân Xá Quốc Tế và Thủ tướng Thụy Điển. Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam, Thủ tướng Thụy Điển đã đặt vấn đề này trực tiếp với Thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng và ông ta đã chấp thuận. Toà Tổng Lãnh Sự Thụy Điển ở Sài Gòn đã đến nhà riêng gặp chị Nhã Ca báo tin và thúc giục nộp đơn.


    Nhưng khi lên Sở Ngoại vụ để nộp đơn th́ chúng trả lời chưa có chính sách, và từ chối nhận đơn. Một lần khác, khi qua Việt Nam, Ngoại trưởng Thụy Điển gặp Phạm Văn Đồng nhắc lại chuyện đó. Phạm Văn Đồng trả lời tỉnh bơ:


    – Chúng tôi cho đi nhưng không thấy vợ chồng ông ta nộp đơn?


    Đúng là ăn đầu sóng, nói đầu gió. Chị Nhã Ca đã nhiều lần lên nộp đơn nhưng chúng đều không nhận. Chị đã phải lên thăm nuôi anh Từ ở trại Gia Trung để anh ký vào giấy xác nhận đồng ý cho vợ và con cái đi định cư trước nhưng rốt cục cũng không kết quả. Bây giờ tình thế đã khác. Anh Trần Dạ Từ đã về. Lần này anh chị Từ Nhã đi nộp đơn chính thức làm thủ tục xuất cảnh sang Thụy Điển với sự bảo trợ của Thủ tướng Thụy Điển là Ingvar Carlsson. Năm 1988, gia đình anh chị Trần Dạ Từ và Nhã Ca được chính thức đi định cư ở Thụy Điển.


    Phần ḿnh, tôi t́m cách thoát khỏi Việt Nam, bằng đường bộ, qua ngă Trung Quốc. Thấm thoát, từ ngày trốn chạy sự truy bắt của cộng sản Việt Nam từ đầu Tháng Tư 1990 đến nay đă vài tháng. Tôi ghé Hà Nội rồi Hòn Gai, lên Hà Cối rồi trở lại Vịnh Hạ Long, cuối cùng đi từ cảng Cẩm Phả qua cảng Pạc Lồng, Trung Quốc; đến huyện Phòng Thành, thành phố gần Việt Nam nhất, rồi đón xe đi nông trường Nà Lày, nơi tập trung khoảng gần trăm ngàn người Việt gốc Nùng bị chính phủ Việt Nam dưới thời Lê Duẩn làm tổng bí thư xua đuổi sang Trung Quốc.


    Thoạt đầu Trung Quốc không nhận nhưng sau cùng vì chiến tranh Trung-Việt sắp xảy ra nên họ đành mở cửa khẩu cho những người này tạm định cư. Trong khi chính quyền Việt Nam nghĩ là họ có thể là đạo quân thứ năm của Trung Quốc; phía Trung Quốc cũng cũng nghi họ gián điệp cho cộng sản Việt Nam.


    Cho nên số người Việt gốc Nùng này, tuy được Trung Quốc cho tạm định cư ở các nông trường như Nà Lày để sinh sống, dưới sự bảo trợ của Cao ủy Tỵ Nạn LHQ nhưng vẫn không được Trung Quốc cho họ những quyền công dân như những người Trung Quốc sinh đẻ tại đây. Thẻ căn cước của họ khác xa với những người Trung Quốc chính hiệu, chỉ gọi họ là Hoa Kiều, không được ghi là quốc tịch Trung Quốc. Con cái họ sinh ra sau này cũng không được ghi là quốc tịch Trung Quốc. Họ chỉ được làm những công việc lặt vặt, không được làm những chức vụ gì có liên quan đến lãnh đạo.


    C̉N TIẾP

  7. #7
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    Sài G̣n sau 1975, khi cộng sản “vào thành” (7)

    Tôi khởi sự đi từ Sài Gòn vào đầu Tháng Tư 1990 cho đến bây giờ là giữa Tháng Bảy, như vậy đã được hơn ba tháng. Hiện tại tôi vẫn còn lang thang ở Nà Lày, Quảng Tây, Trung Quốc. Hỏi thăm cách đi Hong Kong, họ cho biết, nếu đủ người, sẽ có người đưa đi, nhưng chờ hoài cũng chưa đủ. Sốt ruột quá, có hôm tôi hỏi anh Sinh:


    – Nghe nói Đặc Khu Thẩm Quyến rất gần Hong Kong, tại đây đã có người bơi qua eo biển để đến Hong Kong xin tỵ nạn và đã thành công. Hay anh dẫn chúng tôi đến đó coi có thể thực hiện được không?


    – Người bơi đó phải rất khỏe, lại phải có phao buộc quanh mình. Tôi e với sức lực của anh sẽ thực hiện không nổi. Rồi anh bàn:



    – Hay là tôi đưa anh và Sáng đến Bắc Kinh. Nơi đó có Toà Đại Sứ Mỹ. Anh từng làm việc cho họ trước đây ở Việt Nam. Nếu anh chạy vào trong đó xin tỵ nạn chính trị chắc họ chấp nhận đấy. Thời kỳ thảm sát Thiên An Môn vào Tháng Sáu năm ngoái, cũng có người Trung Quốc chạy vào xin tỵ nạn và được chấp nhận.


    Vài ngày sau, một tin vui bất ngờ đến với tôi. Buổi cơm tối hôm đó, anh Sinh báo cho biết là đã tập họp đủ người cho một chuyến đi. Anh nói:


    – Hôm nay tôi đã gặp người đứng ra tổ chức cho cuộc đi lần này. Tất cả, kể cả các anh, tổng cộng gồm 18 người. Như vậy là đủ người gom tiền để mua một chiếc ghe nhỏ. Theo anh Sinh, chiếc ghe nhỏ khoảng 4,000 nhân dân tệ. Vậy mỗi người bỏ ra khoảng 250 nhân dân tệ, tính ra chưa tới một chỉ vàng. Tối mai tôi sẽ mời người dẫn đường tới gặp. Anh và cháu Sáng cứ đi theo sự xắp xếp của anh ta. Người này tôi cũng quen, không cần phải lo lắng gì cả.


    Sáng hôm sau, tôi và Sáng hai chú cháu ra thành phố, tìm một nhà hàng khá sang. Có phòng ăn dành riêng cho khách VIP. Trong phòng chỉ có một bàn và có máy lạnh. Gặp người dẫn đường th́ được cho biết:


    – Tối mai vào lúc 6 giờ tối, chúng ta sẽ xuất phát. Tôi đã bao nguyên một chuyến xe tốc hành có máy lạnh. Trong xe có video cho hành khách xem phim đỡ buồn, vì đi đường xa, xe phải chạy suốt đêm, khoảng 10 giờ hôm sau mới đến nơi gọi là Thái Bình, đây là thành phố nhỏ, có sông trong thành phố. Nhưng sông này ăn thông ra biển. Đây thuộc về tỉnh Quảng Đông nên trước khi đến Thái Bình, chúng ta phải đi qua Quảng Châu.


    Hôm sau chúng tôi ăn cơm sớm vào lúc 4 giờ chiều, 5 giờ họ đến đón chúng tôi ra bến xe để 6 giờ xe bắt đầu lăn bánh. Cuộc hành trình đi Hong Kong thực sự bắt đầu. Đến 4 giờ sáng thì xe chạy vào thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông. Tôi nhìn ra đường phố, hình dung lại thành phố này đã có thời kỳ liệt sĩ Phạm Hồng Thái liệng trái bom Sa Điện tính giết Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Merlin nhưng bất thành…


    Người tổ chức cho chúng tôi biết đã liên lạc và mua được một chiếc ghe nhỏ với giá 4,000 nhân dân tệ, đủ để 20 người chúng tôi đi. Mọi người phải góp tiền để mua đứt chiếc ghe đó. Người chủ ghe hỏi chúng tôi có ai biết lái ghe không? Dĩ nhiên chúng tôi không ai biết.


    – Vậy hãy cho một người nào đó, theo họ xuống ghe, để chỉ dẫn cách điều khiển. Ông ta nói dễ lắm. Chỉ sử dụng chừng một tiếng đồng hồ là thành thạo, tự lái lấy được. Người Trung Quốc không ai dám vượt biên, nên họ chỉ bán ghe, và những người mua ghe phải tự lái lấy. Họ không thể đưa mình đến Hong Kong.


    Sau cùng có một bạn trẻ đồng ý đi theo người chủ ghe để học lái. Tôi thấy họ dạy lái ngay ở khúc sông đó. Chạy lượn tới, lượn lui một hồi, chừng khoảng gần tiếng, rồi chạy sát bờ, đón tất cả chúng tôi lên ghe. Đa số những người đi trong chuyến này là người thiểu số Nùng ở Định Quán, một số ít ở Sài Gòn, có một chị người Việt tên Yến có con nhỏ chừng ba tuổi.


    Họ mua gà, nhang đèn, rượu đế để cúng, cầu mong thuận buồm xuôi gió. Trước khi đi, chúng tôi hỏi chủ ghe:


    – Đi hướng nào thì tới Hong Kong? Khoảng bao lâu thì tới?


    Ông ta chỉ tay phía trước:


    – Cứ đi thẳng hướng này ra biển. Chừng khoảng sáu tiếng là tới địa phận Hong Kong. Các ông có thể gặp tàu tuần cảnh Hong Kong vớt ở đó, cũng có thể sớm hơn.


    Nói thực thì tất cả chúng tôi đều ù ù, cạc cạc, chẳng ai biết gì. Nhưng đến nước này thì “một liều ba bảy cũng liều”. Ghe chạy được hơn hai tiếng, bắt đầu ra biển thì bất thình lình mây giông kéo đến. Bầu trời đen nghịt. Tôi vội nói người cầm lái:


    – Cơn bão sắp đổ tới nơi, mau hãy quay vào bờ để tránh bão. Qua cơn bão rồi hãy đi.


    Người lái ghe cũng là tay mơ, mới tập lái được khoảng một tiếng, nên khá lúng túng. Tôi nói lớn:


    – Cứ lái đâm thẳng vào bờ, muốn vào đâu cũng được.


    Khi cơn bão đến, thuyền bị đánh vào bờ. Nằm ngay trong một cù lao, không có người. Lúc này mưa to gió lớn, nhưng ghe đã vào trong bờ nên mọi người đều an toàn. Sáng hôm sau, trời vẫn còn gió to nhưng đã bớt mưa. Tôi và một vài người lên cù lao xem tình hình ra sao. Tôi thấy trên cù lao có một căn nhà trống, trong có giường, khá dài. Bên trên có lợp lá, nhưng nếu mưa vẫn bị dột. Gần đó có một sọt đựng tôm. Nhưng tuyệt nhiên không có bóng người. Tôi nghĩ đây có lẽ là nhà ở tạm cho dân chài trú nắng trong khi đánh tôm cá.


    Vì biển còn gió lớn nên tôi kêu mọi người lên đây ở tạm. Nếu đói có thể ăn tôm sống để qua ngày. Vì không có lửa và nồi niêu nên không thể luộc tôm được. Ở đây được hai ngày thì cơn bão chấm dứt. Chúng tôi ra coi lại thuyền và sửa lại chân vịt. Vì hôm vào đây tránh bão, chân vịt bị vướng nhiều rác rưởi và dây nhợ. Sau cùng chúng tôi phát hiện, cù lao này ăn thông với một làng chài gần đó. Chúng tôi đến đó mua lương thực và một ít đồ cần thiết. Dân làng đó cũng hiền lành. Họ cũng chẳng cần biết chúng tôi là ai, cứ mua là họ bán.


    Vì có đồ ăn nên chúng tôi nghỉ thêm hai ngày nữa cho khoẻ hẳn rồi mới tiếp tục lên đường. Có hai vợ chồng trẻ người Nùng ở Định Quán, vì sợ đi gặp bão nữa thì toi mạng, nên họ về lại Việt Nam, không đi tiếp. Như vậy chúng tôi còn lại 18 người.


    Sau khi trời quang mây tạnh, chúng tôi lại xuất phát vào khoảng 10 giờ sáng. Thuyền cứ hướng trước đi tới. Đến khoảng 2 giờ chiều, tức ghe đã đi được bốn tiếng, chúng tôi nghe tiếng la lớn, bắt ghe chúng tôi dừng lại:


    – Ghe chạy đi đâu? Dừng lại ngay.


    – Chúng tôi đến Hong Kong xin tỵ nạn.


    Trên chiếc giang đỉnh có tiếng nói lớn:


    – Đây là địa phận của Hong Kong. Tất cả mọi người hãy lên tàu tuần duyên. Chúng tôi sẽ đưa mọi người đến trại tỵ nạn.


    Thế là họ quăng cầu dây xuống ghe, kéo tất cả chúng tôi lên tàu tuần duyên. Họ không quên đánh đắm chiếc ghe, trước khi cho tàu chạy như bay đến Hong Kong. Hôm đó là một buổi chiều nắng đẹp và gió nhẹ. Chiếc tuần duyên chở 18 người chúng tôi đi như bay trên mặt biển. Khoảng 5 giờ chiều thì tới Hong Kong. Nếu không gặp tàu tuần duyên, có lẽ chúng tôi phải chạy mất 10 tiếng nữa mới tới.


    Trên đất liền, gần bến cảng, tôi thấy dân chúng cũng thưa thớt, có lẽ họ cũng đã tan sở từ lúc 4 giờ nên không còn đông người ở ngoài đường. Tàu tuần duyên chở chúng tôi cặp hòn đảo gần bờ gọi là Thanh Đảo hay Thanh Châu. Đảo này rất nhỏ. Tới đây, chúng tôi phải làm các thủ tục đầu tiên như chụp hình, lăn tay, kê khai lý lịch cá nhân. Câu hỏi mọi người phải trả lời là:


    – Lý do nào anh hay chị phải đến Hong Kong xin tỵ nạn?


    Đảo này là nơi thanh lọc đầu tiên không phải là xét qui chế tỵ nạn, mà để phân biệt có người Trung hoa lục địa lẫn lộn trong đó hay không. Nếu có, những người này sẽ bị nhốt riêng và sẽ trả về cho công an Trung Quốc. Để phân biệt người Việt và người Đại Lục, cảnh sát Hong Kong sẽ đưa cho mỗi người nhìn tiền giấy Việt Nam, và đọc vài hàng tiếng Việt. Nếu người nào không đọc được tiếng Việt hoặc phân biệt được đồng tiền Việt Nam là họ biết người đó không phải người Việt Nam.


    Trong 18 người chúng tôi, hình như có một người Trung Quốc lẫn vào. Người ấy bị nhốt riêng để hôm sau trao trả cho phía Trung Quốc. Chúng tôi chỉ còn lại 17 người.


    Đảo Thanh Châu chỉ là nơi tạm trú cho tất cả chiếc thuyền mới tới. Mọi người chỉ ở đây một thời gian rất ngắn rồi chuyển đi các trại trên đất liền. Mỗi chiếc thuyền đến đây đều được đánh số. Như thuyền của chúng tôi là số 2789/90. Tức là đến Hong Kong năm 1990, để sau này họ căn cứ vào số thuyền và ngày đến để lần lượt thanh lọc, được hoặc bị từ chối quyền tỵ nạn sau này. Vào thời gian đó, các trại tỵ nạn Hong Kong đã đón nhận khoảng 67,000 thuyền nhân. Trong khi tất cả các trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á chỉ khoảng 62,000. Như vậy còn khoảng trên 120,000 thuyền nhân đang còn kẹt ở các trại tỵ nạn. Riêng Hong Kong chiếm trên một nửa.


    Chúng tôi ở đó mỗi ngày được ăn ba bữa. Sáng bánh mì sữa; trưa và chiều, mỗi người được phần cơm hộp, gồm ba món, cơm thịt hoặc cá, đồ xào. Trại đặt ở các nhà hàng ở bên đất liền. Trong trại không có nấu nướng, chỉ lo sữa và bánh mì ăn sáng. Các phần cơm hộp rất lạt, không có mắm muối gì cả nên rất khó ăn. Cũng may, vài ngày sau đó, có vài cô, cũng là thuyền nhân, đến trước tôi và đang làm việc phục vụ ăn sáng cho thuyền nhân, đến gặp tôi nói chuyện và cho tôi ít nước tương và muối. Sau đó tôi biết tên các cô là Nga và Liên. Hai cô cho tôi phong bì, tem thơ và viết Big để viết thơ cho thân nhân ở nước ngoài. Khi chạy trốn khỏi Sài G̣n, tôi có mang theo giấy ra trại và cuốn sổ tay ghi địa chỉ người quen, trong đó có địa chỉ của anh chị Trần Dạ Từ, Nhã Ca ở Thụy Điển.


    Tháng Sáu 1993, đơn xin tỵ nạn Hoa Kỳ của tôi bị Cục Di Dân Hong Kong gửi giấy báo từ chối. Cả trại đều rúng động khi biết tin. Mọi người không hiểu sao một người có lý lịch mạnh như tôi lại có thể bị từ chối quyền tỵ nạn? Chính tôi cũng không thể ngờ. Sau khi nhận lại hồ sơ xin tỵ nạn, tôi mới biết lý do mà sĩ quan Cục Di Dân Hong Kong từ chối:


    “Đương sự từng cho người vào chiến khu, thành lập tổ chức lật đổ Chính phủ cách mạng miền Nam Việt Nam, như vậy là bất hợp pháp, nên không thể cho người này được quyền tỵ nạn”.


    Đọc lý do từ chối của họ, tôi thực sự tức cười, không biết viên sĩ quan này có mù về lịch sử diễn tiến vào cuối thập niên 1980 cách đây vài năm hay không. Những quốc gia cộng sản từ Liên Xô cho đến các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức v.v… đều bị dân chúng của chính các nước đó nổi dậy lật đổ, và chuyển sang chế độ Dân Chủ, Tự Do. Trong quá trình đó, không thấy bất cứ quốc gia nào trên thế giới nói lật đổ các chế độ độc tài cộng sản là bất hợp pháp?


    Tháng Bảy 1993, Văn Bút Quốc Tế có trụ sở tại Anh cử cô White sang Hong Kong, vào tận buồng trong trại gặp tôi. Cô cho tôi biết Hội đã có văn thư gửi Thống đốc và Chính quyền Hong Kong can thiệp và khuyên tôi yên tâm. Cuối Tháng Tám 1993, tôi nhận được giấy mời của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Khi tôi đến văn phòng Cao Ủy, vị Cao ủy trưởng của trại tươi cười bắt tay tôi và nói: “Chúng tôi đã can thiệp trường hợp của anh. Khi ra Ủy ban tái xét, anh sẽ được công nhận quyền tỵ nạn. Tôi báo tin trước để anh yên tâm”.


    Một thời gian dài sau, tôi – với tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Đấu Tranh Đòi Quyền Tỵ Nạn tại Hong Kong – được đưa qua Philippines. Hôm đó, đúng 8 giờ sáng, cảnh sát Hong Kong đến trại đón một số người chuyển trại đi Phi, trong đó có tôi. Tất cả được tập họp ra sân trại. Tôi ước lượng số người đi Phi khoảng gần 20, trong số đó có cả phụ nữ và trẻ em.


    Mọi người được lên xe, riêng tôi, một mình được khoảng trung đội cảnh sát hộ tống đặc biệt trên một xe riêng, trên xe có cảnh sát đi kèm. Rõ ràng tôi là người bị trục xuất khỏi Hong Kong chứ không phải được chuyển trại như những người bình thường. Có lẽ chính quyền Hong Kong e rằng tôi ở lại Hong Kong sẽ tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi quyền tỵ nạn ở nơi đây nên họ phải tống khứ tôi thật nhanh, và để chắc ăn, phải cho cảnh sát đi hộ tống ra phi trường.


    Trong khi những người khác đã lên phi cơ, tôi vẫn được canh giữ bởi một trung đội cảnh sát. Họ cho người mang hành lý tôi đi gửi. Vé máy bay họ cầm sẵn nhưng không đưa cho tôi. Khi máy bay gần cất cánh, hai sỹ quan cảnh sát Hong Kong hộ tống tôi lên phi cơ. Khi đến chỗ ngồi, họ mới đưa vé cho tôi và hỏi tôi cần họ giúp đỡ gì không… Phi cơ đáp xuống phi trường quốc tế Manila, Phi Luật Tân khoảng giữa trưa. Ở đó đã có xe của trại tỵ nạn Bataan Morrong ra đón. Về đến trại khoảng 5 giờ chiều…


    Cuối cùng, khoảng cuối Tháng Mười 1994 thì mọi thủ tục đi Mỹ của tôi đã hoàn tất. Tôi vẫn không biết có ai làm giấy bảo trợ hay chưa? Vì tôi nghĩ có thể Khánh Ly đã lo phần vụ đó, như chị Nhã Ca trước đây đã viết trong thư. Giữa Tháng Mười Một 1994, tôi nhận được giấy báo chuẩn bị đi Mỹ, ghi rõ ngày giờ. Rồi ngày đi định cư ở Mỹ cũng tới. Trước khi đi, tôi tổ chức một buổi tiệc trà để chia tay mọi người. Chuyến đi Mỹ đó có 11 người. Chúng tôi được chuyển ra Trại Trasit gần sân bay quốc tế Manila. Ở lại đó hai ngày trước khi lên máy bay qua Mỹ…


    Rồi cũng đến ngày lên phi cơ để đi định cư tại Hoa Kỳ. Đó là ngày 30 Tháng Mười Một 1994 – một ngày không thể nào quên. Chuyến bay của hãng hàng không liên lục địa South West của Hoa Kỳ. Phi cơ chứa khoảng 350 hành khách, có 11 người tỵ nạn trong chuyến bay này. Phi cơ đáp xuống phi trường Los Angeles lúc 9 giờ 45 sáng ngày 30 Tháng Mười Một 1994. Khi vừa bước chân qua cổng vào trong thì thấy vợ chồng Nguyễn Văn Lễ đã có mặt sẵn để đón tôi. Tôi theo vợ chồng Lễ ra xe, và người tài xế lái xe đưa chúng tôi đến văn phòng USCC ở Los Angeles, nơi anh Nam Lộc làm việc. Lúc này anh Nam Lộc là Giám đốc di trú của Cơ Quan Thiện Nguyện Trung Tâm Công Giáo, Giáo Phận Los Angeles. Nam Lộc ra bắt tay và chào hỏi niềm nở: Chúc mừng anh đã đến bến bờ tự do!



    Đặng Hoàng Hà

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •