Buổi trưa, đường làng vắng lặng. (H́nh minh hoạ: Nguyễn Bá Trạc)

Ông Cư về làng sau năm mươi năm xa cách. Ông đi cùng con trai và vợ chồng con rể. Cậu con rể người Pháp, nói tiếng Việt bập bẹ. Cả ba dừng taxi trước cổng làng rồi đi bộ. Buổi trưa, đường làng vắng lặng. Có tiếng người mẹ ru con làm ông Cư không cầm được nước mắt. Tiếng ru như xói vào tâm trí ông, gợi nhớ về ông bao nhiêu là kỷ niệm:


Con c̣ mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao


Năm đó, làng đói lắm, mẹ ông ôm ba đứa con nhỏ đi t́m nhà d́ Mùi tá túc. Cha ông đi làm ăn xa đă lâu không tin tức. Ba mẹ con vừa đi vừa t́m miếng ăn dọc đường, đồ ăn mang theo đă hết mà đường đến nhà d́ Mùi c̣n xa. Rồi mẹ ông phải gửi ông, anh cả của hai người em mới lên ba và hai tuổi để dễ bề xoay sở. Hôm đó, cả ba đều đă đói lả, họ vào một ngôi nhà nọ trông có vẻ khá giả xin ăn. Chủ nhà, sau khi cho họ ăn th́ nhận cu Tỵ (tên thủa nhỏ của ông Cư) ở lại. Năm đó, ông mười tuổi.


Cái đói năm Ất Dậu 1945 đă làm gia đ́nh họ chia đàn xẻ nghé. Năm 1954, cha mẹ nuôi của ông di cư vào nam và năm 1975 th́ ông di cư sang Mỹ. Năm nay, lần đầu tiên ông về lại quê nhà. Cơ duyên cho chuyến về quê này đến từ một buổi gặp mặt Kiều bào. Lần đó, ông cùng con gái tham dự buổi gặp mặt của đại sứ quán Việt Nam ở Pháp. Con gái ông lấy chồng người Pháp. Thỉnh thoảng có mời ông sang chơi, ông là người thân của khách mời nên cũng là khách mời hôm đó.


Làng Bè của ông nằm bên sông Mă, sở dĩ có tên làng Bè v́ nhiều người trong làng làm nghề buôn bè. Hàng năm, sau những vụ mùa, họ rủ nhau lên miền ngược mua cây luồng kết thành bè rồi theo ḍng sông Mă về xuôi. Làng Bè ít ruộng và phần lớn là ruộng xấu. Dân làng phần lớn ít học, cha ông cũng vậy, hơn mười tuổi đă biết đi bè. Lần đó, ông đi đă mấy tháng mà không về nhà, mẹ con ông phải dắt díu nhau lên nhà d́ Mùi kiếm miếng ăn cho qua trận đói. D́ Mùi là chị gái của mẹ. D́ lấy chồng xa nhà, một gia đ́nh gia thế có của. Số d́ Mùi sướng. Mẹ ông hay nói thế. Ông ngoại có mẹ, hai d́ và một cậu. D́ Mùi là con gái thứ, mẹ là con út. Năm 18 tuổi, d́ Mùi ra thị xă bán hàng cho một chủ tiệm buôn người cùng làng. Cơ duyên đưa đẩy, gặp dượng Thân rồi nên duyên chồng vợ. Dượng Thân là người có học, bạn với con trai chủ nhà nơi d́ Mùi làm thuê. D́ Mùi không đẹp nhưng có duyên lại hát hay, biết đọc, biết viết. Hôm đó, thấy d́ Mùi đọc sách, dượng Thân bắt chuyện làm quen rồi tặng d́ Mùi tập thơ của dượng. Họ tỏ ra tâm đầu ư hợp rồi nên duyên chồng vợ. Nhà d́ Mùi ở làng Xuân Thi, một nửa làng là dân công giáo. Dượng là nhà thơ, nhà giáo, dạy ở trường huyện. Tập thơ đầu tay của dượng có tên Mơ Trưa…, dày 99 trang in hơn 90 bài thơ. Bài thơ mà ông Cư nhớ nhất là bài Mơ Trưa nói về một mong ước…'

Cái đói năm Ất Dậu 1945 đă làm gia đ́nh họ chia đàn xẻ nghé. (H́nh minh hoạ: VN Express)

Sau này, ông Cư mới hiểu đó là ḷng yêu nước thầm kín của dượng Thân gửi gắm vào thơ. Cái đói năm Dậu, nhiều người nhớ, nhưng với cậu bé Cư ngày đó, in đậm vào tâm trí ông là h́nh ảnh một đứa trẻ mới sinh nh́n người qua lại như van xin, nhưng không ai cưu mang nó được. Ai cũng đang lo cho bản thân ḿnh. Nghe nói, sau này nó chết mà ánh mắt th́ như xoáy vào những người đă bắt gặp nó. Về sau, cứ mỗi lần thấy trẻ con ăn xin là ông Cư cho tiền, dù đó là ai. Ông nói với con cháu: – Người ăn xin, dù thật hay giả đều là bất đắc dĩ. Về nhà mới, cậu bé Cư chăn trâu và được đi học. Gia đ́nh này hiếm muộn. Họ tin rằng: “Nếu có con nuôi th́ sẽ không hữu sinh vô dưỡng nữa.” Nên khi gặp mẹ con nhà cậu bé Cư, họ đặt vấn đề xin Cư làm con nuôi. Cũng may là Cư được người khác xin làm con nuôi, không th́ cả ba mẹ con đều chết đói. Sau dịp đó, mẹ Cư có mấy lần đến thăm con, thấy con có cuộc sống tốt, thêm vào đó bà đă cam kết cho hẳn con, nên dù thương con thắt ruột cũng không thể chuộc con lại được. Cha mẹ nuôi của Cư sinh thêm một trai hai gái. Năm 1954, trước cải cách ruộng đất, để tránh bị đấu tố, họ dắt nhau di cư vào nam. Khi đi, Cư không kịp gặp mẹ và các em.


– Cây đa làng này bao nhiêu tuổi, ba?


Tiếng hỏi của cậu con rể làm cụ Cư trở về với thực tại. Năm đó, Cư cùng bạn chơi dưới gốc cây th́ có một anh đến treo lên ngọn cây một lá cờ đỏ. Sau đó, anh bị bắt và bị xử ngay dưới gốc cây. Quanh gốc cây, bao kỷ niệm ùa về mà nhớ nhất là những lần chơi trận giả. Hai bên chia phe rồi ẩn nấp, ai gọi đúng tên đối phương th́ người đó bị loại ra cuộc chơi, cứ thế, bên thắng là bên có người cuối cùng không bị phát hiện đúng danh tính hoặc nơi ẩn nấp.


– Cây đa này bao nhiêu tuổi, ba?


Cậu rể hỏi thêm lần nữa khiến cụ Cư dứt hẳn ḍng hồi tưởng.


– Ba cũng không biết, chỉ biết khi lớn lên th́ nó đă sừng sửng rồi.


Cây đa cách họ hai trăm mét nhưng đă thấy rơ mồn một. Bên gốc cây vắng bóng người. Họ nghỉ chân dưới gốc cây. Đường vào làng đă thay đổi nhiều, chỉ có cây đa là c̣n nguyên dáng cũ. Buổi trưa mùa xuân, trời se se lạnh. Họ tranh thủ ăn lót dạ. Tiếng gà gáy trưa gần đó. Một người đàn bà xuất hiện. Chị ta đi lại gần cây đa. Cụ Cư nh́n kỹ, một thanh nữ. Trời lạnh nhưng vẫn mặc váy, đi giày cao gót.


– Chị ơi, cho hỏi chút ạ?


– Vâng, bác cứ hỏi.


– Nhà ông Định gần đây không ạ?


– Bác hỏi Định nào? ở đây có ba người tên Định bác ạ.


– Là tôi hỏi ông Định khoảng hơn năm mươi tuổi.
Định mà ông Cư vừa nhắc là em giữa của ông Cư. Năm 1945, Định ba tuổi. Hai anh em sau dó không c̣n gặp nhau. Cụ Cư (Tỵ) th́ c̣n nhớ em, nhưng em th́ không c̣n nhớ anh được nữa. Cậu em út th́ càng không.


Nhà ông Định ở cuối làng. Một mảnh vườn trồng rau và cây ăn trái như nhiều gia đ́nh khác. Con sông Mă cách nhà hơn năm trăm mét. Những chiếc bè nằm bên bến. Nghề cũ của làng vẫn c̣n, ông Cư thầm nghĩ. Một người đàn ông dắt xe máy ra cổng th́ gặp họ. Người dẫn đường giới thiệu: – Đây là anh Định mà bác cần t́m c̣n đây là ông Cư…


– Định, em đó ư? Anh là Tỵ đây mà…


Những ḍng nước mắt không thể ngăn được chảy dàn dụa trên khuôn mặt đă nhiều nếp nhăn của ông Cư. Họ không nói được nhiều chỉ cầm tay rồi ôm nhau mà khóc. Hai người con của ông Cư nh́n họ không khỏi bồi hồi. Trong nhà, vợ con ông Định cũng đă kịp ra chứng kiến mà chưa hiểu chuyện ǵ đă xảy ra. Giây phút bịn rịn cũng qua. Họ vào nhà. Một ngôi nhà gỗ xây kiểu mới. Trên bàn thờ là di ảnh của ba người. Ông Cư nhận ra bố, mẹ và ảnh của chính ḿnh. Tấm ảnh của ông Cư chụp trước lúc vào Nam năm 1954, năm đó ông 19 tuổi, trước khi đi, như linh cảm điều ǵ, ông đă kịp gửi về cho mẹ. Tấm ảnh được nhanh chóng gỡ xuống.


– Mẹ mất hai mươi năm rồi anh ạ.


Trước khi mất, mẹ vẫn ấy náy là không biết anh có thực đă mất không? Năm 1975, bố mẹ có vào Nam t́m con nhưng thông tin nói, Cư vượt biên bị đắm tàu và mất ngoài biển. Họ đă lập bàn thờ cúng người đang c̣n sống.


– Sao bây giờ anh mới về?



Ôg Cư trở thành sỹ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. (H́nh minh hoạ: Nguyễn Đức Cung)

Nhiều nguyên nhân lắm em ạ. Vào Nam năm 1954, ông Cư trở thành sỹ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Chuyện của họ cứ chắp nối trong nỗi niềm nghẹn ngào, măi đến hơn năm giờ chiều th́ mới tạm dứt. Lần này anh về làng, ngoài thăm anh em bà con, thắp hương tổ tiên ông bà cha mẹ ra th́ anh c̣n có dự định ǵ nữa không? Định hỏi ông Cư khi hai người di dạo quanh làng.


– Anh tính thế này, anh sẽ xây lại nhà thờ ông bà để em ở nhà hương khói. Ngoài ra, anh định viết một cuốn sách có tựa đề là: “ Phía trước là làng.” Tự truyện em ạ. Có câu nói của một danh nhân như thế này: cái đích đến của những người ra đi là quê nhà. Anh đi đă bao nhiêu năm rồi, thỉnh thoảng anh nằm mơ về làng, tỉnh dậy lại bồi hồi. Bây giờ, anh đă về rồi nhưng làng trong anh vẫn c̣n có khoảng cách…


Ông Cư trả lời mà không biết ḿnh đang đi trên con đường năm xưa ông cùng mẹ dắt díu nhau đến nhà d́ Mùi nhờ cứu đói… đă bao nhiêu năm rồi, cái trận đói lịch sử đó vẫn c̣n ám ảnh ông.