Nguyễn Tường Tâm


Người ta thường dùng chữ di tản, một từ tương đối đẹp để mô tả một hành động không đẹp: bỏ chạy, hay chạy làng. Tôi dùng nguyên chữ “Đào Ngũ và Bỏ Chạy” chỉ hành động hèn hạ của tôi, một sĩ quan trước đó đă từng cùng thuộc cấp và đồng đội lao vào tử địa, coi cái chết nhẹ tựa lông-hồng.


Khi Ban Mê Thuột thất thủ (11-3-1975) tôi đang là sĩ quan quân đội biệt phái làm trưởng toán trực Trung tâm hành quân Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Khu I –phụ trách 6 tỉnh, thị: tính từ cực bắc là Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế; Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín, và Quảng Ngăi. Dư luận xôn xao không biết Vùng I có an toàn không, khiến Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn I kiêm Quân Khu 1, phải lên tiếng trấn an, cho biết ông quyết tử thủ Huế. Những ai sinh trưởng hay sinh sống tại miền Trung đều hiểu rằng, mặc dù Đà Nẵng là Trung tâm Quân sự, Hành Chánh, và Kinh Tế nhưng Huế là biểu tượng tinh thần. Mất Huế là mất cả miền Trung. Cho nên bảo vệ Huế là lẽ sống c̣n của chính quyền. Với uy tín của một vị tướng chiến trận, liêm khiết, thương yêu thuộc cấp và thương dân, tuyên bố tử thủ Huế của Tướng Trưởng đă từng trấn an được dân Huế trong mùa Hè Đỏ Lửa 1972, và lần này cũng vậy.


Nhưng t́nh h́nh cao nguyên biến chuyển từng ngày theo chiều bất lợi cho nên lần này uy tín của Tướng Trưởng cũng không duy tŕ nổi t́nh trạng ổn định được lâu. Tôi liên lạc với Trung Tâm Hành Quân Bộ Chỉ huy Cảnh sát Vùng 2 (TTHQ/BCH/CS/V 2) được họ cho biết Bắc quân hàng đêm di chuyển từng đoàn xe vận tải thắp đèn sáng choang trên các sườn núi nhưng không có phi cơ oanh tạc. Sau hiệp định ḥa b́nh 1973, không bên nào được tấn công khu vực do bên kia kiểm soát. Tôi hỏi TTHQ Ty cảnh sát Quảng Đức được họ cho biết t́nh h́nh yên tĩnh nhưng một khi bị bao vây th́ sẽ không biết chạy lối nào.


Khi toàn bộ quân dân Quân đoàn II bỏ chạy khỏi Pleiku và Kontum ngày 17/3 th́ t́nh h́nh hoảng loạn tại Vùng 1 không ai có thể kềm hăm được. Dân Quảng Trị đă bỏ chạy vào Đà Nẵng. Nhiều người gồng gánh đi bộ vượt qua Huế, vượt đèo Hải Vân, đoạn đường dài hơn 150 cây số. Tại Đà Nẵng chính quyền không c̣n khả năng tiếp đón đồng bào. Tất cả những người không có thân nhân, bạn bè tràn vào ở trong các trường học và phải tự túc. Tôi nhận thấy chỉ riêng vấn đề dân chúng di tản lúc đó đă là một gánh nặng mà chính quyền không gánh vác nổi, chưa kể tới các đoàn quân ră ngũ. Chỉ riêng vấn đề dân tị nạn cộng sản cũng đủ khiến Đà Nẵng rối loạn.


Tôi gọi TTHQ Ty cảnh sát Đà lạt, họ cho biết t́nh h́nh yên tĩnh, chính quyền c̣n nguyên nhưng dân chúng đă bỏ đi hết, thành phố vắng hoe. Trừ chính quyền Quảng trị chạy vào tạm trú tại Huế, chính quyền các tỉnh khác trong Vùng 1 vẫn yên tại chỗ trong khi mọi người dân đều lo lắng. Nhiều gia đ́nh tại Đà Nẵng chen nhau mua vé máy bay về Saigon. Vé máy bay chợ đen lên giá $100 ngàn 1 vé (lương tôi, trung úy, một vợ 3 con chỉ có $32 ngàn/ tháng; gạo $10 ngàn/1 tạ). Một anh bạn thân từ hồi ở Trung đoàn 2 Bến Hải, bác sĩ Nguyễn Văn H., luôn theo sát tôi hỏi t́nh h́nh. Tôi trấn anh một cách chân t́nh “Huế vẫn tử thủ”. Anh tin tôi bởi v́ anh biết tôi thân t́nh với bà vợ Tướng Trưởng.


Bà vợ Trung tướng Trưởng là em họ tôi (bà là trưởng nữ của chú ruột tôi, nhà văn Thạch Lam), nhưng chị hơn tôi 9 tuổi lại sống với nhau từ nhỏ nên tôi vẫn gọi bà là chị. Hai chị em tôi thân nhau (cho tới tận bây giờ –2023 tại Hoa Kỳ– mỗi tuần hai chị em đều điện thoại cho nhau ít nhất một lần). Thời đó (tại Đà Nẵng) mỗi tuần tôi tới ăn cơm với chị một buổi trưa. Tuần nào không tới th́ chị điện thoại hỏi. Tướng Trưởng đi hành quân tối mới về, các cháu đi học, hai chị em thường ngồi ăn, nói chuyện gẫu ở cái bàn trong bếp. Nhưng trong thời gian sôi động đó tôi quyết định trưa nào cũng ghé chị ăn cơm, mục đích để xem Tướng Trưởng c̣n tử thủ Huế không. Dĩ nhiên tôi không hỏi chị câu đó, v́ chuyện nhà binh chị cũng không thể biết. Nhưng khi nào Tướng Trưởng bỏ Huế th́ chị và các con phải ra đi; chắc chắn tôi phải là người đầu tiên chị cho biết. Tôi đă có hai năm chiến đấu dưới quyền chồng chị khi ông là Tư lệnh Sư đoàn 1 nên tôi hoàn toàn tin tưởng tư cách của ông.


Trong lúc đó, một thương thuyền lớn, tầu Trường Thành, do Thủ tướng trưng dụng ra bốc quân dân di tản, đang neo tại bến cảng ngay trước tư dinh tư lệnh. Hàng ngày tôi và chị tôi đứng trên tầng hai tư dinh quan sát chiếc tầu thấy cả mấy ngàn người dân đă leo lên chiếm chỗ trên tầu. Ty cảnh sát Đà Nẵng được lệnh giải tỏa chiếc tầu. Nhưng tôi thấy các sĩ quan cảnh sát, bạn đồng nghiệp của tôi, đang vừa cầm loa kêu gọi đồng bào rời khỏi chiếc tầu cho có lệ, nhưng thực tâm họ không những không giải tỏa mà c̣n đưa thân nhân họ lên tầu.


Chưa có lệnh bỏ Huế nhưng dường như một số cơ quan hành chánh đă di tản một phần vào Đà Nẵng. Trường đại học Luật Huế của tôi cũng đă mang toàn bộ hồ sơ, văn kiện vào Đà Nẵng. Bộ Tư lệnh Cảnh sát ở Saigon ra lệnh cho tôi yêu cầu ty Cảnh sát Huế tới đón Đức Bà Từ Cung (thân mẫu Vua Bảo Đại). Huế trả lời là Đức Từ Cung không chịu di tản. Saigon lại ra lệnh Đức Từ Cung muốn mang theo bất cứ cái ǵ cũng phải giúp bà. Tin đi tin lại mấy lần. Cuối cùng Huế cho biết “Bà ở lại để chờ Vua Bảo Đại trở về!” Lúc đó tôi không hiểu bà lấy tin đó ở đâu. Sau này mới biết vào giai đoạn cuối, Pháp có tham dự trực tiếp trong ư định t́m một giải pháp cho Việt Nam.


Trong cơn hoảng loạn, một thiếu úy quân nhân biệt phái là sĩ quan trực TTHQ Cảnh sát Quảng Trị, tạm đóng tại Huế, gọi về tôi báo cáo là thấy ṭa hành chánh và các ty sở di tản mà không có lệnh lạc ǵ cho Ty cảnh sát Quảng Trị. Tôi đưa máy cho Đại Úy Dũng, Trung Tâm trưởng. Đ/u Dũng chỉ thị “cứ b́nh tĩnh, sẽ có yểm trợ!” Nh́n tay Đ/u cảnh sát này, tôi thấy anh ta chỉ thị láo; ngay cả Bộ chỉ huy cảnh sát Vùng 1 cũng c̣n chưa biết ra sao lấy ǵ mà yểm trợ các tỉnh. Ngay sau đó, chờ cho tay Đ/U trưởng pḥng sang pḥng khác, tôi bèn gọi anh thiếu úy, nói ngắn gọn “Bạn hăy tự túc!” Sợ anh ta không hiểu tôi nhắc lại rồi hỏi anh ta hiểu không? Anh ta trả lời “Hiểu!” Từ đó tôi không gặp lại anh ta. Vốn dĩ tôi không quen anh ta và cũng chưa gặp anh ta bao giờ. Tôi biết ở Đà Nẵng nhiều người theo dơi gia đ́nh Tướng Trưởng, gia đ́nh tôi và gia đ́nh nhà văn Duy Lam, Trung tá—ba gia đ́nh là anh chị em họ–. Bởi v́ nếu một trong 3 gia đ́nh này mà ra đi th́ ai c̣n tin lời thề tử thủ của Tướng Trưởng nữa.


Rồi một buổi trưa, sau khi tôi ngồi yên vị, bà chị họ cho biết “Tổng thống ra lệnh bỏ Huế!” Tôi sững người, bật khóc. Thế là hết. Mất Huế th́ không thể giữ được Vùng 1. Vùng 2 th́ đă mất rồi…làm sao giữ được miền Nam. Đồng thời tôi cũng biết rằng từ nay Tướng Trưởng sẽ không c̣n là ǵ cả; một bại Tướng th́ không c̣n là ǵ cả! T́nh cảm của tôi đối với ông rất nhẹ t́nh gia đ́nh, ông chỉ là một anh rể họ; mà nặng hơn chính là t́nh giữa một thuộc cấp và vị Tư lệnh của ḿnh. Ông là một vị tướng chiến trận, luôn có mặt bên quân sĩ khi lâm trận…Tôi và đồng đội đều cảm thấy yên tâm mỗi khi có hiện diện của vị tư lệnh của ḿnh trong thời gian tôi lao vào lửa đạn vùng giới tuyến. Bây giờ tôi khóc v́ thương ông, một vị tướng chiến trận được quân sĩ kính mến. Yên lặng một lúc, tôi nói với bà chị họ, “Chiều nay anh về, chị nói với anh là trong 7 năm qua, dưới quyền anh, em không làm ǵ phiền cho anh. Nhưng hôm nay em đào ngũ!” Bà Trưởng chỉ c̣n biết nói, “T́nh thế này th́ ai cũng tự lo lấy thôi!”


Một chập sau một người Mỹ từ nẫy ôm chiếc máy vô tuyến ngồi im lặng ở bậc thềm ngoài hàng hiên, bây giờ liên lạc với ai đó một chặp khá lâu rồi vào nhắc Bà Trưởng ra đi. Tôi lái chiếc xe jeep của tôi, theo chiếc xe jeep của bà. Cả hai cùng theo chiếc xe của người Mỹ ra băi đáp trực thặng ở cuối đường Độc Lập, cách tư dinh tư lệnh không xa. Bà Trưởng bước lên trực thăng, tôi nh́n chị nói, “Vĩnh biệt chị!” Chị vội nói, “Tâm nói ǵ ghê vậy? Anh c̣n ở đây mà!” Trong thâm tâm tôi nghĩ, “Anh Trưởng cũng chẳng thể làm ǵ nổi để xoay chuyển t́nh thế!”


Trên đường về tôi tạt ngang nhà anh BS H. nói ngắn gọn “Anh đi đi, lệnh bỏ Huế rồi!” Sau đó tôi tới gặp Đại tá Giám đốc BCH Cảnh sát Vùng 1 của tôi để xin phép một tuần về t́m mẹ tôi thất lạc khi Ban Mê Thuột thất thủ. Đại tá vẫn oai nghiêm trong bộ quần áo ngụy trang cảnh sát dă chiến mầu nâu nhạt ngồi đằng sau chiếc bàn rộng. Đại tá thân mật và tự tin nói, “Ừ, anh về t́m mẹ rồi trở lại. T́nh h́nh có ǵ đâu, tôi c̣n ngồi đây mà.” Nói rồi Đại tá kêu ông Đại úy chánh sở nhân viên lên làm giấy phép cho tôi. Tôi rời Bộ chỉ huy luôn, không cần chờ lấy giấy phép.


Về nhà, tôi được bà hàng xóm, vợ ông Thiếu tá Cường, khóa 13 Đà Lạt, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 pháo binh (của Sư Đoàn 3) cho biết Thiếu tá Cường nhắn bà hăy theo gia đ́nh tôi khi nào gia đ́nh tôi di tản. Ông ấy tin nơi tôi có lẽ v́ biết tôi là em họ bà Tướng Trưởng.


Tôi và vợ xắp xếp tất cả 7 va li, đánh số từ 1 tới 7 theo thứ tự đựng những thứ quan trọng nhất. Nếu cần vứt bỏ th́ cứ theo thứ tự mà làm. Nhưng những thứ quan trọng nhất là sữa, b́nh sữa của con, giấy chích ngừa của con, bằng cấp của tôi, nước uống th́ tôi đích thân đeo trước ngực, coi như những thứ “bất khả ly thân”. Tôi cũng lận lưng khẩu ruleau có 6 viên đạn. Tôi dặn vợ tôi, “Khi lên tầu, ở bất cứ đâu cũng đừng ngồi cạnh anh, bởi v́ bọn cướp chỉ cướp người yếu thế là người đi với gia đ́nh. Anh sẽ luôn luôn ngồi trước mặt em, xem như người dưng. Một sĩ quan đi một ḿnh th́ chẳng thằng cướp nào ngu dại đụng tới làm ǵ. Nhưng nếu bất cứ thằng nào cướp đụng chạm tới em th́ anh sẽ bắn ngay. Khi đó em b́nh tĩnh.” Tôi dặn vợ rất kỹ trường hợp xử thế như vậy để vợ tôi yên tâm. Tôi và vợ chạy tới bố mẹ và các em vợ chào giă từ. Cuộc giă từ ngắn gọn, không cảm xúc v́ nỗi chết gần kề. Cha con anh chị em đều phải tự t́m đường sống, không ai cưu mang ai nổi.


Buổi tối, chiếc xe jeep của Th. Tá Cường chở 2 gia đ́nh với đồ đạc là chật chỗ. Tôi phải ngồi trên nắp thùng xe và tài xế cho xe chạy từ từ qua cầu De Lattre sang quận 3. Tới đầu cầu xe phải dừng lại trước hàng rào kẽm gai. Tôi bước xuống, vượt qua hàng rào kẽm gai, nói dối với toán lính gác là tôi đưa gia đ́nh sang bến tầu đi Saigon, c̣n tôi phải ở lại với các anh em chứ! Xong câu nói dối, tôi cảm thấy hổ thẹn, nhục nhă. Bất cứ một sĩ quan cấp chỉ huy nào, dù là nhỏ nhất—trung đội trưởng—cũng đă từng hiên ngang hướng dẫn thuộc cấp xông vào lửa đạn, tôi không ngoại lệ. Nhưng hôm nay lời nói dối và sự bỏ chạy của tôi phản lại tư cách b́nh thường của một cấp chỉ huy. Nhưng tôi biết làm sao hơn trong t́nh thế này!


Toán lính mở hàng rào cho xe tôi đi. Tới bến tầu nhỏ của Sở Tiếp- Vận Vùng 1, hai gia đ́nh mang hành lư lên một chiếc tầu nhỏ. Trên đó cũng đă có một số người. Trời tối, không nh́n rơ mặt người. Tôi thấy yên- tâm v́ nếu có người quen cũng không nhận ra tôi, và mấy người lính cũng không nhận ra lon trung úy của tôi. Chúng tôi ngồi một góc trên sàn tầu. Toán lính trên tầu chỉ có vài người, không có sĩ quan, họ đang sắp xếp mọi người trên sàn tầu và mọi người phải theo lệnh họ. Tôi tháo hai bông mai, giả làm lính cho dễ “nhận lệnh”. Tôi chỉ sợ họ đuổi xuống. Chờ một hồi lâu, chiếc tầu cũng ra khơi. Tôi đă mừng, không ai nói với ai lời nào. Nhưng niềm vui chẳng lâu, khi tầu ra tới cửa biển th́ được lệnh quay trở lại. Toán lính cho biết tầu không đi nữa. Tôi nghĩ cấp chỉ huy của họ ra lệnh giữ tầu lại cho thân nhân họ rồi. Hai gia đ́nh chúng tôi đành phải xách hành lư lên bờ. May quá! Người tài xế vẫn c̣n chờ. Trở về cư xá, nhà tôi đă bị dân vào phá toang, gạo, mắm bị mất, đồ đạc vứt lung tung. Nhà bà Th. Tá Cường ở bên cạnh cũng vậy.


Tôi nhờ chú tài xế chở tới tư dinh tư lệnh. Cạnh dinh tư lệnh, cách một hàng rào tôn, có cửa nhỏ thông nhau, có một cái kho rộng, trước khi Trung Tướng Trưởng ra làm tư lệnh th́ đây là kho bỏ trống, ngày xưa chứa gạo của Vùng 1. Từ ngày Tướng Trưởng ở chỗ này th́ khu vực kho vẫn bỏ trống chỉ có vài chú lính tạm trú hàng ngày. Trong mấy ngày này, có vài gia đ́nh sĩ quan Sư đoàn 1 quen biết với bà Trưởng ngày xưa từ Huế chạy vào đây tạm trú, tổng cộng cũng vài chục người.


Cá nhân tôi chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, chức vụ không quan trọng. Nhưng nhiều người ở địa phương biết tôi là bà con thân thiết với gia đ́nh Trung Tướng Tư lệnh, ḍng họ tôi lại là Việt Nam Quốc Dân Đảng gốc, bản thân tôi cũng là thành phần Việt-quốc tích cực tại miền Trung. Hoạt động cho Việt-quốc nên tôi biết dân địa phương ở 6 tỉnh thị miền Trung ghê gớm lắm. Họ chia làm hai phe đối đầu nhau quyết liệt: Không Việt- quốc th́ phải là Việt cộng, không có lưng chừng. Trong t́nh h́nh đó tôi thấy nếu không thoát khỏi Đà Nẵng th́ tôi phải tự tử. Buổi tối, tôi gọi vợ ra chỗ vắng, tôi bảo, “Trong 24 tiếng đồng hồ nữa, nếu ḿnh không thoát khỏi đây th́ anh tự tử. C̣n em và con th́ để em quyết định.” Nghe xong, vợ tôi rướm lệ, giọng run run, “Chết th́ cùng chết!” Ngay sau đó, tôi nghiêm giọng nói với vợ, “Thôi, em quyết định như vậy được rồi. Bây giờ không phải lúc khóc. Em hăy nín đi để anh đi t́m đường thoát.” Sau này, năm 1985, sau khi ra tù, tôi ghé lại Đà Nẵng, gặp một người lính cũ đang sửa đồng hồ trên lề đường chợ Mới. Vừa gặp tôi, anh giật ḿnh, vui mừng nhưng vội kéo tôi vào một tiệm café vắng, “Úi chà! Sao ông dám về đây?” “Tôi cải tạo hơn 9 năm rồi mà!” “Nhưng ông về đây họ vẫn bắt ông lại được!” Thế là hai anh em hỏi thăm nhau mấy câu ngắn rồi vội chia tay, cũng để an toàn cho anh ta. Sau đó tôi tới thăm anh BS H. bạn thân năm xưa. Vừa gặp tôi anh mừng nhưng cũng hết hồn vội đưa tôi sang qua đêm tại một địa chỉ khác. Dân miền Trung, nhất là Quảng Nam, Quảng Ngăi rất quá khích, theo bên nào th́ quyết liệt theo bên đó, tiêu diệt bên kia.


Thế là mới từ chiều tới giờ, ngày 25/3/75, gia đ́nh chúng tôi đă trải qua bao nhiêu biến động. Buổi tối, từ Saigon, bà Trưởng gọi ra cho biết hôm sau có phái đoàn Trung ương Hội bảo trợ gia đ́nh binh sĩ ra thăm th́ gia đ́nh tôi theo phái đoàn mà vô Saigon. Tôi không tin phái đoàn sẽ ra trong t́nh h́nh này. Tôi gọi điện thoại tới Trung tá Đức, chánh văn pḥng Tư lệnh hỏi xem Quân đoàn có di tản không? Ông Đức trả lời là không biết, chỉ thấy một đoàn công voa đang đậu trước Bộ Tư Lệnh không biết đi đâu, anh muốn đi th́ tới. Lúc đó tôi nghe nói đường phố đă hỗn loạn, cướp bóc. Tôi chỉ nghe nói thôi chứ chưa chứng kiến. Tuy nhiên đi với gia đ́nh th́ nguy hiểm nên tôi không đi.


Bất th́nh ĺnh vào rạng sáng 26/4, chú tài xế của Bà Trưởng t́m tôi cho biết bên Tổng Lănh Sự Mỹ có xà lan sắp ra khơi. Tôi vội lấy chiếc xe số ẩn tế của bà Trưởng chạy sang khu nhà kho đón gia đ́nh, tôi bảo chú tài xế lấy chiếc khác chạy theo. Chỗ xà lan đậu cũng cùng đường với dinh Tư Lệnh, chỉ cách vài trăm mét. Tới nơi, chú tài xế và tôi bỏ xe chạy tới xà lan. Chú tài xế c̣n hỏi, “Ch́a khóa xe để đâu hả trung úy?” Tôi bảo cứ để ở xe cho ai muốn lấy xe th́ lấy. Chỗ vào cầu tầu có lính Hoa Kỳ cầm súng gác. Tôi cảm thấy yên tâm. Cầu tầu đông như kiến, mọi người đang chen lấn. Tôi đưa vợ con tôi lên xà lan, mấy chiếc va li bị vất hết trên bờ. Tất cả các album đều ở trong vali nên bị mất hết, giờ đây gia đ́nh tôi không có tấm ảnh nào trước 1975. Khoảng cách giữa xà lan và bến cảng rất hẹp, sóng nước đánh chiếc xà lan rập ŕnh làm bước trên cái cầu ngắn khó khăn, dễ rớt xuống nước. Đi trước tôi trên chiếc cầu nhỏ h́nh như có người bị té xuống khe nước nhưng không c̣n ai để ư tới người bị té nữa. Mọi người chỉ chăm chú t́m đường sống. Tôi chăm chú tới vợ và ba đứa con nhỏ của tôi, đứa lớn nhất 4 tuổi, con gái; đứa kế 2 tuổi, con trai; và đứa út 1 tuổi, con gái, vợ tôi bế trên tay. Vợ tôi cũng đang mang bầu. Lên được xà lan trời cũng mờ sáng. Tôi ngồi đối diện với vợ và ba đứa con. Chung quanh mọi người chen chúc ngồi sát nhau. Bất th́nh ĺnh một anh lính trạc ngoài 20, mặc đồ Biệt động quân, khuôn mặt tṛn, đầu cạo trọc, trông tướng cô hồn, đưa ra cái kính mát Ray-Ban hỏi mọi người ai muốn mua. Anh cho biết vừa từ Huế chạy về không có tiền nên cần bán. Mọi người lặng thinh, sợ sệt, không biết anh chàng lính này định giở tṛ ǵ đây. Với kinh nghiệm sống với lính tác chiến, sẵn lúc cũng cần một đệ tử cận vệ, tôi bảo anh lính: “Chú cất cái kính làm kỷ niệm để nhớ ngày hôm nay, không cần bán, cứ đi với anh.” Thế là tôi vững tâm hơn, trong người có khẩu rouleau, lại có 1 “cận vệ” là lính BĐQ, tôi đâu c̣n ngán thằng cướp nào nữa.


Khi đầy người, chiếc xà lan được đầu kéo đưa ra ngoài biển rồi đầu kéo tách xà lan. Chiếc xà lan bị bỏ nằm bất động ngoài biển chứa cả mấy ngàn người. Chẳng ai biết rồi xà lan đầy người sẽ ra sao, cứ ngồi chờ. Vô số thuyền nhỏ bu quanh đưa người lên xà lan. Từ xà lan nh́n xuống những chiếc thuyền con như những chiếc lá tre. Chiếc xà lan dường như không c̣n chỗ. Người trên xà lan th́ muốn ngăn cản người dưới thuyền, bảo họ trên xà lan hết chỗ rồi, cứ ngồi dưới thuyền mà chờ tầu tới vớt; người dưới thuyền th́ muốn leo lên cho an toàn.


Nắng đă lên cao, quăng trưa, một chiếc tầu của Hải quân Mỹ tới cặp với xà lan. Chiếc tầu tên Pioneer Contender, to khổng lồ. Thang được hạ xuống cho mọi người lên. Mọi người được lệnh bỏ lại vũ khí trước khi lên tầu. Người già, trẻ em và phụ nữ được cho lên trước. Sau khi vợ con tôi lên tầu th́ tôi không bận tâm ǵ nữa, tôi và người “cận vệ” cứ yên tâm ngồi ở xà lan, chờ mọi người lên hết rồi ḿnh lên sau cùng. Trong lúc đó người “cận vệ” đi lang thang lục t́m trong các túi, các đồ đạc, quần áo mọi người bỏ lại đầy trên xà lan. Cuối cùng người “cận vệ” cho tôi biết t́m được một số tiền và mấy cái đồng hồ. Nghe vậy tôi yên tâm và mừng cho anh ta. Anh ta đưa tôi chọn một cái đồng hồ, nhưng tôi không muốn lấy. Anh ta năn nỉ măi tôi mới lấy cái đồng hồ nhỏ, hiệu Rado có giây đeo cổ, kiểu hơi lạ làm kỷ niệm.



(h́nh ảnh đám đông trên chiếc xà lan có gia đ́nh tác giả trên đó—Một bức h́nh để đời!)


Khoảng 6 giời chiều ngày 26/3, tôi vứt khẩu súng xuống biển, hai anh em tôi là 2 người cuối cùng rời xà lan leo lên tầu Mỹ. Tầu quá đông người, nghe nói có tới 7 ngàn người. Những người lên trước được đưa xuống các hầm tầu. Tôi và người “cận vệ” chia nhau hai hướng để t́m vợ con tôi, điểm hẹn là chỗ khởi hành. Trên tầu có tới mấy cái hầm, rộng và sâu. Leo xuống, leo lên bằng cái thang sắt gắn sát vách tầu cũng mỏi ră cánh tay. Hầm tầu sâu và rộng, rất đông người. Muốn t́m thân nhân phải leo thang xuống tận nơi. Tôi mới leo xuống t́m kiếm được một hầm và leo lên th́ gặp người “cận vệ” cho biết “Em đă t́m thấy chị và mấy cháu rồi, ở dưới hầm đằng kia!” Tôi theo anh ta leo xuống hầm. Dễ có mấy trăm người dưới hầm. Người nằm ngồi la liệt. Chưa thấy ai đi tiêu ra sàn, nhưng tôi thấy người ta đi tiểu ra sàn. Dù sao t́nh trạng cũng rộng răi thoải mái hơn trong nhà tù. Trưa hôm sau tới Cam Ranh.


Chiếc thang sắt bám sát vách tầu dựng đứng nên tôi không thể ôm đứa con út c̣n ẵm ngửa mà leo lên được. May nhờ chú “cận vệ” khỏe bế cháu lên dùm. Sàn tầu bằng sắt, buổi trưa nóng bỏng. Mấy người mất giầy dép phải cuốn bao ny- lông hay giấy dưới bàn chân. Mọi người được đoàn xe cam nhông nhà binh chở tới khu tập trung là một trại gia binh đang xây dang dở, đă có mái nhưng sàn mới đổ cát. Ở trước cửa khu gia binh có bàn phát nước uống và thực phẩm cho người tị nạn.


Tôi để vợ con nằm trên cát với mọi người rồi vội ra t́m xe đ̣ đi Phan Rang, nơi ông anh rể họ là bác sĩ Đoàn Tŕnh làm trưởng ty y tế kiêm giám đốc bệnh viện tỉnh. Đoạn đường không tới 50 km nên cũng mau. Khi tới nơi, tôi thấy BS Tŕnh đang ngồi với mấy người đàn ông ngoài hàng hiên. Thấy tôi, BS Tŕnh giới thiệu ngay, “Đây! Người về từ mặt trận, mời người về từ mặt trận cho biết t́nh h́nh.” Tôi được giới thiệu một ông là phó tỉnh trưởng hành chánh Phan Rang, c̣n 3 ông kia là trưởng ty ǵ đó tôi quên rồi. Tôi nói ngắn gọn hiện nay Phan Rang c̣n yên tĩnh. Nhưng các anh cần theo dơi “thằng” CORDS (Civil Operations and Rural Development Service: Cơ quan Dịch vụ Dân sự và Phát triển Nông thôn). “Nó” c̣n th́ c̣n yên tĩnh. Nhưng một khi “nó” hạ cờ th́ chỉ 24 giờ sau rối loạn. Lúc đó các anh nên đi. Sau khi nghe tôi tŕnh bày, các ông đó hẹn nhau ai về cũng tự chuẩn bị phương tiện tầu thuyền để khi đi th́ rủ nhau. Sau đó BS Tŕnh nhiệt t́nh lái xe ra Cam Ranh đón vợ con tôi về ngay buổi chiều.


Vợ con anh đă về Saigon hết nên gia đ́nh tôi ở đó cũng thấy thoải mái, không phải e dè ǵ. Buổi tối, cháu gái út bị tiêu chảy và khóc quá. May ông anh rể là bác sĩ nên mọi chuyện mau chóng êm đẹp. Ngày ngày tôi đi bộ ra phố. Mọi người vẫn sinh hoạt buôn bán b́nh thường, không có vẻ ǵ là lo lắng. Khu nhà ở của bác sĩ trưởng ty khá rộng, từ nhà ra tới cổng cũng khoảng 100 mét sân. Ở được mấy hôm, một buổi tối tôi thấy trước cổng ầm ầm tiếng hàng đoàn xe cam-nhông chạy ngang. Trời tối, từ trong nhà nh́n ra không rơ nhưng cũng ước đoán được nhiều xe cam-nhông nhà binh. Lúc đó cũng nghe đồn có cướp bóc ở ngoài đường nên tôi không dám ra xem. Mấy người nhân viên trong nhà thương cũng tụ họp ngoài sân bàn tán chuyện nên đi hay ở. Tôi bàn với ông anh rể là nên đi. Ông anh rể nhất định không đi. Ông ấy nói rằng nếu ông ấy đi th́ ai chăm sóc các bệnh nhân trong nhà thương. Tôi thuyết phục ông ấy rằng nếu Việt cộng vô ông cũng không được chữa bệnh. Cuối cùng, tới khoảng 5 giờ sáng th́ ông ấy siêu ḷng, quyết định đi. Lúc đó liên lạc với mấy ông bạn phó tỉnh và trưởng ty cũng không được. Các ông ấy kể cả Đại tá Tỉnh trưởng cũng đă bỏ đi mà không ai báo cho ông ấy biết. Sau này tôi mới rơ là chính sự lo âu quá đáng của mọi người nên các địa phương cứ ùn ùn bảo nhau bỏ chạy. Cấp lănh đạo, như tỉnh trưởng, trưởng ty… cũng bỏ chạy trước cả thuộc cấp và dân chúng, chứ Cộng quân đâu đă tới.


Ông anh có chiếc xe jeep dân sự nhỏ, mầu trắng hiệu La Dalat lắp ráp trong nước. Trong nhà chẳng c̣n ǵ quí giá, ngoài các hộp sữa bột loại to, cao bằng 1 gang tay, dành cho con nít. Ông anh bảo tôi chất đầy phía sau xe. Nhờ vậy tôi cũng thấy yên tâm về thực phẩm đi đường. Tôi hỏi ông có súng không, ông ấy đưa cho tôi một khẩu carbin với chỉ có một băng đạn. Ông nói, “Đây là súng nhân dân tự vệ, anh được cấp từ lúc mới ra trường nhận nhiệm sở tại đây và anh chưa bắn phát nào.” Cây súng được ông cất kỹ trong hộc tủ gần 20 năm, chưa một lần sờ tới. Tuy súng đó lỗi thời, trong khi quân đội dùng súng AR 15, nhưng tôi cảm thấy yên tâm, v́ nó là súng trường, đủ sức đe dọa đối phương và cũng đủ để tự vệ. Để chuẩn bị tâm lư cho ông anh bác sĩ quá hiền lành, chất phác, trong cơn loạn lạc, đầy bạo lực, tôi giải thích cho ông ấy, “Trong lúc anh lái xe, em chĩa súng ra ngoài. Bất cứ thằng nào chận xe em sẽ nổ súng ngay. Lúc đó anh cứ b́nh tĩnh chạy nhanh.”


Lúc hai anh em chuẩn bị th́ sân nhà thương vắng tanh. Nhưng khi chiếc xe vừa chuyển bánh th́ một đoàn xe hơi của các bác sĩ khác trong nhà thương đă theo sau. Họ đă chuẩn bị từ lâu rồi, chỉ chờ bác sĩ trưởng ty “dông” là “dông” theo. Chuẩn bị tinh thần cho ông anh quả không thừa. Vừa ra khỏi cổng đă thấy mấy người mặc đồ lính dơ súng bắt chiếc xe tải dừng lại để họ lên xe. Trên đường đi tôi thấy một đoàn công voa Biệt động quân. Có lẽ xe hết săng và họ đang muốn chặn xe dọc đường để “xin săng”. Nhưng xe tôi chạy ngang với mũi súng carbin chia ra ngoài trong tư thế sẵn sàng nên không bị trở ngại. Dọc đường, qua mấy cây cầu vẫn thấy binh sĩ địa phương quân canh gác. Tôi thấy tội nghiệp cho họ, những người chiến sĩ bị bỏ rơi! Nếu tôi không chạy th́ cũng bị bỏ rơi như họ thôi. Một chút ngậm ngùi cho thân phận những người lính và sỹ quan cấp thấp.


Tới trung tâm thị xă Phan Thiết xe bị kẹt giữa hàng chục ngàn xe cộ đủ loại lớn bé, dân sự, quân sự. Nhưng bất th́nh ĺnh hai ba quả pháo của Việt cộng rơi giữa thành phố khiến mọi người hoảng sợ chạy tán loạn. Trong phút chốc toàn thể trung tâm thị xă trống trơn. Hết sức ngạc nhiên khi thấy hàng chục ngàn xe cộ đủ loại đă biến đâu mất hết. Nhưng cũng may, chẳng thấy ai bị thương. Lúc đó ông anh tôi phải lái xe vào trú trong một con hẻm cũng đang có đông người. Bỏ xe tại đó, anh và gia đ́nh tôi vào tá túc dưới một cái hiên nhà rộng.


Một lúc sau lại thấy có một đoàn xe quân đội, có cả thiết giáp hùng hổ đi về phía nam. Hy vọng đoàn xe quân đội đi được th́ lát nữa ḿnh cũng đi theo. Nhưng rồi chỉ ít phút sau, đoàn xe hùng hổ đó lại quay về, cũng vẫn hùng hổ! Phía trước bị Việt cộng đắp mô. Đường đi về Saigon bị chận. Mọi người bàn tới chuyện t́m thuê ghe để về Vũng tầu. Trong đoàn người ngồi quanh, có nhiều người dân địa phương Phan Rang. Một số người nhận ra anh tôi là bác sĩ giám đốc bệnh viện Phan Rang nên ngỏ ư mời ông đi cùng khỏi trả tiền thuê ghe. Thuê một ghe tốn khoảng gần 300 ngàn—tôi không biết số tiền đó trị giá mấy cây vàng nhưng lương tôi có 32 ngàn/tháng, trong khi 1 tạ gạo giá 10 ngàn—Trong t́nh thế đó tôi thấy gia đ́nh tôi không có cách ǵ đi tiếp về Saigon nên tôi bảo với anh là “chị và các cháu đă về Saigon rồi, anh nên theo họ về đi. C̣n em sẽ lái sẽ trở lại nhà anh.” Tôi dự trù trở lại nhà anh ở Phan Rang th́ sẵn có mọi thứ lương thực cũng sống được, Việt cộng vô có bị bắt th́ cũng đành. Nhưng ông anh nói một câu ngắn gọn khiến tôi cảm động “Anh sẽ đưa gia đ́nh em về Saigon!” Tôi với anh vốn dĩ chưa có mối thâm t́nh. Trong 20 năm anh làm rể ông bác tôi, tôi chỉ gặp anh vài lần v́ anh làm ở Phan Rang suốt thời gian đó. V́ thế mối ân này tôi nhớ đời.


Đến xế chiều th́ ông bắt đầu t́m thuê một chiếc ghe. Mục đích chỉ để anh và gia đ́nh tôi đi thôi. Nhưng những người xung quanh muốn xin góp tiền thuê để đi cùng. Anh lơ-là bảo tôi phụ trách thu tiền của những người xin đi theo. Dĩ nhiên phải xuống ghe người ta mới đóng tiền. Chủ ghe cho biết nhiều lính đă cướp ghe cho nên ông ta phải dấu kín chiếc ghe. Tới tối ông ta dẫn mọi người đi lầm lũi, âm thầm, tránh không để ai phát hiện ḿnh có ghe. Từ buổi chiều, giữa sự hỗn loạn, đơn vị duy nhất c̣n quân kỷ là các sinh viên sĩ quan Vơ Bị Đà lạt. Họ vẫn quần áo trận gọn gàng, tay ôm súng garant tư thế hành quân, đi hàng một theo vị sĩ quan hướng dẫn. Tôi cũng thầm phục những vị sĩ quan cán bộ lănh đạo lúc đó vẫn lặng lẽ thi hành nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh; họ đă không bỏ chạy như tôi và nhiều sĩ quan khác, kể cả các sĩ quan cao cấp.


Chiếc ghe không to lắm. Khoảng 30 người đă khiến chiếc ghe khẳm, nước mấp mé mạn ghe. Mùi dầu máy khiến tôi khó thở, nhưng tôi vẫn để vợ con dưới khoang cho an toàn, dù có hơi bị ngộp hơi dầu, c̣n tôi leo lên mui nằm mấp mé ŕa mui; phải cố gắng nắm vào mui cho khỏi té. Ghe chạy rất gần bờ. Trong bóng đêm tôi thấy mờ-mờ h́nh dáng những ngọn núi dọc theo bờ biển chạy ngược con thuyền. Chẳng ai nghĩ tới việc góp tiền trả tiền ghe mà anh tôi cũng không nhắc việc thu tiền. Coi như không có họ anh cũng phải thuê cả chiếc ghe. Rồi tôi mệt quá ngủ quên. Không rơi xuống biển là may.


Khi tôi tỉnh dậy th́ trời đă sáng. Người ta nói đây là Long Hải. Khi lên bờ có các sĩ quan địa phương chào đón hướng dẫn. Cũng có phương tiện đón đồng bào vào khu tạm cư. Ông anh chào tạm biệt tôi để về Saigon. Bất th́nh ĺnh tôi trông thấy gia đ́nh mẹ vợ tôi cũng vừa mới ở thuyền lên. Rất ngạc nhiên làm sao mà gia đ́nh vợ tôi cũng chạy kịp vào chốn này. Không có ông bố vợ. Ông bố vợ v́ có hai bà nên kẹt lại tại Đà Nẵng với bà cả. Mẹ vợ tôi đi với mấy đứa em theo sự hướng dẫn của người em kế vợ tôi, cũng là quân nhân, hạ sĩ quan. Vừa nhận ra nhau cũng không hỏi thăm ǵ nhiều, bởi v́ có ǵ đâu mà hỏi, vừa mới chia tay cách mấy hôm mà; mà cũng có giúp nhau được ǵ đâu. Hai bên chào nhau chia tay không hẹn ngày gặp lại. Gia đ́nh vợ tôi lên xe chính quyền địa phương đón về trung tâm tạm trú, c̣n tôi đưa gia đ́nh về Saigon.


Ngay khi rời Đà Nẵng tôi đă có ư nghĩ miền Nam sẽ bị mất và tầu Mỹ ở ngoài khơi sẽ đón những người nào chạy ra được để di tản. Bởi vậy tôi luôn dự tính về một thành phố biển để dễ ra khơi. Khi gặp mấy sĩ quan tiểu khu Bà Rịa đang đón dân tị nạn, tôi hỏi thăm người bà con cũng là bạn học thân với tôi từ lớp đệ thất, đang là sĩ quan ở tiểu khu. Bà Rịa là thị xă nhỏ, mấy người sĩ quan tiểu khu biết liền và chỉ dẫn đường tới nhà Đại Úy B́nh, lúc đó đang làm tiểu đoàn phó một tiểu đoàn địa phương quân. Họ bảo cứ xuống bến xe hỏi nhà Đại Úy B́nh là người ta chỉ. Tôi hy vọng gặp B́nh sẽ mô tả cho B́nh biết t́nh h́nh mà đào ngũ rồi chuẩn bị ghe để ra khơi t́m tầu Mỹ. Ở Bà Rịa gần biển dễ đi quá mà B́nh lại là sĩ quan ở địa phương lâu năm. Nhà Đ/U B́nh ở ngay trước chợ, rất dễ t́m. Vừa vào tới nơi, tôi tự giới thiệu là anh em họ và cũng rất thân với B́nh từ Đà nẵng chạy về. Nghe thấy vậy, chị vợ, tôi mới gặp lần đầu, không một lời hỏi thăm, trả lời lạnh lùng “Anh B́nh đang đi hành quân.” Rồi chị ta mặc áo dài chuẩn bị đi. Chị ta không muốn tiếp. Tôi không c̣n cách nào ở lại để rủ B́nh cùng nhau t́m đường ra biển. Tôi tiếc một cơ hội cho cả tôi và B́nh. Sau này, B́nh ra tù sau mấy năm cải tạo, gặp tôi nghe kể lại cũng lấy làm tiếc.


Trên xe đ̣ về gần tới Saigon, có nhiều trạm kiểm soát quân nhân ră ngũ, nhưng rồi cũng chẳng ai bị giữ lại. Đông quá rồi giữ họ th́ giải quyết ra sao? Mọi chuyện hỗn loạn đang tiến về Saigon. Mẹ tôi c̣n bị lạc ở Ban Mê Thuột, may có người bạn giới thiệu với ông bà cụ già người Bắc di cư 1954 tốt bụng, ở trong xóm lao động đầu cầu Đa Kao, phía Gia Định, cho ở nhờ. Ông bà cụ lại nhường cho gia đ́nh tôi cái giường chính ở giữa nhà khiến tôi ái ngại quá. Qua những năm tháng nghèo, lang bạt, rồi chiến tranh qua nhiều làng quê, tôi hiểu là những người nghèo luôn tốt bụng. Khi giầu-có người ta trở nên khác! Nếu không có ông bà cụ tốt bụng đó không biết gia đ́nh tôi sẽ ra sao. Trên đoạn đường di tản suốt từ miền Trung vào tới Saigon, rải rác trên từng thành phố, có hàng vạn gia đ́nh quân nhân di tản không có chỗ tá túc như tôi.
Kể ra th́ cũng chua chát cho người lính chiến, họ và gia đ́nh họ được ǵ trong cuộc chiến đang diễn ra? Khi bại trận th́ số phận họ c̣n chua chát hơn nữa. Trước kia nơi nào có dân tị nạn th́ chính quyền lập trại tạm cư, nhưng lần này chính quyền c̣n lo chạy trước, ai ở đó mà lo cho người tị nạn. Ông bà cụ có một người con làm Đại đội trưởng c̣n đang ở mặt trận, và một người làm Trung úy Hải quân đóng ở căn cứ dưới Long An. Anh trung úy Hải quân về đón bố mẹ xuống căn cứ ở cùng để khi ra đi sẽ đi cùng. Nhưng ông bà cụ từ chối, bảo phải chờ anh con trưởng c̣n đang ở mặt trận. Anh ta hỏi tôi có muốn theo anh ta không? Tôi hỏi bao giờ đi? Anh ta nói chưa biết, nhưng các cấp chỉ huy đă mang gia đ́nh xuống căn cứ hết rồi. Trên tầu cũng tích trữ sẵn nước và lương thực, dầu nhớt đủ dùng trong 6 tháng. V́ chưa biết chắc ngày nào đi nên tôi không theo anh ta. Âu cũng là số mệnh, anh ta đă ra đi với đơn vị ngay khi mất nước.


Lo được chỗ tạm trú cho vợ con, tôi thở phào nhẹ nhơm, tuy rằng cuộc sống c̣n rất tạm bợ. Hàng ngày tôi lui tới những chỗ bà con và bạn bè để xem họ t́m đường di tản như thế nào. Bản thân tôi th́ chịu, không hy vọng đi khỏi Saigon bằng máy bay hay tầu biển nên thấy yên tâm. Với tôi ván bài đă kết thúc. Khi biết rằng không c̣n cách ǵ xoay chuyển t́nh thế th́ người ta không có ǵ phải bồn chồn. Tôi đi với nhà văn Duy Lam, người lănh đạo một nhóm Việt-quốc trẻ tại miền Trung và cũng là một thành phần của tổ chức chính trị do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập, tới gặp Giáo sư Huy. Nhà ông ở con đường nhỏ gần ngă tư Cao Thắng, Hồng Thập Tự. Nhà có một cảnh sát gác ở cổng. Ông là nhân vật thứ hai sau Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Viện Quốc Gia Hành Chánh, đă bị cộng sản ám sát trước đó mấy năm, nên sau đó ông được chính quyền bảo vệ. Có một thời nghe đồn ông được Tổng thống Thiệu dự định mời làm Thủ Tướng. Khi bàn về t́nh h́nh tôi thấy ông rất lạc quan. Tôi nêu sự kiện trên đường di tản từ Đà Nẵng, qua các tỉnh, tôi thấy khi nào cơ quan CORDS c̣n th́ t́nh h́nh c̣n yên tĩnh, khi nào CORDS đi th́ t́nh h́nh rối loạn. Ông cho biết cứ yên tâm, người Mỹ đă hy sinh mấy chục ngàn binh sĩ và hàng trăm tỉ ở Việt Nam, hiện nay Việt nam lại đă t́m thấy dầu hỏa, nên người Mỹ không thể nào bỏ Việt Nam. Cùng lắm chúng ta rút xuống miền Tây, sau đó Mỹ sẽ đổ bộ vào giúp chúng ta phản công. Tôi biết là GS Huy rất thân cận với chính giới Mỹ, nhưng qua quan sát thực tế trên đường di tản tôi nghĩ GS Huy lần này đă lầm.


Tôi góp ư với một ông anh họ, luật sư, từng giữ chức Phụ tá Phó thủ tướng, rằng anh chị lúc nào cũng phải chuẩn bị tinh thần. Nếu không đi được cả gia đ́nh th́ bằng mọi giá anh phải ra đi một ḿnh. Trong xóm lao động nơi tôi ở, mọi người sống yên b́nh, không ai bàn chuyện bỏ chạy. Họ đâu có ǵ để mất. Mà họ biết chạy đi đâu để có cuộc sống sướng hơn? Mấy quán cà phê trong xóm lúc nào cũng đông khách. Họ bàn chuyện chiến sự như chuyện ở một nơi nào xa lắc. Mấy người miền Nam c̣n hỏi nhau, “Hổng hiểu Việt cộng tàn ác ra sao mà mấy người Bắc kỳ di cư sợ quá há?” Tối 21/4, mọi người trong quán cà phê trong xóm chăm chú theo dơi bài diễn văn từ chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong đó ông chỉ trích mạnh mẽ Hoa Kỳ đă không chịu tiếp tục viện trợ cho miền Nam. Nhưng chẳng ai tỏ vẻ lo lắng việc Mỹ cắt viện trợ.


Ở Saigon chỉ có đường máy bay. Nhưng không phải ai cũng có thể t́m đường thoát bằng máy bay qua cơ quan DAO (Defense Attaché Office) của Hoa Kỳ. Không phải toàn bộ dân chúng Saigon xôn xao t́m đường di- tản như ở các tỉnh. Chỉ những ai có mối quan hệ với các cơ quan Hoa Kỳ, hay với sĩ quan không quân, hải quân VNCH mới nôn nóng t́m đường bỏ chạy. Ở các thư viện sinh viên học sinh vẫn b́nh thản học thi, sắp tới kỳ thi cuối năm rồi.


Tôi tương đối b́nh tâm hơn lúc ở các tỉnh v́ không quen ai có thể giúp ḿnh ra đi. Ngày ngày để vợ con ở yên tại căn nhà của ông bà cụ xa lạ người Bắc, tôi đi lang thang xem mọi người nôn nóng bỏ chạy. Trên đường Trương Minh Giảng tôi gặp một đơn vị Nhẩy dù kéo từ hướng ngoại ô vào. Tôi nể phục họ. Một toán mấy chiếc máy bay của Không quân VNCH bị bỏ lại ở miền Trung bị cộng sản sử dụng bay vào oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất càng làm cho mọi người thêm hoảng loạn. Đám đông chen lấn trước cánh cổng đóng chặt của ṭa Đại Sứ Mỹ đường Thống Nhất, gần dinh Độc Lập. Mọi người công kênh nhau muốn trèo qua cổng sắt nhưng bị quân cảnh và lính Mỹ đẩy lui. Họ muốn vào ṭa Đại sứ Mỹ để được lên sân thượng để trực thăng bốc ra hạm đội 7 đang đậu ngoài khơi. Bà chị họ tôi, vợ Tướng Trưởng, được Mỹ tới đón đi mấy ngày trước, ông chồng th́ ở lại. Ngày 29, Tổng Thống Minh yêu cầu người Mỹ ra đi trong ṿng 24 giờ, và lệnh giới nghiêm được ban hành. Ông luật sư anh họ tôi với người em rể là Bộ trưởng y tế, phải chạy tới một cao ốc, địa điểm trực thăng Mỹ tới bốc trên sân thượng vào giờ chót trước khi cánh cửa sắt hạ xuống. Chuyến trực thăng di tản cuối cùng của Mỹ! Sáng 29, Tướng Trưởng đang ngồi một ḿnh coi bản đồ hành quân tại Bộ Tổng Tham Mưu (TTM). Ngoài cửa vẫn có Đại Úy Ḥa Tùy viên. Thiếu tá Kim phi công và chiếc trực thăng hành quân dành cho ông vẫn đậu dưới sân chờ lệnh ông. Các vị tướng và sĩ quan cao cấp khác của Bộ TTM đă bỏ chạy hết. Bất ngờ Tướng Nguyễn Cao Kỳ đáp trực thăng xuống đi một ṿng chẳng thấy ai, gặp Tướng Trưởng rủ đi cùng. Tướng Trưởng và sĩ quan tùy viên theo ra trực thăng của Tướng Kỳ.


Sáng 30-4-75, tầm 11 giờ, tôi nghe đài phát thanh phát từ mọi nhà vang đường phố lời Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi anh em binh sĩ buông súng đầu hàng…Có lẽ những người nôn nóng ra đi nhưng bị kẹt lại th́ âu lo, nhưng tôi thở phào nhẹ nhơm… Tôi thấy nhiều người cũng vậy…Dân chúng tràn ra đường phố t́m đường rời Saigon về quê. Sự căng thẳng trong một tháng qua dường như vừa được giải tỏa. Vang trên làn sóng điện là tiếng của Trịnh Công Sơn hát bài Nối Ṿng Tay Lớn. Dù sao anh cũng là một nhạc sĩ được thế hệ tôi mến mộ. Những ca khúc của anh thường được chúng tôi mang theo trong lúc hành quân v́ khắc họa được cuộc sống bi-tráng của những người lính chiến chúng tôi. Nhưng sự xuất hiện của anh quá sớm, và quá hớn-hở với đối-thủ của chúng tôi đă khiến tôi hụt hẫng, cảm tưởng như bị một người bạn thân phản bội.


Nhưng thôi, chẳng c̣n ǵ để trách móc nữa. Mọi chuyện đă an bài. Khi đối phương đă tới ṿng đai Saigon th́ không c̣n ǵ để tiếp tục. Những chiến sĩ đang c̣n cầm súng th́ có lư do để trách hành động đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh. Nhưng những người đă bỏ súng và bỏ chạy như tôi, với một nách vợ con đùm đề bên cạnh, lại không nơi tá túc v…v th́ có thể có cái nh́n khác. Bởi thế đánh giá hành động của Tướng Dương Văn Minh vào thời điểm đó không phải dễ dàng.


Nguyễn Tường Tâm