Results 1 to 2 of 2
  1. #1
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like

    Chút hoài niệm xưa




    Văn Quang


    Văn Quang, tên thật Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1933 tại tỉnh Thái B́nh, là nhà văn của miền Nam trước 1975. Ông có hơn 20 tác phẩm văn học, trong số đó có 4 tác phẩm tiểu thuyết được dựng thành phim thời ấy như: Chân trời tím, Ngàn năm mây bay, Đời chưa trang điểm, Tiếng hát học tṛ…
    Với cấp bậc Trung tá Cục Tâm lư chiến của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, ông phải đi tù cải tạo hơn 12 năm sau 30/4/1975, thế nhưng ông không xuất cảnh theo diện HO mà vẫn ở lại Việt Nam cho đến hôm nay.
    Dưới đây là bút kư ngắn qua hồi ức của ông về một góc phố ‘văn hoá’ nổi tiếng trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) của Sài G̣n cũ…


    ***

    Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào?


    Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp ciné Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là nhà hàng Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn cũ), nh́n chéo sang phải là khách sạn Caravelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard.


    Ba tiệm cùng nằm trên một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100 m và gần như có kiểu kinh doanh giống nhau. Nhưng thật ra, nếu để ư kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”.


    NHÀ HÀNG LA PAGODE


    Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống ǵ” (bởi ở miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đă biết La Pagode.




    Hồi đó Pagode c̣n bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa th́ nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đăng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt.


    Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một “nhà vô địch về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ chơi.


    Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ.


    Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đ́nh Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhă Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đ́nh Toàn…


    Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “b́nh loạn” vài cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi.


    Cả ba nhà hàng này với những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi những tin tức ấy là “radio Catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đă là “láo toét” như nhiều người kết tội nó.


    Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết lách gặp nhau, xả stress.


    NHÀ HÀNG GIVRAL


    Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng.


    Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này v́ nó ở ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường.




    Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện t́nh bà nghị ông nghị…, cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh.


    Trong số những phóng viên, ngoài người Việt Nam c̣n có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang.


    Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền h́nh, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây.


    Có một nhà thơ hàng đầu Việt Nam thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, b́nh thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da, ông c̣n giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lăm của “công tử Hà Nội” những năm 50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây..


    Tôi để ư thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù ŕ với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đă ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn c̣n rất trẻ.


    Những lúc nh́n ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của ḿnh… Có lẽ v́ vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này.


    Hôm nay ngồi ở Givral, h́nh bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây…


    Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài “Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là đă mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đă về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đă hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi!


    NHÀ HÀNG BRODARD


    C̣n nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nh́n sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam.


    Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”.




    Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê – Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm.


    Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc.


    Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài G̣n, khó phai mờ trong kư ức của những người Sài G̣n.


    NHÀ HÀNG THANH THẾ


    C̣n một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng THANH THẾ, nơi này là chỗ gặp nhau của những kư giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Vơ và một số những nhà báo miền Nam.


    Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng ḷng với những hoài niệm cũ, với Sài G̣n xưa, một cái ǵ đă mất đi không thể t́m lại được.

  2. #2
    Chúa đảo
    Join Date
    Nov 2020
    Posts
    29,996
    Post Thanks / Like
    C̣n thiếu 1 tiệm bánh ngay trung tâm Sàigon, tên là Đô Chính, ngay ngă ba trước ṭa Đô Chính, bạn học, cùng lớp cùng trường mà

    Givral, chủ người Hoa, con trai lớn nhất tên Phong, bất ngờ quên họ, chỉ nhớ tên cũng là dân cùng trường cùng lớp với ḿnh luôn .

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •