Trần Quang Đức

Sơ sơ thôi cũng có thể khẳng định, cô Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân rất khác so với cô Thúy Kiều của Nguyễn Du.
Vương Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe, “Trong như tiếng hạc bay qua…” Nguồn OntheNet
Nhân việc đối chiếu tứ thơ ‘rừng phong thu đă nhuốm màu quan san’ của Nguyễn Du so với nguyên tác, có thể thấy toàn bộ cuộc chia ly buồn bă nhưng trong trẻo giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh qua đoạn thơ
“Thương nhau xin nhớ lời nhau,
Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.
Chén đưa nhớ bữa hôm nay.
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau!
Người lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng phong thu đă nhuốm màu quan san…”
hoàn toàn là sáng tạo riêng biệt của Nguyễn Du. Ở nguyên tác Kim Vân Kiều truyện, cuộc chia ly này được mô tả:
“(Kiều) bèn ngâm một khúc cổ thi rằng:“Ngàn dặm đâu xa lắm, mười năm cũng chẳng chầy, cùng trong ṿm trời đất, đừng oán cuộc chia tay.”Giọng Thúy Kiều trong trẻo, như ai oán, như kể lể, như khóc lóc, như lưu luyến.Thúc sinh nói: “Bài thơ này đâu thể làm vơi được nỗi sầu muộn của ta, chỉ khiến ta thêm u uất mà thôi!”Thúy Kiều nói: “Vậy thiếp hát khúc Đại Giang Đông được chăng?”Thúc Sinh nói: “Hao thần kiệt sức, trăm sự thảy không vừa ḷng, ta muốn ngủ rồi vậy!”Thúy Kiều nói: “Chỉ sợ sắc xuân buồn bă, ngủ không được mà thôi!”Thúc sinh nói: “Đêm xuân này, đương lúc một khắc đáng ngàn vàng vậy, sao để trôi qua suông được?”Thúy Kiều nói: “Vậy th́ thiếp sắp chăn trải giường, hầu lang quân yên nghỉ vậy!”Thúc sinh dắt tay (Kiều) nói: “Dưới trướng phù dung đêm ngủ lại, ngày mai buồn thảm biết làm sao?”Thúy Kiều nói: “Mặt chửa già nua, ḍng chửa cạn; năm sau vẫn lại vượt ngân hà.”Đoạn bèn lên giường. Hai người đương lúc đào hồng mận thắm, ân ái t́nh sâu, khó buông khó bỏ, quấn quít mây mưa, khôn nén t́nh ư dạt dào vậy.Đến tận canh năm mới thôi. Thật là: Bên gối th́ thầm khôn xiết kể, cách rừng gà gáy lại b́nh minh.Thúc sinh trở dậy, chải gội chưa xong th́ xe đă giục liên hồi. Bấy giờ không thể lưu luyến thêm nữa, ba chén ly bôi, một câu bảo trọng, (cứ thế) nuốt lệ mà đi.”
Sơ sơ thôi cũng có thể khẳng định, cô Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân rất khác so với cô Thúy Kiều của Nguyễn Du.
…đào hồng mận thắm, ân ái t́nh sâu, khó buông khó bỏ, quấn quít mây mưa,… Nguồn: TQĐ