VICTORIA FALLS, Zimbabwe (NV) – Thành phố nhỏ bé Victoria Falls Town có lẽ không ai biết đến nếu không nhờ ngọn thác nổi tiếng trên thế giới Victoria Falls.


Victoria Falls Town là một thành phố nhỏ, dân số chưa đến 18,000 người, tọa lạc bên con sông Zambezi nơi phân chia biên giới giữa hai quốc gia Zimbabwe và Zambia. Đây là hai đất nước trong lục địa Phi Châu có biên giới nằm về phía Bắc của quốc gia Nam Phi.



H́nh ảnh hai lớp cầu vồng là một thắng cảnh của Victoria Falls. (H́nh: Leon Basson/Pixabay)


Tháng Ba là tháng bước vào mùa Thu của vùng đất Nam bán cầu cực Nam Phi Châu. Đây cũng là tháng hết mưa của khu vực biên giới giữa Nam Phi và Zimbabwe nơi thác nước Victoria hiện diện. Tuy nhiên, “nắng mưa là bệnh của trời” nên không ai có thể tiên đoán thời tiết nắng mưa đúng 100% được cả.


Những cơn mưa rào vội vă, cho tôi nhớ lại những cơn mưa rào của Sài G̣n một thuở. Nhưng những cơn mưa này lại là dịp cho du khách thưởng ngoạn được sức mạnh của thác Victoria. Sự tuôn đổ của ḍng nước Zambezi River xuống một hẻm vực (dài 1.7 km) và tạo thành thác nước sâu nhất thế giới (nơi sâu nhất đến 108 mét) là một món quà mà tạo hóa đă tặng cho đất nước Zambabwe.


Thành phố Victoria Falls có phi trường không lớn lắm. Đường phi đạo chỉ dài vừa đủ để cho những chuyến bay loại trung b́nh hạ cánh an toàn. Những lần đến đây tôi luôn để ư xem sự thay đổi của phi trường Victoria Falls. Nhưng từ nhiều năm nay, diện tích của phi trường h́nh như vẫn thế, chỉ có khu “Immigration Office” để làm thủ tục nhập cảnh cho du khách được mở rộng hơn. Tuy nhiên, thông thường du khách cũng phải mất cả tiếng đồng hồ để hoàn thành thủ tục.


Phía sau “Immigration Office” là “khu vực” Customs (quan thuế) mà tôi cho rằng nhân viên chỉ làm việc lấy lệ. Một máy scanner cũ kỹ chỉ dùng khám xét các hành lư lớn, nhưng chẳng có nhân viên nào ngồi xem máy. C̣n hành lư xách tay th́ bạn cứ tự nhiên đem ra, không cần phải bỏ qua máy scanner. Tuy nhiên, những điều cũ kỹ ấy lại cho du khách những cảm giác thoải mái, không bị phiền hà v́ những câu hỏi không đâu của nhân viên sở di trú hay quan thuế như tại những phi trường lớn trên thế giới.



Hẻm vực sâu nhất của Victoria Falls. (H́nh: ATNT Tours & Travel)

Từ phi trường đến Victoria Falls Downtown chỉ 21 km nhưng lại là một đoạn đường đi dễ dàng cho du khách ngắm cảnh. Nếu bạn thấy hai bên đường cây cỏ xanh tươi, đó là điểm báo hiệu cho biết đă có nhiều những cơn mưa đến và đi.


Nếu bạn nh́n thấy cây cỏ hai bên đường khô cằn th́ đó là dấu hiệu cho biết mùa nắng khô đă đến với Victoria Falls từ lâu. Mực nước sông Zambezi lúc đầy lúc vơi nhưng không bao giờ làm ngọn thác khô cằn. Lúc thác ít nước, du khách có thể nh́n thấy tận đáy vực sâu của hẻm núi, hẻm vực là một đường thẳng tắp có chiều dài hơn 1.7 km chạy suốt từ phía Tây sang phía Đông của thác. Tuy chiều dài thác của Victoria Falls không bằng “dăy thác” Iguassu Falls (*) của Nam Mỹ, nhưng nhờ vào chiều dài liên tục, không bị đứt đoạn khiến cho cho người xem tưởng như là một hẻm vực sâu thẳng tắp, nên Victoria Falls vẫn có điểm độc đáo riêng của nó.


Khi mực nước sông Zambezi tràn đầy th́ ḍng nước tuôn đổ ập xuống hẻm vực tạo thành một “bức mành mành thác nước khổng lồ” hết sức hùng vĩ và lạ lùng mà các ngọn thác khác trên thế giới không có được. V́ hẻm vực thác quá sâu nên “làn bụi nước” tung bắn lên che khuất cả đáy vực.


Năm 1855, David Livingstone, một nhà thám hiểm người Scotland, đă t́m ra thác Mosi-Oa-Tunya và ông đă dùng tên của nữ hoàng Victoria của Vương Quốc Anh (thời đó) để đặt tên mới cho thác.



Thác nước Victoria Falls nh́n từ trên cao. (H́nh: Zinyange Auntony/AFP via Getty Images)

Về địa lư, Victoria Falls cũng là đường biên giới giữa hai đất nước Zimbabwe và Zambia. Khi du ngoạn ngọn thác này, bạn nên ở bên phía Zimbabwe v́ ở phía này bạn mới thưởng ngoạn hết được cảnh đẹp và sự hùng vĩ của thác nước. Bạn khởi đầu từ điểm số 1 đầu ngọn thác, c̣n được gọi là David Livingstone Statue – Cataract Island Point cho đến Railway Bridge (điểm #16) là điểm cuối cùng của thác. Suốt trên đoạn đường thưởng ngoạn, nếu bạn chịu khó đọc một chút thông tin về thác Victoria, sự hiểu biết thêm về thác nước sẽ làm bạn cảm thấy thích thú hơn.


Tuy nhiên, tôi tin rằng điều đó không ảnh hưởng nhiều lắm đến cảm giác thích thú của bạn v́ ngọn thác Victoria luôn dành cho bạn những cảm nhận rất bất ngờ như khi bạn đến điểm Rainbow Falls, nơi đây sâu 107 mét, được xem là khu vực hẻm núi sâu nhất của thác. Tại đây, người ta làm hàng rào chắn lại, không cho du khách đến gần vực sâu v́ sự an toàn.


Trong khi đó tại các điểm khác lại không được rào chắn nên khá nguy hiểm cho những du khách bạo gan. Các điểm khác đều có các độ sâu khác nhau như Devil’s Cataract chỉ có 70 mét, Main Falls sâu 93 mét, Horse shoe Falls 95 mét, Armchair Falls 101 mét, và chặng chót Eastern Cataract sâu 85 mét.


Mỗi một điểm đều cho người xem các h́nh ảnh không gian khác nhau. Riêng điểm số #15 nằm gần Armchair Falls th́ được gọi là “Danger point” rất nguy hiểm, các phiến đá ở đây rất trơn trượt và bạn phải rất cẩn thận. Tuy nhiên, bù lại có đứng trên điểm “Danger point” bạn mới cảm nhận được đầy đủ “cảm giác mạnh” và “sự hùng vĩ” của Victoria Falls. Chính v́ cái hùng vĩ đó mà nhiều du khách quên cả sự nguy hiểm, đến gần miệng vực sâu ngắm cảnh. Ai yếu bóng vía hay sợ độ cao th́ chỉ nên đứng xa mà thưởng ngoạn. Theo cách nói của người hướng dẫn, tôi chắc hẳn “Thần vực sâu” nơi đây cũng đă đôi lần “lôi kéo vài du khách ngạo mạn” xuống vực, dậy bài học cho những ai coi thường lời “Thần vực sâu” cảnh cáo!



Đàn voi Phi Châu tắm trên sông Zambezi. (H́nh: ATNT Tours & Travel)

Một điểm hấp dẫn khác của thác Victoria là “hai lớp cầu vồng” thường hiện ra dưới đáy vực mỗi khi nắng lên. H́nh ảnh này đẹp lạ thường trở thành một nét độc đáo lôi cuốn sự hiếu kỳ của du khách đến với Victoria Falls.


Ngoài ra, nếu bạn là một người thích mạo hiểm, thích t́m cảm giác mạnh th́ hăy đi sang phía bên kia thác (thuộc về xứ Zambia), nơi có một chỗ hơi trũng sâu xuống bên cạnh miệng thác gọi là “Pond, hồ tắm thiên nhiên.” Bạn có thể xuống ngâm ḿnh dưới làn nước sông Zambezi trước khi nước sông đổ xuống thác sâu. Tôi chưa có dịp thử “cảm giác mạnh” này (tuy rằng rất muốn) nên không nói được về cảm giác của ḿnh như thế nào khi ngâm ḿnh chênh vênh bên đầu ngọn thác.


Một sự đặc biệt khác của khu vực chung quanh thác là sự hoang dă, tạo cho người thưởng ngoạn cảm nhận được nét đẹp thiên nhiên chung quanh thác vẫn c̣n được giữ nguyên vẹn, không bị bàn tay con người sửa sang lại và thương mại quá nhiều. Những thân cây nghiêng vẹo, những cây cỏ hoang sơ, không có những ṭa nhà cao to ngất ngưởng. Chỉ có các con đường ṃn đưa bạn đi dọc theo con thác, chỉ có những cơn “mưa nước của thác” đổ xuống người bạn khiến bạn cảm nhận được sự gần gũi giữa bạn và thiên nhiên. Ngoài ra, con sông Zambezi cũng là một không gian thiên nhiên hoang dă của những đàn voi, những đàn hà mă, cá sấu, buffalo, chim chóc dành cho du khách thưởng ngoạn.


Victoria Falls Town tuy nhỏ bé, nhưng thành phố này cũng có những cửa hàng mua sắm cho du khách. Các cửa hàng nhỏ buôn bán trong các khu đất trống tuy trông nghèo nàn, nhưng lại tạo ra một nét lạ của thị trấn nhỏ. Thành phố Victoria Falls đang trên đường phát triển để đón mời du khách. Tuy nhiên, không biết vẻ hoang sơ của Victoria Falls c̣n ǵn giữ được bao lâu v́ lợi nhuận luôn luôn là yếu tố hàng đầu để con người tàn phá thiên nhiên và các điểm văn hóa ở khắp mọi nơi trên thế giới.



Tượng David Livingstone, người khám phá thác Victoria Falls. (H́nh: ATNT Tours & Travel)

Ngày nay, đất nước Zimbabwe đang có chương tŕnh phục hồi lại tên nguyên thủy Mosi-Oa-Tunya cho con thác có hẻm vực sâu nhất thế giới này. UNESCO đă công nhận Victoria Falls là “di sản thiên nhiên thế giới” nhờ vào các đặc tính độc đáo và vẻ đẹp thiên nhiên của nó. Victoria Falls cũng từng đă được chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới (**).



Ngày xưa c̣n bé, môi trường xă hội Việt Nam tạo cho một đứa bé có cái nh́n về Phi Châu với một suy nghĩ khác. Nhưng với những ǵ mà tôi nh́n tận mắt như ngày nay tôi mới biết ḿnh cần phải thay đổi suy nghĩ rất nhiều để theo kịp với những ǵ mà ḿnh đă không biết từ bao nhiêu năm qua. Tôi chợt nhớ tới câu nói của Henry Miller về du lịch “Đích đến của chúng ta không phải là một vùng đất, mà là một cách nh́n mới.”