Sống cả một đời vẻ vang và rực rỡ – Tiến sĩ Nguyễn Kiều đă ghi tên ḿnh vào lịch sử để con cháu muôn đời nhớ đến và tự hào. Tiến sĩ đă dành cả cuộc đời hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến, giữ vững bờ cơi giang sơn- một cuộc đời ghi danh sử sách.


Sinh ra trong một gia đ́nh nhà Nho, bố dạy học nên ngay từ rất nhỏ Tiến sĩ đă am hiểu Nho học. Năm 20 tuổi đỗ Tiến sĩ – Niên hiệu Vĩnh Thịnh được triều đ́nh bổ nhiệm làm quan giữu chức Cẩn Sứ Tá Lang, hiệu úy Hạ Liên, Hàn Lâm Viện. Đến năm 1717 được dưng bia Tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám. Là bậc đại bút, được giao soạn thảo văn bia 4 khoa thi (1667-1683-1697-1712) để dựng lại nhà Quốc Học. Không chỉ là người tinh thông văn học Tiến sĩ Nguyễn Kiều c̣n là người có tài thao lược văn vơ song toàn. Trong lúc xă tắc nguy nan, dân chúng rơi vào cảnh lầm than Cụ đă xin san sẻ gánh nặng này với vua, cầm quân đi dẹp giặc. Năm 1734 Cụ giữ chức đồng chấn Tuyên Quang. Sau làm tham tri xứ Nghệ An lần thứ nhất, giữ chức Binh bộ Tả Thị Lang. Đến năm 1738 đảm nhận trọng trách giữ chức Triều liệt đại phu, tán trị xứ Nghệ An. Bằng tài năng của ḿnh năm 1743 tiến sĩ Nguyễn Kiều được vua cử làm Chánh sứ sang triều vua Thanh, đến năm 1745 hoàn thành sứ mệnh vua giao, dẫn sứ bộ về kinh sư được thăng quan lên chức Phó Tể Tướng. Có thể nói Tiến sĩ Nguyễn Kiều là nhà ngoại giao tài ba, mang trong ḿnh trọng trách quan trọng để giữ mối giao hữu với các láng giềng.


Đ́nh Phú Xá được dựng lại năm 2010 trên nền đ́nh cũ do Tiến sĩ Nguyễn Kiều tạo dựng cho dân làng
Bên cạnh cuộc đời sự nghiệp sớm thành đạt trong thi cử và con đường quan nghiệp, cuộc sống gia đ́nh của Cụ lại không mấy được trọn vẹn. Tiến Sỹ Nguyễn Kiều từng kết hôn hai lần rồi mới lấy nữ sỹ Đoàn Thị Điểm. Ban đầu, Cụ kết hôn với một phụ nữ tên là Lê Thị Hằng. Tuy nhiên, cụ Hằng qua đời sớm khi vẫn chưa sinh được người con nào cho Cụ. Cụ Nguyễn Kiều đi bước nữa cùng cụ Nguyễn Thị Đoan. Cụ Đoan vốn là con một vị quan, gia đ́nh bề thế. Bản thân cụ Đoan cũng là người được học hành đến nơi đến chốn, sắc phong ḍng họ Nguyễn c̣n lưu được cho thấy cụ Đoan nhận được tới 4 sắc phong của vua, từng kinh qua các tước hiệu như: Cẩn Nhân, Thận Nhân… thuộc triều Lê.


Có lẽ mối lương duyên giữa tiến sỹ Nguyễn Kiều với bà Nguyễn Thị Đoan là mối t́nh dài nhất trong cuộc đời Cụ Nguyễn Kiều. Sử sách và gia đ́nh không c̣n lưu lại được chính xác thời gian chung sống giữa hai người. Tuy nhiên, điều đó có thể thấy qua việc cụ Đoan đă sinh cho tiến sỹ Nguyễn Kiều 3 người con, trong đó có 2 người con trai và 1 người con gái. Đây là người phụ nữ duy nhất đă sinh con cho Cụ. Người con cả của cụ là Nguyễn Dực, cũng từng được vua ban nhiều sắc phong với các chức vị như: Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Nhập thị bồi tụng, H́nh bộ tả thị lang…. Đáng tiếc là ḍng họ Nguyễn không c̣n lưu được tên của người con trai thứ hai và người con gái của tiến sỹ Nguyễn Kiều.


Thế nhưng cuộc hôn nhân với Hồng Hà nữ sỹ Đoàn Thị Điểm có thể nói là cuộc hôn nhân kỳ diệu và nổi tiếng cả kinh thành. Vậy cuộc hôn nhân này có ǵ mà có tiếng vang đến thế trong kinh thành? Phải nhắc đến Hồng Hà nữ sỹ Đoàn Thị Điểm – một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Cụ Đoàn Thị Điểm, hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Hiến Phạm (c̣n gọi là Giai Phạm, tên nôm là làng Giữa), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.


Theo gia phả họ Đoàn, Tằng tổ của Bà Điểm là Ông Lê Công Nẩm, làm quan vơ tới chức Thái Thường Tự Thiếu Khanh, được tước phong Thiêm Hào Tử; Nội tổ là Ông Lê Doăn Vi, người có tài văn học, làm quan đến chức Xă quan; Thân phụ là Ông Lê Doăn Nghi đậu Hương Cống (Cử Nhân) năm 21 tuổi. Từ đây, Ông đổi qua họ Đoàn, gọi là Đoàn Doăn Nghi. Ông có một thời gian dài dạy học ở thôn Lạc Viên, huyện An Dương, nay thuộc Hải Pḥng.


Mặc dù là phận gái, nhưng với tư chất thông minh đặc biệt, ngay từ thuở nhỏ cụ Đoàn Thị Điểm đă được học đủ Tứ Thư, Ngũ Kinh… lại được mẹ dạy cho học nữ công gia chánh nên đến năm 16 tuổi, cụ đă nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi. Quan Thượng thư Lê Anh Tuấn, vốn quen biết Đoàn Doăn Nghi, lại mến tài văn chương và đức hạnh của Đoàn Thị Điểm nên đă nhận làm con nuôi. Kể từ đó, cụ về ở nhà của dưỡng phụ tại trường Bích Câu, kinh thành Thăng Long. Đây là thời gian cụ đọc được rất nhiều sách vở quư trong kho sách của quan Thượng thư, nên vốn kiến thức được mở rộng, lại tiếp xúc với nhiều người danh vọng, khoa bảng v́ vậy tiếng tăm về tài ứng đối văn chương, về hoa tay khéo léo của tài nữ họ Đoàn càng lan xa.


Cũng có lẽ v́ tài hoa lại xinh đẹp thế nên duyên t́nh của cụ lại có phần muộn màng, dù có rất nhiều người mến mộ. Cho đến tận năm 1742, khi đă vào tuổi ba mươi tám, Đoàn Thị Điểm mới nhận lời tiến sỹ Nguyễn Kiều.Thời điểm ấy đến chính tiến sỹ Nguyễn Kiều cũng c̣n phải gửi gắm sự hạnh phúc, hănh diện khi lọt được vào mắt xanh của nữ nhân tài hoa bậc nhất Hà Thành:


Nhân duyên gặp gỡ nhất trần gian


Cả cuộc đời ta được phúc ban


Ai bảo khát khao tiên nữ nữa


Nàng tiên đă xuống cơi nhân hoàn.


Cuộc hôn nhân muộn màng này dường như khiến đôi vai của nữ sỹ tài hoa này thêm trĩu nặng. Một thân bà vừa phải nuôi mẹ già, chị goá, cháu nhỏ lại phải đèo ḅng thêm một bầy con thơ của chồng. Hạnh phúc chưa được bao lâu th́ cụ Đoàn Thị Điểm đă phải tiễn tiến sỹ Nguyễn Kiều đi sứ. Nhưng cũng trong suốt 3 năm đợi chồng Cụ nhận được bản Chinh Phụ Ngâm Khúc viết bằng Hán văn của Đặng Trần Côn. Đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ, Cụ dịch ra thơ Nôm bản Chinh phụ ngâm này, những nỗi nhớ được gói ghém gửi qua từng ḍng thơ trong tác phẩm:


Chốn Hàm Dương chàng c̣n ngoảnh lại,


Bến Tiêu Tương thiếp hăy trông sang.


Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,


Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.


Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,


Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.


Ngàn dâu xanh ngắt một màu,


Ḷng chàng ư thiếp ai sầu hơn ai?


Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc Nguyễn Gia Thiều, Bản dịch Chinh phụ ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tuyệt tác của nền thi văn trung đại Việt Nam. Chính tác phẩm này đă đưa tên tuổi của Cụ lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà.


Sau ba năm chờ chồng dài đằng đẵng, năm 1748, Tiến sỹ Nguyễn Kiều được cử làm quan ở Nghệ An. Đoàn Thị Điểm lại phải khăn gói theo chồng đi nhậm chức tại Nghệ An. Đôi vợ chồng thi nhân trên đường đi vào xứ Nghệ cùng nhau b́nh thơ, xướng họa. Vào đến đền chúa Liễu Hành cụ Điểm bị cảm nặng và mất tại Nghệ An năm đó, hưởng thọ 44 tuổi. Có thể hạnh phúc dù muộn màng lại ngắn ngủi nhưng Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm lại t́m được một người tri âm tri kỷ như vậy có há ǵ mà phải tiếc nuối? Có lẽ vừa thương yêu, vừa cảm phục tấm ḷng của người vợ này mà tiến sỹ Nguyễn Kiều đă có bài văn tế hết lời ca tụng đức hạnh của cụ:


Đào vừa tươi đă khô


Quế đang thơm đă tàn


Rừng sâu bể rộng nàng hỡi đi đâu


Ngọc nát châu ch́m ḷng tôi quặn nhớ…


Lối về trên bến. Tạm dựng bàn thờ


Lệ tiễn hai hàng chan chứa. T́nh thương một lễ đơn sơ


Hương hồn nàng yên nghỉ. Cổ ấp, tôi hằng mơ


Tiến sĩ Nguyễn Kiều và Hồng Hà Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là danh nhân nổi tiếng trong lịch sử văn học, văn hóa Việt Nam. Cặp đôi giai nhân này đă để lại nhiều cống hiến to lớn cho nước nhà nói chung và với nhân dân làng Phú Xá nói riêng. Thật vinh hạnh và tự hào khi vùng đất nhỏ bé ấy lại được thờ phụng hai danh nhân nổi tiếng bậc nhất lịch sử.