Kể từ khi người Pháp cho lấp Kinh Lớn năm 1887 để mở rộng con đường mang Charner, thì từ đó đến nay, giao điểm của 2 đại lộ mang tên Charner – Bonard (từ 1955 đến nay mang tên Nguyễn Huệ – Lê Lợi) luôn là trung tâm của sự sầm uất của Sài Gòn.




Ở giao lộ này, từ đầu thế kỷ 20 có một bùng binh mang tên là Bùng Binh Bồn Kèn, sau đó được gọi bằng cái tên khác là Bùng Binh Cây Liễu, ở giữa là đài phun nước rất quen thuộc với người Sài Gòn trước 1975.




Xung quanh Bùng Binh này là những công trình đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn, như là thương xá EDEN, kề bên công trường Lam Sơn đằng trước Opera House, bên cạnh đó là Phòng Thông Tin nối liền với trụ sở hãng SEIC (Société d’Exploitation Industrielle et Commerciale), còn có tên là Saigon Garage. Sau này Saigon Garage không còn, thay thế vào đó là văn phòng chi nhánh của Sài gòn Ngân hàng.



Công trường Lam Sơn

Ở bên kia đường là thương xá TAX, bên cạnh REX Hotel, và cuối cùng – ở chính diện – là Tòa Đô Chánh được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Đằng trước Tòa Đô Chánh là công viên Đống Đa – Nơi ngày xưa thường tổ chức nhiều buổi triển lãm ngoài trời.




Ban đầu, bùng binh ở giao lộ này chỉ là một bệ cao hình bát giác ở giữa như bạn có thể thấy trong tấm hình bên dưới. Theo học giả Vương Hồng Sển, kể từ thập niên 1920, cứ mỗi chiều thứ Bảy, tại bệ này có mấy chú lính san đá thổi kèn, trỗi nhạc Tây cho người dân thưởng thức.




Xuất phát của chữ Bùng Binh có lẽ cũng từ ngã 4 nổi tiếng này. Tên đúng của nó là cái Bồn Binh, tức là cái bồn nơi lính (binh) tới đứng thổi kèn. Dần dần chữ Bồn Binh đổi thành Bùng binh, và nơi này được gọi thành tên Bùng binh Bồn Kèn.




Sau này, giữa bùng binh có một hồ nước, thỉnh thoảng bắt gặp hình ảnh trẻ con ra tắm giữa hồ và bị cảnh sát lôi lên như trong các hình dưới đây:








Hồ nước về đêm:




Có một thời gian hồ nước này bị thu hẹp, hoặc phá bỏ, giữa Bùng Binh được dựng một tấm bảng lớn để yết thị những thông tin quan trọng, thường là liên quan đến chính trị, tình hình quốc gia:










Nơi này cũng thường là trung tâm của những cuộc diễu hành, mít tinh lớn:





Sau năm 1975, xung quanh hồ được trồng những cây liễu rũ cành lá xuống, nên được gọi là Bùng binh Cây Liễu.



Bùng binh Cây Liễu sau 1975

Năm 2014, để phục vụ cho công trình Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ, hồ nước – bùng binh đã bị đập bỏ:




Tuy nhiên, từ 2019, hồ nước mới đã được xây lại ở ngay vị trí cũ. Hình sau đây được chụp vào tháng 11 năm 2020:



Mời các bạn xem lại bộ ảnh Bùng Binh theo thời gian:








Nguồn hình ảnh của manhhai flickr