Tháng 6 năm 1802 (tháng 7 năm Nhâm Tuất), một tháng sau khi Gia Long chiếm Bắc Hà, Phạm Đ́nh Hổ có tới Mao Điền. Ông viết: “Năm Nhâm Tuất (1802) có quan Ngô Hầu người Thanh Chương làm hiệp trấn ở đó, ta mới từ kinh đô về yết kiến. Ta có đi chơi xem xung quanh trấn thành…” và ông phê phán: “Đinh đô đặt trấn mà chỉ lấy cho gần nơi thanh viên, tiện việc chạy trạm, không để ư đến việc công thủ sau này th́ sao có thể khống chế được sơn hải, bảo vệ cho chốn bang kỳ được ?”


Tháng 8 năm Quư Hợi (9/1803) vua Gia Long ra Bắc Hà lần thứ hai, đi kinh lư qua Hải Dương, trấn phên đậu của Thăng Long, cũng sớm nhận ra sự bất hợp lư của việc đặt trấn sở Hải Dương tại Mao Điền. Năm Giáp Tư (1804) vua Gia Long ra Bắc Hà lần thứ ba để tiếp sứ nhà Thanh ở Thăng Long đă quyết định di trấn sở Hải Dương về phía Đông 15 km trên ngă ba sông Kẻ Sặt và sông Hàm Giang (nay là sông Thái B́nh).


Trấn thủ Hải Dương đương nhiệm Trần Công Hiến là người thực thi lệnh di trấn sở từ Mao Điền về địa phận B́nh Lao trang, Hàn Giang, Hàn Thượng. V́ thế trấn Hải Dương c̣n được gọi là trấn Hàn. Hải Dương ở phía đông của Thăng Long nên được gọi là tỉnh Đông. Và “Hải Dương tỉnh thành” – thành Hải Dương – được gọi là Thành Đông.


Chợ – Hải Dương – Marché (Ngày Xửa Ngày Xưa – 1911)



Thành Đông được xây dựng theo kiểu Vauban là kiểu thành pḥng ngự rất hiệu quả ở Châu Âu thế kỷ 17 – 18. Các thành lớn như thành Hà Nội, thành Nam Định… đều xây dựng theo kiểu này. Thành Đông buổi đầu đắp bằng đất. Năm Minh Mạng thứ 5 (1824) gia cố thêm bằng đá ong lấy từ thành nhà Mạc ở Đồ Sơn. Thành có h́nh lục giác đều, trung tâm ở vào khoảng ngă tư Máy xay hiện nay. Từ trung tâm đến các góc thành dài chừng 500 m. Ngoài thành có hào sâu bao quanh. Hào thành qua cống Ba cửa (hiện nay vẫn c̣n, trên đường An Ninh) nối với sông Kẻ Sặt thông tới sông Thái B́nh. Đây chính là đường thủy quan trọng tiếp tế lương thực vũ khí cho binh sĩ trong thành và là đường liên lạc với Thăng Long và các trấn thành khác.


Trần Công Hiến hiệu là Vạn An – quê làng Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngăi, sinh trưởng trong một gia đ́nh nho học, thuở nhỏ có theo đuổi việc bút nghiên đèn sách. Ông học giỏi song đất nước có chiến tranh nên không thể xuất chính bằng con đường khoa cử. Ông theo đuổi nghề vơ, có quân công được phong là Trung quân chính thống hậu đồn, kiêm lư Ngũ đồn, Khâm sai Chưởng cơ. Năm 1802, được phong làm Trấn thủ Hải Dương, tước Ân Quang hầu. Ông có nhiều tác phẩm hiện c̣n lưu giữ ở thư viện quốc gia Hà Nội.


Là vị trấn thủ đầu tiên của Hải Dương, ở vị trí này, hơn một chục năm liền “ông đă lấy kinh sử làm búa ŕu cai trị muôn dân phiên trấn“. Ca ngợi công đức của ông, một văn quan đương thời đă hạ bút viết những lời như sau: “May có vị trấn thần miền Đông (quan trấn thủ Hải Dương) bụng dạ bậc công hầu, tài ví ngh́n dặm trường thành và thi thư thánh hiền th́ suốt đời yêu thích. Nếu các quan trấn hết thảy đều như quan trấn miền Đông th́ thiên hạ sẽ không có sách ǵ là không được đọc“.


Ông thực sự là nhà nghiên cứu về Hải Dương. Trong buổi đầu triều mới, ḷng người c̣n ly tán, ông chú trọng khuyến khích dân chúng khôi phục các nghề nông tang, mở mang việc học hành. Ông từng cấp đất công cho dân nghèo ở làng Đôn Thư (tên nôm là Cáy, Tháng) xă Hậu Bổng, huyện Gia Lộc, gần bến đ̣ Tràng Thưa và c̣n cấp thêm một vạn quan tiền để mở mang sản xuất. Ông mất năm 1917 khi giữ chức trấn thủ Hải Dương được 15 năm. Sau khi ông mất dân làng Đôn Thư nhớ ơn ông, đă lập đền thờ, hàng năm làm lễ vào ngày sinh (21/4) và ngày mất (12/9) âm lịch. (Theo Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam tr.255 – 256).


Hải Dương là một vùng đất văn hiến lâu đời, nổi tiếng trong việc học hành thi cử. Với tầm nh́n xa trông rộng của một vị quan đầu trấn, giàu nhiệt huyết với nền văn chương thư tịch nước nhà, Trần Công Hiến từng bước ổn định đời sống dân lành, đồng thời lưu tâm tới việc học hành. Bản thân ông là người ham học, yêu thích thơvăn “cả đời nghiện ngập thi ca” nên ông đă dấn thân vào công việc sưu tầm, trước tác. Điều đó thúc đẩy quá tŕnh h́nh thành Hải Học Đường. Hải Học Đường là một nhà in sách Hán Nôm do trấn thủ Trần Công Hiến sáng lập, tồn tại ở bên cạnh, phía trái của Thành Đông hồi đầu thế kỷ XIX. Ông vừa là người chủ xướng, vừa là một thành viên tích cực làm sống dậy vùng đất văn hiến Hải Dương xưa, tạo điều kiện truyền bá di sản văn hoá thành văn của dân tộc.


Qua những ấn phẩm của Hải Học Đường, ta thấy ngoài Trần Công Hiến c̣n các thành viên tích cực khác như trợ giáo Trần Đạm Trai, đốc học Trung Chính Bá, trợ giáo Thời B́nh Nam, phong cốc giám sinh Bùi Dă Sỹ. Trần Huy Phác hiệu Đạm Trai biên soạn và đề tựa cuốn sách Hải Dương phong vật chí. Đây là tập sách đầu tiên do Hải Học Đường biên soạn. Ông được Trần Công Hiến đánh giá cao và cho là “Tập đại thành chi huyện“. Cuốn sách được Bùi Dă Sỹ viết lời bạt. Ân Quang Hầu Trần Công Hiến trông coi việc khắc in. Cuốn sách Hải Dương phong vật chí có hai bài thơ nôm song thất lục bát: Hải Dương phong vật khúc dài 604 câu tóm lược các nội dung tŕnh bày trong phần Hán Văn, được coi là của Trần Huy Phác và một bài nữa là Hải Dương thuỷ tŕnh lược kư dài 188 câu được coi của Trần Công Hiến bởi trong đoạn mở đầu, tác giả có nói về việc được giao sứ mệnh nắm giữ trấn Hải Dương và ông đă rất thông thuộc miền đất ấy.


Ngô Th́ Nhậm khi làm Đốc đồng – một chức quan tương đương với Trấn thủ – ở Hải Dương trước đây đă từng viết Hải Dương chí lược ghi chép tóm tắt về miền đất Hải Dương. Đến Hải Dương phong vật chí của Hải Học Đường th́ vùng đất văn hiến này đă được ghi chép đầy đủ hơn “từ núi sông nhân vật, phong tục thổ nghi, cho đến bách công kỹ nghệ đều mô tả kỹ càng.”


Ngoài việc biên soạn sách mới, Hải Học Đường c̣n tiến hành sưu tầm các văn bản cổ, rồi cho in lại. Hải Dương tuy là miền đất văn hiến, nhưng khối thư tịch cổ phần lớn do chép tay, lại trải qua chiến tranh liên miên thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, và khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt nên đă bị thất tán hoặc mai một đi nhiều. Hải Học Đường đă cất công sưu tầm trong dân gian, huy động các thuộc quan trong nội trấn và các trí thức địa phương cùng tham gia. “Mỗi khi việc công nhàn rỗi, hỏi thăm khắp các thuộc quan phủ huyện cùng các vị hương cống mới cũ trong trấn xem có những di cảo c̣n sót lại “ (Danh thi hợp tuyển). Nhờ vậy trong khoảng thời gian ngắn, Hải Học Đường đă sưu tầm được nhiều tư liệu có giá trị về thơ văn của các danh nhân và tài liệu tham khảo có giá trị, dùng cho học tập của các nho sinh.


Về thơ văn đă sưu tầm được những tác giả nổi tiếng từ thời Trần, Lê đến thời Nguyễn như: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quư Đôn, Phạm Nguyễn Du, Phan Huy Ích, Phạm Quư Thích… Có tác giả chỉ tuyển chọn được một phần: có tác giả lại sưu tầm được gần như toàn bộ tác phẩm như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Nguyễn Du…


Về tài liệu tham khảo cho giảng dạy học tập, Hải Học Đường đă sưu tầm được khá nhiều sách như: Ứng chế tứ lục tuyển, Hoàng lê ứng chế thi, Lịch khoa sách lược, Danh phú hợp tuyển, Danh văn tinh tuyển… trong đó gồm nhiều thể loại dùng làm mẫu để giảng dạy phục vụ cho thi cử, từ thơ, phú, dụ, minh, luận, tụng đến tứ lục văn sách những tài liệu không thể thiếu của các môn sinh.


Sau khi sưu tầm văn bản, phần tiếp theo của Hải Học Đường là chỉnh lư biên tập, viết lời tựa, lời bạt giới thiệu sách – việc này đ̣i hỏi phải có tŕnh độ hiểu biết, tri thức sâu rộng để có thể “chỗ rườm rà th́ bớt bỏ, chỗ thiếu sót th́ bổ sung” (Sử tập toát yếu). Điều rất quan trọng là thái độ làm vịêc nghiêm túc, khoa học “phàm những ǵ có liên quan tới việc làm sáng tỏ văn nghĩa phân biệt đúng sai, đều chẳng dám bỏ qua”.


Khâu cuối cùng là khắc ván in sách. Những người thợ lành nghề nhất của phường khắc gỗ Hồng Lục – Liễu Tràng đă được huy động (giao cho hai xă Hồng Tràng san khắc Danh phú hợp tuyển). Nếu căn cứ vào cuốn sách đầu tiên của Hải Học Đường là Hải Dương phong vật chí in vào năm 1811 – có thể suy ra việc h́nh thành Hải Học Đường là khoảng vài năm trước đó – tới năm 1817 khi Trần Công Hiến qua đời, th́ Hải Học Đường đă tồn tại và hoạt động trong khoảng 10 năm.


Đặc điểm nổi bật của các văn bản in tại đây là tên Hải Học Đường được in ở hầu hết bản tâm các sách và tên Ân Quang hầu Trần Công Hiến, cùng đội ngũ tham gia biên tập cũng được in ngay trang đầu. Tại viện nghiên cứu Hán Nôm hiện c̣n lưu giữ hơn 12 ấn phẩm của Hải Học Đường. Những ấn phẩm này không chỉ có ư nghĩa đối với đương thời chấn hưng Hán học mà c̣n giúp lưu giữ cho hậu thế những áng văn chương trong nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trong số hơn 300 nhà in có tên ghi trong kho sách Hán Nôm th́ chưa có một nhà in nào cũng đề cập tới vấn đề này như Hải Học Đường đă làm. Trong tác phẩm Mô h́nh Việt Nam và Trung Quốc do nhà xuất bản Đại học Harvard ấn hành năm 1971, Alexander Woodside sau khi đánh giá t́nh h́nh in ấn sách qua các triều đại Việt Nam, đă nhắc đến Trần Công Hiến, vị chủ soái của Hải Học Đường với nhiều ngưỡng vọng. Chúng ta trân trọng công tích của Trần Công Hiến, vị trấn thủ khởi dựng Thành Đông, vị chủ soái của Hải Học Đường, cùng các nhà in khác, đă lưu giữ lại cho đời sau những di sản văn chương Hán Nôm vô giá.


Hơn nửa thế kỷ sau khi Trần Công Hiến qua đời, vào năm 1874 khi Phạm Phú Thứ nhậm chức Tổng đốc Hải Yên (Hải Dương – Quảng Yên), ông đă cho dựng lại nhà xuất bản Hải Học Đường ở Hải Dương để khắc in sách nói về công pháp quốc tế, kỹ thuật hàng hải, phương pháp khai thác than đá, khoa học phổ thông… để phổ biến rộng răi trong nước. Đến đầu thế kỷ XX các nhà yêu nước trong phong trào Đông Du, Duy Tân đă cho in lại các sách loại này tại Hà Nội, coi như là Tân Thư, tồn tại đến ngày nay.


Lưu Y Đức