Thứ Sáu, 29 tháng Năm năm 2020 15:31

Tác Giả: Trang Nguyên
Ngay trung tâm Sài G̣n có nhiều công tŕnh kiến trúc của Pháp ghi đậm dấu ấn trong kư ức của người Sài G̣n. Trong số đó có hai ṭa nhà to lớn là Bưu điện Sài G̣n và Nhà thờ Đức Bà, nằm trong khu vực Công trường Hoà B́nh (thời Đệ Nhị Cộng ḥa đổi tên thành Công trường John F. Kennedy)


Nhà dây thép Sài G̣n những năm đầu thế kỷ 20 nh́n ra công viên có tượng đài Giám mục Bá Đa Lộc dẫn Hoàng tử Cảnh, phía trên cửa, không có ba chữ cái viết tắt PTT. Nguồn: Manhhaiflicks



Câu chuyện Việt Nam ngày cũ hôm nay không phải dẫn các bạn đến thăm Nhà thờ Đức Bà mà ghé xem Bưu điện Trung tâm Sài G̣n để gợi nhớ về thuở xa xưa khi h́nh thành Sài G̣n hoa lệ.
Chẳng qua, Nhà thờ Đức Bà và Công trường Công xă Paris (tên hiện nay) là một h́nh ảnh chung tạo nên nét đẹp duyên dáng cho khu trung tâm Sài G̣n.

Ngày xưa công viên này không có tên chính thức, người dân quen miệng gọi là Công viên Tượng hai người, do nơi đây người Pháp cho dựng tượng đồng Giám mục Bá Đa Lộc dẫn Hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi sự bảo hộ của người Pháp.


Năm 1945, tượng được tháo dỡ đưa về Pháp. Thấy bệ đá hoa cương đứng trơ gan cùng tuế nguyệt, năm 1958 Linh mục Phạm Văn Thiên cai quản Giáo xứ Sài G̣n, cho tạc tượng Đức Mẹ Hoà B́nh bằng đá cẩm thạch trắng tại Ư, đến năm 1959, đưa tượng về Sài G̣n và cho đặt lên bệ đá.
Từ Đó, mới có tên Công trường Hoà B́nh.

Cũng vào thời gian trên, ngược về trăm năm trước, đồ án Nhà dây thép Sài G̣n được kiến trúc sư Gustave Eiffel nhanh chóng hoàn tất.
Ngày 11/11/1860, Pháp cho khởi công công tŕnh tiện ích thông tin liên lạc sau khi chiếm thành Gia Định, đến ngày 13/1/1863 th́ hoàn thành.
Đồng thời, Pháp cho phát hành tem con c̣ sử dụng cho cả Đông Dương (thật ra là h́nh con chim Phượng, biểu tượng của vua Napoleon Đệ Tam).
Đầu năm 1864, thư tín dán tem con c̣ được lưu thông khắp thế giới.

Tuy nhiên 23 năm sau, tức năm 1886, Nhà dây thép Sài G̣n của kiến trúc sư Gustave Eiffel được xây dựng lại kiên cố và to lớn hơn do kiến trúc sư Villedieu và phụ tá Foulhoux lập đồ án thiết kế một toà nhà ba tầng.

Nhà dây thép mới ở trung tâm Sài G̣n khánh thành năm 1891. Việc xây dựng lại có thể để phù hợp tỉ lệ kiến trúc với khu trung tâm khi đó đă có Nhà thờ Đức Bà to lớn vừa mới khánh thành được vài năm,
Dinh Thượng Thơ xây dựng nhiều năm trước, nằm ngay góc đường La Grandière và Catinat (Lư tự Trọng và Đồng Khởi ngày nay).
Hơn nữa, nhu cầu liên lạc bằng điện tín, điện thoại nhanh chóng được áp dụng khi đường dây thép dài 2,000km xuyên Bắc Nam được thông suốt, đồng thời lắp đặt thêm đường dây điện báo Sài G̣n-Bangkok dành cho giới thương gia.
Ngày 1/7/1894, một số người giàu có, quan chức ở Sài G̣n bắt đầu sử dụng điện thoại qua tổng đài Nhà dây thép.


Cảnh bom nổ phá tan khu vực thư từ do Việt Cộng thực hiện hồi tháng 5/1969. nguồn: WordPress.com



Nh́n chung khối kiến trúc của Bưu điện Sài G̣n rất cân đối và chắc chắn.
Mặt tiền bao gồm 20 trụ cột h́nh vuông kết đắp bằng các mảng phù điêu trên các ô cửa sổ.
Riêng phần cửa chính được thiết kế h́nh ṿm song sắt hoa văn, phía trên là mảng phù điêu lớn.


Các phù điêu sử dụng hoa văn kiến trúc thời Phục Hưng rất sắc sảo.
Bên hông mỗi ô cửa sổ tầng trệt đều có khắc tên của những nhà khoa học ngành điện tín, ngành điện, hay danh nhân thế giới. Chẳng hạn tên Tổng thống Hoa kỳ Benjamin Franklin, nhà vật lư người Ư Alessandro Volta, Galvani, nhà vật lư người Anh Michael Faraday, nhà hoá học và vật lư người Pháp Gay-Lussac…

Những cái tên của những con người đại diện trí tuệ nhân loại được khắc trong một ô xi măng h́nh chữ nhật, chung quanh trang trí các phù điêu hoa văn, trông rất khiêm tốn nhưng rất trang trọng.
Nếu không để ư, chúng ta dễ dàng lướt qua mà không thấy.
Ngoài ra, trên cửa chính bưu điện có ba chữ cái bằng sắt viết tắt PTT rất to.

Nhớ hồi năm học lớp đệ Ngũ, tôi theo thằng bạn đạp xe ra Bưu điện xem chơi cho biết. Tôi mải mê chú ư mấy anh công nhân dựng giàn giáo tháo dỡ ba chữ PTT phía trên chiếc đồng hồ tṛn hư hỏng của ṿm cửa chính mà không để ư đến tên các danh nhân khắc trong các ô nhỏ dọc theo cửa sổ.

Dường như biết tôi đang nghĩ đến ba chữ cái viết tắt này, thằng bạn liền nói: “Nghĩ ǵ vậy mậy, đố mày ba chữ đó có nghĩa là ǵ?”. Tôi không chần chừ đáp ngay: “Phát tận tay”. “Thư nào mà chẳng phát tận tay”, nó cười cười, cho mày nói thêm lần nữa. “Phát hành tem thư”.
“Trật lất”, nó nói chắc như đinh đóng cột. Nghe này, “Phạm Thành Tín”. Tên tao nằm giữa rừng tên các học giả danh nhân thế giới.
Nghe nó nói, lúc này tôi mới để ư mấy cái tên khắc nho nhỏ mà con người th́ vĩ đại biết bao nằm trong các ô h́nh chữ nhật chạy đầy hai bên các ô cửa sổ duyên dáng.

Ngày phát hành tem thư diễn ra 1 tháng sau ngày nổ bom tại Bưu điện trung tâm Sài G̣n. Nguồn: Manhhaiflicks

Hai thằng căi qua căi lại mà chẳng đi đến một giải thích nào đúng, cuối cùng cả hai lên tiếng hỏi mấy anh công nhân đang tháo dỡ.
Mấy ông này lại giải thích là Bưu điện Trung tâm. Chữ P là viết tắt chữ Post Office. Bưu điện th́ phải để chữ rơ ràng chứ ai đời viết tắt chữ ba rọi nửa nạc nửa mỡ kiểu này, trong khi phía trên tầng hai có gắn chữ “Bưu Điện” màu đỏ rành rành.


Cuối cùng th́ tôi đem cái thắc mắc này về nhà, hỏi ông Tư hàng xóm. Ông Tư hồi xưa làm nhân viên phát thư chi nhánh Bưu điện Chí Hoà từ hồi thời Tây đến đầu thập niên bảy mươi th́ ông về hưu.

Ấy vậy, khi nghe tôi hỏi ba chữ PTT viết tắt ở Bưu điện Sài G̣n, th́ ông ngờ ngợ. Ông nói hồi năm 1969 trước khi nghỉ hưu vài tháng, ông có ra bưu điện Sài G̣n thăm người bạn xem coi có bị thương tích ǵ không sau khi nghe tin VC đặt bom nổ bên trong bưu điện.
Chỗ bàn ông bạn làm việc bên ngoài pḥng nhận thư nổ tan tành nhưng thật may cho người bạn của ông Tư lúc đó lại ra ngoài đi giao thư cho mấy bến xe đ̣ mang về chi nhánh các tỉnh.

Ông Tư có biết ba chữ cái này có nghĩa là “Bưu Điện” viết tắt từ tiếng Pháp “Postaux, Télégraphiques et Téléphoniques”. Nói chung là dịch vụ bưu chính viễn thông.
Tôi nhớ việc tháo bỏ ba chữ cái PTT vào lúc đó là năm 1973. Xem lại những tấm ảnh Nhà dây thép Sài G̣n xưa lúc mới xây dựng xong và lúc tượng đài Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh được Pháp dựng lên vào năm 1904 cũng không thấy trước cửa chính Bưu điện có chữ PTT.
Ba chữ này được gắn lên vào khoảng thời gian nào với tôi vẫn c̣n là một câu hỏi. Bởi theo như ông Tư hàng xóm của tôi kể lại rằng từ hồi đầu thập niên năm mươi khi ông ra Bưu điện Sài G̣n nhận sự vụ lệnh về làm văn thư tại Bưu điện Chí Hoà th́ đă thấy ba chữ PTT ngay cửa chính Bưu điện Sài G̣n.
Về sau, đến thời Đệ Nhị VNCH, người ta mới cho treo tấm biển “Bưu Điện” nền vàng chữ đỏ phía trên tầng hai của toà nhà.

Những suy luận trên chỉ là suy nghĩ cá nhân mang tính chất tham khảo không có cơ sở nghiên cứu lịch sử nào hết.
Tuy vậy, đó cũng là một câu chuyện thú vị về Bưu điện Sài G̣n ngày xưa chắc rằng nhiều người quan tâm không thua ǵ chuyện từng có một thời gần đây Bưu điện Sài G̣n chỉnh trang cho khoác lớp áo màu mới mà dư luận xôn xao bàn tán là không đúng màu nguyên thủy của ngày trước.

Màu nguyên thủy của bưu điện Sài G̣n từ lúc mới xây dựng là màu ǵ, qua bao năm tháng màu sắc thay đổi như thế nào, khó có thể xác định chính xác được cũng như ba chữ PTT xuất hiện khi nào, rồi biến mất.
Lẽ ra, nên giữ lại hồn xưa của Nhà dây thép có ba chữ PTT để bảo tồn kiến trúc xưa cũ chứ không phải tháo bỏ như tôi từng thấy.

Nói chung diện mạo bên ngoài lẫn bên trong của Nhà dây thép Sài G̣n ngày xưa và Bưu Điện Trung tâm Sài G̣n ngày nay gần như không thay đổi.
Ngay cả sự kiện bom nổ trong toà nhà hồi năm 1969 chỉ phá hủy các bàn làm việc tại quầy viết thư chứ không ảnh hưởng đến các kết cấu và trang trí bên trong toà nhà.

Hai tấm bản đồ Sài G̣n 1892 cùng tấm bản đồ Nam phần và Cam Bốt 1936 khảm trên tường, các quầy điện thoại, các băng ghế gỗ tuổi đă trăm năm vẫn c̣n nằm im trong toà nhà Bưu Điện để nhớ một thoáng Sài G̣n xa xưa.