Thứ Hai, 27 tháng Tư năm 2020 16:07Tác Giả: F/B Phạm Lưu Vũ.

Các bạn trẻ, đặc biệt các bạn trưởng thành sau 1975 hoặc các bạn ở hải ngoại nên đọc stt. này của nhà văn Phạm Lưu Vũ để biết cái thời bao cấp nó khốn nạn đến thế nào và đồng bào ngoài Bắc dưới chế độ VNDCCH họ đáng thương biết bao!!!

Bạn hỏi tôi: Viết truyện ngắn khó ở chỗ nào?
Khó ở chỗ kết. Kết như thế nào?

Sau đây là câu chuyện của tôi:
Chủ nghĩa Xă hội kinh điển có một "tuyệt phẩm" là thời bao cấp. Thời ấy có món phở mậu dịch gọi là phở "không người lái".

Cái này mới thực sự kinh điển. Ấy là bát phở chỉ có bánh phở, nước dùng và mấy cọng hành ng̣, tuyệt không một miếng thịt.
Vậy nhưng nó vẫn là một món qùa sang trọng và quí hiếm đối với những cái bụng học tṛ chúng tôi.

Mỗi lần trốn học rủ nhau xuống phố huyện, cái cửa hàng mậu dịch với món phở không người lái trứ danh ấy vẫn luôn là một trong những mục tiêu tối quan trọng, gây háo hức nhất cho chuyến đi.

Bấy giờ tôi có một chị người cùng làng làm nhân viên trong cửa hàng mậu dịch ấy. Chỉ nội một việc ấy thôi cũng đă là một điều phi thường.
Nói không ngoa tư nào, chị là niềm tự hào của cả làng tôi đấy. Đến nỗi mỗi khi ai đó có việc phải xuống phố huyện, trước khi đi thế nào cũng được nghe những lời dặn ḍ: “cái ấy, con nhà ấy nó làm ở mậu dịch huyện đấy”.

Đi rồi thế nào ở làng cũng túm năm tụm ba kháo nhau: “nhà ấy... hôm nay nó xuống phố huyện, chẳng biết có biết lối mà ghé vào chỗ con ấy… ở mậu dịch không...”
Khi trở về th́ từ đầu làng tới cuối làng, thế nào cũng hết người nọ đến người kia túm lấy mà hỏi đủ thứ chuyện về chị mậu dịch viên quư hóa muôn vàn t́nh thương mến ấy.

Có một người làng làm nhân viên ở cửa hàng mậu dịch huyện, có ǵ phi thường đâu nhỉ, có ǵ mà cả làng cứ phát rồ lên như thế?
Thỉnh thoảng tôi vẫn có cái thắc mắc cỏn con ấy.
Vậy mà lắm lúc, chính tôi cũng không khỏi hănh diện trước đám bạn học về việc có một chị người làng làm trong mậu dịch huyện.

Lần nào xuống đó, tôi cũng đem chị ra khoe. Song khổ một nỗi là chẳng lần nào tôi gặp được chị tại đúng cái chỗ thiên đường của những cái bụng rỗng ấy. Tôi đă sắp trở thành một tên khoác lác trong mắt đám bạn th́ may quá, lần ấy, tôi thoáng thấy bóng chị phía trong quầy hàng.

Mừng quá, tôi vội vàng hét tướng lên gọi chị. Và… niềm tự hào của cả làng tôi (lạy giời) cũng đă kịp nhận ra tôi.
Chị quay lại, nh́n tôi nhoẻn cười, lại c̣n gọi đúng tên tôi ra nữa chứ.
Chỉ cần thế thôi. Tôi đă hoàn toàn sung sướng và măn nguyện, đủ để vênh mặt trước những ánh mắt tin tưởng, nể nang của lũ bạn học.

Song niềm hạnh phúc vô bờ của tôi không dừng ở đó. Hôm ấy chính chị là người đứng quầy, chế từng bát phở rồi đẩy qua một cái khay nhôm.
Chúng tôi xếp hàng đứng bên ngoài quầy, tḥ tay qua cái lỗ ṭ ṿ, trao cho chị miếng tích kê nhỏ làm bằng tôn mua ở trước cửa mậu dịch rồi nhận lấy bát phở bưng ra bàn ngồi ăn.

Khi đến lượt tôi, chị tỏ ra ưu ái hơn đối với những người khác là tự tay đẩy một bát phở đến cho tôi.
Cảm động quá, thậm chí tôi c̣n cảm thấy h́nh như chị nháy mắt với tôi một cái rồi mới nhẹ nhàng quay mặt đi chỗ khác.

Bát phở không người lái hôm đó cũng vẫn ngon lành như mọi khi. Tôi đă cố t́nh ăn thật chậm, cốt kéo dài cái sự sung sướng không mấy khi có được như thế này.
Khi ăn đến miếng cuối cùng, tôi bỗng bàng hoàng phát hiện có một miếng thịt được dấu dưới đáy bát phở. Đích thị đây là ân huệ mà chị người làng quư hóa đă dành cho tôi.

Tôi đă hiểu cái nháy mắt kín đáo lúc năy của chị. Cảm động đến đờ người, tôi lặng lẽ quay đầu quan sát xung quanh.
Lác đác mấy người nông dân áo bạc, cả đám bạn tôi, ai nấy cũng đều đang cúi đầu ś soạp trước những bát phở không người lái của ḿnh. Không một ai biết cái kết tuyệt vời trong bát phở của tôi, đang hiện hữu ngay trước mặt tôi…
Ôi miếng thịt dấu dưới đáy bát phở không người lái…

Về sau này mỗi khi tập tọe viết truyện ngắn, tôi đều nhủ rằng cố viết sao cho có một cát kết... có hậu.
Cũng như bát phở không người lái kia, dù phía trên chỉ toàn nước với bánh, th́ cũng nên cố dấu ở dưới đáy, dẫu chỉ là một mẩu thịt...