Có một ngôi đền Việt Nam giữa ḷng Paris

Brown Sugar

Không chỉ độc đáo về kiến trúc, đền kỷ niệm Tử sĩ Đông Dương c̣n là một chứng nhân lịch sử cho mối quan hệ Pháp – Việt



Đền kỷ niệm Tử sĩ Đông Dương hay Hoài Nam nghĩa sĩ miếu là tên gọi một ngôi đền Việt dựng trong Vườn thuộc địa (Jardin colonial de Nogent-sur-Marne) nằm ngoại ô Paris nước Pháp. Đây là một công tŕnh đặc biệt, được coi là một chứng nhân lịch sử cho mối quan hệ Pháp – Việt.



Lịch sử ngôi đền bắt đầu vào năm 1905, khi quan đẩu tỉnh Thủ Dầu Một là Ernest Outrey đă ra lệnh làm cấp tốc một ngôi nhà bằng gỗ dựa theo kiểu thức của đ́nh Bà Lụa, sau đó chuyên chở bằng tàu đem qua Pháp để tham dự cuộc triển lăm Colonial Exhibition Marseille tổ chức vào năm 1906.

Năm 1907, chính quyền Pháp đem công tŕnh đến triển lăm lần thứ hai trong một khu vườn ở vùng ngoại vi Paris (đường 45bis, đại lộ Belle-Gabrielle, ở Vườn thuộc địa). Ngôi đền nằm tại vị trí này cho đến nay.

Vào thời điểm Thế chiến I kết thúc, người Pháp mới nghĩ đến việc dành một phần trong Vườn thuộc địa để xây dựng những đài tưởng niệm các chiến sĩ xuất thân từ những xứ thuộc địa của Pháp đă hy sinh. Để phản ánh văn hóa của từng dân tộc, người ta cho xây dựng các đền đài tưởng niệm mang phong cách kiến trúc đặc trưng truyền thống của các dân tộc đó.

Ngôi nhà đ́nh phục vụ triển lăm của xứ Nam Kỳ đă được người Pháp tận dụng làm ngôi đền tưởng niệm hơn 1.500 người lính Việt Nam tử trận v́ nước Pháp.

Vào ngày 9/6/1920, lễ khánh thành ngôi đền được tổ chức trang trọng với sự tham dự của nhiều quan chức cao cấp Pháp như Albert Sarraut, thống chế Joffre, Alexandre và Đặng Ngọc Oanh – viên quan đại diện cho Hoàng Đế Việt Nam. Ngoài ra c̣n có các cựu chiến binh Việt, Pháp đang sinh sống tại Pháp.



Trước đó, người ta cho phục hồi lại bàn thờ và các vật dụng trang trí được thực hiện bởi chính các nghệ nhân người Việt trong Nam ngoài Bắc: gốm Cây Mai trong Nam, những tấm biển sơn mài ngoài Bắc, một chiếc lư đồng như phiên bản của cửu đỉnh tại cung thành Huế. Các lễ vật cúng bái như nhang đèn, pháo, trống, chiêng…cũng được chuyên chở gấp rút từ Việt Nam qua.

Từ lúc đó, ngôi đền trở thành điểm tham quan lễ bái cho những người Việt Nam có dịp đến Pháp. Vị thượng khách quan trọng bậc nhất trong số này chính là nhà vua của An Nam. Vào ngày thứ hai, 26/6/1922, vua Khải Định (vị vua Việt Nam đầu tiên công du sang Pháp) với con trai là hoàng tử Bảo Đại, cùng quan Thượng thư Thuộc địa Albert Sarraut đến thăm ngôi đền.


https://tachcaphe.com/anh-co-mot-ngoi-den-viet-nam-giua-long-paris/