Results 1 to 5 of 5

Thread: Buông Bỏ

  1. #1
    Anamit
    Guest

    Buông Bỏ

    Buông B




    Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:

    Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?

    Sư phụ: Không đúng!

    Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?

    Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?

    Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền? Quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại?”

    Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.

    Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?

    Sư phụ: Thay thế và hoán chuyển

    Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!


    Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?

    Đệ tử: Không thể được.

    Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?

    Đệ tử: Con nghĩ không được.

    Sư phụ: Tại sao?

    Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.

    Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?

    Đệ tử: Vậy thì được.

    Sư phụ: Tại sao?

    Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.


    Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán chuyển. Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn.

    Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ;

    dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham;

    dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng;

    dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp;

    dùng chánh niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng;

    dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ;

    dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được ích kỷ!


    Tu tập không phải là buông bỏ, mà là hiểu lẽ để hoán chuyển.

    ( Sưu tầm)

    Ảnh: Bồ Câu Xanh, Green Pigeon




  2. #2
    Senior Member Quada09's Avatar
    Join Date
    Sep 2015
    Posts
    2,265
    Post Thanks / Like


    Thật ra "buông bỏ" trong đạo Phật là dịch sai vì đưa đến hiểu lầm tai hại là "vứt bỏ" = abandon.

    Của cải, danh vọng, tự nó không làm khổ. Cái khổ chính là sự "trói buộc" (Attachment) vào chúng, lo sợ đánh mất chúng.và vì chúng là vô thường nên rất phù du, cho nên chắc chắn sẽ mất và chắc chắn sẽ khổ !!

    Cho nên muốn không khổ vì chúng thì phải biết cắt đứt sợi dây vô hình trói mình chặt vào của cải, danh vọng nghĩa là NO ATTACHMENT. (dịch thành buông bỏ không đúng lắm !).

    Ví dụ :

    - Nếu trúng số và nếu thích thì cứ mua xe Ferrari, BMW hay Mercedes đi cho sướng nhưng không ATTACHMENT vào chúng, nghĩa là ngày nào mất xe sang thì đi Bus, nhưng lòng vẫn an nhiên tự tại. Đó chính là NO ATTACHMENT trong đạo Phật.

    - Tương tự, có tiền đi ăn nhà hàng sang trọng ngon miệng, nhưng khi ăn mì gói ở nhà cũng thấy NGON như nhau !

    Cho nên "buông bỏ" trong đạo Phật không có nghĩa là vứt bỏ của cải vật chất như nhiều người lầm tưởng và do đó chỉ trích đạo Phật là tiêu cực, bi quan....

    Người ta thường nói "Tiền bạc không đem lại hạnh phúc" nhưng chỉ những nhà triệu phú, tỉ phú mới quán triệt được câu này thôi.

    Muốn "buông bỏ" - ABANDON - thì phải có rồi mới thấy cái mình có chả đem lại hạnh phúc như mình tưởng và khi ấy mới bình thản "buông bỏ" được !

    Người lo chạy tiền bỡ hơi tai thì không bao giờ chấp nhận và hiểu được câu nói trên !!

    Ông Thích ca "buông bỏ" được vinh hoa phú quý để đi tìm đạo vì ông ta đã CÓ TẤT CẢ nên ngộ được sự vô thường của danh vọng, của cải.

    Nếu ông Thích ca xuất thân "homeless" thì sức mấy ông ta tìm ra được con đường diệt khổ của Phật giáo !! Mà cho dù ông ta tìm ra thì những lý thuyết của ông ta cũng chỉ là phét lác mà thôi !!

  3. #3
    Anamit
    Guest
    Theo Mít thì dùng chữ "ràng buộc hay lệ thuộc"Sư Ông nghĩ thế nào?

  4. #4
    Senior Member Quada09's Avatar
    Join Date
    Sep 2015
    Posts
    2,265
    Post Thanks / Like


    Có lẽ "ràng buộc" gần nhất với "attachment".

    Bàn thêm chút về ATTACHMENT trong đạo Phật.

    Một trong những cái khổ trong cuộc đời là "tình thương" hay "tình yêu" mà ta gọi là "Love" (Amour tiếng Pháp).

    Cái mà mọi người gọi Love, thực chất chỉ là ATTACHMENT vào 1 đối tượng vì đối tượng đó đem lại vui sướng, "hạnh phúc" cho chính mình. Nếu đối tượng của Love không còn mang lại "hạnh phúc" cho mình thì hết còn Love và Love có thể chuyển sang ghét bỏ, thù hằn !

    Cho nên Love thực chất là tự thương mình, qua trung gian là đối tượng ! Đó chính là ATTACHMENT !

    Ví dụ ta thường ca ngợi tình mẹ thương con.

    Người mẹ có 2 đứa con A và B.

    Thằng A học hành đỗ đạt cao, làm bác sĩ, công danh phú quý dẫy đầy thì bà mẹ hạnh phúc vì nở nang mày mặt với thiên hạ.

    Thằng B chơi bời lêu lổng, hút xì ke ma túy, lang thang vô nghề nghiệp, làm bà mẹ xấu hổ với thiên hạ.

    Khỏi cần bàn thì bà mẹ Love thằng A và ghét thằng B nghĩa là ATTACHMENT với thằng A và không ATTACHMENT với thằng B.

    Vậy thì tình mẹ thương con có thật không ? Câu trả lời là KHÔNG vì nếu có thật Love thì người mẹ phải Love A và B ngang nhau !

    Cho nên tình thương (Love) không có chỗ trong đạo Phật.

    Người tu đắc đạo không còn Love (ATTACHMENT), vì đã đạt đến Niết bàn nghĩa là hoàn toàn NO ATTACHMENT.

    Có còn chăng là lòng Trắc ẩn (compassion) nghĩa là cảm thông với những đau khổ của người khác thôi, nhưng tuyệt đối diệt bỏ hẵn LOVE, nguồn gốc sinh ra khổ đau !!




  5. #5
    Anamit
    Guest

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •