Vào một ngày cuối tháng Chín đầu mùa thu mưa phùn lất phất, chúng tôi đi Gravenhurst thăm viếng Nhà Tưởng Niệm Bethune, một di tích lịch sử quốc gia Canada. Đó là ngôi nhà chào đời của Norman Bethune (3/3/1890 – 12/11/1939), bên cạnh là một Viện Bảo Tàng lưu trữ tài liệu và chứng vật về cuộc đời ly kỳ của vị bác sĩ này.

Tại sao câu chuyện đời ông ly kỳ? Làm thế nào một bác sĩ Canada chào đời và lớn lên ở thị trấn Gravenhurst thuộc tỉnh bang Ontario rốt cục lại trở thành một trong những vị anh hùng vĩ đại nhất của Trung Hoa lục địa kể từ thời Mao Trạch Đông cho đến ngày nay? Từng đoàn xe buưt chở du khách người Trung Hoa đến thăm viếng nơi đây mỗi ngày đă đủ nói lên điều đó. Hàng triệu người dân Hoa Lục đă xem ông là thần tượng vĩ đại của họ v́ ông đă dốc ḷngcứu chữa bao nhiêu sinh mạng người Trung Hoa.
Norman Bethune là ai? Ông có nguồn gốc gia đ́nh từ thời của William Đại Đế xa xưa và bao gồm nhiều thế hệ bác sĩ giải phẫu trên đảo Skye của Tô Cách Lan. Ông nội của ông đă bị cầm tù trong cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ v́ sự trung thành của ông đối với đế quốc Anh. Khi được thả ra, ông nội của Norman Bethune đă trốn sang Canada. Có lẽ Norman Bethune đă thừa hưởng tính thích phiêu lưu mạo hiểm từ cha ông là Malcolm Bethune, người đă thửthời vận nuôi cừu ở Úc rồi nhảy qua đi trồng cam ở Hawaii. Chính nơi đây, Malcolm đă gặp và kết hôn với một nhà truyền giáo nhiệt thành, Elizabeth Ann Goodwin. Người vợ đă chuyển đổi chồng ḿnh; Malcolm trở thành mục sư và làm phận sự ở Gravenhurst, nơi Norman sinh ra đờingày 3 tháng Ba năm 1890.

H́nh 2: Bethune Memorial House ở Gravenhurst được khánh thành vào Tháng 5 năm 2013

Ở tuổi thiếu niên, Bethune theo học tại Owen Sound Collegiate Institute, một loại trường trung học đệ nhị cấp của tỉnh bang Ontario. Trường này hiện nay trở thành “Owen Sound Collegiate and Vocational Institute”, trường đào tạo nghề chuyên môn kỹ thuật. Tốt nghiệp trường này năm 1907 lúc 17 tuổi, ông theo học tại Trường Đại học Toronto. Norman lớn lên với tâm niệm rằng ở đời ḿnh nên giúp đỡ những người kém may mắn hơn ḿnh mặc dù ông là người khó tính.
V́ vậy, năm 1911, ông nghỉ học một năm để t́nh nguyện làm giáo viên cho Frontier College, tên của một tổ chức với sứ mạng giúp đỡ những người ít học. Các giáo viên của tổ chức này đi đến những cộng đồng khai thác gỗ và hầm mỏ ở vùng xa xôi trên miền bắc Ontario để dạy cư dân ở đó trau dồi học vấn.
Năm 1914, khi Thế chiến Thứ nhất nổ ra ở Châu Âu, một lần nữa ông tạm gác việc đang học trường y. Thôi thúc bởi tinh thần yêu nước và ưa mạo hiểm, ông gia nhập Đội cứu thương Số 2 của Quân đội Canada với tư cách là một nhân viên tải thương nơi mặt trận ở Pháp. Ông bị thương v́một mảnh đạn pháo trúng chân và phải trải qua 3 tháng hồi phục tại một bệnh viện Anh. Ông ghi lại thủ bút: “Sự bắn giết nhau ở mặt trận đă làm cho tôi kinh hoàng. Với tôi, chiến tranh chẳng có ǵ là vinh quang cả.” Sau khi b́nh phục, ông quay trở lại Toronto để hoàn tất chương tŕnh y khoa và nhận bằng cử nhân vào tháng 12 năm 1916. Một trong những người bạn cùng lớp của ông là Frederick Banting, người sau đó đă nổi tiếng là người t́m ra insulin.
Năm 1917, khi cuộc Thế chiến thứ nhất vẫn chưa kết thúc, Bethune gia nhập Hải quân Hoàng gia với tư cách là một bác sĩ giải phẫu tại Bệnh viện Chatham ở Anh. Năm 1919, ông bắt đầu 6 tháng thực tập sinh chuyên về các bệnh trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng ở London. Sau đó ông đến Edinburgh, nơi ông nhận được bằng bác sĩ chuyên khoa giải phẫu tại Trường Cao Đẳng Hoàng gia vào ngày 3 tháng 2 năm 1922.
Năm 1923, ông kết hôn với Frances Penney, người mà ông gặp và trở thành thân quen từ 3 năm trước. Sau một năm trăng mật vung vít du lịch khắp Châu Âu và tiêu xài phần lớn của cải, cặp vợ chồng mới cưới chuyển đến Detroit, Michigan, nơi Bethune bắt đầu mở pḥng mạch tư vừa làm thêm công việc giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Detroit.
Năm 1926, ông được chẩn đoán bị bệnh lao và phải điều trị tại viện bài lao Trudeau Sanatorium ở New York. Tại đây, ông tận mắt nh́n thấy phương cách chữa trị bệnh lao chưa đạt hiệu quả. Vào thời điểm này, Frances Penney, vợ ông, nộp hồ sơ xin ly dị và trở về quê nhà ở Tô Cách Lan. Năm 1929, Bethune tái hôn với Frances Penney để rồi ly dị một lần nữa vào năm 1933.

Tháng 9 năm 1928, ông trở lại Bệnh viện Hoàng gia Victoria ở Montréal và làm việc ở đấy suốt 8 năm, cống hiến hết ḿnh để giúp đỡ các nạn nhân lao khác và nghiên cứu giải phẫu lồng ngực.Ông nghiên cứu, thử nghiệm, và khi ông thấy các dụng cụ giải phẫu không thích hợp, ông đă phát minh ra những cái mới hoặc tái thiết kế 12 dụng cụ y tế và giải phẫu; một số trong số đó vẫn c̣n được sử dụng cho đến ngày nay.
Ông cũng viết một khối lượng lớn tác phẩm mô tả những đổi mới trong kỹ thuật giải phẫu lồng ngực, những tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích cho các bác sĩ thế hệ sau.
Nhằm mục đích làm gương, ông mở một pḥng mạch khám bệnh miễn phí cho người nghèo, đa số là những người thất nghiệp không lợi tức và gia đ́nh họ. Ông lên tiếng chê trách các đồng nghiệp bác sĩ y khoa, những người chỉ ham phục vụ khách hàng bệnh nhân giàu để thu được lệ phí cao nhưng lại tránh né viện cớ không có th́ giờ để chữa bệnh cho người thiếu điều kiện.
Bethune ngày càng trở nên quan tâm đến các khía cạnh kinh tế xă hội của bệnh tật. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm của thập niên 1930 đă làm cho bao nhiêu người lầm than cơ cực. Bethune thường xuyên t́m kiếm người nghèo và cung cấp cho họ sự chăm sóc y tế miễn phí. Ông thách thức các đồng nghiệp chuyên môn của ông hăy cùng nhau kêu gọi chính phủ thực hiện cải cách cơ bản về chăm sóc y tế và chăm sóc sức khoẻ tại Canada. Nhưng mọi khuyến nghị của ông đều gặp phản ứng thờ ơ; điều đó đă làm cho ông trở nên cay đắng và vỡ mộng. Ông đă thất bại.
Năm 1935, Bethune viếng thăm Liên Xô để quan sát trực tiếp hệ thống chăm sóc sức khoẻ của họ. Trở về nước vào mùa đông năm ấy, ông gia nhập Đảng Cộng sản Canada, công khai xác định lư tưởng Cộng sản.
Vào ngày 24 tháng 10 năm 1936, Bethune lên tàu qua Tây Ban Nha để ủng hộ cuộc chiến chống Phát xít. Ở đó, ông đă mua xe cứu thương và tổ chức bộ máy truyền máu di động đầu tiên trên thế giới;Bethune và toán y tế nhỏ của ông có khi thực hiện tới 100 lần truyền máu mỗi ngày, cứu sống bao nhiêu sinh mạng.

Trở về Canadangày 6 tháng 6 năm 1937, ông đi diễn thuyết nhiều nơi để kêu gọi người t́nh nguyện và quyên góp tài vật cho cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Nhưng khi ông tuyên bố công khai rằng ông là thành viên của Đảng Cộng Sản, ông biết sự nghiệp của ông ở Canada đă kết thúc. Ông đành bỏ ư định quyên tiền cho hoạt động chống Phát-xít ở Tây Ban Nha và nhanh chóng chuyển sự quan tâm đến cuộc chiến tranh đang được tiến hành bởi lực lượng cộng sản chống lại quân xâm lược Nhật Bản ở Trung Quốc. Theo ông nghĩ, Tây Ban Nha và Trung Quốc đều là một phần của cùng một trận chiến.

H́nh 3: Ngôi nhà chào đời của bác sĩ Norman Bethune ở Gravenhurst, nay là Di tích Lịch sử Quốc gia

Thế là vào ngày 8 tháng 1 năm 1938, Bethune cầm đầu một nhóm có tên là Đơn Vị Y Tế Lưu Động Canada và Mỹ (The Canadian-American Mobile Medical Unit) lên đường đi Hoa Lục. Ông đến tỉnhThiểm Tây xa xôi, nhưng v́ tuyến đường tàu hỏa thường bị quân Nhật làm gián đoạn, chuyến đi của ông phải mất bốn tháng. Ông đi xe lửa với vé hạng ba, ngồi cùng toa với những người lính và người tị nạn, nằm ngủ trên túi gạo. Trong suốt cuộc hành tŕnh trắc trở, ông ra tay chăm sóc cho hành khách thường dân và binh lính. Cuối cùng ông đă đến được Diên An, nơi người Trung Quốc chúc mừng ông đă trở về từ cơi chết. Trong một hang động âm u chỉ thắpcó một ngọn nến duy nhất, ông đă gặp Mao Trạch Đông.
Mao mời Bethune giúp. Bethune lập một Đội Quân y Lưu động gồm 18 người. Mao tặng cho Bethune món quà là một con ngựa trắng mà quân Trung Hoa đă tịch thu được từ quân Nhật.
Bethune tổ chức xây dựng một bệnh viện ở Sung-yen K’oun, nhưng chỉ ba tuần sau là đă bị quân Nhật chiếm lấy. Bethune vội vă tập hợp đơn vị quân y lưu động và tiến ra mặt trận. Người Trung Hoa khắp nước truyền tụng cho nhau nghe những câu chuyện về sự cao cả của Bethune: ông nhường quần áo của chính ông cho người bị thương, ông tự hiến máu của ông để truyền cho thương binh cần máu, và ông gấp rút lái xe đi 25 km để cấp cứu một người lính.

H́nh 4: Tranh vẽ bác sĩ Bethune đang cứu người

Cuộc sống quá khắt khổở một nơi xa lạ đă ảnh hưởng đến tinh thần dù bất khuất của Bethune. Ông chỉ nói được một ít Hoa ngữ và ông cảm thấy rất cô đơn. Thèm nhớ nếp sống an b́nh, ông viết thư tâm t́nh với một người bạn ở quê nhà Canada: “Có phải ở đấy sách vẫn đang được viết chứ? Âm nhạc vẫn đang được tŕnh tấu chứ? Bạn có đang khiêu vũ, đang uống bia, đang xem phim ảnh không? Tôi nghĩ từ khá lâu nay tôi đă không hưởng được sự sung sướng hạnh phúc.”
Một ngày sau khi đă thực hiện mười ca giải phẫu, ông viết mấy ḍng than thở “Đúng là tôi đă quá mệt mỏi v́ công việc, nhưng ngược lại, tôi được họ đối xử bằng tấm ḷng tử tế hết mức như một đồng chí cao cả.”
Bethune lên kế hoạch định rời khỏi Trung Quốc trong 3 hoặc 4 tháng, nhưng ông có quá nhiều việc phải làm trước khi rời đi. Ông dẫn dắt đội quân y của ông dọc theo các tuyến đường băng giá đến chân dăy núi Mo-t’ien. Ở đó, trong một cuộc giải phẫu cho một thương binh Trung Hoa mà không có mang găng tay, ông bị đứt tay chảy máu và bị nhiễm trùng rồi chết v́ ngộ độc máu (septicemia) ngày 12 tháng 11 năm 1939 tại ngôi làng nhỏ bé Huanshih K’ou.
Sau khi ông qua đời, người dân địa phương đă mang thi thể ông đi suốt bốn ngày đường qua nhiều đồi núi gần đó để chôn cất tạm. Chỉ vài tháng sau, quan tài ông được di chuyển một lần nữa và được đặt trướccông chúng cho hàng chục ngàn người dân địa phương bày tỏ ḷng tôn kính. Năm 1952, sau khi chiến tranh thực sự chấm dứt, mộ của bác sĩ Bethuneđược chuyển đến Công viên Tưởng niệm Liệt sĩ tại thành phố Shijiazhuang (Thạch Gia Trang), tỉnh Hà Bắc.
Qua bài điếu văn, Mao Trạch Đông ca tụng ông không tiếc lời: “Tinh thần hy sinh vị tha quảng đại của bác sĩ Bethune, sự quên bản thân để cống hiến hết cuộc đời ḿnh cho tha nhân đă được thể hiện rơ qua ư thức trách nhiệm cao độ trong công việc và tấm t́nh yêu thương to lớn của ông đối với tất cả mọi người.”

Những lời Mao ngợi ca Bethune đă đi vào sách giáo khoa và đă được hàng triệu học sinh Trung Hoa thuộc nằm ḷng và ăn sâu vào tâm trí của bao nhiêu thế hệ người Trung Quốc trong 80 năm qua.
Một ngôi mộ lớn được xây dựng và một bức tượng Bethune được dựng lên bên cạnh như một đài tưởng niệm. Trong công viên, một bảo tàng nhỏ trưng bày một loạt các bức ảnh của bác sĩ Bethune và một bộ sưu tập các dụng cụ y tế mà ông đă sử dụng nơi chiến trường. Mỗi năm vào ngày quét mộ, hàng trăm người dân địa phương cắm hoa và ṿng hoa trên tượng đài để tưởng nhớ cuộc đời và công ơn của ông đối với dân tộc Trung Hoa.

H́nh 5: Mộ bác sĩ Norman Bethune (3/3/1890 – 12/11/1939) ở Nghĩa Trang Shijiazhuang, Trung Quốc

Cũng như đài tưởng niệm, bác sĩ Bethune đă được nhớ đến theo một số cách khác nhau trên khắp Trung Quốc. Một số bệnh viện và chẩn y viện (pḥng khám y tế) đă được đặt tên để vinh danh ông, bao gồm Bệnh viện Ḥa b́nh Quốc tế Norman Bethune (Norman Bethune International Peace Hospital) nằm đối diện bên kia đường từ ngôi mộ của ông. Ngoài ra c̣n có các cơ sở khác mang tên ông như Trường Đại học Y khoa Norman Bethune tại thành phố Trường Xuân (Changchun), tỉnh Cát Lâm (Jilin), Trường Cao Đẳng Quân Y Bethune và Trường Cao Đẳng Y Khoa Chuyên Ngành Bethune ở thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc.
Năm 1991, Huân chương Norman Bethune được thành lập để ban thưởng cho những ai trong ngành y xuất sắc có công đóng góp và có tinh thần phục vụ nhân đạo. Đó là vinh dự y tế cao nhất được trao ở Trung Quốc.
Tại Canada, trong thập niên 1970, chính phủ Canada mua lại ngôi nhà Bethune chào đời ở Gravenhurst để sử dụng nó như một viện bảo tàng. Được điều hành bởi Cơ quan Công viên Canada, viện bảo tàng giáo dục du khách về cuộc đời của bác sĩ Bethune và những đóng góp của ông cho thế giới y học cũng như sự dấn thântranh đấu của ông cho công bằng xă hội.

Vào tháng 8 năm 2000, bà quan Toàn Quyền (Governor General) của Canada lúc bấy giờ là Adrienne Clarkson, một công dân Canada gốc Trung Hoa, đă đến viếng thăm Gravenhurst và làm lễ khánh thành bức tượng đồng Bethune dựng trước Nhà hát Lớn trên Muskoka Road, con đường chính của thành phố.
Thành phố Montreal Quebec đă thiết lập một quảng trường công cộng và dựng lên một bức tượng vinh danh ông, nằm gần ga tàu điện ngầm Guy-Concordia. Lễ kỷ niệm được tổ chức vào ngày 13 tháng 10 năm 2010, nhằm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Canada và Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa và nhân dịp khai mạc triển lăm “Cuộc đời Norman Bethune”.

Riêng ở Toronto có hai cơ sở giáo dục mang tên Bethune là Norman Bethune College thuộc Trường Đại Học York, và Dr. Norman Bethune Collegiate Institute ở Scarborough.
Bác sĩ Norman Bethune sống 49 năm cuộc đời dập dồn biến cố ly kỳ, khởi từ quê nhà Canada đến các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Liên Xô và Trung Hoa. Ông tham dự Thế Chiến Thứ Nhất, Nội Chiến Tây Ban Nha và sau cùng, trong gần hai năm cuối đời,giúp Mao Trạch Đông chống lại cuộc xâm lăng của Nhật Bản để rồi chết v́ phận sự của một người y sĩ suốt đời tận tụy và trở thành anh hùng của dân tộc Trung Hoa.

N.Thanh Hoàng
Tháng 3-2019, kỷ niệm sinh nhật thứ 129 của bác sĩ Norman Bethun