Người Nga từng bị đạo quân Thành Cát Tư Hăn chinh phạt như thế nào

Đế chế Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hăn từng khiến cả thế giới kinh sợ, và vùng đất lạnh giá của người Nga cũng không phải ngoại lệ.

Quân Mông Cổ tận dụng thời tiết giá lạnh ở Nga để tấn công.

Nước Nga trong suốt chiều dài lịch sử chứng kiến nhiều chiến thắng vang dội, nhưng cũng có cả những thất bại nặng nề. Những thất bại đó không chỉ khiến Nga mất đi một phần lănh thổ, mà thậm chí c̣n đe dọa đến sự tồn vong. Loạt bài này sẽ điểm lại những thất bại lớn nhất của Nga trong lịch sử.
Đầu thế kỷ 13, đội quân Mông cổ hùng mạnh đem quân xâm chiếm khắp thế giới và lănh thổ Nga khi đó cũng không phải ngoại lệ. Từng thành tŕ của người Nga rơi vào tay quân Mông Cổ, đi kèm với đó là sự hủy diệt trên diện rộng, khiến dân số Nga giảm mạnh.Trong nhiều thập kỷ sau đó, Nga hoàn toàn phụ thuộc vào Mông Cổ và phải mất rất nhiều thời gian để người Nga có thể khôi phục nền kinh tế và văn hóa. Điều này khiến Nga tụt hậu về phát triển so với nhiều nước phương Tây thời bấy giờ.Bối cảnh lịch sửĐế chế Mông Cổ phát triển cực thịnh dưới thời Thành Cát Tư Hăn. Ông là người thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, tập trung sức mạnh dưới quyền một người.Nổi lên từ Trung Á, mục tiêu đầu tiên của Thành Cát Tư Hăn là nhà Kim (Trung Quốc), vốn thường xuyên quấy nhiễu các bộ lạc Mông Cổ. Chỉ sau 10 năm, đội quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hăn đă tiến sâu vào lănh thổ nhà Kim tới tận nằm giữa Vạn lư trường thành và sông Hoàng Hà, bao gồm cả thủ đô của nhà Kim khi đó là Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay).

B́nh định Nhà Kim, Thành Cát Tư Hăn mở rộng lănh thổ Mông Cổ về phía tây, lần lượt hạ các thành tŕ của người Hồi giáo, sau khi các vương quốc này từ chối giao thương với Mông Cổ.

Tốc Bất Đài là vị tướng kỳ tài của Mông Cổ.

Trong những năm cuối đời, Thành Cát Tư Hăn đem đạo quân chủ lực về quê hương, hầu như ít tham gia chiến trận. Trong khi đó, đạo quân Mông Cổ khác do hai tướng Mông Cổ là Triết Biệt và Tốc Bất Đài mở rộng lănh thổ Mông Cổ về phương bắc, hướng đến vương quốc Rus - chính là nước Nga, Ukraine và Belarus ngày nay.

Đúng với phong cách của người Mông Cổ, khi đặt chân đến lănh địa của người Rus, Mông Cổ yêu cầu được tự do giao thương và yêu cầu vương quốc Rus phục tùng.
Người Rus khi đó không lạ ǵ với cách hành xử đó. Vậy nên khi sứ giả Mông Cổ đến thủ đô vương quốc Rus th́ ngay lập tức bị sát hại. Thông điệp đáp trả rất đơn giản, rằng người Rus không bao giờ chấp nhận phục tùng Mông Cổ.Mông Cổ cũng không cho người Rus cơ hội lựa chọn.

Thừa lệnh Thành Cát Tư Hăn, các danh tướng Mông Cổ là Triết Biệt và Tốc Bất Đài mỗi người thống lĩnh 1 vạn binh mă cướp phá vùng đất của người Rus.
Một thập kỷ sau đó là giai đoạn khói lửa không ngừng ở các thành tŕ của người Rus, từ các trung tâm kinh tế, văn hóa như Kiev, Novgorod, cho đến một Moscow khi đó chỉ là ngôi làng nhỏ.

Trận chiến sông Kalka

Người Rus khi đó không hề biết đến sức mạnh của đạo quân Mông Cổ hùng mạnh. Măi đến khi quân Mông Cổ đến sát vách, hoàng gia Nga mới cử lực lượng đi nghênh chiến cùng với lực lượng người du mục Cuman.

Năm 1223, trên bờ sông Kalka (ngày nay là vùng Donetsk), 20.000 quân Mông Cổ quyết chiến một trận sống mái với liên minh người Rus. Đích thân các hoàng tử Nga khi đó dẫn khoảng 80.000 quân giao tranh.
Quân Mông Cổ khi đó yếu thế hơn hẳn, lại không có viện binh của Thuận Xích, con trai cả Thành Cát Tư Hăn, v́ bị ốm. Triết Biệt và Tốc Bất Đài nghe tin liền cho quân giả bộ như rút về phía đông. Mặt khác để lại 1.000 quân thăm ḍ.

Quân Mông Cổ chủ yếu là kị binh bắn cung đă khiến cho người Nga hứng chịu tổn thất nặng nề.

Lực lượng nhỏ nhoi này bị phe Rus giết hết, nhưng nhờ vậy mà người Mông cổ nhận ra rằng các hoàng tử Rus chiến đấu hoàn toàn tự phát, không theo chiến lược chung.

Sau khi kéo giăn quân Rus trong chín ngày giả bộ như bỏ chạy, quân Mông Cổ quay sang đối diện với lực lượng truy kích tại dọc sông Kalka. Kỵ binh Mông Cổ tận dụng ưu thế tốc độ, sử dụng cung tên đánh tan hàng ngũ từng hoàng tử Rus.


Nhiều hoàng tử bỏ mạng ngay trên chiến trường, những người khác không kịp bỏ chạy cũng bị ném xuống hào, dẫn đến chết ngạt hoặc găy xương.

Chiến thắng này giúp người Mông Cổ gieo rắc nỗi sợ hăi trên khắp đất Nga. Triết Biệt và Tốc Bất Đài cũng không hề vội vàng, để lại một lực lượng đồn trú, c̣n lại rút về vùng thảo nguyên của sông Syr Darya (Kazakhstan ngày nay).

Nắm rơ t́nh h́nh nước Nga, 14 năm sau, Tốc Bất Đài cùng tướng Mông Cổ khác là Bạt Đô thống lĩnh 75.000 quân chinh phục vương quốc Rus. Trong trận đánh mở màn, hoàng tử Vladimir được lệnh đem quân “tiêu diệt những kẻ xâm lược”. Nhưng không ngờ quân Rus bị đánh tan, hoàng tử Vladimir bỏ chạy về Moscow, khi đó chỉ là một ngôi làng giao thương nhỏ.

Thất bại ở Kiev năm 1240 khiến người Nga phải phụ thuộc vào Mông Cổ suốt nhiều thế kỷ về sau.

Ngôi làng nhanh chóng sụp đổ sau 5 ngày giao tranh c̣n hoàng tử Vladimir bị bắt sống. Hai tuần sau, hoàng tử bị xử tử khi quân Mông Cổ tiến vào thành phố Vladimir.Chiến dịch quân sự của người Mông Cổ chỉ chấm dứt với sự sụp đổ của thành Kiev vào năm 1240. Gần như toàn bộ thành phố bị thiêu rụi hoàn toàn.

Đạt được mục đích trên đất Nga, đại quân Mông Cổ chuyển hướng sang Tây Âu, v́ phương Đông “đă hết mục tiêu chinh phạt”.


Chiến dịch quân sự của Mông Cổ trên đất Nga tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng. Ước tính 7% dân số Rus, tương đương 500.000 người khi đó bị sát hại. Nhiều thành tựu văn hóa của người Rus bị hủy hoại hoàn toàn và măi đến 300 năm sau, người Nga mới dần thoát khỏi sự thống trị của Mông Cổ.