Jenny Cockell và cuộc hội ngộ với những đứa con của kiếp trước

Cuộc hội ngộ đầy cảm động của Jenny Cockell với những đứa con trong kiếp trước của cô là câu chuyện có thật minh chứng rơ ràng cho sự luân hồi được giảng nói trong Phật giáo.


Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi là Jenny Cockell, đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire, Anh quốc, đă đoàn tụ với năm người con của bà trong kiếp trước, tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Ireland.
Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền h́nh của chương tŕnh 20/20 ABC, Hoa Kỳ, đă đến tận nơi đây làm phóng sự về câu chuyện tái sinh của bà mẹ này, cùng hội họp với những người con trong kiếp sống trước của bà. Đây là câu chuyện tái sinh có thực, đă xảy ra vào cuối thế kỷ XX, một câu chuyện cảm động về một người mẹ đi t́m con vượt qua ranh giới quốc gia, trở về kiếp quá khứ.


Ngay từ nhỏ, Jenny luôn nhớ về Mary, một kiếp trước nào đó của cô tại một ngôi làng nhỏ bên bờ biển xứ Ireland. Mary là một người đàn bà trẻ, tầm vóc trung b́nh, qua đời 21 năm trước khi Jenny được sinh ra ở Anh quốc.
Jenny Cockell
Một trong những giấc mơ luôn luôn hiện lên trong trí nhớ của Jenny là giây phút ĺa đời của Mary, trong nỗi đơn độc đau khổ, và lo âu về tương lai đầy bơ vơ của các con, mà đứa lớn nhất chỉ mới 13 tuổi. Nỗi lo âu và đau khổ này đă ám ảnh, hiện diện thường trực trong tâm trí cô từ lúc c̣n nhỏ.
Ngay khi mới biết cầm bút viết, Jenny đă vẽ bản đồ làng quê trong trí nhớ với những con đường dẫn đến một mái nhà tranh, nơi ở của Mary, rồi nhà thờ, ga xe lửa, cửa hàng bách hóa… Các tấm bản đồ sau này được đem đối chiếu với bản đồ Ireland của nhà trường, Jenny đă phát hiện bản đồ mà cô vẽ từ trí nhớ, và trong những giấc mơ, rất giống với các vị trí của một làng nhỏ nằm ở phía bắc thành phố Dublin của nước này, thành phố có tên gọi là Malahide.

Mary Sutton và con
Khi trưởng thành hơn, h́nh ảnh mái nhà tranh, với từng căn pḥng, góc bếp nơi thị trấn Malahide càng lúc càng rơ rệt trong tâm trí Jenny. Cô luôn mang cảm giác có lỗi với các con, v́ đă bỏ chúng lại bơ vơ không nơi nương tựa, điều này thôi thúc quyết định đi t́m con của Jenny.
Jenny lên kế hoạch, nhưng lại không đủ khả năng tài chính cho chuyến đi đến Ireland, nên đành hoăn lại và t́nh nguyện làm một người thôi miên cho một chuyên gia trong lĩnh vực này để t́m hiểu quá khứ. Thông qua thôi miên, Jenny đă mô tả chi tiết căn nhà, từng bức h́nh treo trên tường, kể cả một tấm h́nh của Mary. Jenny c̣n tả và vẽ h́nh nhà thờ.
Khi đă để dành đủ tiền, Jenny đă lên đường đi t́m dấu tích căn nhà mái tranh. Đến Malahide, cô đă đứng lặng trước một căn nhà bên kia là ngă ba đường dẫn về thành phố, mọi thứ trông rất đỗi thân quen.
Sau chuyến đi, Jenny trở về Anh quốc và bắt đầu thực hiện kế hoạch t́m con. Cô viết thư cho tất cả các báo ở Ireland, tổ chức sử học, văn pḥng hộ tịch, chủ phố, và dân làng Malahide để yêu cầu giúp đỡ về tin tức của một người đàn bà tên Mary, chết vào năm 1930, cùng với tin tức về những người con của bà này.
Một thời gian lâu sau đó, Jenny nhận được thư của một chủ đất ở Malahide. Bức thư cho biết, ở đó trước đây có một gia đ́nh mà người mẹ tên là Mary, đă chết không lâu sau khi sinh, để lại sáu đứa con c̣n sống. Họ của người đàn bà bất hạnh đó là Sutton, c̣n những đứa con đă được gửi vào cô nhi viện sau khi mẹ chúng qua đời.

Nhà thương Rotundra Hospital nơi Mary qua đời
Đúng như trong trí nhớ và những giấc mơ cùng nỗi lo âu của Mary khi ĺa đời, các con của bà đă thực sự bơ vơ. Jenny đau khổ gửi thư cho tất cả các viện mồ côi ở Ireland, để ḍ hỏi tin tức. Cuối cùng, một vị giáo sĩ của nhà thờ thành phố Dublin đă hồi âm. Sau khi thư từ qua lại với các cơ sở họ đạo và bộ giáo dục Ireland, vị giáo sĩ này cho biết tên của tất cả sáu người con bà Mary, và nói rằng sáu đứa trẻ này đă trở thành Ki Tô hữu tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo Saint Sylvester ở Malahide. Lá thư của vị giáo sĩ tuy không dài nhưng đă mang lại niềm tin và hy vọng lớn lao cho Jenny.
Sau đó, qua niên giám điện thoại, Jenny đă gửi thư đến tất cả những ai mang họ Sutton tại Ireland. Cô cũng nhận được một bản sao giấy khai tử của Mary, và hai bản sao giấy khai sinh của hai người con, nhưng vẫn không t́m ra tung tích.

Jenny bên cạnh những người con của tiền kiếp. Các con tiền kiếp của Jenny là Christy, 72 tuổi, Frank, 70 tuổi, Phyllis, 71 tuổi, Betty Keogh, 62 tuổi, và Jeffrey James, người đă qua đời vào năm 1992 ở tuổi 66.
Một lần nữa Jenny lại gửi thư cho tất cả các báo ở Dublin, và cho giáo sư Tiến sĩ Stevenson, một chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng luân hồi và tiền kiếp để nhờ giúp đỡ. Stevenson giới thiệu Jenny với Gitti Coast, một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan truyền thông Anh quốc là BBC.
Một thời gian khá lâu sau đó, Jenny nhận được điện thoại từ người con thứ hai ở Ireland. Cuộc nói chuyện hết sức khó khăn, với nhiều t́nh cảm xáo trộn, nhưng có những dấu hiệu tốt đẹp. Jenny hứa sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lưu trữ từ nhiều năm qua. Mặc dù biết các con của Mary bây giờ đều đă ở vào lứa tuổi 50 và 60, nhưng Jenny vẫn có cảm giác mạnh mẽ về t́nh mẫu tử đối với họ.
Giai đoạn cuối của cuộc t́m kiếm đă tới. Cô thông báo đầy đủ diễn tiến mới cho Gitti Coast của đài BBC. Câu chuyện kỳ lạ của Jenny đă khiến đài này muốn biến dự án t́m con của Jenny trở thành một tài liệu thực tế của ban nghiên cứu. Về phần Jenny, cô chỉ yêu cầu một điều duy nhất là đặt sự an b́nh hạnh phúc của gia đ́nh lên trên hết.
Chờ măi không thấy thư của người con thứ hai, mà Jenny đă nói chuyện qua điện thoại, cô quyết định liên lạc với Sonny, hiện đang ở thành phố Leeds, Anh quốc.
Sonny Sutton và Jenny
Sonny là người con đầu của Mary Sutton, khi Mary qua đời, cậu mới 11 tuổi, và vào ngày 15/5/1990, Sonny đă 71 tuổi. Qua cuộc trao đổi trên điện thoại, Jenny kể cho Sonny nghe về tuổi thơ của cậu, về h́nh ảnh căn nhà mái tranh, tính nết, những lời nói hay câu mắng của Mary với cậu hồi đó. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, và khó có thể ngờ được người đầu dây bên kia lại chính là mẹ ḿnh. Sonny ngỏ ư muốn gặp Jenny ngay.
Như đă thỏa thuận với đài BBC, Jenny thông báo những biến chuyển mới cho họ. Đài BBC muốn phỏng vấn Sonny trước, và trong thời gian này hai người không được liên lạc với nhau. Họ muốn nghiên cứu tường tận về Sonny, rồi phân tích và so sánh với những dữ kiện mà họ đă có về Jenny. Cũng trong thời gian này, đài đă phỏng vấn thêm Jenny về những điểm chưa sáng tỏ.
Cuộc điều tra của đài BBC kéo dài 4 tháng, Jenny đă đích thân lái xe đưa cả gia đ́nh của cô đến thành phố Leeds hội ngộ cùng Sonny. Cuộc đoàn tụ đă diễn ra thật cảm động. Giấc mơ đi t́m con của Jenny đă trở thành sự thực, hai mẹ con, mẹ trẻ con già, đă ôm nhau với những ḍng nước mắt tuôn trào.
Sonny cũng như Jenny đều đă nhận được bảng phân tích và so sánh dữ kiện của đài BBC trước đó. Các chuyên gia đài BBC đều không thể ngờ được rằng những sự kiện hiện ra trong tâm trí lại có thể đúng một cách chính xác với thực tế như vậy, và chuyện có một đời sống sau khi chết đang hiển hiện rơ ràng.
Năm 1993, với sự giúp đỡ của Sonny, Jenny đă hội ngộ với tất cả 5 người con c̣n sống. Hơn 60 năm từ khi mẹ họ qua đời, anh em mới được đoàn tụ với nhau, và đặc biệt hơn cả là đoàn tụ với người mẹ đă tái sinh, trẻ trung trong kiếp sống này, và đi t́m họ.

Gia đ́nh Sutton
Năm 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên của chương tŕnh 20/20 đài ABC Hoa Kỳ, đă một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny.
Trong dịp này, Jenny đă được người con cả, nay đă 75 tuổi, dẫn đến thăm mộ phần của cô vào kiếp trước. Đứng trước phần mộ và ống kính thu h́nh, Jenny đă nói rằng:
“Không có ai trong mộ này. Cái c̣n lại trong đó chỉ là những mảnh xương khô, thực sự không là ǵ cả, phần năng lực tinh thần hiện nay đang ở trong tôi.”
Và câu chuyện của Jenny có một hồi kết tuyệt vời khi các anh chị em xa cách bao lâu nay lại có dịp đoàn tụ và hứa không bao giờ rời xa nhau nữa.