PDA

View Full Version : Bức Họa Khỏa Thân



Kiemsi
02-12-2016, 05:56
27/10/2016
Tác giả: Phạm Thành Châu
Bài số 4950-18-30650-vb3102616

Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đă góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Nhà văn Vơ Phiến nhận xét về các nhân vật trong ba tập truyện của Phạm Thành Châu đă xuất bản, phải kêu là tuyệt vời. Sao mà họ chung t́nh đến thế. Sau đây, xin mời đọc một truyện ngắn tiêu biểu của tác giả.

* * *

Chuyện quái lạ sau đây, xảy ra cho người bạn của tôi khiến tôi cứ thắc mắc măi. Có phải chết là hết hay là c̣n linh hồn? Nếu c̣n th́ thế nào là siêu thoát, thế nào là oan hồn, uổng tử? Ma, quỉ là ǵ? Thời đại khoa học mà lại có người bị chết v́ bị con quỉ hút hết tinh lực? Giống như chuyện Liêu Trai. Làm sao mà tin được!

Tôi với hắn quen nhau trên đảo Galang, Nam Dương, nơi đón nhạn những người vượt biên bằng thuyền sau khi cộng sản vào Sài G̣n năm bảy lăm. Qua Mỹ, cùng về tiểu bang Virginia, thỉnh thoảng gặp nhau thường rủ vô tiệm cà phê, chuyện tṛ. Hắn và tôi đều độc thân nên sống thoải mái, chẳng hề bận tâm chuyện nhà cửa, điện nước, vợ con. Thế rồi hơn cả năm không gặp hắn, tôi gọi điện thoại, chủ nhà trọ bảo hắn đă dọn đi nơi khác rồi.

Bỗng một hôm, t́nh cờ tôi gặp lại hắn ngoài chợ. Người hắn ốm nhom, da xanh như tàu lá, đi không vững nhưng đôi mắt c̣n linh động, miệng vẫn tươi cười. Tôi hỏi.

- Lối rày sao trông mầy xanh xao quá! Có bịnh hoạn ǵ không? Đi bác sĩ chưa?

- Chả bịnh ǵ cả. Không hiểu sao? Đi bác sĩ khám bịnh, thử máu, chụp h́nh. Chụp từ đầu đến chân. Tim, gan, phèo, phổi đều được khám xét rất kỹ. Vẫn b́nh thường.

- Thế th́ phải có chuyện ǵ xảy ra cho mầy? Hay là gặp em nào, "đêm bảy ngày ba" mầy mới ra nông nổi nầy.

- Mầy đoán có phần đúng, nhưng không phải em nào làm tao xanh xao mà là một bức tranh.

- Tôi kinh ngạc.

- Tại sao một bức tranh lại có thể làm mầy suy sụp đến nguy hiểm như vậy được?

- Chuyện dài ḍng lắm, đây là địa chỉ của tao, chủ nhật tới, đến tao, chỉ cho mầy bức tranh, tao kể chuyện mầy mới hiểu được.

Chủ nhật sau, tôi đến. Hắn thuê pḥng dưới một tầng hầm (basement), trong pḥng có treo một bức tranh thiếu nữ khỏa thân. Tôi chưa hề thấy một bức tranh tuyệt vời đến như thế. Cô gái trong tranh đẹp lồ lộ, nhưng là vẻ đẹp tinh khiết, từ đôi mắt ngây thơ đến mái tóc đen tuyền xỏa trên vai, nhất là thân thể, chân tay, làn da... đều sáng, mịn như đúc bằng ngọc bích. Cô giống như nàng tiên, cùng các bạn xuống chơi trần thế, vừa tắm suối xong, bước lên bờ một cách hồn nhiên, vô tư tưởng chừng như thế gian không có người phàm tục.

Thấy tôi cứ đứng ngẩn ngơ trước bức tranh, hắn đi nấu nước trà rồi bắt tôi ngồi xuống để nghe hắn kể.

*

Câu chuyện bắt đầu từ Việt Nam, cách đây khá lâu, khi tao c̣n học trường Phan Chu Trinh, Đà Nẳng. Thời trung học th́ mầy cũng biết, yêu ai th́ cứ yêu, không cần biết đối tượng có yêu lại hay không. Được yêu lại th́ gọi là yêu nhau. Bị từ chối th́ gọi là yêu đơn phương. Tao yêu đơn phương.

Năm đó tao học đệ nhị, em học đệ ngũ. Con gái đệ ngũ như hoa hồng hé nở, cô nào cũng đẹp, cũng duyên dáng. Em là con chiên Công Giáo, sáng chủ nhật đi lễ nhà thờ, tao cũng dậy sớm, ăn mặc chỉnh tề, ôm quyển tự điển to tướng, trông giống quyển thánh kinh, dĩ nhiên đă bao cái b́a, đi chen vào với gia đ́nh em, mục đích để được đi cạnh em mà không ai quan tâm v́ tưởng tao cũng là bổn đạo. Bố em là công chức Ṭa Thị Chính, nơi khác đến làm việc chứ không phải người địa phương. Ông ta ốm, thấp, mặt mũi nhăn nhó, khó chịu. Tao sợ ông ta lắm v́ mặc cảm yêu con gái ông ta. Thường th́ thấy tao, em mỉm cười chào một cách yên lặng. Khi đến nhà thờ, tao loanh quanh đâu đó rồi quay về, v́ tao đâu phải giáo dân.

Nhà em ở đầu con hẻm, nhà tao ở trong hẻm nên tối nào, đang học bài, nhớ em, tao đi qua lại trước nhà em vài lần. Tao c̣n làm thơ yêu em, trước khi gửi bài thơ đăng báo, tao đều gửi đến em kèm với lá thư t́nh. Tao gửi trực tiếp đến pḥng học của em chứ không qua bưu điện. Số là một buổi tối, đi ngang nhà em, tao thấy có ánh sáng hắt ra từ một căn pḥng. Nhà em có vườn rộng, buổi tối đóng cửa sớm. Tao bước lên hiên nhà em, cúi xuống nh́n qua cửa lá sách, thấy em đang học bài. Thế là từ đó, tao đến với lá thư, tao ngắm trộm em một lúc trước khi chuồi lá thư qua khe cửa. Em không biết được, nhưng sáng hôm sau, mở cửa, em sẽ thấy lá thư.

Em được thư tao nhưng không thấy phản ứng ǵ, gặp tao em không nh́n chỉ mím cười. Như thế th́ mầy cũng hiểu là em không yêu tao, tuy có hănh diện được tao si mê. Tao yêu em gần ba năm mà t́nh trạng vẫn không thay đổi. Cho đến năm tao thi xong tú tài hai, chuẩn bị vào Sài G̣n học đại học, tao mới viết một lá thư thật dài, toàn những lời si mê em. Nào là dù phương trời góc biển, tao cũng không quên em, dù sau nầy khi em không c̣n trẻ đẹp nữa, nếu em rủ ḷng, tao sẵn sàng qú dưới chân em, làm một tên nô lệ. Cuối thư, tao xin em, trả lời cho tao vài chữ, để mắng chửi tao cũng được, miễn sao tao có bút tích của em, làm "hành trang lên đường!" Tao c̣n thêm một câu "Ư định xin B́nh Minh một tấm h́nh có phải là không tưởng, là viễn vông chăng?" Góc lá thư tao ghi địa chỉ người bà con ở Sài G̣n mà tao sẽ vào trọ học. Tối đó, tao mang lá thư đến nhà em. Tưởng nghỉ hè, em đi ngủ sớm, không ngờ đến nơi, thấy đèn pḥng em vẫn c̣n sáng, nhưng nh́n qua khe cửa lá sách, tao không thấy em. Tao đi ṿng qua phía sau vườn th́ phát giác pḥng em c̣n một cửa sổ nữa. Cửa sổ nầy hé mở nhưng không có thềm nhà nên rất cao. V́ muốn nh́n em lần cuối trước khi đi xa nên tao leo lên một cây nhỏ bên cửa sổ, cố nh́n vào bên trong t́m em. Cây nầy thấp nhưng rất dẻo, tao đứng trên cành nhỏ mà không găy. V́ sợ gây tiếng động, tao leo nhẹ như một con mèo.

Tao thấy được em, nhưng mầy biết em đang làm ǵ không? Nói, ắt mầy không tin, lúc đó chính tao cũng không tin ở mắt ḿnh nữa. Em đang khỏa thân, nghĩa là không mặc áo quần ǵ cả. Tao nhớ rất rơ, bấy giờ, chân tay tao, cả người tao run bần bật như lên cơn sốt rét, khiến cành cây cũng rung theo, tiếng lá nghe xào xạc. Tim tao đập th́nh thịch, như vang dội khắp nơi. Cũng may em không để ư, vả lại tao ở trong bóng tối, em không thể nào thấy được hai con mắt tao núp sau cánh cửa. Em đứng cách tao khoảng vài mét, đèn điện sáng trưng nên hầu như tao nh́n thấy rơ từng sợi tơ mịn trên thân thể em. Ngực em nhỏ nhưng dựng đứng lên, bụng em thon, đùi em tṛn...Tao không ngờ thân thể con gái hấp dẫn, tuyệt vời đến như thế. Từ lúc yêu em tao chỉ mới biết mái tóc em, dáng em đi, là những ǵ đẹp nhất, đến khi chiêm ngưỡng thân thể của em, từ đầu cho đến chân, tao như bị em lấy mất linh hồn. Em cứ đứng trước gương soi xoay người, nghiêng ḿnh... giống như tŕnh diễn thời trang nhưng lại không có áo quần ǵ cả! Cho đến bây giờ, em vẫn c̣n như trước mắt, tao nhớ suốt đời và ước mơ suốt đời, với em. Tao không biết ḿnh chiêm ngưỡng thân thể em trong bao lâu, nhưng khi em tắt đèn đi ngủ th́ hai tay tao mỏi ră rời, và lũ muỗi, chưa hề gặp được một người tử tế đến độ cho hút máu thoải mái mà không cục cựa. Khi vào đến Sài G̣n, mặt mũi, chân tay tao vẫn c̣n những chỗ ngứa đến mưng mủ. Trước khi ra về, tao để lá thư của tao chỗ cửa sổ. Không hiểu em sẽ nghĩ ǵ khi biết tao nh́n thấy thân thể em?

- Nhưng mầy có biết v́ sao em lại thoát y, uốn éo trước gương soi cả buổi không? Có phải em bị một chứng bịnh nào đó về tâm sinh lư, bịnh phô bày chẳng hạn, nghĩa là em muốn được mầy ngắm thân thể em, th́ em mới khoái cảm, v́ biết mầy thường đến nh́n trộm em qua cửa sổ?

- Tao biết chắc là tâm lư em b́nh thường nhưng nguyên nhân em thoát y, cho đến bây giờ, tao vẫn không t́m ra. Để tao kể tiếp. Khi vào đến Sài G̣n độ một tuần, tao đă được thư em, tuy không ghi địa chỉ người gửi. Tao hồi hộp mở phong b́ ra. Chẳng có ǵ cả! Tao thất vọng, nhưng nh́n kỹ, trong góc phong b́ có một tấm ảnh nhỏ của em, thứ ảnh học tṛ thường dán trên thẻ học sinh, nhỏ cỡ lóng tay cái. H́nh em tóc ngang vai, nh́n thẳng, ngây thơ, hiền lành. Đó, tấm ảnh tao dán ở góc bức tranh kia ḱa. Mầy thấy h́nh vẽ và ảnh chụp đúng là một người, phải không? Sau ảnh em có ghi mấy gịng chữ li ti "B́nh Minh báo cho anh một tin vui và một tin buồn. Tin vui là B́nh Minh đă yêu một người. Tin buồn là người B́nh Minh yêu không phải là anh." Tao chẳng cần biết em yêu ai, miễn có ảnh em là tao vui rồi. Chỉ cần ngắm ảnh bán thân tí xíu của em tao có thể tưởng tượng được toàn thể thân thể em, để mà ham muốn, thèm thuồng em. Vả lại khi em chịu cho ảnh lại viết mấy chữ, chứng tỏ em không ghét tao, có thể có cảm t́nh với tao nhưng ít hơn người em yêu. Biết đâu, khi em bị t́nh phụ, tao có nhiều may mắn được làm người kế tiếp. T́nh yêu học tṛ, khó có chuyện thành vợ chồng nên tao có quyền hi vọng. Hết niên học ở Sài G̣n, tao về Đà Nẳng nghỉ hè, mục đích thăm em. Nhưng về đến nơi th́ được tin em đă chết. Nhà em đă đổi chủ, gia đ́nh em đă dọn đi nơi nào không rơ. Người ta đồn rằng em thất t́nh tự tử, người th́ cho rằng em bị bịnh th́nh ĺnh mà chết. Tao có t́m đến thăm mộ em, thắp nhang và khấn rằng "B́nh Minh có linh thiêng xin linh hồn em cho anh gặp. Anh chỉ yêu một ḿnh em thôi. Anh sẽ không yêu ai cả, không lấy vợ..." Có lẽ v́ quá mơ tưởng em nên tối đó tao chiêm bao thấy em B́nh Minh đến đứng cạnh giường tao, nh́n tao mỉm cười rồi quay bước ra khỏi cửa. Từ đó tao không mơ thấy em nữa, măi đến sau nầy...khi tao có bức tranh treo kia ḱa. Mầy thấy dung nhan em ra sao? Có đáng để tao si mê em không?

Tôi nh́n kỹ và nói.

- Đúng là hai tấm h́nh là của một người, rất đẹp, nhưng người vẽ mới là tài hoa.

- Họa sĩ danh tiếng mà mầy!

- Nhưng làm sao mầy có bức tranh nầy? Có điều lạ là chuyện mầy kể xảy ra trước năm bảy lăm, mà bức tranh nầy, họa sĩ La Hy kư tên và đề năm chín mươi, nghĩa là họa sĩ vẽ bức tranh sau khi em B́nh Minh của mầy chết đă hơn mười mấy năm. Không lẽ em B́nh Minh của mầy c̣n sống?

- Điều chắc chắn là em B́nh Minh đă chết.

- Vậy th́ mầy thử kể lai lịch bức tranh nầy tao nghe. Ông họa sĩ La Hy th́ tao có biết tiếng. Mầy mua bao nhiêu, khi nào? Hay là mầy ăn cắp?

- Không mua mà cũng chẳng ăn cắp. Thực ra tao cũng định ăn cắp, v́ bức tranh giá trị như thế, tao không đủ tiền mua, mà chắc ǵ ông họa sĩ muốn bán cho một thằng chẳng ra ǵ như tao.

- Mầy cứ kể lai lịch bức tranh nầy và nguyên nhân nào khiến mầy xanh xao, gầy c̣m đến như thế?

- Đừng sốt ruột! Đầu đuôi câu chuyện như thế nầy. Khi qua đến xứ Mỹ, lúc rảnh rỗi tao có làm thơ đăng báo. Thơ tao chẳng hay ho ǵ, nhưng bạn thơ thường t́m đến nhau, tụ tập tṛ chuyện. Thế rồi cả bọn đề nghị ra một tập thơ nhiều tác giả. Nhiệm vụ tao là đến nhờ họa sĩ La Hy cái tranh b́a tập thơ. Tao chưa hề biết ông ta, chỉ giở điện thoại niên giám và gọi xin đến gặp về cái tranh b́a. Đúng hẹn, tao đến. Khi vào nhà ông th́ tao muốn ngộp v́ tranh. Chỗ nào cũng treo đầy tranh. Thấy tao thích tranh, ông chỉ lối cho tao lên pḥng trưng bày tranh của ông rồi bỏ đó cho tao được tự do. Trước đây, khi c̣n ở Sài G̣n, tao đă có dịp xem tranh ông triển lăm, nhưng chưa bao giờ thấy nhiều tranh đến như thế. Bức nào cũng đẹp. Tao như bị thôi miên, như mộng du, cứ lẩn thẩn từ bức tranh nầy đến bức khác. Lúc gần đến cuối pḥng, tao giật ḿnh khi chợt thấy bức họa khỏa thân nầy. Đó là h́nh vẽ em B́nh Minh, thần tượng của tao. Tao đứng ngắm h́nh em, mê mẩn tâm thần. Tao bỗng có ư mua bức tranh, nhưng nghĩ lại, chắc ǵ tao có đủ tiền để mua. Mua tranh chứ đâu phải như ở Việt Nam đi chợ mua cá mà trả giá. Cũng làm ǵ có chuyện mua trả góp như mua nhà, mua xe! Nhưng tao nhất định phải có bức tranh em B́nh Minh. Trong trí tao bỗng nảy ra ư định ăn cắp. Lúc đó ông họa sĩ đă xuống dưới nhà. Tao nh́n quanh, thấy pḥng đó có cửa kính mở ra sau vườn, giống như bất cứ nhà nào ở xứ Mỹ nầy. Đó là loại cửa đẩy. Tao kéo cái chốt gài, đẩy lùi cửa, một chút thôi, như thế cái chốt hở ra chứ không gài vào cái ngàm, coi như cửa không khóa, người ở ngoài có thể mở dễ dàng. Mục đích, sau nầy, khi cả nhà ông đi vắng, tao sẽ vào cửa sau và ăn trộm bức tranh. Tao quay xuống pḥng khách, suưt soa khen tranh ông nhưng không hề đề cập đến bức họa khỏa thân em B́nh Minh.

Tôi chận lại.

- Sao mầy không hỏi người trong tranh là ai? Có phải em B́nh Minh hay là người nào khác? Nhất là cái năm mà ông kư tên ở góc bức tranh, cách ngày em B́nh Minh của mầy chết cả mười mấy năm.

- Tao c̣n ngứa miệng, ṭ ṃ gấp mấy lần mầy, nhưng tao giữ lại kịp. Nếu tao hỏi mà chỉ mấy hôm sau, bức tranh biến mất th́ ông ta biết ngay tao là thằng ăn trộm. Thế nên tao chỉ nói chuyện với ông ta về cái tranh b́a tập thơ mà thôi. Ông hẹn tao tuần sau đến lấy. Bức tranh cứ ám ảnh tao măi. Dạo đó vào cuối mùa Thu, trời hay mưa. Tao dự định đậu xe một nơi xa, mặc áo mưa trùm kín, không ai nhận diện được, nhất là vào lúc khuya, mọi người rút cả vào trong nhà, ngủ kỹ, rất thuận tiện cho tao ra tay. Âm mưu chưa thực hiện được th́ đă đến ngày tao đến nhận cái tranh b́a tập thơ. Hôm đó là sáng Chủ Nhật, h́nh như mọi người trong nhà đều tụ tập ở pḥng khách. Sau vài thủ tục trao đổi, tao lấy cái tranh b́a rồi cáo từ, nhưng ông ta giữ lại "Anh chờ tôi một phút, tôi có món quà tặng anh" Xong ông ta vào pḥng tranh, lúc trở ra ông mang theo bức họa khỏa thân của em B́nh Minh. Tao vừa kinh ngạc vừa xấu hổ. Tao nghĩ là nhà ông có máy thu h́nh, lần trước đă thấy tao đứng nh́n say sưa bức tranh rồi lại gỡ cái chốt cửa kiếng ra. Thế là rơ ràng tao muốn ăn trộm. Cho nên tao thối thác ngay "Tôi thích bức tranh nầy lắm, nhưng trị giá của nó không phải là nhỏ, tôi không đủ sức mua, vả lại pḥng trọ của tôi chật hẹp, không xứng để treo, thỉnh thoảng cho phép tôi đến ngắm là thỏa măn lắm rồi" Ông ta bảo "Bức tranh nầy tôi không có ư định bán, tôi giữ trong nhà hoặc tặng cho anh mà thôi, và anh là người duy nhất được cái hân hạnh đó. Bà xă tôi đây cũng đồng ư như thế" Tao lấy làm quái lạ, trước giờ tao chỉ gặp ông họa sĩ là lần thứ hai, cũng không hề biết người nào khác trong gia đ́nh ông, vậy mà lúc đó, mọi người nh́n tao với cặp mắt thân thiện chứ không mỉa mai như tao nghĩ. Vợ ông họa sĩ để tựa bức tranh vào tường, đứng nh́n với vẻ thân ái, rồi chị trịnh trọng trao cho tao. Cả nhà đứng lên, không phải tiễn tao mà tiễn bức tranh một cách lưu luyến. Tao chỉ biết nói cám ơn rồi mang bức tranh đi ngay, sợ ông ta đổi ư, đ̣i lại. Tao đặt bức tranh ở ghế bên cạnh, vừa lái xe vừa ngắm h́nh em B́nh Minh cho đă con mắt. Đột nhiên tao kinh ngạc. Mầy nh́n kỹ xem, em B́nh Minh nh́n thăng, không cười. Vậy mà lúc đó tao thấy rơ ràng, em đang liếc nh́n tao, miệng hé mở như đang cười với tao.

Tôi kêu lên.

- Thôi, chết mầy rồi, bức tranh nầy có hồn ma. Ông ta muốn tống khứ cái hồn ma trong tranh nầy cho mầy đó!

- Mầy suy luận giống tao, những ǵ tao kể tiếp theo đây mới xác nhận điều đó, chứ bấy giờ tao nghĩ rằng mắt ḿnh nh́n lầm, v́ khi quay nh́n lần nữa th́ bức tranh không c̣n ǵ lạ, tao chỉ thắc mắc tại sao ông họa sĩ cho bức tranh mà không nói lư do?

Hắn đứng dậy đi thắp một cây nhang, cắm lên cái ly thủy tinh đựng gạo, coi như là cái b́nh nhang. Căn pḥng hắn mướn, dưới tầng hầm, không có cửa sổ, không khí lạnh lẽo lại thêm mùi nhang trầm nên thâm u, ma quái khiến tôi tưởng như hồn ma cô gái trong tranh đang lắng nghe chúng tôi chuyện tṛ.

- Tao đem tấm ảnh học tṛ em B́nh Minh tặng ngày trước ra so sánh. Đúng là em! Chả lẽ em c̣n sống? Ngày xưa, chính mắt tao thấy mộ bia em ghi rơ ngày sinh, ngày chết.

Tôi lại ngắt lời hắn.

- Nếu mầy xác nhận h́nh trong tranh là em B́nh Minh của mầy th́ sau gần hai mươi năm em phải khác, phải già hơn. Đây là tranh một cô gái độ mười tám tuổi, vẽ năm chín mươi, nên tao nghĩ người trong tranh là con gái em B́nh Minh của mầy. Giả thiết như thế nầy. Năm đó em tằng tịu rồi có bầu với người yêu, là người mà em đă cho mầy biết trong thư. Rồi người yêu chạy làng. Em bán cái, bảo rằng đó là con của mầy, mấy bài thơ mầy tặng em là chứng cớ, rồi em chết, có thể v́ bịnh, có thể v́ thất vọng, xấu hổ. Biết đâu hiện nay ông họa sĩ đang nuôi cô bé đó.

Hắn cười.

- Tao không nghĩ câu chuyện lại rắc rối, ly ḱ như tiểu thuyết t́nh cảm hay tuồng cải lương. Nó đơn giản hơn nhiều. Cái ly ḱ là ở những ǵ tao sắp kể sau đây. Tao nghĩ, dù có giả thiết nào đi nữa th́ em B́nh Minh cũng thật sự chết rồi, và bức tranh đó là h́nh vẽ em nên chiều đó tao ghé tiệm chạp phô mua nhang đèn, hoa quả về đặt trước h́nh em, coi như thờ cúng em. Tao treo bức tranh lên, tối đó nằm nh́n tranh và nhớ lại buổi tối năm nào, tao leo cửa sổ và ngắm thân thể hấp dẫn của em. Tao khấn thầm, đúng hơn là như đọc câu thần chú "Em B́nh Minh, hăy hiện ra! Hăy hiện ra!" mục đích nói vơ vẩn cho vui thôi. Rồi tao cảm thấy buồn ngủ. Lúc đó chưa khuya lắm, đèn ngủ trong pḥng vẫn c̣n sáng. Hai mắt tao ríu lại, nửa tỉnh nửa mơ...Tao bỗng thấy như bức tranh đang trôi đi, đúng hơn là em B́nh Minh từ trong tranh hiện ra, bay lơ lửng về phía tao. Tao tỉnh ngủ hẳn, muốn ngồi dậy, nhưng chân tay tao không cử động được. Tao nghe rơ tiếng xe chạy ngoài đường vừa thấy rơ em B́nh Minh yên lặng đến nằm cạnh tao. Tao thấy chúng tao ôm nhau, tao đè lên em... Thế rồi tao ngủ thiếp đi.

Tôi nhận xét.

- Tuổi trung niên như mầy, như tao mà không có vợ th́ chuyện sinh lư đ̣i hỏi đến độ nằm mơ là chuyện thường, nhất là cứ nh́n một bức họa khỏa thân trong một đêm vắng th́ chuyện quần lót vẽ "đảo Hải Nam" tức là dấu vết của sự sung sức thải ra, là đương nhiên.

- Lúc đầu tao cũng nghĩ như mầy nên tao rất cảnh giác, tối đến, tao cố tỉnh ngủ để xem có thật em hiện ra không? Ấy vậy mà đến một lúc, tự nhiên mắt tao ríu lại, nhưng thần trí vẫn tỉnh. Tao thấy rơ ràng em từ trong tranh hiện ra. Em trong tranh lớn dần, từ từ rời khỏi khung, như bay về phía tao. Tao cố gắng kêu lên, cố vẫy vùng, nhưng biết rằng ḿnh không cử động được. Điều đáng ngạc nhiên là những lần sau nầy em hành động như một cô gái điếm chuyên nghiệp. Trí óc sáng suốt của tao nhận biết em đang làm ǵ. Em hôn hít, vuốt ve tao. Nhất là lúc em cúi gập người xuống, phủ phục dưới bụng tao. Tao bị kích thích đến run rẩy, tê dại chân tay. Rồi tao cảm thấy tất cả tinh lực của tao, cùng với sự khoái cảm tột độ, cuồn cuộn tuôn trào vào miệng em. Giống như đứa bé mút b́nh sữa vậy. Tao quằn quại...rồi thiếp đi. Chỉ vài tuần sau là người tao khô kiệt như mầy thấy đây. Tao đâm sợ hăi, ban ngày, tao lật cho bức tranh úp mặt vô tường, nhưng đêm đến, tao không tự chủ được, lại trở bức tranh ra, lại mong đợi em, giống như có một ma lực xúi biểu tao thèm em, nhớ em. Để rồi em lại hiện ra. Chính tao biết rơ t́nh h́nh rất nguy ngập nhưng tao không có cách nào thoát khỏi tay em! Mầy có ư kiến ǵ không?

Thật tâm th́ tôi không thể tin nỗi chuyện ma quái xảy ra trong thời phi thuyền liên hành tinh. Bên dưới những diễn biến tôi nghe được phải có sự thật nào đó mà chưa t́m ra? Cho nên tôi bảo hắn.

- Theo tao th́ phải đến ông họa sĩ La Hy hỏi rơ người trong tranh, hỏi rơ nguyên nhân ông ta cho mầy bức tranh, hỏi xem ông ta có thấy ǵ lạ từ bức tranh đó không? Lúc đó mới có giải pháp khả dĩ. Tốt nhất là mầy đem trả bức tranh cho ông ta là yên chuyện.

- Tao cũng đă nghĩ như mầy. Nhiều lần tao đem bức tranh đi trả, nhưng hễ bỏ bức tranh lên xe, lái đi, là tao như người mất hồn, không hiểu ḿnh đang làm ǵ, đi đâu đây! Cứ lơ mơ như say rượu. Tay lái như có người khác điều khiển v́ tao giữ chặt cách mấy, tay lái vẫn bị giật qua trái, qua phải như giận dữ, nóng nảy. Nhiều lần xe tao đi vào đường cấm, có khi suưt tung xe người khác cho đến lúc phải quay xe về, tao mới tỉnh người. Hay là mầy với tao thử đến ông họa sĩ xem sao? Để tao gọi ông ta, xin đến gặp ngay bây giờ.

Hắn gọi điện thoại rồi bảo tôi rằng ông ta vui vẻ mời đến. Thế rồi chúng tôi đến nhà họa sĩ La Hy. Trong lúc trà nước, chúng tôi chưa lên tiếng th́ ông đă cười bảo hắn.

- Tôi biết ngay làm ǵ anh cũng thắc mắc về chuyện tự nhiên lại tặng anh bức họa khỏa thân. Ngay bản thân tôi cũng có vài thắc mắc cần anh giải thích. Việc tặng anh bức tranh là do chính người trong tranh, đúng hơn là hồn một người chết hiện ra bảo như thế. Không phải trực tiếp bảo tôi đâu!

Chúng tôi càng ngạc nhiên nên đề nghị ông kể rơ lai lịch bức tranh cũng như người trong tranh, lư do ông ta tặng tranh. Ông yên lặng một lúc, đăm chiêu như cố nhớ lại câu chuyện cho rơ ràng, chính xác.

Chuyện xảy ra khá lâu, cách đây cũng gần vài mươi năm. Tôi tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật, về dạy vẽ ở Huế. Mùa hè năm đó tôi nghỉ hè tại nhà người chị ở Đà Nẳng. Vợ chồng chị tôi đều là giáo sư trung học, chưa có con. Nhà chị tôi có lầu, tôi ở một pḥng riêng trên lầu, phía sau có ban công. Buổi sáng tôi thường ra ban công uống cà phê, vẽ vời linh tinh. Một hôm, đứng trên ban công, nh́n qua vườn hàng xóm, tôi thấy một cô gái đang hái hoa, có lẽ để cắm trong nhà. Tôi yên lặng nh́n cô. Một lát, vô t́nh nh́n lên, cô thấy tôi và cười rất tự nhiên "Chào anh!" "Chào cô bé! hôm nay không đi học sao?" "Nghỉ hè mà!" Thế rồi cô thành người hàng xóm của tôi. Tôi thường xuống thang lầu lộ thiên sau nhà, đứng bên nầy hàng rào, chuyện tṛ với cô. Một hôm tôi đem xuống tặng cô một bức tranh tôi vẽ cô. Cô ngạc nhiên, sao không có h́nh mà tôi lại vẽ giống cô? Thế rồi cô xin được lên pḥng xem tranh. Tôi vạch cho cô một lối đi băng qua hàng rào, lên pḥng tranh của tôi trên lầu. Sau đó tôi nhờ cô ngồi làm mẫu để tôi vẽ. Được bức nào tôi đều tặng cả cho cô. Cô đẹp tự nhiên. Tuổi cô như hoa hé nở, đầy sức sống, đầy t́nh yêu và tự tin. Đối với tôi, cô chỉ là người bạn nhỏ. Tuy chúng tôi thân mật và cô rất tin cẩn tôi mỗi khi gặp nhau trong pḥng tranh nhưng tôi vẫn cẩn thận tránh đụng chạm và lời nói khác ư ǵ. Một lần tôi đề nghị cô làm mẫu khỏa thân, cô đồng ư ngay. Mỗi buổi sáng cô lên pḥng tôi, cởi áo quần ra ngồi làm mẫu độ nửa giờ. Tôi hoàn toàn nh́n cô bằng đôi mắt nghệ thuật. Thân h́nh cô rất đẹp, không phải v́ khêu gợi mà ở vẻ thanh tân, trong trắng. Thật khó nói! Giống như một viên ngọc đă được hóa công trau chuốt. Trong sáng, không một vết vẫn đục! Chân tay cô, thân thể cô là một sự hài ḥa những đường nét tuyệt vời. Da cô mịn như cánh hoa hồng. Tôi như cảm nhận được mùi thơm trinh nữ từ người cô tỏa ra, thanh tao, nhẹ nhàng như hương trà, hương hoa. Thần trí tôi bay bỗng, say sưa theo từng nét cọ, từng mảng màu. Từ đó đến nay tôi chưa hề có lại giây phút rung động đến xuất thần như khi vẽ cô ta, và cũng chưa lần nào tôi vẽ đẹp đến như thế.

Bạn tôi liếc nh́n tôi. Th́ ra hắn được ngắm em B́nh Minh khỏa thân là trong thời gian em ngồi làm mẫu. Em uốn éo, nghiêng ngó trong gương soi là t́m cách thế sao cho họa sĩ vẽ đẹp nhất. Ông họa sĩ trầm ngâm một lúc rồi kể tiếp.

- Bức tranh vẽ xong, tôi lên khung và trao cho cô "Anh tặng em để làm kỷ niệm. Đây là bức tranh mà anh vừa ư nhất trong các tranh vẽ về em" Cô lộ vẻ sung sướng "Anh gói kỹ giùm em, thỉnh thoảng em sẽ mở ra để ngắm. Ba em thấy được, giết em chết. Để khi em lớn lên, không ở với gia đ́nh nữa, em sẽ treo trong pḥng em".

Hai hôm sau, cô lên pḥng tôi, thấy tôi đang dọn dẹp các bức tranh, dụng cụ, cô hỏi "Anh hết nghỉ hè rồi sao?" Tôi nói "C̣n chứ, nhưng anh phải về Huế cưới vợ. Giá như anh cưới vợ ở Đà Nẳng, anh sẽ mời em, nhưng Huế xa quá!" Cô không nói ǵ nhưng mặt cô tái nhợt. Cô yên lặng xuống cầu thang ra về, nhưng mới vài bước, cô đă lảo đảo ngă ngồi xuống. Tôi vội đến đỡ cô lên, d́u đến ghế ngồi. Đó là lần duy nhất tôi chạm đến người cô. Tôi nghĩ rằng cô bị trúng gió nên đi t́m cho cô lọ dầu, nhưng khi quay lại, cô đă đi rồi. Tôi ra sân thượng, nh́n xuống, thấy cô vẫn c̣n phải vịn vách tường vào nhà. Tôi về Huế, tháng sau th́ cưới vợ. Vợ chồng người chị tôi ở Đà Nẳng ra dự đám cưới có mang cho tôi một gói lớn, đó là những bức tranh tôi đă vẽ về cô và đă tặng cô. Chị tôi bảo "Con nhỏ hàng xóm gửi trả lại mấy bức tranh" V́ bận việc tôi không lưu ư đến. Sau ngày đám cưới chúng tôi đi Nha Trang rồi Đa Lạt, Vũng Tàu hưởng tuần trăng mật. Có điều lạ là thỉnh thoảng nhà tôi nằm mơ thấy một cô gái đến bảo "Chị thật là may mắn, hạnh phúc!" Giấc mộng cứ lặp lại nhiều lần như thế. Tôi hỏi nhà tôi "Em có từng gặp, có quen ai giống người em thấy trong mơ không? Cô ta vui hay buồn?" "Cô ta không lộ vẻ vui hay buồn. Cô gái rất lạ, em chưa hề gặp ngoài đời bao giờ"

Sau tuần trăng mật, về lại Huế, nhớ lại mấy bức tranh cô gái ở Đà Nẳng, tôi mở ra định treo lên th́ thấy ở bức tranh khỏa thân có miếng giấy nhỏ, ghi gịng chữ "Em buồn quá anh ơi! Có lẽ em không sống nổi!" Tôi nghĩ rằng cô học hành, thi cử sao đó hoặc v́ mấy bức tranh nầy, cha mẹ cô bắt gặp, la mắng khiến cô buồn rầu chăng, nên tôi không quan tâm lắm. Khi nhà tôi lên pḥng vẽ, thấy mấy bức tranh đó cứ đứng nh́n măi "H́nh như em có gặp cô nầy ở đâu?" "Đây là cô học tṛ ở Đà Nẳng, em đă gặp cô ta ở đó chăng?" "Em chưa nhớ ra nhưng thấy quen quen" Mấy hôm sau, nửa khuya, nhà tôi đánh thức tôi dậy "Cô gái em thường nằm mơ thấy là cô trong mấy bức tranh anh vẽ. Vừa rồi, em lại mơ thấy cô ta, tỉnh dậy, em nhớ ra ngay, có lẽ đó là hồn ma cô ta" Tôi cười bảo "Cô ta c̣n sống nhăn ở Đà Nẳng, hôm nào vào Đà Nẳng, anh giới thiệu cô ta để em xác nhận có đúng là người em nằm mơ không?".

Tháng sau, vào Đà Nẳng, chúng tôi hỏi thăm th́ chị tôi bảo "Cô hàng xóm bịnh, chết rồi" Nhà tôi có ư nghi ngờ về t́nh cảm, liên hệ giữa tôi và cô ta. Tôi kể hết mọi chuyện và xác nhận rằng tôi chỉ xem cô như em gái và cô ta cũng không lộ tỏ cảm t́nh đặc biệt ǵ với tôi cả. Nhà tôi nghĩ rằng, có lẽ cô gái yêu thầm tôi nên khi nghe tin tôi lấy vợ, cô ta thất vọng, nghĩ quẫn nên tự tử chăng? Chúng tôi có t́m đến thăm mộ cô ta. Nhà tôi ghi nhận ngày sinh, ngày mất của cô, đến chùa xin lễ cầu siêu cho cô. Sau nầy hễ đến ngày cô mất nhà tôi thường đến chùa với lễ vật, cúng kiếng, cầu siêu cho cô rất tươm tất. Tôi không hề nằm mơ thấy cô ta nên tôi không tin có chuyện hồn ma, bóng quế, nhưng nhà tôi th́ tin lắm.

Sau năm bảy lăm, đổi đời, chúng tôi dự định vượt biên, nhưng khi có ai đến rủ, nhà tôi đều thắp nhang, khấn xin cô về báo cho biết có nên đi hay không? Nếu không nằm mộng th́ từ chối. Cho đến một hôm, nhà tôi mơ thấy cô hiện ra cười bảo "Nên đi đi!" Nhà tôi không hiểu ư ǵ, bất ngờ, đến trưa th́ có một người không quen lắm đến rủ vượt biên, chúng tôi nhận lời. Chuyến đi thật liều lĩnh, tưởng như đun đầu cho công an bắt. Chúng tôi xuống Cần Thơ đi ăn cưới, một đám cưới thật, ngay cạnh đồn công an xă, trước chợ. Gần tối, chúng tôi xuống thuyền nhỏ. Mấy cậu công an trẻ, ăn cưới say sưa c̣n nói đùa "Đến nơi nhớ đánh điện về nghe! Qua đến Mỹ th́ gửi về một thùng quà!" Nhà tôi cứ khấn thầm xin cô ta phù hộ. Chuyến đi vừa nguy hiểm vừa như đùa lại trót lọt một cách không thể ngờ được!

Qua đến Mỹ, nhà tôi lập một bàn thờ nhỏ, giỗ chạp tươm tất như với người thân thích, lại c̣n đến chùa xin lễ cầu siêu nữa. Lần trước, tự nhiên nhà tôi lại mơ thấy cô ta hiện ra bảo "Sáng mai, đưa h́nh em cho anh ấy đem đi!" Chúng tôi không hiểu ǵ cả, nhưng suy đoán rằng, sáng mai sẽ có người đến mua tranh và chắc chắn sẽ hỏi mua bức tranh vẽ về cô ta. Nhưng cả ngày hôm đó chỉ có anh đến xin cái tranh b́a cho tập thơ mà thôi. Lần trước, khi anh đến xem tranh, trong lúc anh ở trong pḥng tranh th́ nhà tôi bất ngờ đi vào, thấy anh đứng ngắm h́nh vẽ cô ta say mê đến độ có người lên mà anh cũng không biết! Chúng tôi đoán anh và cô ta phải có liên hệ ǵ đây, nhưng v́ tế nhị nên không hỏi.

Tôi ngắt lời ông ta.

- Nghe anh kể th́ chuyện xảy ra trước năm bảy lăm, sao bức tranh lại kư tên năm chín mươi?

- Khi vượt biên, chúng tôi bỏ lại toàn bộ những họa phẩm, là những ǵ chúng tôi quí nhất. Sang đến Mỹ, để tỏ ḷng nhớ ơn cô ta trong vụ vượt biên, nhà tôi bảo tôi nên vẽ lại bức tranh về cô ta, vừa để tưởng niệm vừa như để thờ, v́ thế bức tranh mới kư năm chín mươi. Khi vẽ h́nh cô, tuy bao nhiêu năm rồi mà tôi c̣n nhớ y nguyên trong đầu h́nh ảnh cô. Nhớ rơ từng sợi tơ, sợi tóc, từng làn da, từng hơi thở, hương thơm của cô... Bàn tay tôi như có một sức rung động lạ kỳ, như lên cơ bút, như xuất thần. Thế là chỉ trong một ngày tôi đă hoàn tất bức tranh đó, tuy không đẹp bằng bức tranh trước, nhưng rất giống.

Bạn tôi hỏi.

- Có phải cô ta tên B́nh Minh không?

Họa sĩ La Hy ngạc nhiên.

- Đúng là tên B́nh Minh, nhưng sao anh biết? Chúng tôi đoán không lầm, phải có mối liên hệ giữa cô ta và anh nên mới có vụ cô ta bảo tặng bức tranh cho anh. Anh có thể cho tôi biết chút ít về chuyện đó không?

Bạn tôi chỉ sơ lược rằng thời đi học ở Đà Nẳng, hắn yêu cô ta, có tỏ t́nh nhưng cô không đáp lại, nên khi thấy bức tranh hắn nhận ra cô ta ngay. Tuyệt đối hắn không nói ǵ đến chuyện hắn được ngắm cô khỏa thân hay nằm mơ thấy cô ta. Ông họa sĩ có vẻ thông cảm và h́nh như tin rằng những lần cô B́nh Minh hiện ra trong giấc mộng của vợ ông là có thật. Ông bảo.

- Tôi nghĩ rằng linh hồn cô B́nh Minh vẫn c̣n vươn vấn cơi đời v́ một lư do nào đó.

Chuyện tṛ đến đấy chúng tôi cáo từ. Tôi khuyên bạn tôi nên lấy tấm h́nh chụp kiểu học tṛ của cô B́nh Minh sang lớn lên rồi đem vào chùa xin thờ ở đấy. Trước hết xin chùa một lễ cầu siêu.

Thông thường, ở xứ Mỹ v́ bận rộn sinh kế nên người chết dù bất cứ ngày nào cũng đều làm lễ cầu siêu, làm tuần, giỗ chạp... ở chùa vào ngày Chủ Nhật, là ngày nghỉ, cho nên vào ngày đó, ít nhất cũng năm, bảy gia đ́nh, gồm vài ba chục người đến xin lễ cầu siêu cho thân nhân. Thật tâm tôi không tin chuyện ma quỉ, nhưng hôm đó lại có chuyện khiến tôi thêm ṭ ṃ. Số là sau lễ cầu siêu, chúng tôi chuẩn bị ra về th́ nhà sư đến gọi riêng thằng bạn tôi ra sau hậu liêu, tôi cũng đi theo. Đấy là vị sư già, trên bảy mươi nhưng c̣n tráng kiện, sáng suốt, tính t́nh vui vẻ. Chúng tôi vào một căn pḥng, có lẽ là pḥng ăn hay tiếp khách ǵ đấy, gồm một dăy bàn và ghế dài, có b́nh trà, vài tờ báo. Vừa ngồi xuống, nhà sư đă bảo bạn tôi.

- Trông khí sắc anh không được tốt lắm, h́nh như anh đang bị một oan hồn, uổng tử theo quấy nhiễu, ám hại anh.

Tôi nói ngay.

- Có lẽ thầy thấy hắn ốm yếu xanh xao chứ ǵ?

Nhà sư cười.

- Nếu vậy th́ tất cả những người đau ốm nằm bịnh viện đều bị tôi bảo rằng ma ám. Không phải vậy đâu! Tôi nh́n cái thần khí của anh ta chứ không phải vẻ xanh xao, ốm yếu bề ngoài. Có những người ốm trơ xương mà vẫn sống măi, lại có người mập mạnh, hồng hào bỗng lăn ra chết.

Tôi vẫn không chịu.

- Thời đại khoa học không gian mà thầy. Tôi chẳng thấy ma quỉ bao giờ.

Nhà sư vẫn cười.

- Ma quỉ là vô h́nh, nh́n bằng mắt thường làm sao thấy được.

Nhà sư chỉ một tờ báo trên bàn.

- Nếu tôi nói theo quan niệm nhà Phật th́ các anh không tin. Đây là tờ báo Công Giáo "Việt Catholic News" đưa tin. Cha Gabriele Amorth, linh mục trừ quỉ chính thức của giáo phận Rôma đă xác nhận là Đức Giáo Hoàng đă trừ quỉ cho một cô gái ở thành phố Monza, Ư Đại Lợi.

Tôi lại hỏi móc.

- Biết đâu đó là người bị bịnh tâm thần.

- Anh nói cũng có lư. Nhưng đây là cô gái khi bị quỉ nhập, đến hai toán cảnh sát mà vẫn không kềm chế được cô. Nhưng bịnh tâm thần sao Đức Giáo Hoàng chỉ trị một lần là hết bịnh ngay?

Bạn tôi năy giờ chỉ ngồi nghe, hắn phân vân.

- Người chết, thật có linh hồn không thầy? Linh hồn có biết vui buồn, thương yêu, thù ghét ǵ không thầy?

- Nếu nói có th́ các anh bảo tôi đă chết đâu mà biết, mà nói không th́ tôi cũng chẳng vào tu hành ở đây làm ǵ. Tôi có cách nầy để các anh thử, nếu không có tác dụng th́ các anh cứ bảo tôi nói chuyện mơ hồ, ngược lại, có hiệu quả th́ xin mời các anh đến đây, chúng ta cùng tu tập. Bây giờ các anh ngồi chờ tôi một phút, có trà đây, xin mời!

Nói xong, nhà sư vào trong, một lát trở ra nói với bạn tôi.

- Đây là các lá bùa, đây là mấy câu thần chú. Anh dán trước cửa một lá, đầu giường nằm một lá, dưới chân giường một lá c̣n một lá anh để trong túi áo. Khi dán bùa anh đọc câu thần chú nầy. Tôi tin rằng con quỉ kia sợ oai Phật, sẽ không đến quấy phá anh nữa. Khi đọc thần chú anh nhớ khấn thêm rằng xin mời oan hồn đến chùa để nghe kinh Phật, sẽ được siêu thoát. Tôi bảo là oan hồn uổng tử cũng chưa đúng, nó là con quỉ. Nếu không làm theo tôi chỉ dẫn, anh sẽ khó thoát tay nó. Hại anh xong, nó đi t́m người khác.

Tôi hỏi.

- Tại sao nó chọn thằng bạn tôi mà không chọn người khác?

- Nó không từ một ai cả. Nhưng thường th́ tùy theo cái nghiệp chướng của mỗi người. Tôi nghĩ rằng oan hồn theo ám ảnh anh đang mang một ức uất ǵ đấy, cũng có thể là v́ những ham muốn chưa được thỏa măn. Ham muốn tích lũy từ khi c̣n sống, mănh liệt đến độ trở thành một sức mạnh thực sự có thể tác động được đến con người. Tôi đưa mấy lá bùa và câu thần chú là lấy uy danh của Phật, cấm nó không được hại anh đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau cầu nguyện cho oan hồn đó đến chùa nghe kinh Phật, nhờ hồng ân Đức Phật độ tŕ cho được siêu thoát đến một cảnh giới khác.

Thấy trời đă về chiều, chúng tôi cáo từ nhà sư, ra về. Tôi theo hắn về nhà để xem hắn dán mấy lá bùa, đọc thần chú và khấn đúng như lời dặn.

V́ sốt ruột, ngay hôm sau tôi đă gọi, hỏi hắn có nằm mơ thấy em B́nh Minh hiện về không? Hắn bảo không. Tôi khuyên hắn nên ra tiệm thuốc bắc, mua mấy thang về sắc uống rồi đi bác sĩ khám lại xem sao. Tôi dự định tuần sau sẽ ghé thăm, xem hắn có khá hơn không, nhưng ngay tuần đó, công ty tôi làm việc lại dời xuống tiểu bang Florida, tôi phải đi theo. Tôi thường gọi điện thoại hỏi thăm, cho hắn địa chỉ, dặn lấy cái nghỉ phép xuống với tôi, tắm biển, phơi nắng. Nhưng ít lâu sau, tôi gọi hắn th́ chủ nhà bảo rằng hắn đă dọn đi nơi nào không rơ. Thực ra hắn chỉ là bạn thân thôi, chứ chẳng phải anh em ruột thịt ǵ mà tôi phải bận tâm, vả lại, chuyện ma quỉ đó đă như giải quyết xong, cho nên tôi không c̣n nhớ đến hắn nữa.

Thế rồi khoảng một tháng sau đó, tôi nhận được thư hắn, tôi thấy có ǵ bất thường! Tại sao không gọi điện thoại mà lại viết thư? Đến khi đọc lá thư, tôi mới hiểu rơ những ǵ đă xảy ra.

"N. thân mến,

"Lá thư nầy đến tay mầy th́ tao không c̣n trên cơi đời nầy nữa. Đơn giản là tao dặn chủ nhà trọ của tao chỉ gửi thư sau khi tao đă chết. Tao muốn thế! Tao không có bà con, thân thích, chỉ có mầy là bạn, nhưng tao cũng không muốn mầy bận tâm v́ tao, thân xác tao sẽ được hỏa thiêu, nắm tro tàn được gửi vào chùa. Thế là xong một kiếp người. Phải không mầy? Mục đích chính lá thư nầy là tao muốn tặng mầy bức tranh vẽ em B́nh Minh thay v́ gửi trả lại cho ông họa sĩ La Hy. Tao biết mầy thích bức tranh v́ giá trị nghệ thuật của nó, v́ tranh đẹp chứ không phải v́ vẽ h́nh em. Mầy cứ yên tâm, em B́nh Minh sẽ không hiện ra với mầy đâu. Những ǵ tao viết sau đây chứng minh rằng linh hồn em không c̣n nương náu trong bức tranh nữa.

"Sau một tuần, kể từ ngày mầy về miền Nam nắng ấm làm việc, vẫn chẳng có ǵ xảy ra từ bức tranh. Mỗi tối, tao vẫn nằm ngắm h́nh em rồi đi ngủ, dù tao có thử nói câu "Em B́nh Minh, hăy hiện ra!" mà vẫn không thấy em đâu! Tao ngủ yên lành, b́nh thường, sức khỏe tao khá hơn. Tao nghĩ rằng em B́nh Minh đă được siêu thoát hoặc đă được Đức Phật giữ lại trong chùa, nghe kinh kệ cho nhẹ bớt nghiệp chướng, oan khiên. Đôi lúc tao cảm thấy thương xót em. Trước kia nếu em đáp lại t́nh tao th́ đâu đến nổi em phải chịu nhiều đau khổ, thất vọng đến quyên sinh. Đến chết rồi mà hồn vẫn c̣n vương vấn, lưu luyến người ḿnh yêu, không thể rời được cơi trần! Và tao tưởng tượng đến một cảnh giới u u, minh minh, chỉ có một ḿnh em, bơ vơ, cô độc. Không nói được với ai, không tiếp xúc được với ai! Em có buồn không? Có oán hận không? Oán hận ai bây giờ! Nhưng tao vẫn tự hỏi, v́ sao em theo ám ảnh tao? Em muốn ǵ ở tao? Hay tao chỉ là nạn nhân đầu tiên, sau đó là những nạn nhân khác? Hay em cần tinh lực của tao để trở nên một con quỉ nhiều quyền phép hơn, dữ tợn hơn, không ai trị được nó?

"Dù sao th́ mầy cũng như tao, đều cho rằng linh hồn em B́nh Minh đă siêu thoát rồi nên mới không c̣n quấy rầy tao nữa. V́ tin như thế nên tao đă phạm một sai lầm chết người. Số là chủ nhà tao thuê pḥng dự định bán nhà, tao phải t́m chỗ trọ khác. Chỗ trọ mới là một căn pḥng, sạch sẽ, có lối đi riêng, đầy đủ tiện nghi. Trong pḥng đă có sẵn một cái giường mới, rất rộng, tao thích lắm, nên bỏ giường cũ ra thùng rác trước khi dời pḥng. Mầy biết sai lầm ǵ không? Tao không đem theo những lá bùa mà nhà sư đă cho, đến khi trở lại th́ chủ nhà đă cạo bỏ lá bùa chỗ cửa ra vào. Lá bùa trong túi áo, máy giặt làm nát rồi! Ngay hôm đầu mới dọn đến, tao chưa treo bức tranh lên, vậy mà tối đó em hiện ra. Lại vẫn những cách thức như em áp dụng với tao trước đây. Tao cũng lại bị em làm tê mê đến ngây ngất, lịm đi. Hôm sau, hoảng quá, tao chạy ngay đến chùa cầu cứu, nhưng vị sư trụ tŕ đă đi hành hương bên Tích Lan, tháng sau mới về. Tao t́m đủ cách, ban ngày tao ngủ, ban đêm tao uống cà phê, cố mở to mắt, vậy mà hễ chạng vạng là tao lại như người mất hồn, nhớ em, mong em. Tao vừa sợ em, vừa thèm em một cách kỳ lạ. Nhất là cái cảm giác như là em đang ở cạnh tao khiến tao hoàn toàn mất tự chủ. Người tao, vừa phục hồi sức khỏe chưa được bao lâu, nay trở lại t́nh trạng như lần trước mầy đă gặp, e c̣n tệ hơn nữa, chỉ mới một tuần mà chủ nhà đă vội gọi xe cứu thương đưa tao vào bịnh viện. Cũng may tao c̣n bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, nên nếu chết đi tao sẽ có chút tiền để chủ nhà lo cho tao. Tao đang viết thư cho mầy ở bịnh viện. T́nh trạng tao kỳ lạ đến nỗi các bác sĩ khắp nơi xúm lại, khám nghiệm, nghiên cứu, thiếu điều muốn xẻ tao ra từng mảnh để t́m ṭi, nhưng chẳng ai đưa ra một nhận xét, phương dược nào chính xác cả! Em B́nh Minh mỗi tối vẫn đè tao ra mà hành sự. Có lẽ bây giờ em không cần phải nương náu trong bức tranh nữa. Em đă đủ năng lực để tự ḿnh hiện hữu, đến độ các cô y tá, khi nghe tao ú ơ, la hét lúc nằm mơ thấy với em, các cô cố đánh thức tao, nhưng cả chục phút sau, em mới chịu buông tao ra để tao tỉnh dậy. Mỗi ngày tao đều gọi điện thoại đến chùa, hy vọng nhà sư về kịp cứu tao nhưng đến hôm nay, khi tao cảm thấy ḿnh như ngọn đèn cạn dầu mà vẫn chưa thấy tăm hơi nhà sư. Tao không hiểu chính tao! Tâm lư tao thật lạ thường. Ban ngày tao sợ chết, nhưng tối đến, tao lại mong cho sớm được cùng em B́nh Minh ra đi. Có một điều, khi tỉnh táo, tao vẫn thắc mắc, khi chết, linh hồn đi về đâu? Mà thật có linh hồn không? Hay bịnh tao chỉ là một thứ bịnh về tâm thần, về ảo giác? Một bịnh điên mới, giống như bịnh ḅ điên? Nhưng bịnh ḅ điên, nghe nói bộ óc bị hủy hoại, mủn ra như śnh, c̣n tao th́ có ǵ lạ đâu? Các bác sĩ đều nói thế!

"Tao cố viết thật nhiều cho mầy có đủ dữ kiện về bịnh của tao, cả dữ kiện về bức tranh em B́nh Minh nữa, nhưng tao mệt quá! Bây giờ tao tạm dừng bút, nhưng không chấm dứt ư định sẽ nói với mầy. Nếu có linh hồn thật, tao sẽ hiện về cho mầy rơ, về cái cơi u minh mà người chết sẽ đến đấy. Ít ra, hễ mầy thấy trong mơ, vẻ mặt tao vui, là cơi chết không tệ lắm, hoặc ngược lại. Chúc mầy ở lại dương gian vui vẻ. Không lâu đâu, chúng ta sẽ gặp nhau. Mọi người đều đối diện với cái chết, phải không mầy? Thân mến. Bạn mầy"

*

Tôi đọc thư thằng bạn tôi mà ḷng vẫn nghi ngờ. Phải có bí mật ǵ đây? Chuyện ma quỉ! Làm sao tin được?

Giả thiết mạnh mẽ nhất là thằng bạn tôi mắc bịnh nan y. Bịnh Aids chẳng hạn, có thế hắn mới chết nhanh đến như vậy. Người Á Đông xem chuyện t́nh dục như một bí mật, nên kín đáo. V́ chuyện đó mà mang bịnh là một điều nhục nhă. Và hắn xấu hổ nên mới bịa ra một chuyện ma. Biết đâu ông họa sĩ La Hy v́ t́nh bạn, nên cùng hắn nghĩ ra những chuyện gay cấn, lâm ly để cứu danh dự cho hắn? Dù sao th́ hôm lên chỗ hắn trọ, tôi cũng được chủ nhà trao cho bức tranh đúng như lời hắn dặn ḍ trước khi từ giă cơi trần.

Tối đó chủ nhà cho tôi ngủ tạm trong pḥng thằng bạn quá cố của tôi một đêm. Tôi chẳng hề thấy ma quỉ bao giờ, mà dù thấy tôi cũng không sợ. Ma là ǵ? Cùng lắm cũng chỉ là cái bóng mờ ảo nào đó, nếu ḿnh sợ là tự ḿnh hại ḿnh chứ ma quỉ làm ǵ được ḿnh! Thế nên tối đó tôi treo bức tranh vẽ h́nh em B́nh Minh của thằng bạn tôi trên tường, vừa ngắm vừa lầm bầm nói "Hai đứa bây, sống khôn thác thiêng, hăy hiện ra cho tao thấy, trong mơ cũng được, để xác nhận là khi chết, con người c̣n có linh hồn" Tôi nói đùa thôi, thực tâm tôi đang ngắm bức tranh và nghĩ đến nghệ thuật, đến tài hoa của người họa sĩ.

Tôi say sưa ngắm bức tranh, quên cả chuyện ma quỉ, cho đến khi tôi cảm thấy buồn ngủ, mắt tôi ríu lại... Bỗng nhiên tôi có cảm tưởng như bức tranh bị sút đinh, từ từ ngă xuống. Và cô B́nh Minh chuồi ra khỏi khung h́nh, lớn dần lên. Cô trườn lên người tôi, tóc cô xỏa ra, hai tay choàng lấy tôi, như con bạch tuộc phủ lấy con mồi. Người cô lạnh ngắt, cái lạnh ghê rợn của một thây ma. Tôi cố la lên cầu cứu, mà miệng tôi cứng đơ. Tôi biết ḿnh đang vùng vẫy, nhưng thật sự, chân tay tôi tê liệt...Và cái khoái lạc khủng khiếp khi cô gập người lại, cúi xuống dưới bụng tôi, hút lấy tinh lực của tôi, đúng y như thằng bạn tôi đă kể.

Ngay sáng hôm sau, tôi đem bức tranh trả lại họa sĩ La Hy. Dọc đường, lái xe, tôi có cảm thấy choáng váng, không tự chủ được, nhưng tôi tỉnh trí kịp. Tôi kể hết mọi chuyện, hoạ sĩ La Hy cười, cho rằng tôi nhiều tưởng tượng. Ông bảo.

- Chuyện của bạn anh, thật khó kiểm chứng! Riêng chuyện của anh, tôi nghĩ rằng, cơ thể cô gái lạnh ngắt anh thấy trong mơ chỉ là do thời tiết ở Virginia, ban đêm nhiệt độ xuống rất nhanh, khi ngủ, anh đă không đắp mền, chính cái lạnh tạo thành giấc mơ.

Hiện nay họa sĩ La Hy vẫn c̣n giữ bức tranh đó. Ông không bán. Ai muốn xem, xin mời đến.

Phạm Thành Châu