View Full Version : Nước Mắt Trước Cơn Mưa
https://s19.postimg.org/5yvq4a4cj/nuocmattruocconmua.png
Lời Mở Đầu Của Người Dịch
Cuốn sách này được mệnh danh là một “sử liệu khẩu vấn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.” Nguyên tác Anh ngữ, xuất bản bởi nhà Oxford University Press, gồm ba phần:
-Phần thứ nhất: Phỏng vấn người Mỹ
-Phần thứ hai: Phỏng vấn người Việt
-Phần thứ ba: Những câu chuyện sau cuộc chiến
Trước khi đi vào các phần chính, sẽ có lời mở đầu của tác giả. Bài này tŕnh bày tổng quát bối cảnh nhằm dẫn vào những câu chuyện phát biểu trong cuốn sách. Sau cuốn sách là lời cảm tạ của tác giả. Bài này cho biết ít nhiều về điều kiện, phương pháp làm việc, đồng thời cũng cung cấp một danh sách những người tác giả đă phỏng vấn.
Ngoài ra, cũng lưu ư vấn đề thời gian:
-Các cuộc phỏng vấn bắt đầu từ mùa Xuân 1985, mười năm sau biến cố miền Nam sụp đổ.
-Nguyên tác xuất bản năm 1990.
-Bản dịch Việt ngữ khởi từ tháng 2/1993, hoàn tất tháng 8/1993.
Khi bản dịch được sửa chữa trong tháng hai và tháng ba 1995, dự định xuất bản vào tháng tư 1995: Ấy là vừa đúng hai mươi năm sau biến cố.
Trong hai mươi năm qua, với nhiều sự kiện quan trọng đă xảy ra, do đó chúng tôi có ghi thêm vài trang Hậu Từ và cung cấp trong sách một số tài liệu phụ đính nhằm cập nhật và bổ túc tư liệu cho độc giả.
Về phương pháp dịch thuật: Nói chung, là dịch toàn bộ và cố theo sát nguyên tác.
Cuốn sách tổng cộng hai mươi chương. Có chương chỉ một chuyện, một người kể. Có chương tám chuyện, tám người kể. Trong nguyên bản, chuyện dài nhất 21 trang, ngắn nhất 11 ḍng. Với 71 chuyện do 65 người kể, 6 người lập lại hai lần: Các câu chuyện thường liên hệ nhau, hoặc lập lại một số t́nh tiết giống nhau, qua những cái nh́n đôi khi khác nhau.
-Những người phát biểu được phân loại theo chủng tộc Việt hay Mỹ, theo nghề nghiệp, vai tṛ, công tác phụ trách, quân đội hay thường dân, kẻ thắng người bại, người lớn hay trẻ con. Mỗi người có một cách sử dụng ngôn ngữ, cách diễn tả. Cách dùng ngôn ngữ trong nguyên bản tiếng Anh giúp độc giả hiểu cá tính, tŕnh độ văn hóa, có nhiều yếu tố hơn trong việc lượng giá về người phát biểu, lời phát biểu. Trong bản dịch Việt ngữ, người dịch có quan tâm đến điều này, nhưng mặc dù cố gắng, vẫn e tính đặc thù mất bớt.
Mặt khác, về những người Việt: Đa số được hỏi và trả lời bằng tiếng Việt, rồi chuyển sang Anh ngữ. Nay, một lần nữa lại được chuyển về Việt ngữ. Với hai lần chuyển dịch, lần này lại phải tôn trọng nguyên tác tiếng Anh, nên cũng e bài viết không được suông sẻ theo tinh thần Việt ngữ. Nhưng nếu phải chọn việc phóng tác để đọc theo tinh thần Việt ngữ hoặc giữ cách diễn tả trong nguyên tác là cách diễn tả ư tưởng của người Mỹ, người dịch nghiêng về cách thứ hai.
Dẫu vậy, cũng có một vài thay đổi nhỏ:
Theo nguyên bản, hầu hết chỉ để tên người được phỏng vấn. Trong bản Việt ngữ, có mở ngoặc, ghi thêm chức vụ, nếu nội dung bài viết nói đến. Theo nguyên bản, những địa danh Việt Nam, tên người Việt không đánh dấu. Trong bản Việt ngữ, chúng tôi có bỏ dấu tiếng Việt nếu biết chắc chắn. Những ǵ không biết, người dịch để trống theo bản Anh văn.
Mặc dù không đặt trọng tâm vào việc t́m tài liệu ghi chú, tuy nhiên bất cứ lúc nào có thể, người dịch ghi chú thêm để làm rơ nghĩa. Một vài ghi chú có lẽ không cần thiết đối với một số độc giả, nhưng có thể cần thiết cho một số độc giả khác.
Vào năm 1993, lúc bản dịch này được đăng tải từng kỳ trên một số tạp chí và nhật báo ở Hoa Kỳ và Gia Nă Đại, người dịch đă nhận được nhiều lời phê b́nh, thảo luận, góp ư. Người dịch nhân đây xin được cảm tạ quư vị: Nhờ thế đă có thể sửa chữa thêm trước khi xuất bản quyển sách này.
Khả năng Anh ngữ của người dịch vẫn c̣n có nhiều giới hạn, ngoài ra, việc chọn chữ tương đồng trong Việt ngữ cũng vụng về.
Chúng tôi mong mỏi và thâm tạ mọi lời chỉ giáo để nếu có dịp tái bản, quyển sách dịch này sẽ được hoàn hảo hơn.
Nguyễn Bá Trạc
tuongtri
https://s19.postimg.org/6poga26pv/screen_shot_2013_04_13_at_5_54_57_pm.png https://s19.postimg.org/h15eggnsz/jan_wollett.jpg
CHUYẾN BAY CUỐI CÙNG TỪ ĐÀ NẴNG
JAN WOLLETT
(Nữ Trưởng Tiếp Viên Hàng Không)
“Tại sao họ bắn? Chúng tôi là những người bạn tốt”
Ngày 29/3/1975 đáng lẽ nhân viên khách sạn Sài G̣n phải đánh thức tôi dậy lúc 5 giờ sáng . Tôi là tiếp viên trưởng của một chuyến bay khứ hồi ra Đà Nẵng . Nhưng 5 giờ sáng hôm ấy không có ai đánh thức tôi dậy. Khoảng 6 giờ sáng mới có điện thoại của Val Witherspool, một nữ tiếp viên khác. Cô ấy bảo: “Chị xuống ngay pḥng đợi khách sạn trong ṿng 5 phút.” Khoác bộ đồng phục, tôi lập tức chạy xuống cầu thang. Ông Ed Daly và Val đang chờ tôi ở dưới nhà. Bruce Dunning, làm việc cho hăng tin CBS cũng đă có mặt. Tôi bảo Bruce: “Bọn này phải ra Đà Nẵng”. Anh ta nói: ’’Có tin thành phố này rơi vào tay Bắc Việt rồi” Tôi nói: “Nếu thành phố này đă mất th́ chúng tôi đâu có đi” Bruce yêu cầu được đi theo chuyến bay. Ông Daly bảo: “Muốn đi th́ đi. Có mặt ở phi trường Tân Sơn Nhất trong ṿng một giờ đồng hồ nữa.”
Bruce tập họp Mike Marriotte, chuyên viên quay phim và Mai Văn Đức, chuyên viên âm thanh, rồi chở họ ra phi trường. Chúng tôi bước lên chiếc World Airway Boeing 727. Là tiếp viên trưởng, tôi được thông báo là sẽ có một hay hai tiếp viên người Việt đi thông dịch, sẽ có binh sĩ bảo vệ để đương đầu với đám đông. Hôm trước, chúng tôi đă gặp khó khăn ở Đà Nẵng, và chúng tôi cũng sẽ phải mang theo nước ngọt, nước cam, bánh ḿ săng-uưch cho hành khách.
Vừa vào phi cơ, tôi nói với Val và Atsako Okuka, một nữ tiếp viên khác: “Các bạn hăy xem xét ngay mọi thứ.” Chúng tôi thấy không có đồ ăn thức uống. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho biết một cái ǵ bất thường đang xẩy ra…Không nước ngọt, không nước cam, không bánh ḿ, không đồ ăn thức uống trên phi cơ. Cũng không có tiếp viên người Việt, cũng chẳng có binh sĩ bảo vệ nào hết.
Chúng tôi thảo luận xem có nên bay ra hay không. Lúc ấy Daly và phi hành đoàn đă lên phi cơ rồi. Dunning và toán làm tin CBS cũng vậy. Hai nhân viên cơ quan USAID leo lên. Họ trấn an chúng tôi là mọi việc ở Đà Nẵng cũng tốt thôi, không cần ǵ đến binh sĩ bảo vệ.
Lúc đó 8 giờ sáng, quá muộn so với giờ ấn định máy bay cất cánh. Ông Daly quyết định cứ đi Đà Nẵng để đón một số người tỵ nạn gồm đàn bà và trẻ em mà khỏi cần đến binh lính hộ tống hay thông dịch viên.
Chuyến bay ra khá êm. Chúng tôi mang theo một nhà báo người Anh và một người nữa của hăng tin UPI. Trong chuyến bay chúng tôi chuyện tṛ thân mật với nhau.
Phi cơ bắt đầu đổi cao độ để hạ xuống Đà Nẵng. Theo kế hoạch, sau chúng tôi 20 phút sẽ có một chuyến World Airway 727 khác do Don McDaniel lái. Sau anh ta, lại một chuyến 727 nữa do Dave Wanio điều khiển. Chúng tôi dự tính sẽ đậu từ 10 đến 15 phút để lấy khách rồi cất cánh, để chuyến thứ hai, rồi thứ ba đáp xuống. Với cách ấy chúng tôi có thể đem đi được 3 chuyến trong ṿng dưới một tiếng đồng hồ.
Nhưng khi hạ cánh có một cái ǵ rất lạ lùng.
Không hề thấy một bóng người.
Không một ai, cả phi trường hoàn toàn hoang vắng. Đột nhiên trong lúc phi cơ đang “chạy taxi” trên đường vào bến, đoàn người chợt xuất hiện. Họ chạy ào ra từ những nhà chứa máy bay, Hàng ngàn con người-tôi nói đúng nghĩa là hàng ngàn con người đua nhau chạy đến chúng tôi- Họ chạy bộ, chạy xe gắn máy, chạy xe thùng, xe Jeep, xe hơi, xe đạp…Họ chạy đến phía chúng tôi bằng bất cứ phương tiện nào họ kiếm được.
Chúng tôi đă có một kế hoạch là ông Daly và Joe Hrezo, trưởng trạm của hăng World Airways sẽ ra khỏi phi cơ. Họ sẽ lo việc sắp hàng hành khách ở lối vào cầu thang phía sau. Tôi sẽ đứng ở phía trước phi cơ, Atsaco ở giữa c̣n Val đứng ở khoảng sau.
Chúng tôi cho phi cơ chậm lại. Lúc ấy tôi đang đứng trong pḥng lái nh́n ra cửa sổ trước, chợt thấy có điều kỳ lạ. Một nhóm người lái chiếc xe vận tải nhỏ đuổi bên cạnh chiếc tàu bay. Một người đàn ông nhảy khỏi xe, chạy đến trước chúng tôi. Tôi nh́n về phía anh ta, lúc ấy chúng tôi đang đi chậm, anh ta rút một khẩu súng lục, bắn vào chúng tôi.
Đột nhiên tôi có cái cảm giác kinh dị y như đang đứng giữa khung cảnh của một phim cao bồi. Tôi đă nghĩ rằng: “Tại sao họ bắn chúng tôi? Chúng tôi là những người bạn tốt!”
Chúng tôi cho tàu chạy khỏi người đàn ông có súng và đi chậm lại ở phía xa. Bây giờ tôi bắt đầu chờ người khách đầu tiên lên phi cơ. Chúng tôi dự tính sẽ cho họ ngồi vào ghế, bắt đầu từ những hàng trước, lần lượt đến phía sau, sẽ sắp đặt họ trong ṿng trật tự.
Rồi những người lính bắt đầu lên.
Họ chạy xồng xộc với cặp mắt man dại. Chừng chín người lính đă lên, tôi xếp họ ngồi vào ghế. Rồi người thứ mười lên, nhưng hắn không chịu ngồi. Hắn bị kích động, cứ chạy lên chạy xuống la lớn bằng tiếng Anh: “Bay đi! Bay đi! Bay đi! Chúng nó sắp pháo kích vào phi trường ḱa!” Hắn cứ la hét như thế măi. Tôi nắm lấy hắn, tôi cũng hét lên: “Im mồm, tôi bảo ông ngồi đâu th́ ông ngồi xuống đó.” Tôi đẩy hắn xuống ghế.
Nhưng có điều lạ: rất ít người lên phi cơ. V́ vậy tôi nghĩ cần phải ra sau xem có chuyện ǵ…Tôi thấy Daly dưới chân cầu thang đang bị dằn xé. Áo ông rách vụn. Joe Hrezo biến đâu mất. Val đang cố giúp Daly lôi người lên cầu thang trong lúc tàu bay cứ tiếp tục chạy trên phi đạo. C̣n dưới chân thang, hàng tram người tuyệt vọng, điên cuồng, la hét cố bấu víu lấy Val và Daly. Đoàn người tiến đến không ngừng. Họ từ khắp phía, chạy đến cầu thang không ngớt. Tôi leo xuống. Daly ở dưới thang, ông cố lập trật tự bằng khẩu súng lục vung lên trời. Val cố giúp những người đang leo qua cạnh cầu thang. Một gia đ́nh 5 người chạy đến phía tôi cầu cứu. Đó là bà mẹ, ông bố, hai đứa con nhỏ, một trẻ sơ sinh c̣n ẵm trên tay mẹ. Tôi có thể nh́n rơ nét sợ hăi trên khuôn mặt khi họ cố chạy đến phía tôi. Tôi quay lại định nắm tay người mẹ kéo lên. Trước khi tôi kịp nắm tay bà, một người đàn ông đứng sau đă nổ súng vào 5 người này. Họ ngă gục cả xuống, đám đông đạp ngay lên xác họ. Cái h́nh ảnh cuối mà tôi thấy là họ biến mất dưới chân đám đông. Chỉ vài tiếng nổ lớn, họ biến mất, tất cả những người ấy. C̣n gă đàn ông vừa bắn xong đă đạp ngay lên thân họ để leo tới cầu thang. Hắn đè lên mọi người, chạy vào ḷng phi cơ. Tất cả mọi thứ quá sức hỗn loạn điên cuồng. Tôi c̣n nhớ vào giây phút điên dại ấy, tôi nghĩ: “Chốc nữa sẽ tính chuyện này”, tôi tiếp tục kéo người lên phi cơ. Chợt cảm thấy một người đàn bà đang níu tôi từ phía hông cầu thang, bà nắm cánh tay tôi, cố lọt lên bực thang. Tôi muốn giúp bà ta nhưng cũng sợ bị rơi tuột khỏi thành cầu. Tôi bèn quay lại nắm cánh tay người đàn bà, kéo qua thành cầu. Nhưng một người đàn ông ở phía sau đă níu lấy, giựt bà khỏi tay tôi. Khi bà rơi xuống, người đàn ông kia đạp ngay lên lưng, lên đầu người đàn bà để leo lên thang. Hắn dùng người đàn bà như một ḥn đá kê. Daly nh́n thấy chuyện xảy ra. Liền khi gă đàn ông tung được chân qua thành cầu, Daly nắm khẩu súng đập một cú vào đầu gă. Tôi nhớ lúc ấy đột nhiên tôi thấy ṿi máu vọt ra, gă đàn ông rơi xuống, người ta đạp lên hắn. Tôi nhớ tôi đă nghĩ: “Đáng kiếp”. Gă đàn ông này biến mất dưới bàn chân dày xéo của đám đông.
Lúc ấy người đổ ùn ùn vào phi cơ, tôi chạy trở vào xem Atsatko có xếp nổi chỗ ngồi không. Cô nắm lấy tay tôi, bảo: “Đại úy Ken Healy đang cần chị”. Tôi đến pḥng lái gơ cửa. Cửa mở, Đại úy Healy bảo: “Joe Hrezo đă lạc khỏi phi cơ. Khi nào hắn trở lại được cho biết .” Tôi đáp: “OK.” Chuyện xảy ra là Joe và thông tín viên người Anh đă bị đám đông kéo tuột khỏi tàu, không trở vào được nữa. Chúng tôi lạc mất cả hai người. Joe tự chạy tới đài kiểm soát không lưu, người kiểm soát viên cho anh ta vào. Sau đó Joe liên lạc được với máy bay. Ken Healy cho biết chúng tôi sẽ “chạy taxi” đi rà trên đường vào băi và yêu cầu Joe phóng ra khi máy bay tới gần . Chúng tôi sẽ không dừng một giây nào. Liền khi Joe lọt vào phi cơ, chúng tôi sẽ cất cánh. Đại úy Ken Healy bảo: “Khi thấy chắc chắn Joe vào phi cơ rồi, gơ lên cánh cửa cho tôi hay”. Tôi đi sau, bảo Val: ” Val, canh chừng cầu thang, thấy Joe vào th́ giơ tay, tôi sẽ ra hiệu cho Ken biết”
Trong khi đợi phi cơ chạy qua đài kiểm soát, người ta tiếp tục ào tới. Chúng tôi ấn họ xuống, 5, 6 người một ghế. Trong lúc làm việc, tôi nhớ là đă tự hỏi: “Thế c̣n đàn bà, trẻ con đâu hết?” Hóa ra, mọi hành khách đều là binh sĩ. Sau đó, tôi đếm chỉ có 11 người đàn bà và trẻ con. Tất cả chỉ có thế! C̣n lại đều là binh sĩ…
Mọi người ngồi trên ghế với những bộ mặt căng thẳng. Gă khùng vẫn tiếp tục la lối: “Bay đi! Bay đi! Bay đi!”
Khi tàu đến gần đài kiểm soát. Daly vẫn c̣n đâu đó dưới cầu thang để kéo người vào. Tàu chạy rà qua đài kiểm soát được một lát, Val quay người lại, giơ tay lên. Tôi gơ vào cửa pḥng lái. Phi cơ bắt đầu rồ máy. Chúng tôi gia tăng vận tốc. Gă khùng lúc trước la lối đ̣i bay, bây giờ sợ hăi thét lên: “Ối! Ối! tàu bay đang cất cánh trên cỏ.”
Thật ra, chúng tôi chạy để cất cánh từ phi đạo, lối vào băi đậu, và Ken đă rồ máy để cảnh cáo người ta tránh ra, nếu không chúng tôi sẽ cán qua mà chạy.
Phi cơ leo lên cỏ v́ đă vào cuối đường bến, không c̣n cách nào trở lại được. Chúng tôi cứ tăng tốc lực bay vượt lên, do đó đă đụng phải một chiếc xe và một cọc hàng rào gây hư hỏng cho cánh phi cơ. Nhưng hư hỏng trầm trọng nhất là do đạn và lựu đạn ném vào một bên cánh. Ở trong phi cơ, chúng tôi không thấy được hư hại, không rơ t́nh trạng thế nào. Nhưng đại úy Ken Healy biết rất rơ.
Dầu thế, chúng tôi vẫn phải bay lên. Phải thoát khỏi Đà Nẵng. Chưa một giây phút nào tôi nghĩ là không thể thoát. Không ai có th́ giờ để nghĩ những điều như vậy giữa cơn rối loạn. Sau này tôi khám phá được suưt chút nữa chúng tôi đă không thoát. Đáng lẽ chúng tôi đă mất mạng v́ các hư hỏng của phi cơ. Với 358 con người ở ḷng tàu, c̣n lại 60 người khác trong khoang chở hàng, có cả người mắc trên bánh xe. Chiếc máy bay này thật sự chỉ dùng để chở có 133 hành khách thôi.
Sau này Ken Healy gởi cho hăng Boeing những con số thống kê liên hệ đến chuyến bay. Người ta cho chạy điện toán rồi bảo chúng tôi: Theo cách tính của họ, phi cơ chẳng thể nào cất cánh. Vậy mà chúng tôi đă cất cánh được. Sau Ken cũng gởi cho Boeing một điện tín khác, nói: “Quư ông quả đă chế được một cái tàu bay tốt hết xảy.”
Sau khi cất cánh, tôi bắt đầu đếm hành khách. Tôi chú ư một người ngồi ghế trước, mặt tái xanh, bị thương nặng, ruột đổ ḷng tḥng. Tôi dùng tay nhét đại ruột vào, giật cái khăn trên cổ một người nào đó quấn quanh bụng ông ta lại. Tôi kéo thùng cứu thương xuống. Thuốc men mất đâu cả từ Sài G̣n. Chúng tôi không có bất cứ một vật dụng y khoa nào trên tàu. Trống trơn. Không thuốc men bông băng ǵ. Sau khi tạm ổn thỏa với người đàn ông ghế trước, tôi nh́n ra lối đi, thấy một người khác đang ḅ lết đến bên tôi. Tôi nhận ra gă, đầu bê bết máu. Máu vấy đầy mặt. Chính là gă đàn ông đă kéo người đàn bà ra khỏi tay tôi. Đó là gă đàn ông bị Daly nện với khẩu súng lục. Lần sau chót tôi thấy h́nh ảnh người đàn bà bị nghiến trên mặt đất. Cũng lần sau chót tôi thấy gă đàn ông này bị đám đông đạp lên. Vậy mà sao gă cũng lết được vào phi cơ? Bây giờ gă đang ḅ. Tôi nhớ đó là lần duy nhất trong ngày tôi đă cầu nguyện, tôi cầu: “Lạy chúa. Xin đừng để cho gă này tiến lại gần con”. Gă cứ lồm cồm lết đến. Gă nắm lấy ống quần tôi. Gă nh́n lên tôi. Gă chỉ nói: “Xin cứu tôi”
Thế là tôi nắm đại một người, kéo khỏi ghế, tôi giúp gă ngồi vào ghế. Đầu gă nứt, tôi có thể nh́n thấy bên trong máu lầy nhầy. Không có ǵ để cầm máu cả. Tôi biết nếu tôi không giúp cho máu cầm lại, gă sẽ chết ngay trên tay tôi. Một người lính ngồi bên cạnh mặc cái áo tác xạ. Tôi xé toạc cái áo, bốc một nắm mạt cưa nhét vào vết thương. Tôi cứ nhồi măi mạt cưa vào để chận ṿi máu. Chắc chắn giới Y khoa Mỹ sẽ giật ḿnh với phương pháp này, nhưng nó đă tỏ ra hữu hiệu. Tôi giật lấy cái sơ mi của một người khác, buộc quanh đầu gă để giữ mạt cưa lại…
(c̣n tiếp)
Xem tiếp phần 2
https://tuongtri.files.wordpress.com/2013/04/hrezo.jpg?w=117&h=150
JOE HREZO
(Trưởng Trạm Hàng không)
“Chỉ sung sướng v́ c̣n sống sót.”
Tôi là quản lư trạm World Airways ở căn cứ không quân Clark, Phi Luật Tân vào năm 1975. Tôi thi hành bất cứ công tác đặc biệt nào mà xếp Ed Daly muốn. V́ vậy khi một chiếc 727 của chúng tôi ở Việt Nam bị đạn, tôi nhận cú điện thoại bảo phải liên lạc với chủ tịch Philippines Airlines, cố thuê chiếc phản lực cơ Sydney Hawker 125. Tôi đoán hẳn Ed Daly có quen biết lớn với ông chủ tịch. Daly muốn thuê cái phản lực nhỏ này để chở một bộ phận thay thế cho phi cơ 727 ở Sàig̣n. Tôi điện thoại nói chuyện với mấy người bên sở điều hành.
Họ đồng ư chuyến bay. Tôi gặp người trong căn cứ Clark, lấy được phép cho chiếc phản lực 125 hạ cánh. Chiếc máy bay đến Clark lúc 11 giờ đêm. Rồi tôi và cái bộ phận nặng 25 cân Anh kia bay đi Sàig̣n trên chiếc máy bay này, đến Sàig̣n khoảng 2 giờ sáng.
Khi đến nơi, tôi đoán có lẽ họ đă bắt đầu xài mấy chiếc phi cơ 727 để tải người từ Đà Nẵng vào rồi. Vụ này cũng ổn thôi. V́ vậy có hôm tôi đă leo lên làm một chuyến. Không lộn xộn ǵ. Ngày kế, tôi lại đi, có cả hộ tống bên toà Đại sứ đi cùng. Lúc hạ xuống Đà Nẵng vừa đến trạm Air America th́ đám người ngợm khốn khổ tràn đến. Chúng tôi cho tàu bay ṿng Iại, thả cầu, hai gă hộ tống bự con bước xuống, bắt đầu cho người lên. Người ta xô đẩy chen lấn, khi tàu đă đầy ứ họ c̣n cứ cố chui vào. Lính hộ tống có lựu đạn cay, đem ra xài. Chỉ báo hại bọn tôi hơn là cho đám dân: gió thổi ngược. Nhưng rồi cũng xong, bốc được người là chúng tôi về.
Nhưng hôm ấy khi toà đại sứ nghe Daly nói ông ta sẽ đi nữa th́ họ bắt đầu nạo ông ta.
Daly đă đ̣i gặp Đại sứ Graham Martin từ 10 hôm rồi. Cuối cùng Martin mới chịu tiếp, có tôi đi cùng với Daly. Râu ria 3 ngày không cạo, Daly đội một cái mũ cao bồi tổ bố. Bước vào một cái, câu đầu tiên ông ta nói: “Bây giờ ông có thể tắt mấy cái máy ghi âm khốn nạn của ông đi!” ông Đại sứ bảo “Ô kê! Không có cái máy nào bật lên cả.” Daly nói: “Tôi chỉ cần thông báo trong ṿng một, hai ngày là có thể gặp các giáo hoàng, quốc trưởng, tướng tá, vậy mà sao ông bắt tôi phải đợi đến mười bữa mới được gặp?” Daly sùng lắm. Ông ta bảo Đại sứ là Sàig̣n sẽ sụp đổ trong ṿng hai tuần lễ, c̣n Đại sứ th́ cứ bảo “không, không đúng”. Daly hỏi thế ông định làm cái tṛ ǵ đây, bởi v́ ông nên nói thẳng cho mọi người rơ t́nh h́nh đang xảy ra làm sao, hơn là cứ quanh co che đậy. Daly nói – tôi giật ḿnh khi nghe ông ta nói – với ông Đại sứ khốn khổ: “Thứ người như ông chỉ là thứ đứng bán xe phế thải! Không hơn không kém!” Tôi bị lâm vào t́nh trạng như vậy. Hai ông này kiểm soát mọi thứ, Daly nắm được tiền, c̣n tôi cứ ngồi đực mặt mà nghe.
Ông Đại sứ không hẳn là người thô lỗ. Ông là tay ngoại giao. Nhưng Daly la lối lung tung. Tôi phải nói ông Đại sứ khá lịch thiệp, nhưng ông ấy cũng chẳng có thể nói ǵ được nữa? Tôi chắc ông ta đă cố làm những ǵ tốt nhất mà ông ấy tin rằng ông phải làm. Nhưng tôi cũng chẳng rơ thế nào. Mặc dầu vậy, chúng tôi vẫn không lấy được phép bay ra Đà Nẵng.
Daly bảo: “Đi như thường. Cho chúng biết bọn ḿnh làm việc như thế nào.” Chúng tôi sẽ lấy cả ba cái máy bay rồi đi. Ông ta bảo “Rồi, cậu với tớ biến. Ḿnh sẽ tổ chức vụ này.” Nhưng tôi nghĩ là toà Đại sứ đă nói ông đừng đi, v́ không an toàn!”.
Khi làm việc cho Daly, người ta không ngủ được nhiều. Ông ta thích thức khuya dậy sớm. V́ vậy hôm sau mới tinh mơ đă có người đánh thức tôi dậy. Không nhớ ai. Họ nói Daly đang chờ. Phải sẵn sàng tất cả mấy phi hành đoàn trong ṿng năm phút. Khi gặp Daly ông ta cộc lốc nói “Đi!” Thế là đi.
Tôi ngồi phía sau với Daly, Bruce Dunning và Mike Marriott. Daly ngồi trên cái ghế bên cạnh cửa, nói chuyện với họ. Daly nói “Tốt – Bọn ḿnh sẽ ra ngoài ấy. Đến bến của Air America, Joe, cậu và tớ sẽ nhảy ra tổ chức công việc.” Tôi từ chối thế quái nào được?
Chúng tôi ra ngoài ấy, hạ cánh, phi trường rất yên. Nhưng ngay khi máy bay vừa chậm Iại, người ta đổ ra từ khắp phía. Bỗng nghe Daly bảo “Ô kê! Tớ lên nói Ken hạ cầu, ḿnh sẽ ra.” Mẹ kiếp. Tàu bay dừng. Cầu hạ. Nghĩ là đă đến lúc rồi đây nên tôi nhảy ra. Nhưng ngay sau đó tôi thấy cái cầu rút lên, tàu bay tiếp tục lăn bánh. Khi rút cầu, Ken Healy quay tàu ra phi đạo, đánh một ṿng rồi trở đầu Iại. Nhưng đó chính là lúc người ta bắt đầu ào đến. Một thằng cha đứng bắn vào máy bay. Tôi thấy Ken lệch tay lái sang một bên, làm như sắp cán lên hắn. Không biết tại sao mà cha này không bị đụng. Tôi có nhét một khẩu 38 ngắn ṇng trong người. Nhưng tôi tính thầm: Nếu tôi nổ cha này th́ tôi sẽ bị chơi lại văng cứt. Nên tôi giữ êm khẩu súng dưới áo.
Có một xe tải chở đầy ắp người chạy rượt bên cạnh máy bay. Đứng dưới đất một ḿnh, tôi chứng kiến mọi sự, sợ văi đái. Cả đám người ào ào chạy bên tôi, vài trăm mạng. Một xe jeep nữa đầy người chạy tới, một cha cầm khẩu M16 lăm lăm ria tưới vào. Cái xe jeep lật lộn ṿng, người văng túa ra hết. Vậy là tôi cố thu ḿnh t́m cách đi thoát về phía đài kiểm soát không lưu, v́ chẳng cách nào lọt vào lại tàu bay được nữa. Nếu tôi là Ken Healy tôi đă cất cánh vọt rồi. Nhưng anh ta cũng không vọt nổi. Trên phi đạo, xe cộ ngổn ngang. Không lối chạy. Do đó anh ta mới cho tàu xuống cuối phi đạo, từ đó quay một ṿng 180 độ phía xa tuốt dưới đường bay. Lúc ấy tôi lọt vào đài không lưu rồi, mấy người Việt Nam ở đấy cho tôi vào. Vào th́ ô kê thôi! Liên lạc được với Ken trên điện đài, tôi bảo “Ê, Ken, tui sẽ chui ra chỗ bến Air America. Nhắm nổi không?” Anh ta nói “Ô kê! Canh chừng? Khi đến lưng cầu tôi sẽ xoay một ṿng. Vừa dứt, phải lọt vào tàu bay ngay!”
May phúc, tôi vào lọt. Anh ta không dừng, cho phi cơ chạy taxi rề rề. Tôi thấy rơ Daly đang quật vào đầu người ta với khẩu súng và đá bọn đó. Lúc này phần tôi có ai bám lấy tôi cũng không cảm thấy ǵ. Chi có mỗi một chuyện là phải chui vào lại cái tàu bay. Nghĩ có mỗi một chuyện ấy thôi! Cuối cùng tôi lọt. Vừa khi tôi lên được, Ken rú máy. Máy bay bốc lên với cây cầu thang c̣n thả ṭn ten. Tôi hăy c̣n đeo ở bực thứ hai. Daly đứng trên tôi một bực khi máy bay cất cánh.
Tôi biết khi tàu rú máy có vài người đeo lấy tôi. Tôi biết tôi đá một người văng ra, nhưng lúc ấy máy bay chưa cất lên. Phải chi lúc ấy máy bay đă cất cánh!
Nh́n lên tôi thấy Mike Marriott đang quay phim trên đầu cầu thang. Nh́n xuống tôi thấy mấy cái tàu thủy ở cảng Đà Nẵng bấy giờ bé tí, giống như đồ chơi. Phải nói suốt lúc ấy tôi sợ văi cứt. Có một cha mắc kẹt vào cầu thang. Cầu này có một trục rút, không biết sao cha này lọt vào, nửa người trong tàu bay, cẳng tḥi ra. Chúng tôi cố t́m cách lôi hắn, không nhớ cuối cùng khi kéo hắn ra được th́ tàu bay đă lên đến cao độ nào. Chúng tôi cố rút cầu lên nhưng vô phương. Tôi rút thắt lưng, Daly cũng vậy, chúng tôi lấy thắt lưng buộc cái thành cầu vào nắm cửa. Vào đến trong tàu th́ cảnh tượng hết tin nổi. Mỗi hàng ghế nhồi nhét bốn, năm, sáu người. La liệt, đa số đàn ông cả.
Thiệt khoan khoái hết sức là tôi trở vào được trong tàu bay. Mấy bà tiếp viên làm việc hết xẩy. Nhiều người trên đầu bị quật nặng, được mấy bà săn sóc chu đáo. Tôi đi vào pḥng máy bảo Ken “Cảm ơn nhiều.” Anh ta nói “’Tất nhiên tôi sung sướng được thấy lại ông!” Lúc ấy Daly ở đó. Daly không tin nổi số người trên tàu. Phần lớn là binh sĩ. Ông ta nói “Nh́n bọn lính khốn kiếp. Nh́n đống súng ḱa. Mong không có quả lựu đạn nào bung ra nhé?” Bấy giờ lựu đạn lăn long lóc trên sàn. Daly gọi người thu mang vào pḥng lái. Chỉ một chốc, pḥng lái đầy súng đạn.
Ken lo sốt vó v́ tàu bay mất xăng. \/́ thế tôi biết anh ta cố vào Phan Rang. Nhưng khi bắt đầu đổi cao độ xuống Phan Rang th́ họ gọi cho biết là không “an toàn.” Nhưng ai bảo đảm được chuyện đổ xăng. Bạn biết mấy cái chữ “thân thiện, bất thân thiện,’” “’an toàn, bất an toàn”” chứ? Nói cách khác, có thể xăng nhớt ở Phan Rang đă vào tay địch quân rồi. Họ không dám chắc. V́ thế Ken bảo “vô Sàig̣n.” Tụi tôi bèn bay vào Sàig̣n.
Tụi tôi bàn nhau về mấy cái bánh xe để hạ cánh. Chẳng ai biết rơ là chịu nổi hay không v́ khi lui tàu bay, bánh bị lọt hố. Điều động bánh xe cũng không được v́ có một cha đă lọt trong gầm bánh xe rồi.
Nhưng rồi cũng hạ cánh xong. Chưa bao giờ tôi thấy lính đông như thế. Đông hơn cả mặt trận. Họ vây lấy cái tàu bay.
Tôi ra phía sau lấy lại cái thắt lưng. Nó đă tự tuột ra từ hồi nào. Tôi khiêng một người mắc kẹt trong thang với cái cẳng nát. Giao cha này cho lính rồi cùng mọi người về khách sạn nơi Daly ở.
Đêm ấy trong pḥng ăn khách sạn, lúc Daly đang nói chuyện với các phóng viên th́ ở đằng sau, người ta cứ nói chuyện ồn ào. V́ vậy Daly đứng đậy nói “Xin quư vị lưu ư.” Ông ta rút khẩu súng đập lên mặt bàn, bảo “Tôi muốn quư vị lưu ư cho – hoặc là có kẻ ăn đạn ở đây – ngay bây giờ!” Mọi người im phắc. Vài phóng viên bỏ ra ngoài. Tôi muốn nói với bạn thế này: Ed Daly là một người đầy cá tính. Nhiều người không ưa ông, nhưng ông vẫn làm bất cứ cái ǵ ông muốn. Bất cứ khi nào ông thích. Và ông ta làm được việc. Ông không sợ nói thẳng những ǵ ông nghĩ. Ông có thể làm tổn thương nhiều người, nhưng ông ta không hại ai cả. Nếu bạn có lập trường tốt, bạn giữ vững lập trường, ông ta kính trọng bạn. Tôi đă đối xử với ông ta như vậy, phải, tôi làm như vậy.
Nhưng mà thôi, đêm hôm ấy tôi sung sướng là hăy c̣n sống sót. Chỉ sung sướng v́ hăy c̣n sống sót. V́ vậy lát sau tôi băng qua bên kia đường vào một quán nhậu, kiếm một cô bạn gái để vui chơi chút đỉnh.
NMTCM/P1NM/C1/JH
Nguồn: tuongtri