tcl
04-11-2016, 03:23
By BS Nguyễn Ý Đức - October 31, 2016
Năm nay tôi mới ngoài 40 mà tóc đã bị bạc không bình thường, chỗ này một ít chỗ kia một ít chứ không bạc cả đầu. Còn chân tay bị nổi gân xanh chi chit, chỗ thì gân nằm trên da, chỗ thì nằm hẳn ngoài da. Nên tôi rất ngại khi có người nhìn lên đầu và chân tay.
Các viện thẩm mỹ đăng báo sẽ trị hết gân máu bằng tia laser, vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Xin bác sĩ cho biết cách phòng ngừa và điều trị.
Cám ơn Bác sĩ, kính chúc Bác sĩ và gia đình vạn sự như ý.
Ðáp
Thưa ông Văn
Tóc có thể trở thành bạc ở bất cứ tuổi nào chứ không phải là chờ tới khi già mới bạc. Có người mới 20-30 tuổi tóc đã bạc rồi và nhiều người cứ cho là tại máu xấu.
Tóc có mầu là do một loại tế bào ở chân tóc tiết ra chất có mầu melanin. Chất này càng nhiều thì tóc càng có mầu đậm. Khi tế bào này không tiết ra melanin nữa thì tóc trở nên trong. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả tóc ở trên đầu hoặc ở những vùng tóc khác nhau.
Cho tới nay khoa học cũng chưa biết tại sao lại có sự đổi mầu như vậy. Nhiều ý kiến cho là do di truyền, nếu cha mẹ có tóc bạc thì con cháu cũng có thể bị bạc tóc. Ngoài ra thiếu sinh tố B12 hoặc mất cân bằng chức năng tuyến giáp cũng được coi là một lý do. Nghiên cứu bên Anh cho hay người hút thuốc lá bị tóc bạc nhiều hơn người không hút tới 4 lần.
Tóc đổi mầu từ từ chứ không như nhiều người cho rằng sau một đêm suy nghĩ căng thẳng sáng ra tóc trắng xóa, như Ngũ Tử Tư bên Tầu.
Trường hợp của ông bị bạc rải rác từng vùng thì có thể là do bệnh ngoài da gọi là alopecia areata gây ra: tóc rụng và không còn mầu và nguyên nhân của bệnh này cũng chưa được biết rõ. Tôi nghĩ là ông nên đi bác sĩ khám để xác định bệnh.
Nhiều người nhuộm tóc để có mầu đen. Thực ra đây chỉ là sơn tóc chứ tóc do chất sừng làm ra cho nên không ngấm hóa chất.
Còn gân xanh chi chít ở bàn tay bàn chân thì tôi cho rằng đó là những tĩnh mạch nằm ở dưới da bị dãn ra vì máu lưu thông gặp trở ngại, tiếng Anh gọi là Spider vein hoặc nếu nổi nhiều hơn gọi là varicose vein.
Ông nên đi bác sĩ chuyên khoa về mạch máu để khám coi xem tình trạng máu lưu thông ở chỗ đó có bất thường gì không rồi giải quyết điều trị, thay vì đi mỹ viện để họ “trị hết gân máu bằng tia laser”, như ông nói.
Việc điều trị này cũng hơi phức tạp và cần các bác sĩ được huấn luyện đàng hoàng và có kinh nghiệm thực hiện. Chúc ông mọi sự an lành.
Chỉ số Ðường huyết
(Glycemic index).
Chỉ số đường huyết là khả năng mà một loại thực phẩm chứa carbohydrate có thể nâng cao glucose trong máu và duy trì mức độ cao này trong vòng 2 giờ sau khi ăn và trước khi có phản ứng điều hòa đường huyết của cơ thể.
Chỉ số tùy thuộc vào tốc độ chuyển hóa carbohydrate ra glucose chứ không tùy thuộc số lượng Carbohydrate trong món ăn đó. Các loại thực phẩm chứa carbohydrate có chỉ số đường huyết khác nhau. Chẳng hạn gạo có chỉ số từ 54 tới 132 còn khoai tây từ 67-158.
CSÐH càng thấp càng có lợi cho một số bệnh nhân. Chẳng hạn người mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng thực phẩm có CSÐH thấp để tránh đường trong máu vọt lên quá cao.
Theo bác sĩ David S. Ludwig, liên tục tiêu thụ thực phẩm có CSÐH cao có thể tăng rủi ro mập phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
– Thực phẩm có CSÐH cao:
Bánh,bún, cơm, hạt ngũ cốc Cereal, thực phẩm nướng (bánh nướng) Baked goods
– Thực phẩm có CSÐH thấp:
Trái cây rau, các loại hạt còn nguyên Whole grains, đậu Legumes, mảnh bắp corn flakes (92), khoai tây nghiền mashed potatoes (74), bánh gối tròn doughnuts (76), bánh trắng white Bread (73), táo (38), hạt đậu khô dried beans (30), đậu lentils (30).
Phòng ngừa sâu răng
Sâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhứt là khi còn thơ ấu. Sự chăm sóc những răng sữa liên quan đặc biệt tới sự tăng trưởng của hàm răng khôn sau này. Răng sữa giúp trẻ nhai thực phẩm, giữ cho hàm ở vị trí tốt cho răng vĩnh viễn. Răng tạm thời mà rụng sớm thì khoảng trống sẽ bị các răng khác lấp vào và choán chỗ của răng khôn. Răng sữa có thể bị hư khi mới hai tuổi, vì thế cha mẹ cần lưu ý chăm sóc răng cho con.
Về dinh dưỡng, thì nên cẩn thận với thực phẩm có nhiều đường ngọt.
Mặc dù đường ngọt đã được chứng minh là nguy cơ số một gây sâu răng, nhưng khuynh hướng chung của chúng ta vẫn là thích các món ăn ngọt. Khuynh hướng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em đang độ tuổi phát triển, khi chưa có được ý thức tự bảo vệ trong việc chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe.
Nhiều bà mẹ dùng kẹo ngọt để khen thưởng con. Nhiều người cho con bú bình nước pha với đường, thay cho sữa. Có bà mẹ lại nhúng cái núm vú cao su vào mật ong rồi cho con ngậm. Tất cả đều là nguyên nhân dễ dàng làm hỏng những chiếc răng non.
Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng và là môi trường tốt cho vi khuẩn. Có thể cho bé ngậm núm giả hoặc ngậm bình nước lã.
Ngoài việc sữa mẹ có nhiều bổ dưỡng, con hút núm vú mẹ còn giúp hàm răng ngay ngắn hơn.
Trẻ em cần chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng với đầy đủ calcium, phosphore để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của răng. Fluoride, một hóa chất ngăn ngừa sâu răng rất công hiệu, cũng cần được hiện diện trong thực phẩm, nước uống.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ em trong việc giữ gìn vệ sinh răng, cách dùng bàn chải, dây cọ răng (flossing). Bàn chải nên thay mới khi không còn bảo đảm làm sạch răng, và cần được thường xuyên rửa kỹ để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính vào.
Vệ sinh răng miệng, nói chung, gồm có:
– Ðánh răng mỗi ngày hai lần, nhất là sau bữa ăn.
– Súc miệng sau khi ăn hoặc uống;
– Nhai kẹo cao su không đường trong 15 phút sau bữa ăn để nước miếng ra nhiều;
– Cọ khe răng mỗi ngày hai lần;
– Dùng kem đánh răng có fluoride;
– Súc miệng bằng dung dịch chlorhexidine;
– Bớt ăn thực phẩm ngọt hoặc có nhiều carbohydrate dễ lên men.
Ngoài ra, các khoa học gia hiện đang tìm kiếm loại vaccin để ngăn ngừa sâu răng.
Hy vọng trong tương lai gần, vaccin này sẽ được bào chế để mọi người có hàm răng đều đặn trắng bóng hoặc “Răng đen nhi nhí, ông Lý cũng khen”..
NYD(baotreonline)
Năm nay tôi mới ngoài 40 mà tóc đã bị bạc không bình thường, chỗ này một ít chỗ kia một ít chứ không bạc cả đầu. Còn chân tay bị nổi gân xanh chi chit, chỗ thì gân nằm trên da, chỗ thì nằm hẳn ngoài da. Nên tôi rất ngại khi có người nhìn lên đầu và chân tay.
Các viện thẩm mỹ đăng báo sẽ trị hết gân máu bằng tia laser, vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Xin bác sĩ cho biết cách phòng ngừa và điều trị.
Cám ơn Bác sĩ, kính chúc Bác sĩ và gia đình vạn sự như ý.
Ðáp
Thưa ông Văn
Tóc có thể trở thành bạc ở bất cứ tuổi nào chứ không phải là chờ tới khi già mới bạc. Có người mới 20-30 tuổi tóc đã bạc rồi và nhiều người cứ cho là tại máu xấu.
Tóc có mầu là do một loại tế bào ở chân tóc tiết ra chất có mầu melanin. Chất này càng nhiều thì tóc càng có mầu đậm. Khi tế bào này không tiết ra melanin nữa thì tóc trở nên trong. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả tóc ở trên đầu hoặc ở những vùng tóc khác nhau.
Cho tới nay khoa học cũng chưa biết tại sao lại có sự đổi mầu như vậy. Nhiều ý kiến cho là do di truyền, nếu cha mẹ có tóc bạc thì con cháu cũng có thể bị bạc tóc. Ngoài ra thiếu sinh tố B12 hoặc mất cân bằng chức năng tuyến giáp cũng được coi là một lý do. Nghiên cứu bên Anh cho hay người hút thuốc lá bị tóc bạc nhiều hơn người không hút tới 4 lần.
Tóc đổi mầu từ từ chứ không như nhiều người cho rằng sau một đêm suy nghĩ căng thẳng sáng ra tóc trắng xóa, như Ngũ Tử Tư bên Tầu.
Trường hợp của ông bị bạc rải rác từng vùng thì có thể là do bệnh ngoài da gọi là alopecia areata gây ra: tóc rụng và không còn mầu và nguyên nhân của bệnh này cũng chưa được biết rõ. Tôi nghĩ là ông nên đi bác sĩ khám để xác định bệnh.
Nhiều người nhuộm tóc để có mầu đen. Thực ra đây chỉ là sơn tóc chứ tóc do chất sừng làm ra cho nên không ngấm hóa chất.
Còn gân xanh chi chít ở bàn tay bàn chân thì tôi cho rằng đó là những tĩnh mạch nằm ở dưới da bị dãn ra vì máu lưu thông gặp trở ngại, tiếng Anh gọi là Spider vein hoặc nếu nổi nhiều hơn gọi là varicose vein.
Ông nên đi bác sĩ chuyên khoa về mạch máu để khám coi xem tình trạng máu lưu thông ở chỗ đó có bất thường gì không rồi giải quyết điều trị, thay vì đi mỹ viện để họ “trị hết gân máu bằng tia laser”, như ông nói.
Việc điều trị này cũng hơi phức tạp và cần các bác sĩ được huấn luyện đàng hoàng và có kinh nghiệm thực hiện. Chúc ông mọi sự an lành.
Chỉ số Ðường huyết
(Glycemic index).
Chỉ số đường huyết là khả năng mà một loại thực phẩm chứa carbohydrate có thể nâng cao glucose trong máu và duy trì mức độ cao này trong vòng 2 giờ sau khi ăn và trước khi có phản ứng điều hòa đường huyết của cơ thể.
Chỉ số tùy thuộc vào tốc độ chuyển hóa carbohydrate ra glucose chứ không tùy thuộc số lượng Carbohydrate trong món ăn đó. Các loại thực phẩm chứa carbohydrate có chỉ số đường huyết khác nhau. Chẳng hạn gạo có chỉ số từ 54 tới 132 còn khoai tây từ 67-158.
CSÐH càng thấp càng có lợi cho một số bệnh nhân. Chẳng hạn người mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng thực phẩm có CSÐH thấp để tránh đường trong máu vọt lên quá cao.
Theo bác sĩ David S. Ludwig, liên tục tiêu thụ thực phẩm có CSÐH cao có thể tăng rủi ro mập phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
– Thực phẩm có CSÐH cao:
Bánh,bún, cơm, hạt ngũ cốc Cereal, thực phẩm nướng (bánh nướng) Baked goods
– Thực phẩm có CSÐH thấp:
Trái cây rau, các loại hạt còn nguyên Whole grains, đậu Legumes, mảnh bắp corn flakes (92), khoai tây nghiền mashed potatoes (74), bánh gối tròn doughnuts (76), bánh trắng white Bread (73), táo (38), hạt đậu khô dried beans (30), đậu lentils (30).
Phòng ngừa sâu răng
Sâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhứt là khi còn thơ ấu. Sự chăm sóc những răng sữa liên quan đặc biệt tới sự tăng trưởng của hàm răng khôn sau này. Răng sữa giúp trẻ nhai thực phẩm, giữ cho hàm ở vị trí tốt cho răng vĩnh viễn. Răng tạm thời mà rụng sớm thì khoảng trống sẽ bị các răng khác lấp vào và choán chỗ của răng khôn. Răng sữa có thể bị hư khi mới hai tuổi, vì thế cha mẹ cần lưu ý chăm sóc răng cho con.
Về dinh dưỡng, thì nên cẩn thận với thực phẩm có nhiều đường ngọt.
Mặc dù đường ngọt đã được chứng minh là nguy cơ số một gây sâu răng, nhưng khuynh hướng chung của chúng ta vẫn là thích các món ăn ngọt. Khuynh hướng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em đang độ tuổi phát triển, khi chưa có được ý thức tự bảo vệ trong việc chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe.
Nhiều bà mẹ dùng kẹo ngọt để khen thưởng con. Nhiều người cho con bú bình nước pha với đường, thay cho sữa. Có bà mẹ lại nhúng cái núm vú cao su vào mật ong rồi cho con ngậm. Tất cả đều là nguyên nhân dễ dàng làm hỏng những chiếc răng non.
Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng và là môi trường tốt cho vi khuẩn. Có thể cho bé ngậm núm giả hoặc ngậm bình nước lã.
Ngoài việc sữa mẹ có nhiều bổ dưỡng, con hút núm vú mẹ còn giúp hàm răng ngay ngắn hơn.
Trẻ em cần chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng với đầy đủ calcium, phosphore để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của răng. Fluoride, một hóa chất ngăn ngừa sâu răng rất công hiệu, cũng cần được hiện diện trong thực phẩm, nước uống.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ em trong việc giữ gìn vệ sinh răng, cách dùng bàn chải, dây cọ răng (flossing). Bàn chải nên thay mới khi không còn bảo đảm làm sạch răng, và cần được thường xuyên rửa kỹ để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính vào.
Vệ sinh răng miệng, nói chung, gồm có:
– Ðánh răng mỗi ngày hai lần, nhất là sau bữa ăn.
– Súc miệng sau khi ăn hoặc uống;
– Nhai kẹo cao su không đường trong 15 phút sau bữa ăn để nước miếng ra nhiều;
– Cọ khe răng mỗi ngày hai lần;
– Dùng kem đánh răng có fluoride;
– Súc miệng bằng dung dịch chlorhexidine;
– Bớt ăn thực phẩm ngọt hoặc có nhiều carbohydrate dễ lên men.
Ngoài ra, các khoa học gia hiện đang tìm kiếm loại vaccin để ngăn ngừa sâu răng.
Hy vọng trong tương lai gần, vaccin này sẽ được bào chế để mọi người có hàm răng đều đặn trắng bóng hoặc “Răng đen nhi nhí, ông Lý cũng khen”..
NYD(baotreonline)