PDA

View Full Version : Cha mẹ – nghề không lương



tcl
27-09-2016, 03:32
By Đinh Yên Thảo - September 23, 2016



Cho dù với đứa con vừa mới chào đời hay đă lên 6 hoặc 16, vai tṛ và hành tŕnh làm cha mẹ chưa bao giờ dễ dàng. Từ việc chăm lo thể chất, sức khỏe cho đến việc dìu dắt con cái phát triển về tinh thần, trí tuệ và t́nh cảm, bên cạnh hạnh phúc và niềm vui được làm cha mẹ, việc nuôi dạy một đứa bé trở nên một người trưởng thành tử tế, hạnh phúc, có trách nhiệm và hữu dụng cho xă hội theo mong ước, là một trong những công việc phức tạp và thử thách nhất trong đời mỗi người. Một niên học mới đă bắt đầu, chuyên mục sẽ tiếp tục quay lại với đề tài tâm lư giáo dục và học đường trên con đường đồng hành cùng các độc giả đang là những người cha, người mẹ có con c̣n trong độ tuổi học tṛ.


http://baotreonline.com/wp-content/uploads/2016/09/cha-me-nghe-khong-luong3.jpg

Trong clip thu h́nh một sô truyền h́nh tại Việt Nam được đưa lên mạng mà tôi t́nh cờ xem được, người nữ giám khảo đă ôm lấy thầy giáo Thế Vinh, một thanh niên mồ côi cha mẹ và tật nguyền từ nhỏ nhưng đă tự lực vươn lên một cách xuất sắc, rồi bây giờ quay lại nhận lănh trách nhiệm cưu mang và dạy dỗ hàng trăm trẻ em tật nguyền, mồ côi xa lạ khác. Giọng xúc động, cô bảo cô nuôi dạy hai đứa con trở thành người tử tế c̣n khó khăn, huống hồ một thầy giáo độc thân và tật nguyền như anh lại có thể dưỡng nuôi hàng trăm em, mà phân nửa nay đă trở thành những sinh viên đại học hay nhận được học bổng du học nước ngoài.

Gọi là t́nh cờ xem qua clip phim, nhưng tôi đă nghe và biết đến anh trước đó. Lẽ ra tôi cũng đă có cơ hội được gặp anh ngay Dallas này theo lời mời của một chị bạn có giao t́nh với anh, khi anh sang Mỹ hồi đầu năm đương lúc tôi đi xa. Nhắc đến người thầy giáo trẻ nhân ái Thế Vinh trong bài viết này v́ đó không chỉ là một câu chuyện đẹp về anh cùng ngôi trường Hướng Dương tại B́nh Dương của anh, mà v́ tôi chợt nhớ đến lời chia sẻ của người nữ giám khảo-là kịch sĩ Hồng Đào, về những thử thách trong việc nuôi dạy con cái của chị. Đó cũng là thử thách chung cho hầu hết các bậc cha mẹ bất kể nơi đâu. Không kể với những cha mẹ gốc Việt nói riêng, những người c̣n chịu ảnh hưởng hay c̣n trộn lẫn những nếp nghĩ và văn hóa mang theo từ quê nhà, có phần khác biệt với văn hóa và truyền thống nơi xứ người th́ ít nhiều c̣n có thêm những khó khăn riêng của nó.



http://baotreonline.com/wp-content/uploads/2016/09/cha-me-nghe-khong-luong1.jpg
“Teenage rebellion” – nguồn quotesgram.com


Nếu xem việc đang làm cha làm mẹ như là một cái “nghề” th́ đó là một nghề nghiệp không lương mà lại vất vả, phức tạp, đ̣i hỏi sự học hỏi, kiến thức cùng kinh nghiệm nhiều nhất. Mà thật, một nghề nghiệp đơn giản cũng cần được huấn luyện chu đáo th́ tại sao “nghề” làm cha mẹ lại không được huấn luyện, hay t́m kiếm sự giúp đỡ, cố vấn mỗi khi gặp khó khăn? Thế giới và các xu hướng xă hội đổi thay nhanh chóng và con cái của chúng ta cũng phát triển tâm sinh lư theo thời gian. Có những giá trị chuẩn mực không thay đổi, nhưng cũng có nhiều điều mà những bậc phụ huynh cũng cần thích ứng và tiếp nhận để song hành một cách tích cực để tạo ảnh hưởng đến con cái. Ví dụ đó đây chúng ta vẫn thường nghe không ít bậc phụ huynh chia sẻ những khó khăn, thất vọng hay bất lực khi đương đầu với sự “nổi loạn” nơi con cái tuổi dậy th́, một loại “teenage rebellion” theo cách nói của các nhà tâm lư học. Đây là giai đoạn thay đổi và định h́nh tính cách của các em tuổi mới lớn, đồng thời là một giai đoạn đ̣i hỏi sự kiên nhẫn nhất của tất cả những người làm cha làm mẹ. Chúng sẽ khó khăn hơn cho những người vẫn giữ nguyên suy nghĩ và hành xử của ḿnh như khi con cái c̣n nhỏ và kỳ vọng các em sẽ luôn tuân phục mọi điều từ cha mẹ.

Thay v́ phản ứng theo thói quen cùng những trạng thái xúc cảm nhất thời của ḿnh, chúng ta cần b́nh tâm t́m hiểu nhu cầu được suy nghĩ và quyết định độc lập của con cái trong giai đoạn chuyển tiếp sang một người trưởng thành này như thế nào. Những suy nghĩ tự thân và các ảnh hưởng từ môi trường giao tiếp hay bạn bè trang lứa của các em có thể diễn ra với nhiều dạng thức, ở các mức độ và cách thể hiện khác nhau. Nhưng tựu trung đó là một điều tự nhiên và cần được lắng nghe, thông hiểu để có những sự tương thuận và t́m kiếm giải pháp tích cực thay v́ bác bỏ và ngăn cấm, dẫn đến những xung khắc giữa cha mẹ và con cái.

Có người v́ thiếu kiềm chế đă mang đến những vết hằn tâm lư cho các em và ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ và con cái về lâu dài. Nên nếu được chuẩn bị và hiểu rơ hơn về quá tŕnh phát triển này của con cái, có lẽ chúng ta sẽ có những suy nghĩ và hành xử thích hợp hơn.


http://baotreonline.com/wp-content/uploads/2016/09/cha-me-nghe-khong-luong2.jpg
nguồn youtube.com


Cũng vậy, không ít phụ huynh đặt kết quả học và tính phục tùng của con cái như những tiêu chí quan trọng trong việc giáo dục các em. Nó làm tôi nhớ đến một chị bạn nha sĩ đă có lần chia sẻ nỗi lo lắng cùng tôi về đứa con trai học giỏi, rất vâng lời nhưng sống lặng lẽ, khép kín của chị. Chị vừa hài ḷng lại vừa mong muốn được thấy đứa con trai ḿnh mạnh mẽ, bản lĩnh hơn trong xă hội năng động này. Nỗi quan tâm của chị là xác đáng và có thật với những bậc cha mẹ muốn nh́n thấy con cái trưởng thành một cách toàn diện hơn. V́ những tiêu chí học hành và vâng phục kể trên chỉ có một giá trị tương đối, hay thậm chí có thể gây những tác dụng nghịch trong việc hướng dẫn con cái nếu chúng ta đặt nặng thái quá. Quá chú trọng điểm số, kết quả thi cử , chúng ta quên rằng việc giúp các em phát triển một nhân cách, một cá tính và những nhận thức và hành xử xă hội thích hợp cũng là điều quan trọng khác hơn một khi các em trưởng thành. Đặt áp lực học hành lên con cái và kỳ vọng kết quả mức cao nhất, chúng ta dễ đưa con cái vào suy nghĩ rằng, việc học là để lấy điểm, để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ hơn là ư thức kiến tạo một nền tảng học vấn và kiến thức cho chính ḿnh trong tương lai. Lâu ngày theo thói quen, các em có xu hướng chọn sự an toàn và dễ dàng nhất trong việc học để được điểm cao, không dám t́m ṭi, sáng tạo những cách thức mới mẻ nhưng có thể dẫn đến việc phạm lỗi, sai sót, những điều mà xă hội khai phá phương Tây luôn cổ súy. Hay như từ việc mong muốn con cái vâng lời rồi đến lúc nào đó, trở thành những người cha hay mẹ độc đoán, giao tiếp với con cái chỉ bằng mệnh lệnh. Đó là một thái độ phản giáo dục, thiếu tác dụng khác.

Chỉ khi khuyến khích các em bày tỏ ư kiến hay thậm chí nêu suy nghĩ khác biệt, chúng ta mới hiểu được quá tŕnh phát triển trí tuệ và nhận thức của các em, để từ đó có những hướng dẫn, giải pháp thích hợp và cần thiết. Trong sự đối thoại và mối quan hệ cha mẹ-con cái đầy yêu thương và tôn trọng. Bằng không, hoặc các em sẽ trở nên nổi loạn rồi dẫn đến sự xung đột khi đến tuổi hết c̣n phục tùng mệnh lện như nói trên. Hoặc đưa các em trở thành một người trưởng thành thụ động, mất tự tin và kém kỹ năng giao tiếp hay lănh đạo khi trưởng thành, một khi đă quen với việc luôn phục tùng và phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ.

Tất nhiên hành tŕnh hướng dẫn con cái dù có những sự phức tạp và khó khăn như đă kể, nhưng niềm hân hoan và ân sũng được làm cha mẹ là vô biên. Con cái là niềm hy vọng, là giấc mơ, cũng như là một sự đầu tư ư nghĩa và lâu dài với mỗi người. Không có ǵ hạnh phúc hơn khi đến một lúc nào đó, nh́n lại chặng đường dài mà chúng ta đă d́u dắt con cái đi qua để thấy các em đang là những con người trưởng thành công chính, có nhân cách và hữu dụng cho xă hội. Chính v́ vậy, làm cha mẹ đ̣i hỏi một quá tŕnh học hỏi liên tục và lâu dài để dẫn đến những hoa trái tương lai đó. Nó là trách nhiệm, là quyền lợi và là sự yêu thương dành cho con cái của mỗi bậc phụ huynh chúng ta.


http://baotreonline.com/wp-content/uploads/2016/09/cha-me-nghe-khong-luong.jpg
nguồn wired.com



ĐYT (baotreonline)