PDA

View Full Version : Tại sao ông Ngô Đ́nh Diệm không làm Thủ tướng năm 1945?



Anamit
31-08-2016, 19:39
Tại sao ông Ngô Đ́nh Diệm không làm Thủ tướng năm 1945?Thứ Tư, 31 tháng Tám năm 2016 03:48Tác Giả: Trần Gia Phụng


http://saigonecho.com/images/2016/LichSuVN/nhanvat_ngoddiem.jpg
Ngô Đ́nh Diệm

- ...Khi gặp nhau, ông Diệm cho Hayashi biết ông ta không có ư định làm thủ tướng theo lời mời của vua Bảo Đại, mà ông Diệm chỉ muốn một điều là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về Việt Nam thay thế vua Bảo Đại. Ông Diệm tỏ ra bất b́nh Hayashi không báo cho ông biết tin tức đảo chính ngày 9-3, v́ Hayashi liên lạc cá nhân khá thân t́nh với ông Diệm trong thời gian người Nhật bảo vệ ông Diệm ở Sài G̣n. Một lư do khác khiến ông Diệm từ chối lời mời của vua Bảo Đai v́ ông Diệm nhận định rằng t́nh h́nh người Nhật đang suy yếu một cách nhanh chóng, và thật là thiếu sáng suốt nếu lập chính phủ dưới sự chiếm đóng của người Nhật. Cuối cùng, theo đề nghị của Hayashi, ông Diệm viết thư cho vua Bảo Đại bằng tiếng Pháp, từ chối lời mời của nhà vua, đơn thuần chỉ v́ lư do sức khỏe...

*

1. Vua Bảo Đại t́m kiếm người xưa

Sau khi đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, Nhật Bản quyết định trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945 và t́m chọn người lập chính phủ. Nhà vua nhờ người Nhật t́m quan Lại bộ thượng thư cũ (năm 1933) là Ngô Đ́nh Diệm ở Sài G̣n, nhưng đợi măi không gặp, vua giao cho học giả Trần Trọng Kim làm thủ tướng.
http://saigonecho.com/images/2016/LichSuVN/nhanvat_vuabaodai.jpg
Vua Bảo Đại

Vua Bảo Đại xác nhận điều nầy trong đạo dụ số 5 ngày 17-4-1945, chuẩn y nội các Trần Trọng Kim. Nhà vua tuyên bố: "Trẫm đă định giao quyền tổ-chức Nội-các mới cho nguyên Lại bộ thượng-thư Ngô-đ́nh-Diệm và đă nhờ Quí-quan tối-cao Cố-vấn [Nhật tên Masayuki Yokoyama] và sắc phong Ngự-tiền văn-pḥng gửi thư và đánh điện tuyên triệu. Nhưng ngày hôm qua Quí-quan tối cao Cố-vấn phúc rằng Ngô khanh đau không về chầu được." (Nguyễn Duy Phương, Lịch-sử và nội-các đầu tiên Việt-Nam, Hà-Nội: Việt-Đông xuất-bản cục, 1945, tr. 4.)

Kể lại chuyện vua Bảo Đại gợi ư việc lập chính phủ, Trần Trọng Kim thuật như sau:

“Tôi tâu rằng: "Việc lập chính phủ, Ngài nên dùng người đă dự định từ trước, như Ngô-Đ́nh-Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay phần th́ già yếu bệnh tật, phần th́ không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin Ngài cho tôi về nghỉ.

Ngài nói: “Trẫm có điện gọi cả Ngô-Đ́nh-Diệm về, sao không thấy về.

Tôi tâu: “Khi tôi qua Sài G̣n, có gặp Ngô-Đ́nh-Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói ǵ cả. Vậy hoặc có sự ǵ sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. C̣n tôi th́ xin Ngài cho tôi ra Bắc.

Ngài nói: "Vậy ông ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hăy ra Bắc.

Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng-Xuân-Hăn đều bảo tôi thử trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách đó ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin tức ǵ về ông Diệm chưa. Trước th́ cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Đó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.

Vua Bảo Đại thấy t́nh thế kéo dài măi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.” (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài G̣n: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tt. 49-50.)

Như thế, theo Trần Trọng Kim, vua Bảo Đại thực tâm có ư muốn t́m Ngô Đ́nh Diệm về Huế lập chính phủ, nhưng sau lần thứ hai nhờ người Nhật, th́ được tin ông Diệm đau không về Huế được. Vua Bảo Đại phải mời Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Trần Trọng Kim kiếm cách từ chối, th́ vua Bảo Đại nói:

“Trước kia người ḿnh chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải là độc lập hẳn, nhưng ḿnh cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ th́ người Nhật bảo ḿnh bất lực, tức họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh th́ rất hại cho nước ta. Vậy ông nên v́ nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.

Tôi thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu t́nh thế liền tâu rằng: “Nếu v́ quyền lợi riêng, tôi không dám nhận chức ǵ cả, song Ngài nói v́ nghĩa vụ đối với nước, th́ dù sao tôi cũng cố hết sức...” (Trần Trọng Kim, sđd. tr. 51.)

Ông Kim nói đă gặp ông Diệm ở Sài G̣n, v́ khi ông Kim từ Bangkok về đến Sài G̣n ngày 30-3-1945 và tạm trú ba ngày tại nhà một người Nhật tên là Mitsuhiro Matsushita, th́ ông Kim gặp ông Diệm tại đây. Đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. (Masaya Shiraishi, “The Background to the Formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945: Japanese Plans for Governing Vietnam”, đăng trong sách Indochina In The 1940s and 1950s, Takashi Shiraishi và Motoo Furuta chủ biên, New York: Cornell, 1992, tr. 138.)

2. Chủ trương của người Nhật

Về phía người Nhật, người Nhật tính toán thật kỹ ngay từ khi mới đến Đông Dương năm 1940. Người Nhật chủ trương chẳng những duy tŕ sự cai trị của người Pháp mà c̣n khuyến khích và tăng cường sự hợp tác giữa hai bên Pháp-Nhật. Bộ tổng tham mưu quân đội Nhật và đại tướng Hideki Tojo, thủ tướng Nhật từ 17-10-1941 đến 22-7-1944, cho rằng loại bỏ người Pháp ở Đông Dương đồng nghĩa với việc người Nhật phải tăng quân tại Đông Dương và nhứt là phải lo tổ chức hành chánh và bảo vệ Đông Dương cùng những hệ lụy phức tạp khác. Lúc đó, Đông Dương là thuộc địa của thực dân da trắng duy nhứt ở Đông Nam Á dưới sự kiểm soát của người Nhật. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd. tt. 114-115.)

Tuy nhiên, người Nhật vẫn chuẩn bị những lá bài dự bị để ứng phó với t́nh thế khi cần. Ví dụ trường hợp Trần Trọng Kim và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để với Ngô Đ́nh Diệm.
http://saigonecho.com/images/2016/LichSuVN/nhanvat_trantkim.jpg
Trần Trọng Kim

Trần Trọng Kim (1882-1953), sinh tại Hà Tĩnh, học trường Vinh, rồi trường thông sự Ninh B́nh. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại La Salle tại Lyon, sau chuyển qua học trường Thuộc Địa ở Paris, rồi trường Sư phạm Melun. Tốt nghiệp năm 1911, ông về nước dạy học rồi làm thanh tra tiểu học và cuối cùng hưu trí năm 1942. Ông viết nhiều sách giá trị về văn chương, triết học, nhất là bộ Việt Nam sử lược, xuất bản lần đầu năm 1920 tại Hà Nội. Do những trao đổi về văn hóa với người Nhật, Trần Trọng Kim bị người Pháp nghi ngờ và theo dơi. Năm 1943, người Nhật đưa Trần Trọng Kim vào Sài G̣n cùng Dương Bá Trạc, rồi đưa hai ông cùng Trần Văn Ân và Nguyễn Văn Sâm qua Singapore, đầu năm 1944. Tại đây ông Trạc từ trần vào cuối năm 1944. Đầu năm 1945, ông Kim đi Bangkok. Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, đại uư Michio Kuga, thuộc văn pḥng liên lạc quân đội Nhật ở Sài G̣n qua Bangkok đưa ông Kim về Việt Nam ngày 30-3. Trần Trọng Kim đến Huế ngày 5-4-1945 và được mời triều yết vua Bảo Đại ngày 7-4-1945.

Trường hợp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Ngô Đ́nh Diệm cũng do người Nhật sắp đặt. Cường Để qua Nhật từ 1906, thời phong trào Đông du. Pháp biết được hoạt động Đông du, liền liên lạc với Nhật và yêu cầu Nhật trục xuất nhóm Đông du để đổi lại nhiều quyền lợi kinh tế ở Đông Dương. Phan Bội Châu và Cường Để phải rời Nhật Bản năm 1909. Riêng Cường Để, sau một thời gian lưu lạc ở Trung Hoa và các nước Âu Châu, trở lại Nhật năm 1915 theo lời mời của chính khách Nhật là Inukai Ki (Khuyển Dưỡng Nghị). Từ đó, Cường Để âm thầm hoạt động giữa Nhật Bản và Trung Hoa. Năm 1936, Cường Để thành lập Việt Nam Độc Lập Vận Động Đồng Minh Hội. Tổ chức nầy đổi tên thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội năm 1938, gọi tắt là Đồng Minh Hội, trụ sở chính tại Tokyo, với sự giúp đỡ của đại tá t́nh báo Nhật là Takaji Wachi. Đồng Minh Hội ra mắt ngày 12-3-1939.
http://saigonecho.com/images/2016/LichSuVN/nhanvat_cuongde.jpg
Cường Để

Kỳ Ngoại Hầu Cường Để liên lạc ở trong nước với giáo phái Cao Đài ở Tây Ninh, giao cho Trần Quang Vinh và Trần Văn Ân phụ trách liên lạc miền Nam, Ngô Đ́nh Diệm và Phan Thúc Ngô phụ trách liên lạc miền Trung, Dương Bá Trạc, Vũ Đ́nh Dy và Nguyễn Xuân Chữ phụ trách liên lạc miền Bắc. (Trần Mỹ Vân, A Vietnamese Royal Exile in Japan, Prince Cường Để (1882-1951), New York: Routledge, 2005, tt. 142-143.) Trong số những người theo Cường Để trên đây, năm 1943, Vũ Đ́nh Dy ở Hà Nội và Phan Thúc Ngô ở Huế, qua Nhật gặp Cường Để. (Masaya Shiraishi, bđd. sđd. tt. 116-118.)

Ngô Đ́nh Diệm (1901-1963) xuất thân từ Trường Hậu bổ Huế năm 1921, làm quan lên dần tới thượng thư bộ Lại năm 1933, nhưng từ chức ba tháng sau đó. Ông tham gia Quang Phục Hội do Cường Để lănh đạo năm 1939. Ông Diệm bị Pháp nghi ngờ nên vào tháng 7-1944, viên thư kư Ṭa lănh sự Nhật ở Huế là Masao Ishida nhờ hiến binh Nhật (Kempeitai) giúp bảo vệ ông Diệm. Người Nhật đưa ông Diệm vào Đà Nẵng, rồi đưa ông Diệm đáp máy bay quân sự Nhật vào Sài G̣n. Từ đó, ông Diệm được đạo quân Nhật đồn trú ở Sài G̣n trực tiếp bảo vệ. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 118.)

Được tin Ngô Đ́nh Diệm bị Pháp theo dơi và đe dọa, từ Vĩnh Long, giám mục Ngô Đ́nh Thục, gởi cho đô đốc Jean Decoux, toàn quyền Pháp ở Đông Dương, một thư viết tay bằng tiếng Pháp đề ngày 21-8-1944, với lời lẽ rất thống thiết bảo lănh em ḿnh. (Nguyên văn thư nầy được photocopy và đăng trong sách Nguyên Vũ, Paris Xuân 96, Houston, Nxb. Văn Hóa, tr. 172 và đăng lại trên Internet.)

3. Nhật quyết định đảo chánh

Trong khi đó, người Nhật gởi Vũ Đ́nh Dy từ Nhật về lại Sài G̣n với mục đích là thay mặt Cường Để liên lạc với các thành phần thân Nhật và kiếm cách đưa họ qua Nhật. Vũ Đ́nh Dy cùng Ngô Đ́nh Diệm hội họp với nhóm hoạt động chính trị thân Nhật như Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn... Cuộc họp đưa đến thỏa thuận vào tháng 10-1944 là cùng nhau hợp tác dưới sự lănh đạo của Ngô Đ́nh Diệm, đồng thời đề nghị người Nhật thành lập một chính quyền mới do ông Diệm lănh đạo khi điều kiện thuận lợi. Cũng vào tháng 10-1944, thiếu tướng Saburo Kawamura, tham mưu trưởng đạo quân Nhật đồn trú tại Sài G̣n đi Nhật, đưa Lê Toàn cùng một đồng đội của Toàn đi theo. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 118.)

Những biến chuyển trên đây cho thấy là sắp đến lúc quân đội Nhật tổ chức lật đổ chính quyền Pháp ở Đông Dương. Thật vậy, trong cuộc họp ngày 14-9-1944, Hội đồng tối cao Kế hoạch Chiến tranh của Nhật Bản bàn về “Những biện pháp đối với Đông Dương thuộc Pháp nhằm đối phó với sự thay đổi t́nh h́nh”, v́ lúc đó tại Âu Châu, Đức bắt đầu thất bại, chính phủ Vichy thân Đức ở Pháp do thống chế Pétain cầm đầu sụp đổ vào tháng 8-1944, và thiếu tướng Charles de Gaulle về Paris lập chính phủ lâm thời.

Trong cuộc họp nầy, Hội đồng tối cao Kế hoạch Chiến tranh dự tính rằng biện pháp quân sự ở Đông Dương chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh không thể tránh được. Điều nầy phản ảnh chủ trương của giới quân sự cao cấp, không muốn sử dụng quân đội để lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương, bởi v́ lúc đó Nhật đang tập trung lực lượng cho chiến dịch Philippines. Tuy nhiên, giới quân sự Nhật ở Đông Dương lại diễn dịch quyết định ngày 14-9 rằng đă đến lúc cần phải lật đổ Pháp bằng quân sự. Khi từ Tokyo về Sài G̣n, thiếu tướng Kawamura ra lệnh soạn thảo dự án cai trị Đông Dương sau cuộc đảo chánh quân sự.

Theo Hidezumi Hayashi, lúc đó là trung tá hiến binh Nhật đồng thời là phụ tá chính trị cho thiếu tướng Kawamura, th́ bản dự thảo nầy phỏng theo cách cai trị của quân đội Nhật ở các vùng khác do Nhật chiếm đóng tại Đông Nam Á. Hayashi không đồng ư kế hoạch nầy v́ ba lư do: 1) Quân đội Nhật ở Đông Dương cần tập trung ở Cánh đồng Chum (Lào), v́ vậy không nên dính sâu vào những vấn đề chính trị. 2) Đông Dương không đủ tài nguyên cần thiết cho cuộc cai trị của quân đội. 3) Cần thu phục nhân tâm dân bản xứ Đông Dương nhằm đừng đẩy họ về phía Đồng minh Tây phương. Để lôi kéo họ th́ cần thỏa măn nguyện vọng sâu xa của họ là giải thoát khỏi ách thống trị của Pháp, nghĩa là phải trả độc lập cho họ. Tuy nhiên, không thể tức khắc chuyển giao nền hành chánh trung ương (toàn quyền Pháp ở Đông Dương) cho ba nước Việt, Miên, Lào, nên quân đội Nhật phải tạm thời đảm trách một thời gian cho đến khi chuyển giao được cho ba nước nầy.

Dựa trên những quan niệm trên đây, Hayashi đưa ra đề nghị trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương và thành lập một chính quyền thân Nhật ở Việt Nam do Cường Để đứng đầu và Ngô Đ́nh Diệm làm thủ tướng. Ngày 27-12-1944, Hayashi tŕnh lên thiếu tướng Saburơ Kawamura, nay là tham mưu trưởng Quân đoàn 38 v́ từ tháng 12-1944, đạo quân Nhật đồn trú ở Sài G̣n được chuyển đổi thành Quân đoàn 38. Thiếu tướng Kawamura chính thức thừa nhận kế hoạch Hayashi trong một cuộc họp quân sự trong ngày hôm sau 28-12-1944. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 120-121.)

Tuy nhiên nhiên kế hoạch nầy phải đợi sự chấp thuận của tân tư lệnh Quân đoàn 38 là trung tướng Yuichi Tsuchihashi. Sau khi bàn giao đơn vị cũ ở Timor, trung tướng Tsuchihashi đến Sài G̣n ngày 14-11-1944 và nhận chức vụ mới là tư lệnh Quân đoàn 38 ngày 14-12-1944 thay trung tướng Kazumoto Machijiri. Ngay sau đó, trung tướng Tsuchihashi rời Sài G̣n đi Hà Nội ngày 18-12-1944 để gặp toàn quyền Pháp tại Đông Dương là đô đốc Jean Decoux. Như thế, kế hoạch của Hayashi được thiếu tướng Kawamura thông qua, nhưng chưa được tân tư lệnh Quân đoàn 38 chấp thuận.

Từ tháng 4-1944, Mamoru Shigemitsu lên làm bộ tưởng bộ Ngoại giao Nhật Bản. Ông nầy liền hối thúc việc lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương. Shigemitsu cho rằng trao trả độc lập cho các nước trong vùng Nhật chiếm đóng, sẽ gây trở ngại cho Mỹ hay Tây Âu khó trở lui các nước nầy dầu Nhật Bản thất trận. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd. tt. 121-122.)

Đại tướng Yoshihiro Umezu, tham mưu trưởng quân đội Nhật, trả lời đồng ư trên nguyên tắc, nhưng cần phải nghiên cứu cẩn thận và chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, do việc quân đội Nhật thất bại ở Philippines, nên quân đội Nhật nay cũng muốn sớm làm chủ Đông Dương, để biến Đông Dương thành hậu cứ của quân đội Nhật ở Đông Nam Á. V́ vậy, tháng 12-1944, đạo quân Nhật đồn trú ở Sài G̣n được đổi thành Quân đoàn 38. Lúc đó, ngày 11 và 12-1-1945, phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc mạnh mẽ khắp Đông Dương và trên Biển Đông, gây thiệt hại nặng cho hải quân Nhật tại vùng nầy. Người Nhật cho rằng đó là dấu hiệu lực lượng Đồng minh sắp đổ bộ Đông Dương. Tuy việc đổ bộ không xảy ra, nhưng người Nhật nghĩ rằng đă đến lúc phải dứt khoát lật đổ Pháp ở Đông Dương. Người Nhật lo ngại nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương vâng lệnh chính phủ De Gaulle, làm nội ứng cho quân Đồng minh th́ rất tai hại cho quân Nhật.

Như thế là giữa bộ Ngoại giao và bộ tổng tư lệnh quân đội Nhật ở Tokyo đồng thuận việc lật đổ nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương, nhưng lại xảy ra những bất đồng khác trong nội bộ người Nhật, nhất là việc giao cho ai lănh đạo Việt Nam và việc sắp đặt bộ máy hành chánh tại Đông Dương giữa giới ngoại giao và giới quân sự. Cuộc tranh căi trong nội bộ người Nhật gay gắt đến nỗi vào đầu tháng 3-1945, đại sứ Nhật Shunichi Matsumoto từ chức, trước khi quân Nhật đảo chánh.

4. Không mời Cường Để

Riêng về vấn đề nhà cầm quyền Việt Nam, để tránh xáo trộn, gây thêm khó khăn, bộ Ngoại giao Nhật cũng như bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật quyết định duy tŕ vua Bảo Đại ở ngôi báu, giữ nguyên nền hành chánh bản xứ, không đưa hoàng thân Cường Để về nước thay thế vua Bảo Đại. Tháng 1-1945, có một phái đoàn từ Tokyo đến Việt Nam vận động đưa Cường Để lên ngôi. Thiếu tướng tham mưu trưởng Quân đoàn 38 là Kawamura hỏi ư trung tướng tư lệnh là Tsuchihashi, th́ Tsuchihashi trả lời: “Tốt nhất là từ chối.” Cuối tháng 2-1945, một nhân vật từ Tokyo đến Sài G̣n, nói với trung tướng Tsuchihashi là nên đưa Cường Để về Sài G̣n, th́ Tsuchihachi trả lời gay gắt: "Đưa ông ta về đây th́ phải biết rằng khi ông ta đến phi cảng Sài G̣n, tôi sẽ gởi ông ta ra nhà tù Côn Sơn." (Masaya Shirashi, bđd. sđd. tr. 135.)

Sau cuộc đảo chánh thành công ngày 9-3-1945 trên toàn Đông Dương, cố vấn tối cao Masayuki Yokoyama, tổng lănh sự Akira Konagaya và lănh sự Taizo Watanabe đến điện Thái Ḥa, trong hoàng cung ở Huế, sáng 11-3-1945, triều yết vua Bảo Đại. Mở đầu cuộc đàm đạo, vua Bảo Đại thẳng thắn bày tỏ nỗi kinh ngạc của nhà vua với Yokoyama là tại sao ông đại sứ không nói chuyện với hoàng thân Cường Để là người sát cánh với chính quyền Nhật trong cuộc tranh đấu chống Pháp, mà lại đến hoàng cung nói chuyện với nhà vua. Đáp lại, Yokoyama cho rằng việc Cường Để đă qua, không c̣n thích hợp. Yokoyama giải thích với vua Bảo Đại về những hành động mới nhứt của Nhật trên toàn cơi Đông Dương và tuyên bố “muốn đem châu Á trả về cho người châu Á.” Ông ta c̣n nói rằng ông ta “có nhiệm vụ dâng nền độc lập” lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. Khối nầy đă được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940, cách đó 5 năm. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 158-159.)

Ngay chiều 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư, các hoàng thân để thảo luận t́nh h́nh mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ H́nh), Trần Thanh Đạt (bộ Học), Trương Như Đính (bộ Công) đồng kư Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Phạm Quỳnh soạn. Như thế, sau hơn 60 năm bị người Pháp bảo hộ từ năm 1884, nay nước Việt Nam chính thức độc lập do t́nh h́nh thế giới biến chuyển và do sự can thiệp của Nhật Bản. Sau đó, Phạm Quỳnh cùng toàn thể 5 thượng thư từ chức.

Vua Bảo Đại liền triệu tập nhân sĩ khắp nước về Huế để thăm ḍ việc thành lập chính phủ mới. Nhà vua nghĩ rằng người có thể đáp ứng được t́nh thế mới là cựu thượng thư bộ Lại Ngô Đ́nh Diệm. Nhà vua liền nhờ người Nhật t́m kiếm ông Diệm để mời ông ra chấp chính. Người Nhật trả lời không kiếm được ông Diệm mặc dầu ông đang sống ở Sài G̣n.

Vua Bảo Đại liền mời Trần Trọng Kim, nhưng như trên đă viết, ông Kim đề nghị nhà vua nhờ người Nhật t́m kiếm Ngô Đ́nh Diệm lần nữa. Lần nầy, người Nhật giao việc liên lạc với ông Diệm cho Hidezumi Hayashi, trung tá hiến binh Nhật. Hayashi là tác giả kế hoạch ngày 27-12-1944, đề nghị đưa hoàng thân Cường Để về Việt Nam cầm quyền và đưa Ngô Đ́nh Diệm lên làm thủ tướng. Ông Diệm lúc đó đang ở Vĩnh Long với giám mục Ngô Đ́nh Thục.

Khi gặp nhau, ông Diệm cho Hayashi biết ông ta không có ư định làm thủ tướng theo lời mời của vua Bảo Đại, mà ông Diệm chỉ muốn một điều là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về Việt Nam thay thế vua Bảo Đại. Ông Diệm tỏ ra bất b́nh Hayashi không báo cho ông biết tin tức đảo chính ngày 9-3, v́ Hayashi liên lạc cá nhân khá thân t́nh với ông Diệm trong thời gian người Nhật bảo vệ ông Diệm ở Sài G̣n. Một lư do khác khiến ông Diệm từ chối lời mời của vua Bảo Đai v́ ông Diệm nhận định rằng t́nh h́nh người Nhật đang suy yếu một cách nhanh chóng, và thật là thiếu sáng suốt nếu lập chính phủ dưới sự chiếm đóng của người Nhật. Cuối cùng, theo đề nghị của Hayashi, ông Diệm viết thư cho vua Bảo Đại bằng tiếng Pháp, từ chối lời mời của nhà vua, đơn thuần chỉ v́ lư do sức khỏe. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd., tt. 137-138.)

Trần Trọng Kim cũng được thông báo cho biết tin nầy, nên ông Kim mới nhận lời mời lần thứ hai của vua Bảo Đại, đứng ra thành lập nội các. (Masaya Shiraishi, bđd sđd. tt. 138-139.) Nội các Trần Trọng Kim tŕnh diện ngày 17-4-1945, gồm những nhà trí thức khoa bảng cùng chuyên viên, và đặc biệt không có người thân Nhật, dầu nội các nầy do Nhật bảo trợ.

Kết luận

Ngay từ khi mới đến Đông Dương, chính sách của Nhật là kiểm soát Đông Dương nhưng vẫn để cho Pháp cai trị Đông Dương, để Nhật khỏi bận tâm chuyện hành chánh và an ninh, cho đến khi t́nh thế bắt buộc, mới lật đổ Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945. Trong lúc khó khăn, Nhật lại càng không muốn tạo thêm khó khăn mới, nên không thay đổi nền quân chủ ở Việt Nam. V́ vậy, dầu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Ngô Đ́nh Diệm đă từng sát cánh hoạt động với người Nhật, cũng không được người Nhật đưa về nước cầm quyền. Theo Trần Trọng Kim, có thể v́ người Nhật không chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để mà chọn vua Bảo Đại, nên người Nhật không mời Ngô Đ́nh Diệm. (Trần Trọng Kim, sđd. tt. 49-50.)

Về phía Ngô Đ́nh Diệm, có thể ông Diệm không vui ḷng khi thấy người Nhật không thực tâm và thờ ơ với ḿnh, chuyển lời mời của vua Bảo Đại đến ông quá trễ, và nhất là khi thấy t́nh thế của người Nhật không được sáng sủa, Nhật đang suy yếu dần, ông Diệm liền từ chối lời mời của vua Bảo Đại.

Có người đặt ra một câu hỏi là nếu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về làm vua và ông Diệm làm thủ tướng năm 1945, th́ Việt Nam sẽ đi về đâu? Câu hỏi không bao giờ có phần trả lời v́ không thể quay ngược thời gian để làm lại lịch sử.

Trần Gia Phụng
30.08.2016