PDA

View Full Version : Michael Phelps dùng giác hơi để chữa đau cơ tại Olympic Rio



tcl
10-08-2016, 17:14
TTO - Tại kỳ Olympic Rio 2016, nhiều vận động viên nổi tiếng, trong đó có đại ḱnh ngư Michael Phelps thi đấu với nhiều dấu giác hơi. V́ sao họ lại giác hơi?




http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/08/09/2016-08-08t165808z-771194302-rioec881b4ufv-rtrmadp-3-olympics-rio-cupping-jpg-1470708032.jpg
Michael Phelps dùng giác hơi để chữa đau cơ tại Olympic Rio


Ḱnh ngư Michael Phelps với nhiều dấu giác hơi khi thi đấu tại Olympic Rio 2016 - Ảnh: REUTERS
Trả lời các nhà báo, ḱnh ngư Michael Phelps nói: "Tôi đă giác hơi một thời gian dài nhưng lần này dấu để lại đậm nhất. Đó (vị trí vai chỗ Phelps có dấu giác hơi) là chỗ tôi bị đau nhất. Trước khi thi đấu, tôi thường giác hơi ở đây. Hôm qua tôi đă yêu cầu bác sĩ giác trên vai v́ cảm thấy khá đau".


Theo Hăng tin Reuters, các bác sĩ cho biết phương án này giúp giải độc, tăng cường lưu thông máu, giúp giảm đau cơ và thậm chí trị mất ngủ.


Michael Phelps cho biết anh đă bắt đầu giác hơi từ năm 2015 và từng đăng lên Twitter tấm ảnh với dấu giác hơi.


Tương tự Michael Phelps, tay bơi người Belarus Pavel Sankovich cũng là "fan" của giác hơi. Sankovich nói: "Giác hơi là công cụ hồi phục hữu hiệu". Ngoài ra vận động viên thể dục dụng cụ của Mỹ Alex Naddour cũng dùng phương pháp này.



http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/08/09/1157-1470708067.jpg
Vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Alex Naddour cũng sử dụng phương pháp giác hơi tại Olympic Rio 2016 - Ảnh: AP



Không chỉ riêng các vận động viên tại Olympic Rio, trước đó nhiều ngôi sao quốc tế như Gwyneth Paltrow, Jennifer Aniston và Justin Bieber đều giác hơi.

Cho tới giờ, giới y học phương Tây vẫn tỏ ra hoài nghi với phương pháp giác hơi dù rằng đây là liệu pháp cổ truyền thịnh hành tại Ai Cập, Trung Đông... Tuy nhiên, kể từ sau bộ phim The karate kid, giác hơi đă trở nên phổ biến tại phương Tây.

Jessica MacLean, giám đốc Hiệp hội giác hơi thế giới, cho biết lượng dụng cụ giác hơi bán ra đă tăng 20% và số người t́m tới phương pháp này tăng 50%.

Hăng tin Reuters dẫn lời MacLean: "Khi phương pháp nào được truyền thông nhắc tới, nó sẽ gây được chú ư. Và khi điều trị nếu có hiệu quả tốt, người sử dụng sẽ không quan tâm tới các bằng chứng khoa học".




Đ.K.L (TTO)