PDA

View Full Version : Trung Quốc luyện tập đánh chặn hỏa tiễn tại Biển Đông



BigBoy
28-10-2024, 23:47
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hải quân Trung Quốc tập trận đánh chặn hỏa tiễn địch tại Biển Đông trong khi Việt Nam và Philippines tăng cường bồi đắp ở khu vực.


Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày Chủ Nhật 27 Tháng Mười cho hay Hải quân Trung Quốc vừa thực hiện các cuộc tập trận pḥng thủ tại khu vực Biển Đông gồm đánh chận hỏa tiễn và đối phó hư hại. Họ nói cuộc tập trận này là một phần của chương tŕnh huấn luyện cuối mùa thu.





https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lieu-Ninh-tap-tran-khu-truc-hoa-tien-chong-ham-AFP-042318.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lieu-Ninh-tap-tran-khu-truc-hoa-tien-chong-ham-AFP-042318.jpg)
Các hỏa tiễn đang chuẩn bị lắp đặt lên khu trục cơ trên mẫu hạm Liêu Ninh trong một cuộc tập trận tại biển Đông. (H́nh: AFP/Getty Images)

Nguồn tin không cho biết cuộc tập trận vừa kể diễn ra ngày nào cũng như tại khu vực nào của Biển Đông, Nhiều cuộc tập trận trước đây, Trung Quốc đă cho loan báo rộng răi cả khu vực diễn ra cũng như thời gian tạp trận để các loại tàu bè tránh né.


Hai tuần trước, Trung Quốc đă đưa mẫu hạm Liêu Ninh và các tàu hộ tống tới tập trận tại Biển Đông để khoe cơ bắp với các cuộc tập trận của Mỹ và Đồng minh ở khu vực. Giới quan sát thời sự nhận thấy t́nh h́nh khu vực Biển Đông ngày càng có những dấu hiệu bất ổn hơn khi các nước đang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh cũng phải gia tăng khả năng tự vệ.


Tuần qua, tin tức cho hay Việt Nam đang gấp rút xây dựng phi đạo trên băi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), bây giờ đă trở thành đảo nhân tạo Thuyền Chài với diện tích hơn 400 hecta. Từ một băi san hô cạn, Việt Nam trong hơn năm qua đă bồi đắp nhanh chóng thành một đảo nhân tạo có chiều dài 4,000m. Dù vậy, những ǵ được bồi đắp cũng chỉ là một phần của rạn san hô h́nh cái thuyền này.


Không ảnh vệ tinh của tổ chức vệ tinh thương mại Planet Labs cho người ta thấy một phi đạo trên đó đang hiện ra dần dần dần. Chiều dài của đảo nhân tạo Thuyền Chài đủ để Việt Nam xây dựng phi đạo khoảng 3,000m đủ cho các phi cơ quân sự lên xuống. Hiện Việt Nam mới chỉ có các lô cốt pḥng thủ đă xây dựng mấy năm nay. Trong tương lai sẽ c̣n có những ǵ được xây dựng thêm, chưa ai thấy.


Guồng máy tuyên truyền của Trung Quốc hôm Chủ Nhật 27 Tháng Mười cho hay “Một khinh hạm từ Quân khu phía Nam đă tiến hành tập trận toàn diện và đánh giá khả năng pḥng không cũng như đánh chặn hỏa tiễn địch tấn công, đối phó bị tấn công trên biển và chống đỡ thiệt hại xảy ra.”


Nguồn tin vừa kể thuật lại rằng các tàu của họ đă tấn công các mục tiêu trên mặt biển và trên không khi bị tấn công. Họ đă thực tập truy t́m và tấn công bằng cách dùng một tàu khác đóng vai tṛ tàu địch. Các t́nh hướng giả định nhưng có thể diễn ra trong thực tế được hải quân Trung Quốc luyện tập rất nhiều lần hàng năm.


Tuy là nước nằm ở phía bắc nhưng Trung Quốc cậy sức mạnh quân sự ăn trùm các nước nhỏ phía nam, ngang ngược tuyên bố chủ quyền chiếm đến 90% Biển Đông. Nhiều khu vực các vạch chủ quyền “Lưỡi ḅ” lấn sâu vào các vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khác, nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân. Ṭa án quốc tế tại The Hague năm 2016 đă phán quyết những vạch đó vô giá trị, theo Công ước về Luật Biển (UNCLOS).


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-TQ-tap-tran-Bien-Dong-hoa-tien-PLA-Navy-102724.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-TQ-tap-tran-Bien-Dong-hoa-tien-PLA-Navy-102724.jpg)
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông. (H́nh: PLA/Navy)

Nhận thấy cũng phải gia tăng khả năng tự vệ, Phi Luật tân đă cố gắng cải tạo đáng kể các cơ sở của họ như tại đảo Thị Tứ và Song Tử Đông, tăng cường sự hiện diện của không quân và hải quân. Riêng phi đạo của Phi trên đảo Thị Tứ cũng đă được kéo dài thêm. Tin tức cho hay Manila đang có kế hoạch mua sắm thêm chiến hạm, hỏa tiễn, khu trực, radars cũng như gia tăng các cuộc tập trận với các đối tác và đồng minh.


Những ǵ người ta thấy cả Phi Luật Tân và Việt Nam đang làm, không ngoài khả năng cố gắng tự vệ trước sự uy hiếp và áp lực của Trung Quốc. Việt Nam là nước trấn giữ nhiều thực thể (29 đảo và băi cạn) nhiều nhất tại quần đảo Trường Sa. Trừ những đảo và băi cạn lớn mà Việt Nam có nhiều cơ sở pḥng thủ gồm cả hỏa tiễn chống hạm, pḥng không, những băi cạn khác chỉ có các “nhà dàn DK”.


Cho tới nay, trên mặt chính thức, người ta chưa thấy Bắc Kinh phản ứng thế nào về các hoạt động bồi đắp và xây dựng phi đạo của Việt Nam tại Trường Sa. Khi ông Trương Hựu Hiệp, Phó quân ủy Trung ương Trung Quốc đến Hà Nội hồi tuần trước, và trước đó ít ngày là Thủ tướng Lư Cường, người ta chỉ nghe thấy thuật lại những lời tử tế, kêu gọi tăng cường hợp tác mọi mặt của hai nước cộng sản anh em.