BigBoy
28-10-2024, 15:36
QUẢNG BÌNH, Việt Nam (NV) – Do ảnh hưởng của bão Trà Mi, mưa lớn kèm nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến hơn 100 bản làng ở miền núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, bị cô lập.
Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh Quảng Bình cho biết đã có gần 15,000 nhà dân ở hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới đang bị ngập do lũ từ thượng nguồn về.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lu-ngap-quang-binh-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lu-ngap-quang-binh-1.jpg)
Nước lũ bao vây làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, sáng 28 Tháng Mười. (Hình: Vạn An/VNExpress)
Các báo đài ở Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Hữu Hán, phó chủ tịch huyện Lệ Thủy, cho biết tính đến sáng 28 Tháng Mười, đã có hàng chục ngàn gia đình ở huyện này bị ngập sâu vì đợt mưa xối xả kéo dài từ đêm đến sáng cùng ngày.
Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, tại huyện vùng trũng này đã có 10,636 ngôi nhà bị ngập, năm thôn bản ở xã Kim Thủy và Lâm Thủy bị chia cắt; có 374 hécta hoa màu ngập úng, 100 hécta diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại…
Trong đó, khu vực ngập sâu nhất là các xã Liên Thủy, Mỹ Thủy, Lộc Thủy, An Thủy… vốn nằm ven sông Kiến Giang nên nước ngập sâu từ nửa đêm.
Đáng lưu ý, xã Liên Thủy là nơi bị ngập sâu nhiều nhất khi có hàng ngàn ngôi nhà bị ngập đến hơn 2 mét.
Tương tự, tại huyện Quảng Ninh có 4,026 nhà dân bị ngập, tập trung chủ yếu ở các xã nằm ven sông Long Đại như: Tân Ninh, Duy Ninh, Hiền Ninh, Hàm Ninh,… bị nước ngập sâu, gây chia cắt cục bộ. Toàn huyện này có 112 thôn, bản trên 11 xã bị cô lập chia cắt.
Riêng thành phố Đồng Hới có 370 nhà bị ngập, tập trung chủ yếu ở phường Đức Ninh Đông và xã Đức Ninh ngập từ 0.3 đến 1 mét.
Theo báo Thanh Niên, suốt đêm qua 27 Tháng Mười, trên mạng xã hội, người dân huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, và huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đăng những dòng “kêu cứu,” nhờ giúp đỡ… chủ yếu có các nội dung về việc: nhờ thuê thuyền, nhờ giải cứu, nhờ vận chuyển đồ đạc lên cao… Các dòng tin, hình ảnh này làm nhiều người đọc quặn thắt tim gan. Nhiều người đã không ngủ được, chỉ biết nguyện cầu cho người dân vùng lũ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lu-ngap-quang-binh-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lu-ngap-quang-binh-2.jpg)
Người dân dùng thuyền để đi lại. (Hình: Hoàng Phúc/Người Lao Động)
Tuy nhiên, hiện vùng thượng nguồn nước sông Kiến Giang lên rất nhanh và vẫn đang ở mức cao và những khu dân cư vẫn còn ngập sâu trong lũ.
Trước đó tối hôm 27 Tháng Mười, ít nhất ba người đã thiệt mạng, một người mất tích khi cơn bão Trà Mi đổ bộ các tỉnh miền Trung Việt Nam trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo dự báo, đến hết đêm 28 Tháng Mười, ở khu vực từ tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, có nơi hơn 400 mm.
Còn tại khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và Kon Tum có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150 mm-200 mm. Do vậy, khả năng ngập lụt không chỉ dừng lại ở tỉnh Quảng Bình mà có thể lan rộng ra khu vực miền Trung.
Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh Quảng Bình cho biết đã có gần 15,000 nhà dân ở hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới đang bị ngập do lũ từ thượng nguồn về.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lu-ngap-quang-binh-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lu-ngap-quang-binh-1.jpg)
Nước lũ bao vây làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, sáng 28 Tháng Mười. (Hình: Vạn An/VNExpress)
Các báo đài ở Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Hữu Hán, phó chủ tịch huyện Lệ Thủy, cho biết tính đến sáng 28 Tháng Mười, đã có hàng chục ngàn gia đình ở huyện này bị ngập sâu vì đợt mưa xối xả kéo dài từ đêm đến sáng cùng ngày.
Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, tại huyện vùng trũng này đã có 10,636 ngôi nhà bị ngập, năm thôn bản ở xã Kim Thủy và Lâm Thủy bị chia cắt; có 374 hécta hoa màu ngập úng, 100 hécta diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại…
Trong đó, khu vực ngập sâu nhất là các xã Liên Thủy, Mỹ Thủy, Lộc Thủy, An Thủy… vốn nằm ven sông Kiến Giang nên nước ngập sâu từ nửa đêm.
Đáng lưu ý, xã Liên Thủy là nơi bị ngập sâu nhiều nhất khi có hàng ngàn ngôi nhà bị ngập đến hơn 2 mét.
Tương tự, tại huyện Quảng Ninh có 4,026 nhà dân bị ngập, tập trung chủ yếu ở các xã nằm ven sông Long Đại như: Tân Ninh, Duy Ninh, Hiền Ninh, Hàm Ninh,… bị nước ngập sâu, gây chia cắt cục bộ. Toàn huyện này có 112 thôn, bản trên 11 xã bị cô lập chia cắt.
Riêng thành phố Đồng Hới có 370 nhà bị ngập, tập trung chủ yếu ở phường Đức Ninh Đông và xã Đức Ninh ngập từ 0.3 đến 1 mét.
Theo báo Thanh Niên, suốt đêm qua 27 Tháng Mười, trên mạng xã hội, người dân huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, và huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đăng những dòng “kêu cứu,” nhờ giúp đỡ… chủ yếu có các nội dung về việc: nhờ thuê thuyền, nhờ giải cứu, nhờ vận chuyển đồ đạc lên cao… Các dòng tin, hình ảnh này làm nhiều người đọc quặn thắt tim gan. Nhiều người đã không ngủ được, chỉ biết nguyện cầu cho người dân vùng lũ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lu-ngap-quang-binh-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Lu-ngap-quang-binh-2.jpg)
Người dân dùng thuyền để đi lại. (Hình: Hoàng Phúc/Người Lao Động)
Tuy nhiên, hiện vùng thượng nguồn nước sông Kiến Giang lên rất nhanh và vẫn đang ở mức cao và những khu dân cư vẫn còn ngập sâu trong lũ.
Trước đó tối hôm 27 Tháng Mười, ít nhất ba người đã thiệt mạng, một người mất tích khi cơn bão Trà Mi đổ bộ các tỉnh miền Trung Việt Nam trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo dự báo, đến hết đêm 28 Tháng Mười, ở khu vực từ tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, có nơi hơn 400 mm.
Còn tại khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và Kon Tum có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150 mm-200 mm. Do vậy, khả năng ngập lụt không chỉ dừng lại ở tỉnh Quảng Bình mà có thể lan rộng ra khu vực miền Trung.