BigBoy
17-10-2024, 20:32
http://danviet.com.au/upload/images/AP23339789346569.jpg
Ảnh minh họa: Chụp X quang để chẩn đoán ung thư vú tại Los Angeles, Hoa Kỳ. AP - Damian Dovarganes
Tại triển lăm VivaTech 2024 ở Paris ( 22 - 25/05/2024 ), triển lăm lớn nhất châu Âu về các công nghệ mới, bao trùm lên hết vẫn là trí thông minh nhân tạo (AI), một công nghệ được sử dụng ngày nhiều trong mọi lĩnh vực, trong đó có y tế. Đặc biệt, trí thông minh nhân tạo đang dần dần trở thành một đồng minh đắc lực trong cuộc chiến chống ung thư tại những quốc gia có nền y khoa tiên tiến như Pháp.
Một số công ty công ty khởi nghiệp của Pháp đă không bỏ lỡ cơ hội VivaTech để giới thiệu các giải pháp dùng AI hỗ trợ chẩn đoán ung thư. Chẳng hạn như công ty Hope Valley AI đang phát triển h́nh ảnh y khoa để phát hiện ung thư vú dựa trên siêu âm và trí thông minh nhân tạo để sàng lọc hiệu quả hơn và sớm hơn.
Bà Hakima Berdouz, đồng sáng lập công ty Hope Valley AI, cho biết: “Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng một số lượng đáng kể bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh ung thư vú trước đây có các triệu chứng rất nhẹ và không thể nh́n thấy được. Mặc dù cứ tám phụ nữ th́ có một người mắc bệnh ung thư vú trong suốt cuộc đời, nhưng căn bệnh này được điều trị tốt và có thể chữa khỏi ở chín trên mười ca. Nhưng mỗi ngày vẫn có 33 phụ nữ chết v́ căn bệnh này ở Pháp và gần 1.800 người trên toàn thế giới.”
Tại triển lăm VivaTech năm nay, công ty khởi nghiệp c̣n rất trẻ này đă giới thiệu phiên bản đầu tiên của ứng dụng điện thoại thông minh giúp phát hiện sớm các tín hiệu yếu về các bất thường ở vú, báo trước bệnh ung thư. Ứng dụng này nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hướng dẫn phụ nữ, nhờ vào AI đàm thoại, để tự kiểm tra lâm sàng lần đầu tiên. Ứng dụng sẽ được ra mắt chính thức trong chiến dịch nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú mang tên “Tháng Mười Hồng” ( Octobre rose )
Tham vọng của Hope Valley AI là ứng dụng điện thoại thông minh của họ phải là viên gạch đầu tiên để phát triển “thuốc ngừa siêu cá nhân hóa”. Thứ hai sẽ là “hệ thống chụp nhũ ảnh của tương lai”.
Không giống như các thiết bị hiện tại, “Mammope” đang được chuẩn bị sẽ không sử dụng tia X mà sử dụng hệ thống h́nh ảnh đa phương thức (siêu âm, đo nhiệt độ hồng ngoại, thị giác máy tính) và sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo.
Cũng trong lĩnh vực chống ung thư, tại VivaTech 2024, có một công ty khởi nghiệp khác là Primaa, một công ty công nghệ y khoa do hai chị em Marie, Fanny Sockeel và người anh họ Stéphane Sockeel thành lập năm 2018. Các sáng lập viên một người là bác sĩ, một người là chuyên gia khoa học dữ liệu và một người là doanh nhân.
Công ty này cung cấp các giải pháp chẩn đoán các bệnh ung thư để có thể đề ra phương pháp điều trị thích ứng hơn và tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân. Chính xác hơn, Primaa chuyên về lĩnh vực gọi là giải phẫu bệnh học ( anapathologie ). Hiện nay, công ty này đang tiếp thị sản phẩm của họ cho các bệnh viện và pḥng xét nghiệm ở Châu Âu và đang chuẩn bị mở rộng thị trường sang Mỹ.
Trả lời RFI Việt ngữ tại triển lăm VivaTech, cô Fanny Sockeel, đồng sáng lập viên công ty Primaa, giải thích:
“Giải phẫu bệnh học là giai đoạn ngay sau khi chụp X quang, là lúc mà chúng ta có thể chẩn đoán các bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Khi chụp X quang, chúng ta có thể nhận biết một khối u và có thể đánh giá sơ bộ đó là u lành tính hay u ác tính. Nhưng ở giai đoạn này chúng ta chưa biết chắc chắn đó có phải là ung thư hay không, và nếu đúng là ung thư, th́ mức độ nguy hiểm thế nào và đă phát triển đến đâu, và nhất là không nắm được những dấu ấn sinh học ( biomarker ) của khối u để có thể vạch ra hướng điều trị thích ứng.”
“Cách duy nhất để biết được là làm sinh thiết ( biopsie ), tức là lấy một mẫu mô từ khối u để bác sĩ chuyên khoa bệnh lư học phân tích. Chính bác sĩ chuyên khoa này chẩn đoán bệnh và đề ra phương pháp điều trị.”
“Từ các h́nh ảnh y khoa mà chúng tôi gọi là những “dương bản được số hóa”, chúng tôi phát triển một phần mềm trí thông minh nhân tạo dựa trên các cơ sở dữ liệu của chúng tôi để hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán một cách toàn diện và nhanh chóng.”
Như cô Fanny Sockeel có nói ở trên, để có thể hỗ trợ chẩn đoán, phần mềm trí thông minh nhân tạo của Primaa phải dựa vào những cơ sở dữ liệu. Cụ thể đó là những cơ sở dữ liệu nào, đại diện công ty giải thích:
“ Chúng tôi làm việc với rất nhiều cơ sở dữ liệu của Pháp và của châu Âu, bằng cách mua hoặc thiết lập các đối tác. Mục tiêu của chúng tôi là có được một cơ sở dữ liệu càng rộng và càng đồng nhất càng tốt, để phần mềm của chúng tôi thật hiệu quả, có thể phân tích mọi loại dữ liệu, h́nh ảnh scanner. Hiện nay công ty chúng tôi có cơ sở dữ liệu lớn nhất châu Âu, nhờ vậy mà chúng tôi có thể thiết kế và “huấn luyện” một phần mềm có khả năng phát hiện rất cao, dù đó là dữ liệu đó đến từ đâu.”
Như vậy công ty Primaa hỗ trợ như thế trong tiến tŕnh chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư, bà Fanny Sockeel cho biết thêm:
“Chúng tôi hỗ trợ bác sĩ giải phẫu học trong việc chẩn đoán ung thư và một khi việc chẩn đoán được đầy đủ, tức là có đủ các dấu hiệu sinh học, bác sĩ này hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa khác, như khoa ung thư, khoa X quang, khoa di truyền học …, để cùng nhau đề ra phương pháp điều trị ung thư, chủ yếu dựa trên các dữ liệu của bác sĩ giải phẫu học.”
“Hiện nay chúng ta có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư, không chỉ có giải phẫu, hóa trị, mà c̣n có điều trị bằng hormone ( hormonothérapie ), điều trị bằng kháng thể ( immunothérapie ), hay điều trị thích ứng với từng bệnh nhân, những phương pháp chỉ áp dụng cho một số loại bệnh nhân đặc biệt. Chính là với những loại bệnh nhân rất chuyên biệt này mà phần mềm trí thông minh nhân tạo tỏ ra rất hiệu quả, cụ thể là phát hiện rất chính xác những dấu hiệu sinh học, nhờ vậy mà chẩn đoán tốt hơn và từ đó đề ra phương pháp điều trị thật sự thích ứng với t́nh trạng của bệnh nhân.”
Có thể nói công nghệ trí thông minh nhân tạo đang mở ra rất nhiều triển vọng, hỗ trợ chẩn đoán ngày càng nhiều bệnh ung thư, theo lời cô Fanny Sockeel:
“Phạm vi nghiên cứu rất là lớn. Hiện giờ chúng tôi đă hoàn tất phần mềm trí thông minh nhân tạo hỗ trợ chẩn đoán ung thư vú và ung thư da và đang phát triển thêm công cụ để hỗ trợ chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt và ung thư cổ tử cung cho những năm tới. Đó là hướng đầu tiên.”
“Hướng thứ hai là nghiên cứu về dự báo, tức là không chỉ dựa trên cách chẩn đoán cổ điển, mà t́m ra những nhân tố mới có thể cho tới nay không được chú ư đến, v́ bác sĩ chưa nh́n thấy mối liên hệ giữa những yếu tố đó. Lợi thế to lớn của công nghệ trí thông minh nhân tạo là có thể dựa trên những cơ sở dữ liệu rất dồi dào để t́m ra những phân khúc ung thư mà cho tới nay chưa được biết.
Đó chính là tiềm năng của trí thông minh nhân tạo trong việc chẩn đoán ung thư.”
Tại Paris, Viện Curie đă đi đầu việc tạo ra công cụ dựa trên trí thông minh nhân tạo có khả năng xác định nguồn gốc của những căn bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm, với tỷ lệ thành công rất cao. Nói cách khác, trí thông minh nhân tạo có khả năng phát hiện nguồn gốc của một số bệnh ung thư với độ chính xác và tốc độ cao hơn nhiều so với các nhân sự chuyên môn, có thể giúp điều chỉnh các phương pháp điều trị tốt hơn và do đó tăng tỷ lệ sống sót của hàng ngàn người Pháp mỗi năm.
Công cụ AI đầy hứa hẹn này phần lớn chính là nhờ công lao của bà Sarah Watson, vừa là bác sĩ chuyên khoa ung thư, vừa là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Curie. Bà Watson chủ yếu nghiên cứu về các khối u hiếm gặp, trong đó có các khối u gọi là “ung thư chưa rơ nguyên phát” (cancers de primitifs inconnus - CPI).
Trên kênh truyền h́nh Pháp BFMTV ngày 13/11/2023, bác sĩ Sarah Watson giải thích: “CPI là bệnh ung thư xuất hiện ở giai đoạn di căn, tức là có những tổn thương ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng chúng tôi không biết những di căn này đến từ đâu. Vấn đề là ngày nay trong ngành ung thư, chúng ta không điều trị ung thư ban đầu xuất phát từ vú, đại tràng, thận, v.v. với cùng một phương pháp.”
V́ vậy, nếu không biết nguồn gốc của bệnh ung thư th́ không thể điều trị chính xác được và hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng. Bác sĩ Sarah Watson nhấn mạnh: “Chúng tôi mất rất nhiều thời gian để cố gắng xác định khối u nguyên phát. Các bệnh nhân mắc loại ung thư này có thời gian sống chưa đầy một năm kể từ khi được chẩn đoán”.
Để cải thiện việc chăm sóc các ca ung thư CPI (khoảng từ 6.000 đến 7.000 bệnh nhân mỗi năm ở Pháp), bác sĩ Sarah Watson quyết định sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo. Chuyên gia nghiên cứu của Viện Curie dựa trên giả thuyết: “Có lẽ các đặc điểm phân tử của những di căn này vẫn giữ lại những dấu hiệu đặc biệt về nguồn gốc mô của chúng”. Nói cách khác, các di căn phân bố khắp cơ thể có lưu giữ, trên “thẻ căn cước” di truyền của chúng, một dấu vết cụ thể về khu vực xuất phát của chúng.
Vậy điều này có thể giúp định vị nó và từ đó điều trị ung thư tận gốc không? Để nghiên cứu theo hướng này, Viện Curie, hợp tác với các chuyên gia từ một số trung tâm khác ở Pháp, đă “huấn luyện” một phần mềm chuyên trách nhiệm vụ duy nhất: nhận biết nguồn gốc của ung thư từ chuỗi RNA của các khối u được lấy sinh thiết ( biopsie ).
Công cụ AI này đă được thử nghiệm trên khoảng 50 khối u vốn không thể xác định được nguồn gốc bằng các công cụ thông thường. Bác sĩ Sarah Watson cho biết: “Trong hơn 80% trường hợp, AI có thể cho chúng tôi biết mô gốc với tỷ lệ chính xác rất cao. Những bệnh nhân mà chúng tôi có thể xác định được mô gốc có thời gian sống sót cao gấp ba lần so với những bệnh nhân trong trường hợp ngược lại”.
Ảnh minh họa: Chụp X quang để chẩn đoán ung thư vú tại Los Angeles, Hoa Kỳ. AP - Damian Dovarganes
Tại triển lăm VivaTech 2024 ở Paris ( 22 - 25/05/2024 ), triển lăm lớn nhất châu Âu về các công nghệ mới, bao trùm lên hết vẫn là trí thông minh nhân tạo (AI), một công nghệ được sử dụng ngày nhiều trong mọi lĩnh vực, trong đó có y tế. Đặc biệt, trí thông minh nhân tạo đang dần dần trở thành một đồng minh đắc lực trong cuộc chiến chống ung thư tại những quốc gia có nền y khoa tiên tiến như Pháp.
Một số công ty công ty khởi nghiệp của Pháp đă không bỏ lỡ cơ hội VivaTech để giới thiệu các giải pháp dùng AI hỗ trợ chẩn đoán ung thư. Chẳng hạn như công ty Hope Valley AI đang phát triển h́nh ảnh y khoa để phát hiện ung thư vú dựa trên siêu âm và trí thông minh nhân tạo để sàng lọc hiệu quả hơn và sớm hơn.
Bà Hakima Berdouz, đồng sáng lập công ty Hope Valley AI, cho biết: “Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng một số lượng đáng kể bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh ung thư vú trước đây có các triệu chứng rất nhẹ và không thể nh́n thấy được. Mặc dù cứ tám phụ nữ th́ có một người mắc bệnh ung thư vú trong suốt cuộc đời, nhưng căn bệnh này được điều trị tốt và có thể chữa khỏi ở chín trên mười ca. Nhưng mỗi ngày vẫn có 33 phụ nữ chết v́ căn bệnh này ở Pháp và gần 1.800 người trên toàn thế giới.”
Tại triển lăm VivaTech năm nay, công ty khởi nghiệp c̣n rất trẻ này đă giới thiệu phiên bản đầu tiên của ứng dụng điện thoại thông minh giúp phát hiện sớm các tín hiệu yếu về các bất thường ở vú, báo trước bệnh ung thư. Ứng dụng này nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hướng dẫn phụ nữ, nhờ vào AI đàm thoại, để tự kiểm tra lâm sàng lần đầu tiên. Ứng dụng sẽ được ra mắt chính thức trong chiến dịch nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú mang tên “Tháng Mười Hồng” ( Octobre rose )
Tham vọng của Hope Valley AI là ứng dụng điện thoại thông minh của họ phải là viên gạch đầu tiên để phát triển “thuốc ngừa siêu cá nhân hóa”. Thứ hai sẽ là “hệ thống chụp nhũ ảnh của tương lai”.
Không giống như các thiết bị hiện tại, “Mammope” đang được chuẩn bị sẽ không sử dụng tia X mà sử dụng hệ thống h́nh ảnh đa phương thức (siêu âm, đo nhiệt độ hồng ngoại, thị giác máy tính) và sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo.
Cũng trong lĩnh vực chống ung thư, tại VivaTech 2024, có một công ty khởi nghiệp khác là Primaa, một công ty công nghệ y khoa do hai chị em Marie, Fanny Sockeel và người anh họ Stéphane Sockeel thành lập năm 2018. Các sáng lập viên một người là bác sĩ, một người là chuyên gia khoa học dữ liệu và một người là doanh nhân.
Công ty này cung cấp các giải pháp chẩn đoán các bệnh ung thư để có thể đề ra phương pháp điều trị thích ứng hơn và tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân. Chính xác hơn, Primaa chuyên về lĩnh vực gọi là giải phẫu bệnh học ( anapathologie ). Hiện nay, công ty này đang tiếp thị sản phẩm của họ cho các bệnh viện và pḥng xét nghiệm ở Châu Âu và đang chuẩn bị mở rộng thị trường sang Mỹ.
Trả lời RFI Việt ngữ tại triển lăm VivaTech, cô Fanny Sockeel, đồng sáng lập viên công ty Primaa, giải thích:
“Giải phẫu bệnh học là giai đoạn ngay sau khi chụp X quang, là lúc mà chúng ta có thể chẩn đoán các bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Khi chụp X quang, chúng ta có thể nhận biết một khối u và có thể đánh giá sơ bộ đó là u lành tính hay u ác tính. Nhưng ở giai đoạn này chúng ta chưa biết chắc chắn đó có phải là ung thư hay không, và nếu đúng là ung thư, th́ mức độ nguy hiểm thế nào và đă phát triển đến đâu, và nhất là không nắm được những dấu ấn sinh học ( biomarker ) của khối u để có thể vạch ra hướng điều trị thích ứng.”
“Cách duy nhất để biết được là làm sinh thiết ( biopsie ), tức là lấy một mẫu mô từ khối u để bác sĩ chuyên khoa bệnh lư học phân tích. Chính bác sĩ chuyên khoa này chẩn đoán bệnh và đề ra phương pháp điều trị.”
“Từ các h́nh ảnh y khoa mà chúng tôi gọi là những “dương bản được số hóa”, chúng tôi phát triển một phần mềm trí thông minh nhân tạo dựa trên các cơ sở dữ liệu của chúng tôi để hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán một cách toàn diện và nhanh chóng.”
Như cô Fanny Sockeel có nói ở trên, để có thể hỗ trợ chẩn đoán, phần mềm trí thông minh nhân tạo của Primaa phải dựa vào những cơ sở dữ liệu. Cụ thể đó là những cơ sở dữ liệu nào, đại diện công ty giải thích:
“ Chúng tôi làm việc với rất nhiều cơ sở dữ liệu của Pháp và của châu Âu, bằng cách mua hoặc thiết lập các đối tác. Mục tiêu của chúng tôi là có được một cơ sở dữ liệu càng rộng và càng đồng nhất càng tốt, để phần mềm của chúng tôi thật hiệu quả, có thể phân tích mọi loại dữ liệu, h́nh ảnh scanner. Hiện nay công ty chúng tôi có cơ sở dữ liệu lớn nhất châu Âu, nhờ vậy mà chúng tôi có thể thiết kế và “huấn luyện” một phần mềm có khả năng phát hiện rất cao, dù đó là dữ liệu đó đến từ đâu.”
Như vậy công ty Primaa hỗ trợ như thế trong tiến tŕnh chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư, bà Fanny Sockeel cho biết thêm:
“Chúng tôi hỗ trợ bác sĩ giải phẫu học trong việc chẩn đoán ung thư và một khi việc chẩn đoán được đầy đủ, tức là có đủ các dấu hiệu sinh học, bác sĩ này hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa khác, như khoa ung thư, khoa X quang, khoa di truyền học …, để cùng nhau đề ra phương pháp điều trị ung thư, chủ yếu dựa trên các dữ liệu của bác sĩ giải phẫu học.”
“Hiện nay chúng ta có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư, không chỉ có giải phẫu, hóa trị, mà c̣n có điều trị bằng hormone ( hormonothérapie ), điều trị bằng kháng thể ( immunothérapie ), hay điều trị thích ứng với từng bệnh nhân, những phương pháp chỉ áp dụng cho một số loại bệnh nhân đặc biệt. Chính là với những loại bệnh nhân rất chuyên biệt này mà phần mềm trí thông minh nhân tạo tỏ ra rất hiệu quả, cụ thể là phát hiện rất chính xác những dấu hiệu sinh học, nhờ vậy mà chẩn đoán tốt hơn và từ đó đề ra phương pháp điều trị thật sự thích ứng với t́nh trạng của bệnh nhân.”
Có thể nói công nghệ trí thông minh nhân tạo đang mở ra rất nhiều triển vọng, hỗ trợ chẩn đoán ngày càng nhiều bệnh ung thư, theo lời cô Fanny Sockeel:
“Phạm vi nghiên cứu rất là lớn. Hiện giờ chúng tôi đă hoàn tất phần mềm trí thông minh nhân tạo hỗ trợ chẩn đoán ung thư vú và ung thư da và đang phát triển thêm công cụ để hỗ trợ chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt và ung thư cổ tử cung cho những năm tới. Đó là hướng đầu tiên.”
“Hướng thứ hai là nghiên cứu về dự báo, tức là không chỉ dựa trên cách chẩn đoán cổ điển, mà t́m ra những nhân tố mới có thể cho tới nay không được chú ư đến, v́ bác sĩ chưa nh́n thấy mối liên hệ giữa những yếu tố đó. Lợi thế to lớn của công nghệ trí thông minh nhân tạo là có thể dựa trên những cơ sở dữ liệu rất dồi dào để t́m ra những phân khúc ung thư mà cho tới nay chưa được biết.
Đó chính là tiềm năng của trí thông minh nhân tạo trong việc chẩn đoán ung thư.”
Tại Paris, Viện Curie đă đi đầu việc tạo ra công cụ dựa trên trí thông minh nhân tạo có khả năng xác định nguồn gốc của những căn bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm, với tỷ lệ thành công rất cao. Nói cách khác, trí thông minh nhân tạo có khả năng phát hiện nguồn gốc của một số bệnh ung thư với độ chính xác và tốc độ cao hơn nhiều so với các nhân sự chuyên môn, có thể giúp điều chỉnh các phương pháp điều trị tốt hơn và do đó tăng tỷ lệ sống sót của hàng ngàn người Pháp mỗi năm.
Công cụ AI đầy hứa hẹn này phần lớn chính là nhờ công lao của bà Sarah Watson, vừa là bác sĩ chuyên khoa ung thư, vừa là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Curie. Bà Watson chủ yếu nghiên cứu về các khối u hiếm gặp, trong đó có các khối u gọi là “ung thư chưa rơ nguyên phát” (cancers de primitifs inconnus - CPI).
Trên kênh truyền h́nh Pháp BFMTV ngày 13/11/2023, bác sĩ Sarah Watson giải thích: “CPI là bệnh ung thư xuất hiện ở giai đoạn di căn, tức là có những tổn thương ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng chúng tôi không biết những di căn này đến từ đâu. Vấn đề là ngày nay trong ngành ung thư, chúng ta không điều trị ung thư ban đầu xuất phát từ vú, đại tràng, thận, v.v. với cùng một phương pháp.”
V́ vậy, nếu không biết nguồn gốc của bệnh ung thư th́ không thể điều trị chính xác được và hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng. Bác sĩ Sarah Watson nhấn mạnh: “Chúng tôi mất rất nhiều thời gian để cố gắng xác định khối u nguyên phát. Các bệnh nhân mắc loại ung thư này có thời gian sống chưa đầy một năm kể từ khi được chẩn đoán”.
Để cải thiện việc chăm sóc các ca ung thư CPI (khoảng từ 6.000 đến 7.000 bệnh nhân mỗi năm ở Pháp), bác sĩ Sarah Watson quyết định sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo. Chuyên gia nghiên cứu của Viện Curie dựa trên giả thuyết: “Có lẽ các đặc điểm phân tử của những di căn này vẫn giữ lại những dấu hiệu đặc biệt về nguồn gốc mô của chúng”. Nói cách khác, các di căn phân bố khắp cơ thể có lưu giữ, trên “thẻ căn cước” di truyền của chúng, một dấu vết cụ thể về khu vực xuất phát của chúng.
Vậy điều này có thể giúp định vị nó và từ đó điều trị ung thư tận gốc không? Để nghiên cứu theo hướng này, Viện Curie, hợp tác với các chuyên gia từ một số trung tâm khác ở Pháp, đă “huấn luyện” một phần mềm chuyên trách nhiệm vụ duy nhất: nhận biết nguồn gốc của ung thư từ chuỗi RNA của các khối u được lấy sinh thiết ( biopsie ).
Công cụ AI này đă được thử nghiệm trên khoảng 50 khối u vốn không thể xác định được nguồn gốc bằng các công cụ thông thường. Bác sĩ Sarah Watson cho biết: “Trong hơn 80% trường hợp, AI có thể cho chúng tôi biết mô gốc với tỷ lệ chính xác rất cao. Những bệnh nhân mà chúng tôi có thể xác định được mô gốc có thời gian sống sót cao gấp ba lần so với những bệnh nhân trong trường hợp ngược lại”.