PDA

View Full Version : Nhập cảnh Mỹ trước năm 1995 sẽ không bị trục xuất về Việt Nam?



BigBoy
05-10-2024, 19:13
Darren Nguyễn Ngọc Chương, Esq.

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/DP-Di-Tru-1995-truc-xuat.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/DP-Di-Tru-1995-truc-xuat.jpg)
Một vụ bắt giữ của cảnh sát di trú ICE. (H́nh minh họa: Charles Reed/U.S. Immigration and Customs Enforcement via AP, File)

*Hỏi: Tôi nghe nhiều người nói nếu nhập cảnh Hoa Kỳ trước năm 1995 th́ sẽ không bị trục xuất về Việt Nam. Không biết chi tiết đó có chính xác không và lư do tại sao?





-Đáp: Việc nhập cảnh Hoa Kỳ trước năm 1995 có bị trục xuất hay không c̣n tùy thuộc vào từng trường hợp. Người ta thường nhắc đến việc nhập cảnh Hoa Kỳ trước năm 1995 v́ vào ngày 22 Tháng Giêng, 2008, Sở Di Trú ICE đă thông báo rằng họ đă kư một Biên Bản Ghi Nhớ (Memorandum of Understanding – MOU) với chính quyền Việt Nam để bắt đầu trục xuất những công dân Việt Nam đă nhập cảnh Hoa Kỳ từ ngày 12 Tháng Bảy, 1995, trở về sau và có án lệnh trục xuất.


Thỏa hiệp này chỉ ảnh hưởng đến những người đă có án lệnh trục xuất và nhập cảnh Hoa Kỳ từ ngày 12 Tháng Bảy, 1995 trở về sau, v́ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được khôi phục vào ngày 12 Tháng Bảy, 1995.


Theo thỏa hiệp này, khi chính quyền Hoa Kỳ cung cấp chi tiết về đương sự cho chính quyền Việt Nam, phía Việt Nam sẽ xác định ngay liệu đương sự có phải là công dân Việt Nam hay không. Nếu chính quyền Việt Nam xác nhận đương sự là công dân Việt Nam, họ sẽ cấp giấy thông hành và đồng ư cho đương sự trở về Việt Nam. Sau khi giấy thông hành được cấp, chính quyền Hoa Kỳ sẽ thông báo cho đương sự ít nhất 15 ngày để chuẩn bị trở về Việt Nam.

Trên thực tế, nếu chính quyền Hoa Kỳ có khả năng trục xuất đương sự về Việt Nam, th́ dù đương sự có nhập cảnh Hoa Kỳ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, họ vẫn có thể bị trục xuất như thường.


*Hỏi: Nếu những người đă nhận được lệnh trục xuất, nhưng đến Hoa Kỳ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, th́ t́nh trạng của họ sẽ ra sao? Có thể được làm việc để mưu sinh hay không?


-Đáp: Khi một người đă nhận được lệnh trục xuất, tức là ṭa di trú đă phán quyết rằng đương sự phải bị trục xuất. V́ chính phủ Việt Nam không chấp nhận sự trả về, chính phủ Hoa Kỳ không thể thi hành lệnh trục xuất, nên những đương sự có án lệnh trục xuất phải được thả ra theo điều luật Order of Supervision, tức là được thả nhưng vẫn phải chịu sự giám sát.


Thường th́ khi đương sự bị ṭa ra lệnh trục xuất, họ sẽ không có quyền xin giấy phép đi làm. Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự đă nhận lệnh trục xuất nhưng chính phủ Hoa Kỳ không thể trục xuất họ ra khỏi Hoa Kỳ, đương sự sẽ có quyền xin giấy phép đi làm.


*Hỏi: Có thể bị trục xuất đến một quốc gia khác ngoài Việt Nam hay không?


-Đáp: Theo luật, chính phủ Hoa Kỳ có quyền trục xuất đương sự tới một quốc gia thứ ba nếu quốc gia đó đồng ư tiếp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, việc một quốc gia thứ ba đồng ư nhận đương sự là rất hiếm.


*Hỏi: Có thể xin hủy bỏ lệnh trục xuất v́ những lư do như: 1) Không hiểu rơ luật; 2) Luật sư cố vấn không đúng; 3) Có vợ, chồng, hoặc con cái là công dân Hoa Kỳ và đang sinh sống tại Hoa Kỳ.


-Đáp: Khi ṭa di trú đă ra lệnh trục xuất và đương sự muốn hủy bỏ lệnh trục xuất đó, đương sự phải nộp đơn Motion to Reopen Removal Proceedings (tức là Đơn Xin Ṭa Mở Lại Hồ Sơ Trục Xuất Để Tái Xét).


Tùy theo từng trường hợp, v́ đa số những người đă có lệnh trục xuất và được thả ra theo điều luật Order of Supervision thường bị giám sát từ ba đến sáu tháng. Thông thường, đơn xin mở lại hồ sơ trục xuất phải được nộp trong ṿng 90 ngày sau khi có án lệnh trục xuất, và chỉ có một vài trường hợp được miễn áp dụng điều kiện 90 ngày.


Một trong những trường hợp đó là ineffective assistance of counsel (tức là sự bất cẩn của luật sư). Ngoài ra, c̣n có những trường hợp khác, nhưng tùy thuộc vào chi tiết của từng hồ sơ. V́ vậy, nếu quư vị muốn biết thêm chi tiết, nên liên hệ với một luật sư di trú có chuyên môn để tham khảo. Khi ṭa đồng ư mở lại hồ sơ, đương sự có thể tŕnh bày về hoàn cảnh gia đ́nh để yêu cầu ṭa miễn trục xuất.