BigBoy
04-10-2024, 15:47
WASHINGTON, DC (NV) – Công nhân và nhà điều hành hải cảng tại Hoa Kỳ vừa đạt được thỏa thuận có hiệu lực tạm thời lập tức chấm dứt cuộc bãi công kéo dài ba ngày đóng băng hoạt động vận chuyển hàng hải tại khu vực Đông Vịnh và Vùng Vịnh Hoa Kỳ, nghiệp đoàn công nhân và cơ quan quản lý hải cảng đồng loạt loan báo đêm Thứ Năm, 3 Tháng Mười, theo Reuters.
Thỏa thuận tạm thời gồm có tăng lương khoảng 62% trong sáu năm, hai nguồn tin thông thuộc với vấn đề này nói với Reuters biết, trong đó có một công nhân tham gia bãi công tình cờ nghe được thông báo. Thỏa thuận này tăng mức lương trung bình từ $39 lên khoảng $63 một giờ trong suốt thời hạn hợp đồng.
Hiệp Hội Công Nhân Khuân Vác Quốc Tế ILA yêu cầu tăng lương 77% nhưng tổ chức điều hành lực lượng lao động – Liên Minh Hàng Hải Hoa Kỳ USMX – từng đề nghị tăng mức lương lên gần 50%.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/GettyImages-2176501371-scaled.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/GettyImages-2176501371-scaled.jpg)
Bến cảng Dundalk ngày 3 Tháng Mười, 2024 ở Baltimore, Maryland (Hình: Anna Moneymaker/Getty Images)
Thỏa thuận này chấm dứt tình trạng bãi công rầm rộ nhất từng bùng nổ trong gần nửa thế kỷ, ngăn không cho các thương thuyền container từ Maine tới Texas nhập cảng hàng hóa và có thể dẫn tới thiếu nguồn cung ứng nhu yếu phẩm, từ chuối cho tới linh kiện xe hơi, làm hàng loạt thương thuyền phải neo đậu bên ngoài khu vực các hải cảng lớn.
ILA và USMX đồng loạt cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ gia hạn hợp đồng chính giữa đôi bên cho tới 15 Tháng Giêng 2025 nhằm quay lại bàn đàm phán để thương thảo tất cả khúc mắc chưa giải quyết.
Một trong các vấn đề nổi trội vẫn chưa được giải quyết là kỹ nghệ tự động hóa, làm người lao động cho là nguyên nhân dẫn tới mất công ăn việc làm.
Trước đây, chủ tịch ILA Harold Daggett cho biết các nhà tuyển mộ như công ty vận chuyển container Maersk và công ty trực thuộc, APM Terminals North America, không đồng tình với các yêu cầu đình hoãn các đề án tự động hóa hoạt động trong hải cảng vốn đe dọa tới việc làm của công nhân.
Chính quyền Tổng Thống Joe Biden đứng về phía nghiệp đoàn, gây áp lực buộc các công ty phải đưa ra đề nghị nhằm bảo đảm thực hiện một thỏa thuận và trích dẫn lợi nhuận bội thu trong ngành vận chuyển hàng hải từ thời kỳ Covid-19.
Biden cho biết hôm Thứ Năm rằng thỏa thuận tạm thời “đại diện cho kế hoạch quan trọng nhằm đạt được một hợp đồng vững chắc.” “Nhiều người cùng lên tiếng có thể sẽ hiệu quả,” ông nói thêm.
Chính quyền Tổng Thống Biden nhiều lần phản đối các tổ chức thương mại kinh doanh và các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa trong việc kêu gọi áp dụng quyền hạn liên bang nhằm ngăn chặn cuộc bãi công – vốn là hành động làm cử tri trong các nghiệp đoàn bớt ủng hộ Đảng Dân Chủ trước thềm bầu cử tổng thống ngày 5 Tháng Mười Một.
Các nguồn tin cho biết Tòa Bạch Ốc tham gia rất nhiều vào các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận.
Sau nhiều ngày đàm phán, Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Jeff Zients triệu tập một cuộc họp trực tuyến lúc 5 giờ 30 sáng (9 giờ 30 giờ GMT) hôm Thứ Năm gặp gỡ các giám đốc điều hành của các hãng vận chuyển hàng hải và nhấn mạnh với họ rằng Hoa Kỳ đang rất cần nối lại hoạt động của các hải cảng nhằm tăng cường nỗ lực vực dậy sau khi bị cuồng phong Helene càn quét, theo một nguồn tin nhận được tường trình về các sinh hoạt.
Cuộc bãi công tại hải cảng xảy ra ngay khi các tiểu bang miền Đông Nam Hoa Kỳ đang khổ sở tìm nguồn cung ứng sau một cơn bão hung tợn.
Cố vấn kinh tế hàng đầu Tòa Bạch Ốc, Lael Brainard, nói với các hãng vận chuyển hàng hải tại cuộc họp rằng họ cần đưa ra một đề nghị mới về lương bổng nhằm chấm dứt cuộc bãi công và yêu cầu họ lập tức hành động. Tới giữa buổi trưa, các hãng vận chuyển đồng ý đưa ra một đề nghị mới cao hơn về lương bổng.
Quyền Bộ Trưởng Lao Động Julie Su nói với các hãng vận chuyển rằng họ có thể đàm phán với ILA và các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn sẽ đồng ý gia hạn hợp đồng, nếu đề nghị tăng lương mới cao hơn. Julie Su ghé qua New Jersey để gặp gỡ các nhà lãnh đạo ILA nhằm bảo đảm nghiệp đoàn đạt được thỏa thuận, các nguồn tin cho biết.
Hôm Thứ Ba, ILA phát động chiến dịch bãi công với 45,000 công nhân hải cảng, là cuộc bãi công rầm rộ đầu tiên từ năm 1977, sau khi đổ bể các cuộc đàm phán nhằm gia hạn hợp đồng mới có thời hạn sáu năm.
Ban đầu chỉ có ba thương thuyền chở theo hàng hóa và neo đậu bên ngoài các hải cảng bị đóng băng hoạt động xuất nhập cảng tại khu vực Đông Vịnh và Vùng Vịnh hôm Thứ Tư, sau khi cuộc bãi công dậy lên hôm Chủ Nhật, Everstream Analytics ghi nhận số lượng thương thuyền container tăng lên ít nhất 45.
Các phân tích gia tại JP Morgan cho biết cuộc bãi công sẽ làm nền kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại khoảng $5 tỷ một ngày.
Cuộc bãi công ảnh hưởng tới 36 hải cảng – gồm có New York, Baltimore và Houston – nơi thông hành nhiều loại hàng hóa chất trong container.
Thỏa thuận tạm thời gồm có tăng lương khoảng 62% trong sáu năm, hai nguồn tin thông thuộc với vấn đề này nói với Reuters biết, trong đó có một công nhân tham gia bãi công tình cờ nghe được thông báo. Thỏa thuận này tăng mức lương trung bình từ $39 lên khoảng $63 một giờ trong suốt thời hạn hợp đồng.
Hiệp Hội Công Nhân Khuân Vác Quốc Tế ILA yêu cầu tăng lương 77% nhưng tổ chức điều hành lực lượng lao động – Liên Minh Hàng Hải Hoa Kỳ USMX – từng đề nghị tăng mức lương lên gần 50%.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/GettyImages-2176501371-scaled.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/GettyImages-2176501371-scaled.jpg)
Bến cảng Dundalk ngày 3 Tháng Mười, 2024 ở Baltimore, Maryland (Hình: Anna Moneymaker/Getty Images)
Thỏa thuận này chấm dứt tình trạng bãi công rầm rộ nhất từng bùng nổ trong gần nửa thế kỷ, ngăn không cho các thương thuyền container từ Maine tới Texas nhập cảng hàng hóa và có thể dẫn tới thiếu nguồn cung ứng nhu yếu phẩm, từ chuối cho tới linh kiện xe hơi, làm hàng loạt thương thuyền phải neo đậu bên ngoài khu vực các hải cảng lớn.
ILA và USMX đồng loạt cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ gia hạn hợp đồng chính giữa đôi bên cho tới 15 Tháng Giêng 2025 nhằm quay lại bàn đàm phán để thương thảo tất cả khúc mắc chưa giải quyết.
Một trong các vấn đề nổi trội vẫn chưa được giải quyết là kỹ nghệ tự động hóa, làm người lao động cho là nguyên nhân dẫn tới mất công ăn việc làm.
Trước đây, chủ tịch ILA Harold Daggett cho biết các nhà tuyển mộ như công ty vận chuyển container Maersk và công ty trực thuộc, APM Terminals North America, không đồng tình với các yêu cầu đình hoãn các đề án tự động hóa hoạt động trong hải cảng vốn đe dọa tới việc làm của công nhân.
Chính quyền Tổng Thống Joe Biden đứng về phía nghiệp đoàn, gây áp lực buộc các công ty phải đưa ra đề nghị nhằm bảo đảm thực hiện một thỏa thuận và trích dẫn lợi nhuận bội thu trong ngành vận chuyển hàng hải từ thời kỳ Covid-19.
Biden cho biết hôm Thứ Năm rằng thỏa thuận tạm thời “đại diện cho kế hoạch quan trọng nhằm đạt được một hợp đồng vững chắc.” “Nhiều người cùng lên tiếng có thể sẽ hiệu quả,” ông nói thêm.
Chính quyền Tổng Thống Biden nhiều lần phản đối các tổ chức thương mại kinh doanh và các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa trong việc kêu gọi áp dụng quyền hạn liên bang nhằm ngăn chặn cuộc bãi công – vốn là hành động làm cử tri trong các nghiệp đoàn bớt ủng hộ Đảng Dân Chủ trước thềm bầu cử tổng thống ngày 5 Tháng Mười Một.
Các nguồn tin cho biết Tòa Bạch Ốc tham gia rất nhiều vào các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận.
Sau nhiều ngày đàm phán, Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Jeff Zients triệu tập một cuộc họp trực tuyến lúc 5 giờ 30 sáng (9 giờ 30 giờ GMT) hôm Thứ Năm gặp gỡ các giám đốc điều hành của các hãng vận chuyển hàng hải và nhấn mạnh với họ rằng Hoa Kỳ đang rất cần nối lại hoạt động của các hải cảng nhằm tăng cường nỗ lực vực dậy sau khi bị cuồng phong Helene càn quét, theo một nguồn tin nhận được tường trình về các sinh hoạt.
Cuộc bãi công tại hải cảng xảy ra ngay khi các tiểu bang miền Đông Nam Hoa Kỳ đang khổ sở tìm nguồn cung ứng sau một cơn bão hung tợn.
Cố vấn kinh tế hàng đầu Tòa Bạch Ốc, Lael Brainard, nói với các hãng vận chuyển hàng hải tại cuộc họp rằng họ cần đưa ra một đề nghị mới về lương bổng nhằm chấm dứt cuộc bãi công và yêu cầu họ lập tức hành động. Tới giữa buổi trưa, các hãng vận chuyển đồng ý đưa ra một đề nghị mới cao hơn về lương bổng.
Quyền Bộ Trưởng Lao Động Julie Su nói với các hãng vận chuyển rằng họ có thể đàm phán với ILA và các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn sẽ đồng ý gia hạn hợp đồng, nếu đề nghị tăng lương mới cao hơn. Julie Su ghé qua New Jersey để gặp gỡ các nhà lãnh đạo ILA nhằm bảo đảm nghiệp đoàn đạt được thỏa thuận, các nguồn tin cho biết.
Hôm Thứ Ba, ILA phát động chiến dịch bãi công với 45,000 công nhân hải cảng, là cuộc bãi công rầm rộ đầu tiên từ năm 1977, sau khi đổ bể các cuộc đàm phán nhằm gia hạn hợp đồng mới có thời hạn sáu năm.
Ban đầu chỉ có ba thương thuyền chở theo hàng hóa và neo đậu bên ngoài các hải cảng bị đóng băng hoạt động xuất nhập cảng tại khu vực Đông Vịnh và Vùng Vịnh hôm Thứ Tư, sau khi cuộc bãi công dậy lên hôm Chủ Nhật, Everstream Analytics ghi nhận số lượng thương thuyền container tăng lên ít nhất 45.
Các phân tích gia tại JP Morgan cho biết cuộc bãi công sẽ làm nền kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại khoảng $5 tỷ một ngày.
Cuộc bãi công ảnh hưởng tới 36 hải cảng – gồm có New York, Baltimore và Houston – nơi thông hành nhiều loại hàng hóa chất trong container.