BigBoy
12-09-2024, 16:42
HẢI PHÒNG, Việt Nam (NV) – Sau khi bão Yagi (bão số 3) đổ bộ, đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, nơi thu hút khách du lịch đã trở thành một vùng tan hoang, đổ nát “chưa từng thấy.”
Nói với báo Người Lao Động hôm 11 Tháng Chín, ông Hoàng Trung Cường, phó chủ tịch huyện Cát Hải, cho biết hiện ở huyện vẫn đang bị mất điện do trạm biến áp gần hồ Tùng Dinh, trung tâm thị trấn Cát Bà, bị bão đánh đổ chưa thể khôi phục.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Dao-cat-ba-tan-hoang-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Dao-cat-ba-tan-hoang-1.jpg)
Toàn bộ 45 ki ốt của chợ Cát Bà trên đường 1/4, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, đổ nát sau khi bão Yagi đổ bộ vào đảo cách đây ba ngày. (Hình: Lê Tân/VNExpress)
Từ khi bão đổ bộ đến nay, ngoài việc mất điện, toàn đảo còn bị mất sóng điện thoại, mất kết nối hoàn toàn với đất liền, do đó không thể thông tin, liên lạc được với bên ngoài.
Khi đổ bộ vào Quảng Ninh-Hải Phòng trưa 7 Tháng Chín, với sức gió cấp 12-13, giật cấp 15, bão Yagi thổi bay toàn bộ 45 ki ốt bán hàng, biến khu chợ Cát Bà nằm trên đường 1/4, đối diện vịnh Cát Bà, huyện Cát Hải, thành nơi hoang tàn, đổ nát.
Bà Nguyễn Thị Huệ, chủ một ki ốt, đứng ngẩn ngơ nhìn khối tài sản hàng trăm triệu nay mất trắng.
“Bố tôi năm nay 85 tuổi, ông nói cả đời chưa thấy Cát Bà bị bão tàn phá nặng nề như lần này,” bà Huệ nói với báo VNExpress.
Các khách sạn, nhà hàng cũng hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi bão vào. Hầu hết các công trình nhà hàng, khách sạn có kết cấu khung thép, mái tôn, cây lá tại đảo Cát Bà đều bị thổi bay, đánh sập toàn bộ làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc bên trong.
Chẳng hạn, khu nghỉ dưỡng LePont Cat Ba Bungalow ở đường Cát Cò 3, nằm trên mỏm núi nhìn ra biển bị phá hủy gần như hoàn toàn. Trước đây 21 căn phòng luôn kín khách đặt, nay chỉ còn là đống đổ nát, hầu hết đồ đạc bị phá hủy, không thể sử dụng, thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng ($407,050).
Các điểm du lịch như động Thiên Long, động Thiên Cung, động Trung Trang… đều dừng hoạt động cho đến khi khắc phục xong thiệt hại do bão gây ra.
Dọc đường xuyên đảo đi qua cổng Vườn Quốc Gia Cát Bà vẫn rất ngổn ngang, gây nguy hiểm cho người và xe cộ qua lại.
Người dân trên đảo dọn dẹp đống đổ nát trong ba ngày vẫn chưa xong. Nhiều chủ nhà hàng gần như trắng tay chỉ sau một đêm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Dao-cat-ba-tan-hoang-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Dao-cat-ba-tan-hoang-2.jpg)
Bãi biển Tùng Thu tan hoang, không một bóng người sau bão. (Hình: Lê Tân/VNExpress)
Anh Lê Mạnh Hiệp, chủ khách sạn Dolphin Hotel 230, cho biết thiệt hại của các cơ sở du lịch là vô cùng lớn. Riêng gia đình anh bị thiệt hại khoảng 500 triệu đồng ($20,352).
“Nơi nào muốn đón khách ngoại quốc thì cố gắng lắm một tháng nữa mới đón được, số còn lại phải tập trung sửa chữa đến Hè năm sau,” anh Hiệp ngán ngẩm nói.
Theo Ủy Ban Nhân Dân Huyện Cát Hải, có 4,717 ngôi nhà trên đảo bị hư hỏng, thiệt hại cụ thể chưa rõ, chín tàu du lịch bị đắm, 10 cột viễn thông bị đổ, 27 cột điện bị gãy đổ, 52 công trình công cộng 17 di tích hư hỏng; 20 trường học bị tốc mái. Hàng ngàn cây xanh, nhiều diện tích rừng, 12 hécta cây ăn quả lâu năm và 19 hécta hoa màu trên đảo bị thiệt hại.
Riêng thiệt hại của ngành du lịch và người dân chưa thể thống kê được.
Nói với báo Người Lao Động hôm 11 Tháng Chín, ông Hoàng Trung Cường, phó chủ tịch huyện Cát Hải, cho biết hiện ở huyện vẫn đang bị mất điện do trạm biến áp gần hồ Tùng Dinh, trung tâm thị trấn Cát Bà, bị bão đánh đổ chưa thể khôi phục.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Dao-cat-ba-tan-hoang-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Dao-cat-ba-tan-hoang-1.jpg)
Toàn bộ 45 ki ốt của chợ Cát Bà trên đường 1/4, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, đổ nát sau khi bão Yagi đổ bộ vào đảo cách đây ba ngày. (Hình: Lê Tân/VNExpress)
Từ khi bão đổ bộ đến nay, ngoài việc mất điện, toàn đảo còn bị mất sóng điện thoại, mất kết nối hoàn toàn với đất liền, do đó không thể thông tin, liên lạc được với bên ngoài.
Khi đổ bộ vào Quảng Ninh-Hải Phòng trưa 7 Tháng Chín, với sức gió cấp 12-13, giật cấp 15, bão Yagi thổi bay toàn bộ 45 ki ốt bán hàng, biến khu chợ Cát Bà nằm trên đường 1/4, đối diện vịnh Cát Bà, huyện Cát Hải, thành nơi hoang tàn, đổ nát.
Bà Nguyễn Thị Huệ, chủ một ki ốt, đứng ngẩn ngơ nhìn khối tài sản hàng trăm triệu nay mất trắng.
“Bố tôi năm nay 85 tuổi, ông nói cả đời chưa thấy Cát Bà bị bão tàn phá nặng nề như lần này,” bà Huệ nói với báo VNExpress.
Các khách sạn, nhà hàng cũng hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi bão vào. Hầu hết các công trình nhà hàng, khách sạn có kết cấu khung thép, mái tôn, cây lá tại đảo Cát Bà đều bị thổi bay, đánh sập toàn bộ làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc bên trong.
Chẳng hạn, khu nghỉ dưỡng LePont Cat Ba Bungalow ở đường Cát Cò 3, nằm trên mỏm núi nhìn ra biển bị phá hủy gần như hoàn toàn. Trước đây 21 căn phòng luôn kín khách đặt, nay chỉ còn là đống đổ nát, hầu hết đồ đạc bị phá hủy, không thể sử dụng, thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng ($407,050).
Các điểm du lịch như động Thiên Long, động Thiên Cung, động Trung Trang… đều dừng hoạt động cho đến khi khắc phục xong thiệt hại do bão gây ra.
Dọc đường xuyên đảo đi qua cổng Vườn Quốc Gia Cát Bà vẫn rất ngổn ngang, gây nguy hiểm cho người và xe cộ qua lại.
Người dân trên đảo dọn dẹp đống đổ nát trong ba ngày vẫn chưa xong. Nhiều chủ nhà hàng gần như trắng tay chỉ sau một đêm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Dao-cat-ba-tan-hoang-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Dao-cat-ba-tan-hoang-2.jpg)
Bãi biển Tùng Thu tan hoang, không một bóng người sau bão. (Hình: Lê Tân/VNExpress)
Anh Lê Mạnh Hiệp, chủ khách sạn Dolphin Hotel 230, cho biết thiệt hại của các cơ sở du lịch là vô cùng lớn. Riêng gia đình anh bị thiệt hại khoảng 500 triệu đồng ($20,352).
“Nơi nào muốn đón khách ngoại quốc thì cố gắng lắm một tháng nữa mới đón được, số còn lại phải tập trung sửa chữa đến Hè năm sau,” anh Hiệp ngán ngẩm nói.
Theo Ủy Ban Nhân Dân Huyện Cát Hải, có 4,717 ngôi nhà trên đảo bị hư hỏng, thiệt hại cụ thể chưa rõ, chín tàu du lịch bị đắm, 10 cột viễn thông bị đổ, 27 cột điện bị gãy đổ, 52 công trình công cộng 17 di tích hư hỏng; 20 trường học bị tốc mái. Hàng ngàn cây xanh, nhiều diện tích rừng, 12 hécta cây ăn quả lâu năm và 19 hécta hoa màu trên đảo bị thiệt hại.
Riêng thiệt hại của ngành du lịch và người dân chưa thể thống kê được.