PDA

View Full Version : Ḷ đào tạo lừa đảo của băng đảng Trung Quốc qua lời kể của nạn nhân người Thái



BigBoy
11-09-2024, 15:28
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/09/phone-scams-thailand-1725893035626763200859-696x523.webp (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/09/phone-scams-thailand-1725893035626763200859.webp)



‘Các băng đảng Trung Quốc dạy tôi cách làm hồ sơ trông uy tín hơn. Sau khi hoàn thành đào tạo, tôi bắt đầu săn lùng nạn nhân trên Facebook, Instagram và Line’, một thanh niên Thái Lan 20 tuổi từng tham gia lừa đảo kể lại.


Theo Văn pḥng Hội đồng Phát triển kinh tế và xă hội Thái Lan, nước này hiện đang đứng đầu châu Á về các vụ lừa đảo (https://tuoitre.vn/lua-dao.html) qua cuộc gọi và tin nhắn, với 78,8 triệu vụ việc được báo cáo từ năm 2023.


“Ngành công nghiệp lừa đảo” ở Thái Lan ước tính có trị giá lên đến 2 tỉ USD.


Các băng nhóm lừa đảo, thường do kẻ chủ mưu Trung Quốc cầm đầu, thậm chí đang mở rộng các hoạt động lừa đảo sang Mỹ và dụ dỗ nhiều người Mỹ tham gia.


Lừa t́nh rồi lừa tiền, không chừa độ tuổi nào


Narin, đến từ miền bắc Thái Lan, một thanh niên 20 tuổi từng tham gia vào băng nhóm lừa đảo, đă kể với tạp chí Newsweek hành tŕnh đen tối của ḿnh với mong muốn cảnh tỉnh mọi người.


Hành tŕnh của Narin bắt đầu từ Chiang Mai đến Chiang Rai (Thái Lan), sau đó anh vượt biên đến Tachileik, Myanmar. Từ đây, anh ta được đưa đến Laukkai, thành phố biên giới Myanmar được biết đến là tổng đài của các cuộc gọi lừa đảo (https://tuoitre.vn/cuoc-goi-lua-dao.html).


Anh cho biết đă được “tuyển mộ” bởi người quen của bạn bè. Tuyệt vọng v́ thiếu tiền, Narin đă tin tưởng những người này tuyệt đối.


Nhưng khi đến Myanmar, anh mới nhận ra bản chất thực sự của hoạt động này. Quá lo sợ cho tính mạng, Narin cảm thấy bị mắc kẹt và không thể rời đi.


“Các băng đảng Trung Quốc đă dạy tôi cách làm cho hồ sơ trên mạng xă hội trông đáng tin cậy, thu hút người theo dơi và đăng bài thường xuyên. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, tôi bắt đầu săn lùng các nạn nhân của ḿnh trên các nền tảng như Facebook, Instagram và Line”, Narin kể lại.


Nhiệm vụ của Narin là lừa các nạn nhân chuyển tiền (https://tuoitre.vn/hang-tram-lan-chuyen-tien-cho-nguoi-tinh-tren-mang-mat-gan-2-ti-dong-moi-biet-bi-lua-20240402094510079.htm) cho anh ta. Số tiền này sau đó sẽ chuyển qua mạng lưới của nhóm lừa đảo. Narin thường giả dạng là nhân viên của các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee hay Lazada.


Cảnh sát Thái Lan gọi cách thức này là “lừa đảo t́nh cảm”, tức là tội phạm sử dụng danh tính giả, thông qua những lời đường mật để chiếm được cảm t́nh và ḷng tin của nạn nhân, trước khi lừa tiền của họ thông qua việc mời gọi đầu tư vào một thứ ǵ đó.


Narin cho biết nạn nhân thường bị lừa đảo đầu tư là những người trên 30 tuổi. Trong các vụ lừa đảo khác, nạn nhân thường là nữ giới, đặc biệt là những người thường xuyên mua sắm trực tuyến và những người trẻ từ 20-25 tuổi.


Chuyên gia an ninh mạng Jessada Burinsuchat lưu ư: “Trong khi những nạn nhân trẻ tuổi có thể kiếm lại tiền sau khi bị lừa th́ những nạn nhân lớn tuổi phải đối mặt với những tổn thất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và hạnh phúc của họ”.


Bà Buggan, 60 tuổi, từng là nạn nhân của một vụ lừa đảo được dàn dựng tỉ mỉ hơn một năm rưỡi.


Bà gặp kẻ lừa đảo trên Facebook vào năm 2018 và bị cuốn vào câu chuyện bịa đặt về một dự án đường ống dẫn dầu béo bở ở Malaysia. Kẻ lừa đảo hứa sẽ trả cho bà 1 triệu USD nếu bà trả khoản thuế chuyển tiền xuyên biên giới là 5,5 triệu baht (khoảng 163.000 USD).


Một kẻ đồng lơa đă đóng giả làm đại diện của Ngân hàng Thế giới Thái Lan để khiến màn lừa đảo trông “uy tín” hơn.