PDA

View Full Version : “Cú sốc Trung Quốc đang hủy hoại ngành công nghiệp chủ yếu châu Âu”



BigBoy
06-09-2024, 19:50
Gustav Theile và Patrick Welter thực hiện


Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ


4-9-2024


Hai mươi năm trước, cú sốc đầu tiên của Trung Quốc ập đến Hoa Kỳ. Giờ đây, cú thứ hai đe dọa công nghiệp xương sống của nền kinh tế Đức, kinh tế gia Sander Tordoir cảnh báo.


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/2-3.jpg
Ảnh: Sander Tordoir. Nguồn: Anthony Upton

FAZ: Ông Tordoir, ông đang nói về cú sốc thứ hai Trung Quốc đe dọa nền kinh tế Đức. Đất nước này đă mất đi nhiều ngành công nghiệp nhưng vẫn luôn thích nghi. Tại sao lần này lại khác?


Có ba lư do chính. Đầu tiên, sự khác biệt trong các ngành là rất quan trọng. Cú sốc đầu tiên của Trung Quốc trong những năm đầu bao gồm dệt may, điện tử tiêu dùng và các hàng hóa sản xuất hàng loạt giá rẻ khác. Điều này ảnh hưởng đến châu Âu ít hơn nhiều, mặc dù Pháp và Anh mất việc làm trong các ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, trung tâm công nghiệp châu Âu ở Hà Lan và Đức ít bị ảnh hưởng hơn do ngành công nghiệp ở đây sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hơn.


Cú sốc thứ hai Trung Quốc hiện nằm ở những lĩnh vực mà Đức đặc biệt giỏi: Xe hơi, máy móc và hóa chất. Xuất khẩu xe hơi của Trung Quốc đă tăng gấp sáu lần kể từ năm 2020 và sự bùng nổ vẫn tiếp tục.


FAZ: Những lư do khác là ǵ?


Thứ hai là mức độ của cú sốc. So với nền kinh tế toàn cầu, thặng dư thương mại của Trung Quốc lớn hơn nhiều: Cú sốc thứ hai Trung Quốc lớn gấp khoảng hai lần cú sốc thứ nhất. Trung Quốc đang cố gắng che đậy điều này bằng cách thao túng cán cân thương mại. Quỹ Tiền tệ Quốc tế nên can thiệp nhưng tới giờ họ vẫn chưa làm điều đó. Bởi v́ châu Âu cởi mở hơn trong thương mại với Trung Quốc so với Mỹ nên hậu quả khiến chúng ta phải gánh chịu nặng nề hơn nhiều.


Lư do thứ ba là lĩnh vực công nghiệp đối với EU thậm chí c̣n quan trọng hơn so với Mỹ. Khu vực sản xuất chiếm 19% tổng sản phẩm quốc nội của Đức, ở EU nói chung là khoảng 15%; ở Mỹ chỉ là 13 hoặc 14% trước cú sốc Trung Quốc đầu tiên vào năm 2000.


FAZ: Xuất khẩu cao là do nhà nước Trung Quốc trợ cấp hàng hóa. Chúng ta không nên vui mừng về món quà từ người nộp thuế Trung Quốc sao?


Đó là lời dạy thông thường nhưng lại quá thiển cận. Trong ngắn hạn, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, như xe điện, có thể tốt cho người tiêu dùng và thúc đẩy quá tŕnh chuyển đổi xanh, nhưng tốn kém dài hạn lớn hơn những lợi ích này. Cú sốc Trung Quốc đang hủy hoại ngành công nghiệp chủ yếu châu Âu. Điều này không chỉ liên quan đến lợi thế về chi phí của Trung Quốc về mặt địa điểm. Do các khoản trợ cấp của Trung Quốc dành cho ngành công nghiệp và cả v́ nhu cầu nội địa yếu, công suất dư thừa đang xuất hiện và chỉ có thể được bù đắp bằng xuất khẩu.


FAZ: Hậu quả đối với châu Âu là ǵ?


Năng suất của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng v́ ngành công nghiệp bị chuyển đi có năng suất cao hơn ngành dịch vụ. Điều này c̣n có hại cho châu Âu hơn nữa, bởi v́, không giống như Mỹ và Trung Quốc, chúng ta có lĩnh vực công nghệ tương đối nhỏ nhưng mang nhiều lợi nhuận hơn cả ngành công nghiệp. Và điều đó cũng không tốt cho đổi mới: Các thị trường có quá nhiều cạnh tranh sẽ kém đổi mới hơn v́ các công ty không kiếm đủ tiền để đầu tư vào nghiên cứu. Điều này có nghĩa là các công ty sáng tạo không thể phát triển.


Trong cú sốc Trung Quốc đầu tiên, số đơn xin cấp bằng sáng chế của Mỹ trong các ngành bị ảnh hưởng đă giảm đáng kể và hàng nhập khẩu được trợ cấp từ Trung Quốc là nguyên nhân gây ra 2/5 mức giảm này. Số phận tương tự sẽ đặc biệt tàn khốc đối với ngành công nghiệp xanh của châu Âu.


FAZ: Chúng ta đă có những cảnh báo tương tự hết lần này đến lần khác. Đầu tiên người Nhật tham gia thị trường xe hơi, sau đó là người Hàn. Cả hai lần, ngành công nghiệp ô tô của Đức không chỉ tồn tại mà thậm chí c̣n phát triển mạnh mẽ hơn. Tại sao lần này lại khác đi?


Bởi v́ có những khác biệt quan trọng. Cú sốc thứ hai Trung Quốc có quy mô lớn hơn nhiều và đang diễn ra nhanh hơn nhiều. Đức không có đủ thời gian để thích nghi. Và không giống như Trung Quốc ngày nay, Nhật Bản vào thập niên 1980 đă đáp lại những lo ngại của phương Tây bằng cách áp đặt hạn ngạch xuất khẩu (*) và định giá lại đồng tiền.


FAZ: V́ vậy, EU có nên đơn giản nâng cao “các bức tường”?


Không, tôi không nghĩ cách tiếp cận của Joe Biden đủ cân bằng. Ông ta đóng cửa nước Mỹ quá nhiều. Các công ty địa phương cần có sự cạnh tranh, nếu không họ sẽ không c̣n đổi mới nữa. Rủi ro là các công ty như GM sẽ ngồi yên và tiếp tục chế tạo những chiếc xe bán tải ngốn xăng của ḿnh. Nó nên thiên về việc tạo ra một sân chơi b́nh đẳng trong khi vẫn mở cửa cho công nghệ Trung Quốc.


EU cho đến nay đă làm điều này tốt hơn Mỹ. Brussels đang cố gắng định h́nh phản ứng theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Người Mỹ không quan tâm đến điều đó.


FAZ: Thế đă đủ chưa?


Chưa. Ồn ào th́ nhiều nhưng đến nay giới chức Trung Quốc vẫn giữ im lặng v́ cho rằng người châu Âu hành động như chó kiểng của Mỹ trong vụ này. EU cần trở nên đối đầu hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà chúng ta có nhiều việc làm và thị phần xuất khẩu mạnh, chẳng hạn như xe điện và tua-bin gió. Trong các lĩnh vực khác, điều này ít có ư nghĩa hơn. Ví dụ: chúng ta đặc biệt không có khả năng cạnh tranh trong việc chế tạo các tấm pin mặt trời. Chúng ta nên chấp nhận giá rẻ hơn của Trung Quốc.


FAZ: Ông muốn có những biện pháp cụ thể nào?


Tôi không phải là người ủng hộ thuế quan, chúng hung hăn và có thể dẫn đến các biện pháp đối phó phản tác dụng. Nhưng Brussels chỉ có một số công cụ chính sách hạn chế và thuế quan vẫn là lựa chọn tốt nhất.


Nhưng tôi cũng thích cách tiếp cận của Pháp trong việc đưa ra các ưu đăi để mua xe điện. Trong khi Mỹ và Trung Quốc chỉ trả trợ cấp nếu xe được sản xuất tại nước họ th́ Pháp lại ràng buộc các khoản thanh toán này với các yêu cầu về khí hậu. Điều này là thông minh v́ nó bảo vệ sản xuất địa phương và khiến các nước ngoài châu Âu rất khó đạt được các mục tiêu khí hậu này.


Tôi cũng tin rằng châu Âu cần gánh thêm nợ, ngay cả khi điều này gây nhiều tranh căi ở Đức.


FAZ: Có nên từ bỏ việc hăm nợ v́ chính sách công nghiệp của Trung Quốc?


Đúng. Đó là về việc duy tŕ sự cân bằng cung và cầu trên toàn cầu. Nếu Trung Quốc sản xuất quá nhiều và mua quá ít th́ phải có ai đó bù đắp. Về lâu dài, chúng ta có thể ưu tiên chi tiêu, nhưng trong ngắn hạn, chỉ có nợ tăng mới có tác dụng làm tăng nhu cầu của chúng ta. Điều này thật khó nuốt trôi, nhưng không thể tránh khỏi.


FAZ: Đức có nên thực sự thay đổi hiến pháp và gánh thêm nợ v́ Trung Quốc sản xuất quá mức?


Thật không may, chính sách thương mại và công nghiệp không đủ để tránh quá tŕnh phi công nghiệp hóa. Ngay cả khi châu Âu thắt chặt chính sách thương mại, t́nh trạng sản xuất thừa ồ ạt của Trung Quốc sẽ tiếp tục khiến việc xuất khẩu của Đức sang các nước thứ ba trở nên khó khăn hơn. Đức chỉ có thể bảo đảm sản xuất nếu tăng nhu cầu trong nước và đầu tư.


FAZ: Thương mại luôn dựa trên sự có đi có lại. Nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa châu Âu th́ sao? Nếu cứ được như vậy th́ chúng ta sẽ không gặp vấn đề ǵ.


Nó đang ch́m xuống rồi. Tôi tin rằng cú sốc này không mang tính chu kỳ mà mang tính cấu trúc. Xe hơi và máy móc là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Đức. Ngày càng có nhiều sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.


Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm, ngay cả khi một số sản phẩm tiếp tục thành công. Trong 2-3 năm qua, sự sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc tương ứng với việc Đức mất khoảng 0,5% tổng sản phẩm quốc nội. Mỹ đă vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức.


FAZ: Nếu EU thực hiện những ǵ ông đề xuất, liệu điều đó có phá hủy hệ thống thương mại toàn cầu không?


Chừng nào EU c̣n cố gắng định h́nh các biện pháp theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới th́ tôi tin rằng sẽ không có vấn đề ǵ. Nhưng châu Âu là người tham dự lớn duy nhất vẫn tuân thủ luật lệ. Rất khó để giành chiến thắng khi chơi đánh phé nếu bạn là người chơi duy nhất không gian lận. Châu Âu không thể để ngành công nghiệp của ḿnh gặp rủi ro.


FAZ: Ông so sánh thương mại quốc tế với tṛ chơi bài x́ tố mà chỉ một người có thể thắng. Thông thường, thương mại là có lợi cho cả hai bên.


Đúng, nhưng bạn cũng có thể nh́n nó theo cách khác: Nếu những nước khác không tuân theo luật lệ, châu Âu đang chơi một tṛ chơi hợp tác và đối với những nước khác đó là ván bài x́ tố.


FAZ: Nghe có vẻ giống như ông đang cố gắng kêu gọi một cuộc chiến thương mại.


Tất nhiên là tôi không muốn điều đó. Người ta nên nh́n vào sự xuất hiện của những căng thẳng này. Châu Âu không bắt đầu bằng các biện pháp của chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Đầu tiên là từ Trung Quốc, sau đó là từ Mỹ. Chúng ta không phải là kẻ gây hấn trong cuộc chiến thương mại này, nhưng chúng ta phải phản ứng.


FAZ: Châu Âu đánh giá thấp những điều kiện tốt hơn ở Trung Quốc. Phần lớn điều này không liên quan đến các khoản trợ cấp không công bằng mà liên quan đến khả năng cạnh tranh cao hơn và sự sẵn sàng làm việc. Chẳng phải việc sản xuất nhiều hơn ở Trung Quốc là hợp lư sao?


Đó là lư do tại sao châu Âu nên cân bằng việc trợ cấp và chủ nghĩa bảo hộ ở Trung Quốc. Nếu ngành công nghiệp Trung Quốc vẫn tốt hơn, nó sẽ tiếp tục bảo đảm thị phần lớn. Tôi không có vấn đề ǵ với điều đó. Một phần thành công đến từ kỹ thuật tốt. Không có ǵ ngạc nhiên khi Trung Quốc là nước đóng vai tṛ lớn trong ngành này. Sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô và sự thiếu công bằng trong thương mại làm tôi khó chịu.


_________

Sander Tordoir là kinh tế gia trưởng tại Trung tâm Cải cách Châu Âu, một tổ chức tư vấn và vận động hành lang có trụ sở tại London, tập trung vào cải cách Châu Âu. Theo tuyên bố của chính ḿnh, Tordoir nghiên cứu, cùng với những vấn đề khác, chính sách tài chính và tiền tệ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và vai tṛ của Đức trong Liên minh châu Âu.


Trước khi gia nhập think tank, Tordoir đă làm việc cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Thế giới, cùng nhiều tổ chức khác. Tại ECB, chuyên gia kinh tế này làm việc với các tổ chức của EU và tư vấn cho các đại diện ECB tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Washington D.C. Nhà kinh tế học này đă học tại Đại học Amsterdam và Đại học Columbia ở New York. Tordoir sống ở Berlin.


Gustav Theile (https://www.faz.net/redaktion/gustav-theile-16047317.html) là phóng viên kinh tế về Trung Quốc ở Thượng Hải. Patrick Welter (https://www.faz.net/redaktion/patrick-welter-11104449.html) là biên tập viên kinh tế.


(*) Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, giá trị của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lănh thổ.