BigBoy
04-09-2024, 13:51
ORANGE, California (NV) – Ellie Nguyễn, 25 tuổi, học chuyên ngành khoa học máy tính tại trường Fowler School of Engineering, đang cải tiến cách người tương tác với nhạc cụ thông qua Học Bổng Nghiên Cứu Đại Học Mùa Hè (SURF) tại đại học Chapman University. Nhận ra những thách thức mà nhạc cụ truyền thống đặt ra—thường tốn kém và khó tiếp thu—nghiên cứu của Ellie Nguyễn tập trung vào việc phát triển một nhạc cụ trên máy tính mà bất kỳ ai cũng có thể học dễ dàng, theo đại học Chapman cho biết.
“Tôi muốn giúp người ta dễ dàng có cơ hội tận hưởng việc sáng tác nhạc giống như tôi mà không phải chịu những gánh nặng đi kèm với nhạc cụ truyền thống,” Ellie Nguyễn cho biết. “Các trở ngại như đào tạo, chi phí và yêu cầu về khả năng chuyển động có thể ngăn không cho một số người chạm tay vào nhạc cụ, đặc biệt là những người khuyết tật về vận động hoặc tâm thần.”
Nhạc cụ cải tiến do Ellie Nguyễn chế tạo sử dụng cảm biến, màn hình vải đàn hồi và âm thanh do máy tính tạo ra, cho phép người dùng điều khiển nhạc bằng cách chạm vào bề mặt vải. Thiết kế giúp người dùng dễ sử dụng mở ra những khả năng mới cho năng lực sáng tạo, đặc biệt là với những người bình thường, họ thấy nhạc cụ không hề dễ tiếp cận.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/Ellie-Nguyen.png (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/Ellie-Nguyen.png)
Ellie Nguyễn, sinh viên kỹ thuật đại học Chapman University (Hình: Chapman University)
“Nhóm nghiên cứu, cố vấn Franceli Cibrian và tôi bắt tay nhau tạo ra một thiết kế với mong muốn người dùng có cảm giác tận hưởng thật tự nhiên,” Ellie Nguyễn cho biết. “Chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể sử dụng một loại vải mềm dẻo để làm bề mặt cho người dùng chạm lên. Đây là một cách tiếp cận hiệu quả vì hầu như không cần chỉ dạy để sử dụng.”
Thiết bị này sử dụng các cảm biến có nhiệm vụ phát giác ra nhiều hành động dùng xúc giác khác nhau, chẳng hạn như khoảng cách và tiếp xúc. Dữ liệu thu thập được từ các cảm biến có thể được dùng để tạo ra âm nhạc, gồm có cao độ, âm lượng và thời lượng. Đề án cũng kết hợp ngôn ngữ lập trình Pure Data, được chọn vì khả năng linh hoạt trong việc tạo dựng và hình ảnh hóa âm thanh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/Innovative-Computer-Musical-Instrument-Expands-Accessibility.png (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/Innovative-Computer-Musical-Instrument-Expands-Accessibility.png)
Tấm vải có sợi cảm biến giúp tạo âm thanh (Hình: Chapman University)
Nguyên mẫu hiện tại cho phép người dùng tác động qua lại với thiết bị bằng nhiều cách. Bằng cách chạm vào các sợi dẫn điện nằm trong vải, họ có thể điều khiển các nốt nhạc được phát ra và họ cũng có thể giữ nhiều nốt nhạc cùng lúc. Người dùng có thể điều chỉnh thời lượng của các nốt nhạc và chuyển đổi giữa các thang âm Đô trưởng và Đô thứ chỉ bằng một nút gạt. Ngoài ra, nguyên mẫu cũng phản ứng với các mức độ áp suất khác nhau, cho phép người dùng thêm tiếng bass và tiếng trống bằng cách tác dụng lực vào vải.
Cơ hội thực hành trong nghiên cứu ảnh hưởng tới cách Ellie Nguyễn giải quyết vấn đề và cải tiến. Ellie Nguyễn liên tục xem xét nhu cầu và kinh nghiệm của người dùng, cho phép cô đổi mới các ý tưởng và giải pháp của nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng tốt hơn.
“Tôi thích âm nhạc và chơi đàn piano. Tôi chỉ muốn san sẻ niềm vui đó với những người khác, đặc biệt những người khó tìm đến âm nhạc vì khuyết tật,” Ellie Nguyễn nói.
“Tôi muốn giúp người ta dễ dàng có cơ hội tận hưởng việc sáng tác nhạc giống như tôi mà không phải chịu những gánh nặng đi kèm với nhạc cụ truyền thống,” Ellie Nguyễn cho biết. “Các trở ngại như đào tạo, chi phí và yêu cầu về khả năng chuyển động có thể ngăn không cho một số người chạm tay vào nhạc cụ, đặc biệt là những người khuyết tật về vận động hoặc tâm thần.”
Nhạc cụ cải tiến do Ellie Nguyễn chế tạo sử dụng cảm biến, màn hình vải đàn hồi và âm thanh do máy tính tạo ra, cho phép người dùng điều khiển nhạc bằng cách chạm vào bề mặt vải. Thiết kế giúp người dùng dễ sử dụng mở ra những khả năng mới cho năng lực sáng tạo, đặc biệt là với những người bình thường, họ thấy nhạc cụ không hề dễ tiếp cận.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/Ellie-Nguyen.png (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/Ellie-Nguyen.png)
Ellie Nguyễn, sinh viên kỹ thuật đại học Chapman University (Hình: Chapman University)
“Nhóm nghiên cứu, cố vấn Franceli Cibrian và tôi bắt tay nhau tạo ra một thiết kế với mong muốn người dùng có cảm giác tận hưởng thật tự nhiên,” Ellie Nguyễn cho biết. “Chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể sử dụng một loại vải mềm dẻo để làm bề mặt cho người dùng chạm lên. Đây là một cách tiếp cận hiệu quả vì hầu như không cần chỉ dạy để sử dụng.”
Thiết bị này sử dụng các cảm biến có nhiệm vụ phát giác ra nhiều hành động dùng xúc giác khác nhau, chẳng hạn như khoảng cách và tiếp xúc. Dữ liệu thu thập được từ các cảm biến có thể được dùng để tạo ra âm nhạc, gồm có cao độ, âm lượng và thời lượng. Đề án cũng kết hợp ngôn ngữ lập trình Pure Data, được chọn vì khả năng linh hoạt trong việc tạo dựng và hình ảnh hóa âm thanh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/Innovative-Computer-Musical-Instrument-Expands-Accessibility.png (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/Innovative-Computer-Musical-Instrument-Expands-Accessibility.png)
Tấm vải có sợi cảm biến giúp tạo âm thanh (Hình: Chapman University)
Nguyên mẫu hiện tại cho phép người dùng tác động qua lại với thiết bị bằng nhiều cách. Bằng cách chạm vào các sợi dẫn điện nằm trong vải, họ có thể điều khiển các nốt nhạc được phát ra và họ cũng có thể giữ nhiều nốt nhạc cùng lúc. Người dùng có thể điều chỉnh thời lượng của các nốt nhạc và chuyển đổi giữa các thang âm Đô trưởng và Đô thứ chỉ bằng một nút gạt. Ngoài ra, nguyên mẫu cũng phản ứng với các mức độ áp suất khác nhau, cho phép người dùng thêm tiếng bass và tiếng trống bằng cách tác dụng lực vào vải.
Cơ hội thực hành trong nghiên cứu ảnh hưởng tới cách Ellie Nguyễn giải quyết vấn đề và cải tiến. Ellie Nguyễn liên tục xem xét nhu cầu và kinh nghiệm của người dùng, cho phép cô đổi mới các ý tưởng và giải pháp của nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng tốt hơn.
“Tôi thích âm nhạc và chơi đàn piano. Tôi chỉ muốn san sẻ niềm vui đó với những người khác, đặc biệt những người khó tìm đến âm nhạc vì khuyết tật,” Ellie Nguyễn nói.