PDA

View Full Version : Walz từng dạy học ở Trung Quốc, Cộng Ḥa ra rả tố ông thân Tàu



BigBoy
08-08-2024, 22:57
WASHINGTON, DC (NV) – Chỉ vài giờ sau khi Tim Walz được Đảng Dân Chủ tuyên bố chọn làm “phó tổng thống” trong cuộc bầu cử, Đảng Cộng Ḥa liền nhanh chóng cáo buộc tràn lan rằng ông ủng hộ Trung Quốc, Đài BBC đưa tin hôm Thứ Năm, 8 Tháng Tám.


“Hẳn là Trung Quốc Cộng Sản đang hí hửng,” người từng là đại sứ cho cựu Tổng Thống Donald Trump tại Đức, Richard Grenell, nói trên X. “Không ai ủng hộ Trung Quốc nhiều hơn Walz, người theo chủ nghĩa Karl Marx.”


Tom Cotton, một thượng nghị sĩ Đảng Cộng Ḥa, cho biết Walz nợ một lời giải thích “về mối giao hảo bất thường kéo dài 35 năm giữa ông và Trung Quốc Cộng Sản.”





https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/08/GettyImages-2165607145-scaled.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/08/GettyImages-2165607145-scaled.jpg)
Ứng cử viên phó tổng thống Đảng Dân Chủ, Thống Đốc Minnesota Tim Walz tại Philadelphia, Pennsylvania, ngày 6 Tháng Tám, 2024 (H́nh: Andrew Harnik/Getty Images)

MAGA War Room, một trương mục X có ảnh hưởng và ủng hộ Trump, phát giác ra một đoạn phim năm 2016 trong đó Walz nói với hăng thông tấn chính sách nông nghiệp Agri-Pulse rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc không cần phải “đối đầu.”


Nhưng hồ sơ của Walz cho thấy điều ǵ? Đó là Đảng Cộng Ḥa có thể muốn biến mối liên hệ giữa Walz và Trung Quốc thành vơ khí chống lại Đảng Dân Chủ, nhưng đó lại là cách không mấy hữu hiệu.


Mối giao hảo giữa Walz và Trung Quốc thực sự kéo dài hàng thập niên.


Tất cả bắt đầu vào năm 1989, khi vừa mới ra trường, Walz khởi sự với chương tŕnh t́nh nguyện tại đại học Harvard University, dạy môn lịch sử Hoa Kỳ và Anh Văn tại Trường Trung Học Phật Sơn Đệ Nhất thuộc miền Nam Trung Quốc.


Sau đó, ông cùng vợ là Gwen thành lập một doanh nghiệp chuyên tổ chức các chuyến đi giáo dục mùa Hè diễn ra hàng năm viếng thăm Trung Quốc. Đề án này kéo dài hơn một thập niên và theo Walz tự nhắm chừng, ông trở về Mỹ khoảng 30 lần.


Nhưng nếu c̣n điều ǵ khác để suy xét, th́ Walz khá cứng rắn với chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là về nhân quyền.


Khi c̣n là một dân biểu, ông từng gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng tại Hồng Kông, Joshua Wong, trước khi nhân vật này bị bỏ tù. Cả hai nhà hoạt động này đều đứng đầu trong danh sách kẻ thù công khai của chính phủ Trung Quốc.


Về thành tích trong Quốc Hội Hoa Kỳ, không có nhiều thứ khiến Trung Quốc thích thú.


Walz dành hơn một thập niên làm việc tại Ủy Ban Điều Hành Quốc Hội về Trung Quốc – một cơ quan tập trung giám sát các hành vi vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc.


Năm 2016, cùng năm ông gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông cũng mời nhà lănh đạo lưu vong của chính phủ Tây Tạng lúc bấy giờ, Lobsang Sangay, tới văn pḥng quốc hội của ông để gặp gỡ một nhóm học sinh trung học đến từ Minnesota.


Walz cũng quyết liệt ủng hộ Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông HKHRDA, đạo luật này áp đặt lệnh trừng phạt lên các viên chức Trung Quốc và Hồng Kông v́ vi phạm nhân quyền trong các cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ tại thành phố.


Jeffrey Ngo, một nhà hoạt động dân chủ đang sinh sống tại Hoa Kỳ, ca ngợi cam kết của Walz trong việc thông qua dự luật HKHRDA vào năm 2019.


Ngo ca ngợi Walz là “thành viên Đảng Dân Chủ duy nhất tại Hạ Viện sẵn sàng tiếp tục đồng ḷng bảo trợ cho dự luật.” Chris Smith, thành viên Đảng Cộng Ḥa, cũng bảo trợ cho dự luật.


Việc Walz được tiến cử làm ứng cử viên Đảng Dân Chủ làm mạng xă hội Trung Quốc dậy sóng.


Walz từng mô tả quyết định giảng dạy tại Trung Quốc là “một trong những điều tuyệt vời nhất ông từng làm,” và trong một số b́nh luận lóe lên tia hy vọng rằng nếu ông thắng cử, điều đó có thể báo hiệu bang giao Mỹ-Trung sáng sủa hơn.


Một số người không quên một thực tế đó là bài viết giảng dạy của ông diễn ra ngay năm 1989 – thời điểm xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh.


Dân Trung Quốc không dám x́ xầm về vụ thảm sát v́ có nguy cơ bị ḍm ngó. Họ nói tới vụ thảm sát một cách gián tiếp – trong đó có một b́nh luận nói rằng “sống để bụng, chết mang theo.”


Một người dùng khác cho biết những người ngoại quốc sinh sống tại Trung Quốc vào thời điểm đó “là những người bài xích Trung Quốc mănh liệt nhất.”


Quả thật, Walz thường thẳng thắn bày tỏ nỗi kinh hoàng trước thảm cảnh đàn áp các cuộc biểu t́nh Thiên An Môn và vào năm 2009, ông từng đồng bảo trợ cho một quyết nghị tại Quốc Hội đánh dấu 20 năm tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ thảm sát.


Vợ ông, Gwen, cho biết các diễn tiến đó tác động tới Walz tới nỗi ông chọn ngày 4 Tháng Sáu – ngày Bắc Kinh đưa quân vào Thiên An Môn – làm ngày cưới của họ năm năm sau đó. Bà nói rằng “ông ấy muốn có một ngày mà ông ấy luôn luôn nhớ.”


Trong hơn hai thập niên sau thảm kịch Thiên An Môn, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được hoạch định dựa trên một thỏa thuận lưỡng đảng chặt chẽ rằng thương mại và bang giao với Trung Quốc nh́n chung là tốt.


Ngược lại, những bộ âu phục và ca-ra-vát mang nhăn hiệu riêng của Donald Trump lại được sản xuất tại Trung Quốc, ông và ái nữ Ivanka cũng ghi danh hàng chục nhăn hiệu tại đó.


Không phải là người ủng hộ Trung Quốc, thành tựu của Walz cho thấy ông là người có quan điểm tinh tế hơn.


Ông nói về nhu cầu đối thoại và hợp tác trong các vấn đề như thương mại và biến đổi khí hậu – nhưng vẫn kịch liệt chỉ trích khi nói tới nhân quyền.

BigBoy
08-08-2024, 23:11
Ông Tim Walz dạy học tại Trung Quốc để truyền bá những ǵ và sau đó ông đă làm nhửng ǵ không tốt cho Trung Quốc đă được kéo dài biết bao nhiêu năm tại quốc hội th́ chắc chắn đảng Cộng Ḥa đă biết rỏ, Vậy mà bây giờ Maga Cộng Ḥa lại đi nói ngược, thiệt là nói láo quá mức b́nh thường nhưng quan trọng nhất là mất tư cách, vậy th́ ai tôn trọng cái đám mất tư cách này .

Xin nhớ kỷ, mất tư cách là coi như mất tin tưởng, mất coi trọng, cái thứ phản thùng này chúng nó đá ngược lại ḿnh bất cứ lúc nào và bằng mọi giá không quan trọng đâu là thiệt đâu là giả, thiệt đúng là cái đám đầu trâu mặt ngựa vậy mà dân da màu lại ủng hộ, chắc bị thần kinh bị giựt giựt, người ta gọi là có 1 đầu óc mất quân b́nh .