PDA

View Full Version : Chuyện khó tin (Bài 1 và 2)



BigBoy
07-08-2024, 15:44
Nguyễn Huy Cường (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0g2g6QiqeNoPz3fmwnkg RZSY1M4cEdL2XTRsZBFVnVtg2jde2zXDktvRg1hTnt62el&id=61561107727129)


7-8-2024


Từ nay trang Facebook này sẽ đem đến cho quư bạn một mục khá lư thú, ví dụ như câu chuyện hôm nay.


Tôi đang biên tập lại cuốn sách “Thay Vua vi hành”, đặc biệt là chú ư đến chương 4 có tựa đề “Biển báo” v́ nó không đơn giản, nó làm tiêu biến nguồn lực quốc gia qua tiền… phạt dân lái xe. Tiền của dân cũng là của nhà nước.


Ví dụ câu chuyện hôm nay.


Cây cầu trong ảnh 1 và 2 này chỉ trong hai giờ từ 07 giờ buổi sáng đến 09 giờ hàng ngày có khoảng 200 chiếc xe tải trong tải hơn một tấn rưỡi, có cái tới năm, mười tấn chạy qua an toàn như hàng chục năm nay.


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/4.jpeg
Ảnh 1. Nguồn: FB tác giả

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/22.jpeg
Ảnh 2. Nguồn: FB tác giả

Dọc khoảng ba ki-lô-mét trước và sau trên con đường TX 25, Quận 12, TP.HCM này, có nhiều cây cầu kế cận cây cầu này, cho phép xe 10 tấn đi đàng hoàng nhưng cây cầu này quy định cho xe dưới một tấn được đi, cấm xe trên một tấn.


Tôi e là biển báo đóng quá lâu đă lạc hậu nên dừng xe xem xét kỹ và thấy biển phụ mới là năm 2022. C̣n biển cấm, đóng cả hai bên trái, phải cầu th́ đóng năm bảy năm nay.


Vậy là, những xe tải 1,5 tấn chạy qua đây về hướng B́nh Dương, nếu ông CSGT làm phước cho đi th́ không sao, nếu ông thổi phạt th́ không oan chút nào, mặc dù các cây cầu khác không được kiên cố như cây cầu này nằm trước và sau cầu này vẫn cho phép xe có trọng tải gấp mười lần quy định tại đây đi được.


Xin tham khảo Luật Giao thông


Điểm D, Khoản 3, Điều 33 về việc xử phạt quy định: Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng nếu điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe vượt quá mức cho phép của cầu, đường trên 20%-50%, trừ khi có Giấy phép lưu hành có giá trị sử dụng.


Như vậy nếu CSGT làm nghiêm, mỗi tháng riêng ở chỗ này có thể thu vài tỷ tiền phạt.


Đọc đến đây, bạn đă thấy đoạn văn trên đủ tư cách là một “Chuyện khó tin” rồi phải không ạ?


Thưa không.


Mời các bạn xem ảnh cuối, sẽ thấy một cây cầu có kết cấu y như cầu này, nằm ngay trên đường này có tên là CẦU SẮT SẬP cho phép xe có trọng tải gấp ba mươi lần cây cầu này đi qua. Tôi phải ghi bằng chữ cho rơ ràng ràng ra.


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/3-2.jpeg
Ảnh 3. Nguồn: FB tác giả

Xin thưa: Cây cầu này chính là cây cầu nói ở phần trên.


Tấm biển THỨ 3 đóng ở đầu cầu bên kia, hướng về UBND Quận 12. Hai tấm (Ảnh 1) và (Ảnh 2) đóng ở đầu cầu bên Quận 12 hướng về Bỉnh Dương.


XIN NHẮC LẠI: BA TẤM ẢNH NÀY CỦA CÙNG MỘT CÂU CẦU.


Kỳ lạ chưa? Sợ chưa?


Hôm tôi hướng dẫn một Tiến sỹ ngôn ngữ từ châu Âu tiếp cận với nhiều từ ngữ mà cô cho là khó hiểu ở Việt Nam, cô hỏi về từ “cơm nắm” tôi giải thích là loại cơm thường, người ta gói trong mo, trong lá chuối rồi bóp lại cho kết dính thành một khối, để đem theo đi rừng, đi đường ăn lúc nào th́ ăn, rất tiện.


Trên đường về đi qua đây, tôi dừng xe cho cô tiến sỹ tây coi t́nh cảnh cây cầu này như câu chuyện trên đây và nói: Nó cũng là một dạng “cơm nắm” khi các vị công lộ muốn ăn lúc nào cũng được, tha cũng được!


Bà tây vỗ tay thú vị và nói “Đây là 50% kết quả của chuyến nghiên cứu của tôi!”


Bà con, anh chị em có thích mục này không?

BigBoy
07-08-2024, 15:47
Chuyện khó tin (Bài 2)


Nguyễn Huy Cường (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0ThEqf3a4dD45qCigVpa NZ1eaVm5dfXE5SQ9DiScNJbCwvsS2uoXhuQwJ3qzEWbDVl&id=61561107727129)


7-8-2024


Tiếp theo bài 1 (https://baotiengdan.com/2024/08/07/chuyen-kho-tin-bai-1/)


Một lần ở Toà soạn báo Gia đ́nh Việt Nam, tôi hướng dẫn một cậu phóng viên tập sự đi viết về đề tài một xóm thuyền chài trên sông sài G̣n, đoạn qua Thủ Dầu Một. Anh bạn trẻ này có vẻ rất yêu nghề, được phân công đi là sướng lắm. Khi ấy Toà soạn đang tuyển phóng viên bằng cung cách đánh giá qua thực tế công việc.


Anh đi về ba lần vẫn không hoàn thành bài viết. Mỗi lần tôi hỏi về một khía cạnh như con cái họ đi học th́ sao khi về tới “nhà” th́ thuyền đă rời đi bến khác? Anh phóng viên lại đi.


Hôm sau tôi hỏi ngày giỗ chạp, tết nhất họ sinh hoạt thế nào trong chiếc thuyền nhỏ nhoi ấy? Th́ cậu ấy lại ra đi…


Giờ th́ anh bạn trẻ khá rồi, sáng nay khi tôi đăng bài 1 “CHUYỆN KHÓ TIN” anh nhắn tin tới, trách tôi giá để đề tài đó cho anh khui th́ tuyệt vời. Đăng Facebook nó… phí đi!


Tôi nói “Th́ c̣n đó, em viết tiếp đi!”


Cậu ngạc nhiên “Anh viết hết rồi, em c̣n ǵ mà viết!”. Tôi cười, vậy th́ chờ đó, anh sẽ viết tiếp cho em coi. Làm báo phải thấy được những cái thiên hạ không thấy.


Và nó đây ạ, đây là đoạn chat với nhà báo trẻ:


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/33.jpeg
Ảnh 1. Nguồn: FB tác giả

– Em hăy coi kỹ hai tấm biển phụ bên dưới: Ḍng chữ vàng to “CẤM ĐẬU XE”.


– Hai ḍng chữ trắng bên dưới: VI PHẠM BỊ XỬ PHẠT TỪ 6.000.000 ĐẾN 8.000.000 đồng


Theo Khoản 2, Điều 8, Nghị Định 03/2022 NĐ-CP, Ngày 6/1/2022 của Chính phủ.


Xem xong cậu phóng viên hỏi tôi: “Vi phạm th́ phạt, có ǵ đâu?”


– Em có nh́n thấy tấm biển chữ nhật viền đen bên trên không?


– Dạ có, nó cho thấy nội dung này đước áp cho đoạn đường 20 mét kể từ tấm biển.


– Tôi hỏi: Em có thấy thằng điên nào hai bên cầu rộng răi không đậu xe lại lên giữa cầu để đậu không?


– Cậu phóng viên đáp: “Dạ… cũng hơi vô duyên nhưng việc cấm xe đậu trên cầu cũng không có ǵ quá vô lư!”


– Tôi đáp: “đồng ư, nhưng nếu không vô lư th́ sao không cấm đậu trên cả cái cầu mà chỉ cấm đậu một phần ba cái cầu?”


– Cậu phóng viên hỏi: Dạ, họ cấm 20 mét đấy chứ ạ?!


Tôi hỏi cậu hăy nh́n bức ảnh thứ hai: Cái cầu này dài gần sáu chục mét, sao lại cấm có 20 mét?


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/3-2.jpeg
Ảnh 2. Nguồn: FB tác giả

– Ối trời ơi!. Cậu phóng viên kêu trời thành tiếng. May là anh không phải là Tổng biên tập của em. Sao khốn thế không biết?


– Tôi nói: Rủi là báo chí ta không có những Tổng biên tập hoặc Biên tập viên, thiếu những nhà giáo nghề báo thật trách nhiệm nên để những phóng viên như em phải làm cái nghề này.


Đúng ra chỉ cần liếc mắt một cái là thấy “CHUYỆN KHÓ TIN” này, nhưng không ai thấy, CSGT địa phương cũng không thấy.


Đó, thưa các nhà báo trẻ, hai stt hôm nay viết với những tấm ảnh như nhau. Nội dung xoáy quanh vấn để KHÓ TIN trong giao thông nhưng vẫn lư thú phải không ạ?