PDA

View Full Version : Việc bồi đắp đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực ở Biển Đông



BigBoy
04-08-2024, 04:05
http://danviet.com.au/upload/images/88_-Vietnams-land-reclamation-helps-balance-power-in-South-China-Sea.jpg

(ảnh: nghiencuucquocte.org)

Nguồn: Alexander L. Vuving, “Vietnam’s land reclamation helps balance power in South China Sea (https://asia.nikkei.com/Opinion/Vietnam-s-land-reclamation-helps-balance-power-in-South-China-Sea),” Nikkei Asia, 28/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng (nghiencuuquocte.org)

Những động thái chiến lược của Hà Nội mang lại hy vọng chống lại hoạt động xây đảo hung hăng của Trung Quốc.

Việt Nam đă giành huy chương bạc trong cuộc thi bồ đắp(1) đất ở Biển Đông.

Kể từ đầu năm 2022, Hà Nội đă tạo ra 5,8 km2 đất mới xung quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nâng tổng diện tích đất mới mà họ đă bồi đắp từ biển trong quần đảo lên khoảng 9,6 km2. Dù trông có vẻ hung hăng, nhưng việc bồi đắp đất của Việt Nam xung quanh các đảo có ư nghĩa chiến lược và cơ sở đạo đức mạnh mẽ tương tự như các cuộc tấn công quân sự của Ukraine vào bên trong lănh thổ Nga.

Chắc chắn, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không phải là nước tiên phong trong việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Kể từ cuối những năm 1980, Malaysia đă trở thành nước đầu tiên tiến hành bồi đắp đất quy mô lớn xung quanh Trường Sa. Địa điểm là Đá Hoa Lau, một đảo san hô nằm cách bờ biển Sabah của Malaysia chưa đến 150 hải lư. Việc có thêm khoảng 0,3 km2 vào diện tích đất ban đầu chỉ nhỉnh hơn 0,06 km2 đă cho phép Malaysia xây dựng một sân bay nhỏ, một cơ sở nghỉ dưỡng và một số cơ sở quân sự.

V́ rạn san hô này nằm gần bờ biển Malaysia và các hoạt động mà nó hỗ trợ mang tính chất pḥng thủ, nên hoạt động bồi đắp đất của Malaysia đă không gây ra bất kỳ cuộc khủng hoảng quốc tế hay bất ổn khu vực nào. Rắc rối lớn nhất mà nó gây ra là một cuộc phản đối ngoại giao của Việt Nam, quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền đối với rạn san hô này.

Trong hai thập niên tiếp theo, các hoạt động mở rộng các rạn san hô mà các bên yêu sách chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa – gồm Malaysia, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, và Trung Quốc – vẫn ở quy mô nhỏ và khó có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực chung trong khu vực.

Bắt đầu từ năm 2013, khi Trung Quốc biến các thực thể mà họ chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo lớn, việc bồi đắp đất trong khu vực mới được nâng lên một tầm cao mới và mang một chất lượng khác. Trong ṿng vài năm, Bắc Kinh đă tạo ra 18,8 km2 đất mới trong một quần đảo có tổng diện tích đất trong điều kiện tự nhiên ước tính chưa đến 2 km2.

Những nỗ lực này đă đưa ba tiền đồn của Trung Quốc – Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập – từ số những đảo nhỏ nhất trở thành ba đảo lớn nhất, dù là nhân tạo, ở quần đảo Trường Sa. Trong điều kiện tự nhiên, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi bị ch́m khi thủy triều lên, do đó không đủ điều kiện được coi là lănh thổ và không được hưởng quyền có vùng lănh hải riêng theo luật biển. C̣n Đá Chữ Thập chỉ nhô lên trên mặt nước khi thủy triều lên dưới dạng một số tảng đá nhỏ mà không có đất và cây cối. Bốn rạn san hô khác mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa trong điều kiện tự nhiên cũng là đá như Đá Chữ Thập hoặc những điểm chỉ lộ ra khi thủy triều xuống như Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi. Nhưng hiện tại chúng đă cung cấp cho Trung Quốc 19 km2 mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.

Trên những ḥn đảo nhân tạo này, Trung Quốc đă xây dựng các đường băng dài, cảng nước sâu, kho hỏa tiễn lớn, mái ṿm radar lớn, và nhiều cơ sở dân sự và quân sự khác với sức chứa hàng ngh́n người, cùng hàng trăm tàu và hàng chục máy bay quân sự.

Trước khi xây dựng các đảo nhân tạo này, các cuộc tuần tra xâm nhập của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác và việc quấy rối tàu nước ngoài ở Biển Đông chỉ tập trung ở khu vực trung tâm Biển Đông. Sau khi xây dựng đảo, Bắc Kinh đă liên tục có các hoạt động hung hăng như vậy ở khu vực phía nam Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Các đảo nhân tạo đă cho phép Trung Quốc kiểm soát vùng nước, vùng trời và đáy biển sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng. Ví dụ, vào năm 2023, các tàu hải cảnh Trung Quốc đă tuần tra trong 338 ngày tại Băi cạn Luconia, nằm cách bờ biển Malaysia từ 70 đến 110 hải lư; 221 ngày tại Băi Tư Chính, khu vực cực nam của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; và 302 ngày tại Băi Cỏ Mây, nằm cách bờ biển Philippines khoảng 100 hải lư.

Chỉ riêng trong hai trường hợp xảy ra trong giai đoạn 2017-2020, các cuộc tuần tra và quấy rối của tàu hải cảnh và hải binh Trung Quốc đă buộc Việt Nam phải hủy các dự án thăm ḍ dầu khí tại khu vực Băi Tư Chính và phải trả 1 tỷ đô la phí phá vỡ hợp đồng. Gần đây hơn, nhiều tàu tại Đá Vành Khăn gần đó đă giúp Trung Quốc chặn đứng nỗ lực tiếp tế của Philippines cho tiền đồn của họ tại Băi Cỏ Mây, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Manila theo luật pháp quốc tế.

Việc Trung Quốc liên tục xây dựng đảo trong 10 năm qua đă làm đảo lộn sự ổn định khu vực và tạo ra một t́nh huống mới về chất lượng. Nó đă biến Biển Đông, một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới, trở thành một điểm nghẽn do Trung Quốc kiểm soát.

Nó cũng biến việc bồi đắp đất thành “b́nh thường mới” và về cơ bản để lại cho các nước khác hai lựa chọn: hoặc chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc, hoặc đáp trả. Trong t́nh h́nh mới này, đối với các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông, việc mở rộng các tiền đồn hiện có thông qua bồi đắp đất để có thể sánh ngang với Trung Quốc thường là cách tốt nhất, đôi khi là cách hợp pháp duy nhất, để chống lại việc Trung Quốc tạo ra điểm nghẽn.

Giống như của Malaysia, Đài Loan và Philippines ở Trường Sa, việc bồi đắp đất của Việt Nam trong vài năm qua không phải là hành động vô đạo đức. Nó không gây hại cho ngư dân và thủy thủ hoạt động gần đó. Ảnh hưởng của nó đến môi trường, dù khó đánh giá, cũng chỉ tương đương với việc xây dựng một con đập trên sông.

Từ góc độ địa chính trị, Việt Nam có tiềm năng khắc phục ở một mức độ nào đó sự mất cân bằng quyền lực ở Biển Đông. Trong khi việc xây dựng đảo của Trung Quốc đă làm suy yếu đáng kể các hệ thống kiềm chế đối trọng cần thiết để duy tŕ tự do hàng hải ở Biển Đông, th́ hoạt động bồi đắp đất của Việt Nam đă mang lại hy vọng khôi phục những đối trọng này.



http://danviet.com.au/upload/images/1(1610).png

Alexander L. Vuving là giáo sư tại Trung tâm Daniel K. Inouye về Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái B́nh Dương ở Honolulu, Hawaii.