PDA

View Full Version : LoẠt bài thẨm ĐỊnh luẬn án tiẾn sĨ cỦa vƯƠng tẤn viỆt (t. Chân quang)



BigBoy
01-08-2024, 14:08
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/07/chan-quang-1-696x660.jpg (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/07/chan-quang-1.jpg)



Phạm Bá Hải


Bài 1. THUẬT NGỮ “NGHĨA VỤ”


Luận văn tiến sĩ của VTV, ‘Nghĩa vụ con người trong luật pháp quốc tế và luật pháp Viêt Nam.’


VTV dùng thuật ngữ ‘nghiă vụ con người’ (Human responsibilities) như một đối trọng với quyền con người (Human rights). Ông xác quyết rằng hai phạm trù đó của con người là hai mặt của một vấn đề. Trong mối tương quan này, ông cho rằng chỉ khi nào đặt nghiă vụ con người lên trên quyền con người th́ xă hội mới có công lư và thịnh vượng (VTV, 2021, tr.263 – English)


Trong suốt quá tŕnh lịch sử nhân loại, các nhà triết học như Aristotle, Cicero, các luật gia La Mă, Aquinas, Machievelli, hay John Milton đă nghiên cứu khái niệm nghĩa vụ (duty) và vai tṛ của nó trong việc t́m kiếm một đời sống tốt hơn cho cá nhân và cộng đồng.


TK 16 và TK17, làn sóng cải cách đă đưa ra tư tưởng về ‘quyền con người’, gây chấn động xă hội. Những học giả tiên phong của khế ước xă hội, như Hobbes và Locke, hoài nghi về chủ trương vốn cho rằng con người phải tuân phủ luật lệ chung của xă hội. Theo hai vị học giả, lợi ích chung xă hội có thể bị thao túng trong tay của những công dân hay lănh đạo có ư tư lợi. Phong trào tự do dân chủ đă cổ xuư cho quyền con người, đồng thời vẫn tiếp tục duy tŕ nghĩa vụ (duty). Thực vậy, công dân vẫn phải có nghĩa vụ chính trị (political obligations) với nhau và với các cơ quan công quyền.


Trong ngành khoa học chính trị, diễn đàn thảo luận nghĩa vụ chính trị dường như không dứt với những nghi vấn nền tảng:


– Liệu có bất kỳ một ‘nghiă vụ chính trị’ nào không?


– Nghĩa vụ này phục vụ cho ai?


– Điều ǵ đă tạo ra cái nghĩa vụ thành ‘nghĩa vụ chính trị’ mà người ta phải tuân thủ?


– Nghĩa vụ này đă được h́nh thành ra sao?


Ngành học nhân quyền th́ nghiên cứu các loại h́nh nghĩa vụ (obligations, responsibilities), có từ đạo đức hay pháp lư, mà cá nhân, hội nhóm, sắc tộc, quốc gia lănh lấy. Diễn đàn thảo luận quyền con người thường nêu những chủ đề về nghĩa vụ của nhà nước (state responsibilities) (xem James Crawford, 2014), hay trách nhiệm của đại doanh nghiệp (corporate responsibilities) (xem Blecher, 2014). Trong phạm vi nghĩa vụ nhà nhà nước, Bodig (2016, tr.75) phân loại nghĩa vụ (obligations) thành nghĩa vụ cốt lơi tối thiểu (minimum core obligations) và bộ ba nghĩa vụ – tôn trọng, bảo vệ, và thực thi. Đồng thời Bodig cũng cung cấp một loạt B́nh Luận Chung (General Comments) liên quan đến nghĩa vụ trong Công Ước quốc tế về Quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hoá.


Sơ lược ngắn trên về các loại nghĩa vụ (duty, obligation, responsibility) cho thấy rằng mặc dù chúng có ngữ nghĩa tương tự, nhưng lại khác nhau khá tinh tế trong áp dụng thực tiễn. Theo Hodgson (2003, tr.1) nghĩa vụ (duty) có thể hiểu như là ‘bất kỳ một hành động hoặc không hành động mà con người nhận lấy do cảm nhận bởi đạo đức hay ràng buộc từ pháp luật. Nghĩa vụ luôn gắn liền với cá nhân con người cụ thể. Thuật ngữ này thường thấy trong cụm từ: nghĩa vụ cá nhân, nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ nhà nước, hay nghĩa vụ đại doanh nghiệp.


Khi tư tưởng khế ước xă hội (contractarianism) và chủ nghĩa thực lợi (utilitarianism) ra đời, thuật ngữ ‘quyền’ thay chỗ cho ‘nghĩa vụ’, và quyền con người cá thể (individual rights) thay chỗ cho nghĩa vụ con người cá thể (individual duties) (xem Devereux, 1995, tr.467).


Những triết gia vĩ đại, như Hugo Grotius (viết “Quyền của chiến tranh và hoà b́nh’ – the Right of the War and Peace, 1625), Samuel Pufendorf (viết ‘Bàn về luật tự nhiên và quốc gia’ – On the Law of Nature and the Nations, 1672), John Locke (‘Hai Chuyên luận về chính phủ’ – Two Treatises of Government, 1689), và Immanuel Kant (‘Siêu hinh học đạo đức’ – the Metaphysics of the Morals, 1797) quả quyết rằng từ suy luận đạo lư, quyền tự nhiên là quyền mà ai ai cũng có; họ có v́ bản chất họ là con người.


Khái luận về quyền con người tự nhiên xuất phát từ luật tự nhiên, có thể được diễn giải như sau: quyền con người tự nhiên là (1) quyền có từ căn nguồn đạo đức, cho nên (2) mọi người đều được thụ hưởng (3) bất cứ ở đâu, bất kỳ lúc nào, (4) lư do đơn giản, v́ họ là con người, (5) và những người có nghĩa vụ đáp ứng quyền đó là tất cả những người khả dĩ liên quan (xem Cruft, 2015, tr.2-4). Theo đó, từ ‘con người’ trong cum từ quyền con người nhấn mạnh đến tính ‘phổ quát’ (universalism).


Luận văn của VTV dùng cụm từ ‘human responsibility’ gây cho người đọc cảm giác khó hiểu. Ông VTV đă cố gắng mô phỏng theo nội dung của ‘Tuyên ngôn Quốc tế Nghĩa vụ Con người’ (Universal Declaration of Human Responsibilities), khởi thảo bởi InterAction Council – một tổ chức phi chính phủ, gồm những chính khách quốc tế. Cụm từ Nghiă vụ con người (Human Responsibilities) có thể dùng trong lúc thuyết tŕnh, bản văn, … thí dụ như, dùng cho mục đích đánh tiếng về vụ việc toàn cầu nào đó, th́ khác hoàn toàn với việc dùng nó trong nghiên cứu thuộc lănh vực khoa học xă hội và nhân văn.


Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) đă nhận dạng và chỉ ra 30 quyền con người mà mọi người đều có. Phán quyết toà án có thể dựa vào những quyền này để phân xử khi có liên quan. Trong khi đó, định nghĩa ‘nghĩa vụ là ǵ’ vấp phải sự bất đồng và tạo ra nguồn tranh căi bất tận.


Có lẽ, nó sẽ là một công tŕnh đồ sộ đầy thách thức nếu nổ lực tạo ra 30 nghĩa vụ, tương xứng và đối trọng với 30 quyền trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948). Một vấn đề khó khác nữa, lộ diện là, liệu chúng ta có vận dụng được trên toàn cầu, 30 nghĩa vụ chuẩn mực đă rút tỉa được đó, đưa vào trong lành vực pháp lư?


‘Con người’ trong quyền con người nêu bật tính phổ quát, nghĩa là mọi người đều t́m thấy sự b́nh đẳng về quyền ở mọi nơi. Trái lại, ba thuật ngữ về nghĩa vụ (duty, obligation, responsiblity), như đă tŕnh bày, mang trong nó mức độ khác nhau về nội dung, tiêu chuẩn, quy định, … khi áp dụng ở văn hoá khác nhau hay quốc gia khác nhau. Hành động theo nghĩa vụ phụ thuộc vào môi trường xă hội mà nó sinh ra.


Quyền con người mang tính phổ phát không biên giới; c̣n nghĩa vụ con người th́ tương đối và theo bối cảnh xă hội.


Do vậy, những thử sức tổ hợp hai trường phái học thuật – phổ quát và tương đối, có thể sẽ dẫn đến t́nh trạng đa nghĩa, lẫn lộn, và tranh căi trong nghiên cứu khoa học xă hội nhân văn.


Phạm Bá Hải,


Thạc sĩ Quyền con người, ĐH London.

BigBoy
01-08-2024, 14:11
Ủa sao mà na ná giống y chang của thằng tồi vậy ta, ở 2 đại dương khác nhau mà giống y chang nhau, 1 bên th́ đang bị xẻ thịt, c̣n 1 bên th́ được tung hô (ôi chắc đầu óc bị tưng tưng)