PDA

View Full Version : Đổi lănh tụ ở Hà Nội không đổi nhiều về quan hệ với Bắc Kinh



BigBoy
28-07-2024, 04:18
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) .- Giới phân tích chính trị thời sự quốc tế nghĩ thế nào về mối quan hệ giũa Việt Nam và Trung Quốc khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời?


Đồng thời, họ cũng nghĩ thế nào về tranh chấp Biển Đông khi vấn đề vẫn c̣n nguyên đó khi ông Trọng chết? Việt Nam đă bị Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa năm 1974 trong khi quần đảo Trường Sa đang bị Bắc Kinh lấn áp dần từng bước theo chiến thuật “vùng xám”.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Tap-Can-Binh-chia-buon-NguyenPhuTrong-Xinhua-072024.jpeg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Tap-Can-Binh-chia-buon-NguyenPhuTrong-Xinhua-072024.jpeg)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đến Ṭa đại sứ CSVN tại Bắc Kinh chia buồn cái chết của Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. (H́nh: Xinhua)

Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa được chôn cất xong ở nghĩa trang Mai Dịch sau một thời gian dài bệnh hoạn. Theo một bài phân tích trên South China Morning Post ngày Thứ Sáu 26 Tháng Bảy, nhiều nhà phân tích chính t́nh Việt Nam cho rằng mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc vẫn nhiều phần ổn định. Trong khi đó, có thể có những biến động nội bộ ở thượng tầng v́ cái ghế Tổng bí thư ông ấy bỏ lại.





Nhiều nhà ngoại giao ca ngợi ông Trọng đứng đàng sau những phát triển kinh tế đáng kể, tăng trưởng cao nhờ giới đầu tư ngoại quốc đổ tiền vào hàng tỉ đô la. Đồng thời chiến dịch chống tham nhũng “đốt ḷ” cũng làm lộ ra thảm trạng tham nhũng kinh hoàng từ trên xuống dưới mà càng bới móc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” th́ lại càng thấy hệ thống cai trị mục ruỗng tất cả.


Nh́n chung, chiến dịch chống tham nhũng của ông ấy cũng chỉ nhằm củng cố sự thống trị của đảng CSVN chứ không phải v́ muốn cho đất nước này ngày tốt đẹp hơn, tiến bộ nhanh chóng. Chỉ v́ đảng CSVN mà bị nhân dân giật sập th́ cái đảng ấy mất tất cả.


Tùy đứng ở quan điểm nào, người ta nghĩ tương đối tích cực về “đường lối ngoại giao cây tre” của Hà Nội thời ông Trọng, đánh đu uốn éo giữa các trung tâm quyền lực Washington với Bắc Kinh. Nhưng có một điều khác cũng được nh́n thấy là những bất đồng chủ quyền biển đảo tại Biển Đông giữa Hà Nội với Bắc Kinh vẫn chưa ngă ngũ, nếu không muốn nói ngày càng sâu sắc hơn.


Ngày 20 Tháng Bảy, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đến ṭa đại sứ CSVN ở Bắc Kinh (chuyện hiếm hoi) để chia buồn và ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng góp phần thúc đẩy mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em” giữa hai nước cộng sản láng diềng. Rồi ông ta c̣n cử nhân vật số 4 của Trung Quốc là Vương Hộ Ninh cầm đầu phái đoàn đến Hà Nội dự tang lễ.


Đáp lời Tập Cận B́nh, đại sứ CSVN tại Bắc Kinh Phạm Sao Mai lập lại lập trường của Hà Nội trước nay rằng “duy tŕ sự lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị với Trung Quốc”, theo Tân Hoa Xă thuật lại.


Trương Minh Lượng (Zhang Minhliang) chuyên viên về các vấn đề Đông Nam Á tại đại học Tế Nam (Jinan university) ở Quảng Châu cho rằng việc ông Tập Cận B́nh đến ṭa đại sứ CSVN để chia buồn chứng tỏ ông ta tương đối hài ḷng về sự phát triển bang giao giữa hai nước thời ông Trọng là tổng bí thư.


So sánh với quan hệ Việt-Trung thời có khủng hoảng khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 tới t́m dầu khí phía nam quần đảo Hoàng Sa năm 2014 và bị Hà Nối chống đối kịch liệt và có chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump đến nước này thăm viếng chèo kéo, quan hệ Trung-Việt cải thiện rơ rệt. CSVN đă xuôi theo khái niệm “cộng đồng chia sẻ tương lai” mà Tập Cận B́nh lập đi lập lại mỗi khi gặp đám lănh tụ CSVN, ông Trương Minh Lượng nhận xét.


“C̣n so sánh với những căng thẳng dữ dội giữa Trung Quốc với Philippines tại Biển Đông th́ Việt Nam và Trung Quốc đă cố đè nén bất đồng chứ không khuấy động lên những bất đồng sâu sắc về chủ quyền lănh thổ.” Ông nói.


Mối quan hệ giữa hai nước Cộng sản anh em CSVN và Trung Quốc đă có nhiều băo tố trong mấy thập niên qua. Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974 khi đó do VNCH trấn giữ. Năm 1979 xảy ra chiến tranh suốt 6 tỉnh biên giới và kéo dài lai rai cả năm sau. Năm 1988 lại cướp một số đảo ch́m và băi đá ngầm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.


Theo ông Lượng, khi Trung Quốc cho giàn khoan nước sâu HD981 t́m dầu khí phía nam đảo Tri Tôn, nằm hoàn toàn trong thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là biến cố coi như khúc quanh thúc đẩy Hà Nội cải thiện bang giao với Washington.


Ông cho rằng “Dưới thời Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam cố tạo mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, ít ra là bề ngoài. Trong cùng lúc, mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Nga cũng được nâng cao chưa từng thấy trước đó”.


Tất cả chủ trương đó “đều nhắm kềm giữ quan hệ với Trung Quốc để Việt Nam có thể có một môi trường quốc tế thuận lợi và mối quan hệ với Trung Quốc tương đối ổn định trong sự kiểm soát của Hà Nội”, ông Lượng nói thêm, “Điều đó có vẻ khó khả thi nhưng Việt Nam của ông Trọng lại cố đong đưa giữa các đại cường”.


Dù có những ồn ào về sức khỏe, ông Trọng đă đến thăm Trung Quốc Tháng Mười năm 2022 ngay sau khi ông Tập Cận B́nh được “tín nhiệm” ở lại ghế Chủ tịch nhiệm kỳ thứ ba. Và trong mười tháng qua, người ta thấy ông Trọng cũng đă tiếp đón cả Tổng thống Joe Biden và Tập Cận B́nh đến Hà Nội. Dù sức khỏe kiệt quệ và chỉ ít ngày trước khi chết, ông đă gặp lănh tụ độc tài Nga Vladimir Putin.


Carl Thayer, chuyên viên về Việt Nam tại Đại học Hoàng gia Úc, cho rằng ông Trọng nên được nhớ đến khi ông ta đến thăm Mỹ và Nhật năm 2015, mở đầu nền tảng cho sự gia tăng quan hệ với phương Tây. Ông Thayer thấy mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn “ổn định và thân hữu” v́ CSVN sẽ nhiều phần không từ bỏ chính sách đối ngoại “ḥa b́nh, hợp tác và phát triển”.


“Trung Quốc đóng vai tṛ đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Họ kư thỏa hiệp Đối tác Chiến lược Toàn diện với Trung Quốc trước nhất và đó là cường quốc đáng được coi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, ông nói.


Nhiều phân tích gia chỉ ra mối quan hệ cá nhân giữa ông Trọng với Tập Cận B́nh và mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản mà trong suốt nhiều năm qua, đă đóng vai tṛ kềm giữ trong mối quan hệ yêu-ghét giữa Hà Nội và Bắc Kinh.


“Tuy Việt Nam nới rộng quan hệ ngoại giao và cải thiện bang giao với Mỹ, theo tôi, ông Trọng có thể cam kết với Bắc Kinh là Việt Nam trung lập và độc lập cũng như cải thiện bang giao với Washington không gây thiệt hại cho Bắc Kinh”, ông Zachary Abuza nhận định. Ông là giáo sư tại Học viện Quốc pḥng ở Washington và là chuyên viên về Việt Nam.


“Điều đó có thể thực hiện được v́ ông Trọng cũng “kiên định” vào lư tưởng cộng sản v́ ông ta nh́n thế giới y như Tập Cận B́nh”. Ông nói. Abuza c̣n cho rằng sự liên lạc giữa hai đảng cộng sản chặt chẽ để bảo đảm sự liên lạc liên tục ở cấp cao, một kênh liên lạc như thế không thấy hiện hữu giữa CSVN với Mỹ.


Theo nhà phân tích Nguyễn Khắc Giang tại viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute ở Singapore, ông cũng cho là sự thân thiết giữa ông Trọng và Tập Cận B́nh là v́ cả hai cùng quan điểm về chủ nghĩa Mác-Lê.


“Điều đó giúp ổn định lại mối quan hệ khi hai nước có căng thẳng, nhất là về tranh chấp Biển Đông.” Ông nói. “Ông Trọng cũng có quan điểm ưa thích Trung Quốc và ngưỡng mộ đảng cộng sản Trung Quốc mặc dù ông thực dụng khi đối phó nhiều vấn đề gai góc với Trung Quốc.”


Theo ông Giang, người dự trù thay thế ông Trọng ở ghế Tổng bí thư, chẳng hạn như Tô Lâm, không có mối quan hệ như ông Trọng với Tập Cận B́nh. Tuy nhiên, theo ông nghĩ điều đó “không ảnh hưởng quá đáng đến khả năng của Hà Nội duy tŕ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc v́ kênh liên lạc giữa hai đảng vẫn mạnh mẽ”.


Theo ông, chính sách ngoại giao “cây tre” chứng tỏ hữu hiệu nên người thay thế ông Trọng nhiều phần sẽ không thay đổi nó hay những điểm chính yếu của chính sách đó ít nhất là trong trung hạn nhằm chứng tỏ là “người thừa kế chính đáng” của kẻ tiền nhiệm.


Tô Lâm là Bộ trưởng Công an được đôn lên nhanh chóng làm Chủ tịch nước rồi bây giờ tạm quyền luôn ghế Tổng bí thư. Ông này được coi như cánh tay phải của ông Trọng trong chiến dịch “đốt ḷ” từng triệt hạ 40 đảng viên cao cấp trong Trung ương đảng, gồm cả hàng chục tướng lănh quân đội và công an từ năm 2016 đến nay.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Canh-sat-bien-doi-dau-Haicanh-HoangDinhNam-AFP-2014-scaled.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Canh-sat-bien-doi-dau-Haicanh-HoangDinhNam-AFP-2014-scaled.jpg)
Tàu Hải cảnh Trung Quốc chặn đường tàu Cảnh sát biển Việt Nam khi hai nước đối đầu ở phía nam đảo Tri Tôn năm 2014. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)

Trong khi chiến dịch diệt tham nhũng làm dân chúng hài ḷng, 6 trong số 18 Ủy viên bộ Chính trị đă bị lột hết mọi chức vụ trong đảng và nhà nước khiến người ta lo ngại có thể dẫn đến xáo trộn ở thượng tầng cai trị của Việt Nam. Tuy nhiên ông Abuza cho là sẽ không có thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam v́ Hà Nội vẫn theo đuổi “trung lập” hầu duy tŕ thương mại chặt chẽ với cả Washington và Bắc Kinh.


Theo Abuza, kẻ làm Tổng bí thư kế tiếp sẽ thực tế hơn mà theo ông có một ít điều chỉnh kinh tế trước khi diễn ra đại hội đảng đầu năm 2026. C̣n ông Thayer cho rằng có những giới han ngoại giao cá nhân giữa các lănh tụ của Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Bởi v́ điều đó không đủ mà c̣n là vấn đề chính sách. Ông lưu ư rằng “Ban chỉ đạo hợp tác song phương” được thành lập từ năm 2008 để các lănh đạo cấp cao nói chuyện với nhau nhưng phía Trung Quốc đă từ chối 40 lần
các cuộc gọi từ Hà Nội khi xảy ra vụ giàn khoan HD981 dù có mối quan hệ giữa các lănh tụ.


“Trung Quốc chỉ tiếp nhận đặc sứ của ông Trọng khi ông ta được biết các chức sắc cấp cao của Việt Nam đ̣i mở phiên họp đặc biệt của Trung ương đảng để đi ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”. Thayer nói.


Trương Minh Lượng vẫn cho rằng tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông vẫn là vấn đề gai góc nhất giữa quan hệ hai nước.