PDA

View Full Version : Trung Quốc và Philippines đạt thỏa thuận tạm thời về Biển Đông



BigBoy
22-07-2024, 00:19
MANILA, Philippines (NV) – Philippines và Trung Quốc “đă đạt được thỏa thuận tạm thời” liên quan tới các nhiệm vụ tiếp tế cho một tàu hải quân Philippines bị mắc cạn tại Biển Nam Hoa tức Biển Đông, Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ Nhật, 21 Tháng Bảy được Reuters đưa tin.


Bộ Ngoại Giao Philippines không công bố chi tiết về thỏa thuận liên quan tới các nhiệm vụ tiếp tế cho tàu Sierra Madre tại Băi Cạn Second Thomas do Philippines thực hiện.


Nhưng Philippines cho biết họ tham dự vào “các cuộc thảo luận thẳng thắn và có tính cách gầy dựng” giữa đôi bên tại Cơ Chế Tham Vấn Song Phương vào đầu Tháng Bảy.





https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/GettyImages-2153277304-scaled.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/GettyImages-2153277304-scaled.jpg)
Phát ngôn viên Lực Lượng Tuần Duyên Philippines Jay Tarriela trong một cuộc họp báo ở Manila ngày 20 Tháng Năm, 2024 (H́nh: JAM STA ROSA/AFP/Getty Images)

“Philippines và Trung Quốc tiếp tục nhận ra hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông là cần thiết và giải quyết các bất đồng bằng h́nh thức đối thoại và tham vấn, đồng thời nhất quán rằng thỏa thuận sẽ không gây phương hại tới lập trường của mỗi bên tại Biển Đông,” Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết.


Ṭa Đại Sứ Trung Quốc tại Manila không lập tức trả lời yêu cầu b́nh luận vào cuối tuần.


Manila dàn xếp cho tàu hải quân Philippines mắc cạn vào năm 1999 để củng cố các yêu sách về lănh hải tại vùng biển tranh chấp xung quanh băi cạn và từ thời điểm đó cho một nhó


Giới chức an ninh Philippines cũng cho biết hôm Chủ Nhật rằng họ sẽ tự thân vận động thực hiện các nhiệm vụ tiếp tế kể cả khi Hoa Kỳ đưa ra lời đề nghị giúp đỡ.


Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Ṭa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết hôm Thứ Sáu rằng Hoa Kỳ “sẽ thực hiện những hành động cần thiết” để bảo đảm đồng minh hiệp ước, Philippines, có thể tiếp tế cho tàu Sierra Madre tại Băi Cạn Second Thomas.


Người đồng cấp của Sullivan, Eduardo Ano, cho biết hoạt động tiếp tế vẫn sẽ là “hoạt động thông thường của Philippines.”


“Hiện tại Philippines không cần quân lực Hoa Kỳ trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ RORE (tiếp tế),” Ano cho biết trong một tuyên bố.


Reuters từng đưa tin rằng Philippines từ chối lời đề nghị của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ các hoạt động tại Biển Đông.


Trong năm qua, căng thẳng tại vùng biển đang tranh chấp biến chuyển thành bạo lực, với việc một quân nhân Philippines bị đứt ĺa một ngón tay vào tháng trước trong một cuộc chạm trán được Manila mô tả rằng Lực Lượng Tuần Duyên Trung Quốc thực hiện “cố ư húc vào tàu Philippines ở ​​tốc độ cao.”


Phát ngôn viên quân đội Philippines cho biết trong một tuyên bố riêng vào Chủ Nhật rằng Philippines “sẽ sử dụng tất cả biện pháp trước khi mưu cầu ngoại quốc can thiệp” trong các nhiệm vụ tiếp tế.


Manila và Washington ràng buộc trách nhiệm với nhau theo Hiệp Ước Pḥng Thủ Chung năm 1951, có thể được viện dẫn trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vơ trang nhằm vào lực lượng, hạm đội hoặc phi đội Philippines tại Biển Đông. Các viên chức Hoa Kỳ trong đó có cả Tổng Thống Joe Biden khẳng định cam kết “chắc như đinh đóng cột” trong việc tương trợ Philippines.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, giẫm chân với các yêu sách hàng hải của Philippines, Việt Nam, Mă Lai và Brunei. Năm 2016, một ṭa án đặt trụ sở tại The Hague tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc là vô căn cứ về pháp lư, Bắc Kinh bác bỏ phán quyết.