PDA

View Full Version : Các chính sách của Harris có thể khác Biden ra sao



BigBoy
22-07-2024, 00:10
WASHINGTON, DC (NV) – Hôm Chủ Nhật, 21 Tháng Bảy, Tổng Thống Joe Biden quyết định rút khỏi cuộc đua vào Ṭa Bạch Ốc và ủng hộ Phó Tổng Thống Kamala Harris tranh cử (https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/dang-cap-nhat-biden-rut-lui-khoi-cuoc-dua-2024-vao-toa-bach-oc/) có nghĩa là Harris sẽ cầm ngọn đuốc soi đường cho những ưu tiên chính sách của Đảng Dân Chủ, bao gồm quyền phá thai, biến đổi khí hậu, và xóa nợ sinh viên.


Là một cựu Tổng Chưởng Lư California, một thượng nghị sĩ, người đứng phó cho Biden không có nhiều cơ hội cho thấy những chỉ dấu về đường hướng chính sách của bà.


Tuy nhiên, dựa trên những hành động và kết quả bỏ phiếu tổng hợp trong quá khứ, tờ Politico đưa ra vài suy đoán.





https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/GettyImages-2162038821-scaled.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/GettyImages-2162038821-scaled.jpg)
Phó Tổng Thống Kamala Harris ngày 19 Tháng Bảy, 2024 ở Washington, DC (H́nh: Nathan Howard/Getty Images)

Về quyền phá thai, cả Biden và Harris đều lên án phán quyết Dobbs năm 2022 của Tối Cao Pháp Viện, lật ngược Roe v. Wade, và ít nhiều sẽ ủng hộ bảo toàn quyền lựa chọn của thai phụ. Khi tranh cử năm 2019, Harris đề nghị cho Bộ Tư Pháp quyền giám sát luật về quyền phá thai tại các tiểu bang.


Quyền phá thai là một trong những thế mạnh của Đảng Dân Chủ, theo kết quả các cuộc thăm ḍ, và Harris mạnh miệng hơn Biden khi nói chuyện về vấn đề này với cử tri. Giới ủng hộ quyền phá thai đồng ḷng rằng Harris là người cất tiếng nói rơ ràng nhất chống lại những giới hạn về quyền phá thai.


Đối phó với biến đổi khí hậu và chuyển hướng cho kinh tế Hoa Kỳ bớt dựa dẫm vào nhiên liệu hóa thạch mà dùng nhiều hơn các nguồn năng lượng sạch, Harris khi tranh cử đợt vừa rồi đưa ra một kế hoạch bảo vệ môi trường trị giá $10 ngàn tỷ từ các nguồn đầu tư của chính phủ và tư nhân. Bà muốn ấn định một “lệ phí ô nhiễm môi trường” và ngưng các khoản hỗ trợ liên bang dành cho nhiên liệu hóa thạch.


Khi c̣n là thượng nghị sĩ, bà đồng bảo trợ quyết nghị định h́nh “Green New Deal” (Thỏa Thuận Xanh Mới), một kế hoạch lớn nhằm đưa nước Mỹ tiến tới nhiên liệu sạch 100 phần trăm trong ṿng một thập niên trong khi tạo công ăn việc làm và “chăm sóc sức khỏe phẩm chất cao.”


Cựu Tổng Thống Donald Trump ủng hộ khai thác dầu hỏa và dùng thế đứng này làm vơ khí tấn công cả Biden lẫn Harris trong quá khứ. Vấn đề này sẽ trở nên quan trọng hơn nữa trong năm nay, nhất là ở những tiểu bang lừng chừng như Pennsylvania và Ohio.


Harris lên tiếng ủng hộ xóa nợ sinh viên từ sớm, ngay cả khi Ṭa Bạch Ốc c̣n đang do dự trong năm 2021 và phần nhiều năm sau đó, cho đến Tháng Tám 2022 khi Biden kư lệnh xóa nợ $10,000 cho hàng triệu sinh viên, dù vẫn ở mức thấp hơn những ǵ phe cấp tiến mong đợi. Tối Cao Pháp Viện gạt bỏ nỗ lực này của Biden.


Một số thành phần Dân Chủ như cử tri Da Đen và cử tri trẻ tuổi xem việc xóa nợ sinh viên là quan trọng. Nhưng phe Cộng Ḥa t́m cách chặn nỗ lực này từ mọi phía, lập luận rằng hoàn toàn bất hợp pháp và bất công cho những người Mỹ chưa từng đi học đại học hoặc đă trả xong hết nợ sinh viên rồi.


Harris cũng từng ủng hộ chương tŕnh miễn phí đại học của Thượng Nghị Sĩ Độc Lập Bernie Sanders, nhắm tới hủy bỏ học phí cho tất cả sinh viên đại học hai năm và sinh viên giới trung lưu tại đại học bốn năm. Dự Luật Không Nợ Đại Học được tái đệ tŕnh lên Quốc Hội năm 2023. Harris có thể t́m cách thúc đẩy tiếp nếu bà trở thành tổng thống, khiến cho bà trở nên hấp dẫn hơn với thành phần cử tri cấp tiến.


Về mậu dịch, Harris chống lại thỏa ước mậu dịch xuyên Thái B́nh Dương TPP do chính quyền Barack Obama đề ra, viện lư do các nhóm tranh đấu cho quyền lao động và môi trường chỉ trích v́ TPP có thể lôi kéo công ăn việc làm về những nước lợi tức thấp hơn như Việt Nam. Thỏa ước không thành hiện thực, Trump rút Hoa Kỳ ra hoàn toàn ngay sau khi trở thành tổng thống.


Harris cũng chống lại hiệp ước mậu dịch thay thế NAFTA giữa Hoa Kỳ, Canada, và Mexico do Trump đưa vào, v́ cho rằng hiệp ước này không đủ bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và môi trường.


Harris khởi đầu sự nghiệp chính trị ở Thung Lũng Silicon, và một số cựu nhân viên của bà nay là những tên tuổi lớn trong ngành kỹ nghệ IT. Tuy thế, bà kêu gọi kiểm soát trí thông minh nhân tạo AI, thông tin sai lạc cố ư, và những điều sai trái khác mà phương tiện kỹ thuật ngày nay có thể phổ biến.


Kêu gọi giám sát nhiều hơn các đại công ty kỹ thuật giúp Harris gần gũi hơn với giới lao động, nghiệp đoàn, các nhóm tranh đấu cho quyền dân sự và bảo vệ người tiêu thụ. Như thế là nghịch lại chính sách giảm bớt sự kiểm soát của Trump và Đảng Cộng Ḥa, vốn được ḷng giới đại công ty IT đang tuôn tiền cho Trump.