PDA

View Full Version : Ngoại tệ được chuyển về Sài G̣n gần $5.2 tỷ trong 6 tháng đầu năm



BigBoy
20-07-2024, 16:49
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/07/dollar.jpg (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/07/dollar.jpg)



Lượng kiều hối chuyển về Sài G̣n trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 5,2 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo Thanh Niên dẫn thông tin từ ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Sài G̣n, vào ngày 18 tháng Bảy.


Riêng trong quư 2, kiều hối chuyển về Sài G̣n đạt 2,3 tỷ USD, tuy giảm so với quư trước nhưng vẫn tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Châu Á vẫn là nguồn kiều hối lớn nhất, chiếm 56,1% và tăng 48,5% so với cùng kỳ.


Ông Lệnh cho biết, với tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao, kiều hối từ khu vực này đă trở thành yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kiều hối về Sài G̣n trong hai quư vừa qua. Ông nhấn mạnh: “Bên cạnh các yếu tố mang tính khách quan tác động đến lượng kiều hối chuyển về như yếu tố kinh tế, chính trị, xă hội, lao động việc làm và thu nhập, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực kiều hối và các giải pháp thu hút kiều hối cũng có vai tṛ quan trọng.”


Sài G̣n là nơi ghi nhận lượng kiều hối nhiều nhất, chiếm hơn một nửa lượng kiều hối của cả nước. Năm ngoái, lượng kiều hối về thành phố gấp 2,7 lần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và bằng khoảng 14% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Ông Lệnh chia sẻ: “Vốn là khu vực có nhiều người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại ngoại quốc, Sài G̣n thường xuyên đóng góp trên một nửa kiều hối chảy về cả nước.”


Trước đó, trong ba tháng đầu năm 2024, kiều hối chuyển về Sài G̣n đạt 2,86 tỷ USD, mức cao nhất tính trong quư đầu năm và cũng là mức mạnh nhất trong ba năm trở lại đây.


Kiều hối là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối. Điều này càng có ư nghĩa trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động và lạm phát tại một số quốc gia như Việt Nam, gây áp lực nhất định đến tỷ giá, mối quan hệ tỷ giá – lăi suất và lạm phát.